Hoàn thiện tổ chức hoạt động Quản lý rủi ro trong hệ thống thẻ của Sacombank

Một phần của tài liệu Khóa luận: : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (Trang 68 - 69)

rủi ro (HĐQT) Phòng quản lý

3.2.1- Hoàn thiện tổ chức hoạt động Quản lý rủi ro trong hệ thống thẻ của Sacombank

nhánh, mọi vấn đề đều phải giải quyết qua Trung tâm thẻ, dẫn đến tình trạng Trung tâm thẻ làm việc quá tải, khó giải quyết triệt để các tình huống, cũng như nhận diễn xử lý rủi ro kịp thời.

• Ngoài Trung tâm thẻ, các phòng giao dịch/chi nhánh chưa có những chuyên viên thẻ thực thụ, mà mỗi phòng chỉ có từ 1 đến 2 chuyên viên tư vấn vừa chịu trách nhiệm tư vấn dịch vụ, vừa bán các sản phẩm tại quầy. Do quá nhiều công việc nên những chuyên viên này khó có thể thực hiện tốt công tác bán thẻ.

3.1.2- Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ

• Xây dựng mô hình cộng tác viên bán thẻ tại các chi nhánh trên toàn quốc. Đồng thời, cử các cán bộ ở Trung tâm thẻ về đào tạo nhân viên, cộng tác viên về cách thức tiếp cận khách hàng, cách tư vấn, xây dựng các kịch bản bán thẻ để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

• Trong năm 2015, tích cực đẩy mạnh hoạt động thẻ hướng về chất, tạo ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng, hướng đến tăng thêm 500,000 khách hàng mới sử dụng thẻ, nhất là các dòng thẻ cao cấp (Infinite, Platinium...);

• Phát triển hệ thống ATM, POS song hành với việc đánh giá tình hình, doanh số hoạt động của các máy hiện hữu nhằm tái bố trí hợp lý đối với các máy doanh số kém;

• Tiếp tục mở rộng mạng lưới, các kênh phân phối thẻ sau khi thực hiện đề án tái cấu trúc – sáp nhập với SouthernBank.

• Thường xuyên mở các chương trình ưu đãi về thẻ tín dụng, kích thích nhu cầu của khách hàng nhằm tăng doanh số và nguồn thu từ thẻ tín dụng.

• Khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ theo gói dịch vụ, vừa nâng được doanh số, nguồn thu từ phí dịch vụ; vừa giúp khách hàng tiết giảm chi phí khi sử dụng thẻ.

3.2- Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng SàiGòn Thương Tín Gòn Thương Tín

3.2.1- Hoàn thiện tổ chức hoạt động Quản lý rủi ro trong hệ thống thẻ củaSacombank Sacombank

• Phát triển các báo cáo giám sát liên quan đến giao dịch với khách hàng để cảnh báo về những giao dịch có dấu hiệu không phù hợp quy định, từ đó có biện pháp kiểm tra giám sát; Phát triển các báo cáo giám sát liên quan đến giao dịch

trong nội bộ: sử dụng các cơ sở thông tin hiện có để ghi nhận và phân tích các trường hợp giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong nội bộ các nhân viên; Tăng cường kiểm tra tính pháp lý đối với các văn bản lập quy, quy trình, quy chế, hợp đồng… đảm bảo tính tuân thủ pháp luật đồng thời không xảy ra bất lợi khi xảy ra tranh chấp; Nâng cao công tác giáo dục tác phong, đạo đức nghề nghiệp để hạn chế rủi ro về nhân sự.

• Nghiên cứu xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ và an ninh trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng. • Phối hợp với các phòng ban chuyên môn nghiên cứu xây dựng quy chế tín dụng

riêng cho việc phát hành và thu hồi nợ thẻ tín dụng.

• Xây dựng quy trình đánh giá tín dụng dành cho việc đánh giá các ĐVCNT để loại bỏ những đơn vị có rủi ro cao.

• Liên hệ với các TCTQT để cập nhật các thông tin về quản lý rủi ro (bulletin/ hot cards) và thông báo cho các chi nhánh

• Theo dõi các báo cáo giao dịch thanh toán thẻ, sử dụng thẻ trong hệ thống để phát hiện sớm các trường hợp có nghi ngờ giả mạo, đề ra các biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời, hạn chế tổn thất cho ngân hàng

• Xử lý các trường hợp rủi ro trong thanh toán như tra soát, bồi hoàn.

• Phối hợp với các chi nhánh và là đầu mối liên hệ với các cơ quan pháp luật để xử lý, điều tra và quản lý các trường hợp giao dịch giả mạo, thẻ giả mạo, mất cắp, thất lạc ...

• Đẩy mạnh công tác kiểm tra chân chỉnh: Tiếp tục phát huy Mô hình kiểm tra chấn chỉnh; Nâng cao công tác cảnh báo và tự kiểm tra của từng đơn vị, nhất là tại các PGD; Gắn liền trách nhiệm của đơn vị kiểm tra đối với các báo cáo của mình về đơn vị được kiểm tra; Tăng cường phổ biến các cảnh báo rủi ro thường xảy ra, các dạng rủi ro mới để các đơn vị kịp thời phòng tránh; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từ xa để phát hiện nhanh các rủi ro tiềm ẩn, nhằm kịp thời sửa chữa, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Một phần của tài liệu Khóa luận: : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (Trang 68 - 69)