Những hạn chế

Một phần của tài liệu Khóa luận: : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (Trang 64 - 66)

rủi ro (HĐQT) Phòng quản lý

2.4.2- Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, công tác quản lý rủi ro thẻ tại Sacombank vẫn còn tồn tại những vấn đề sau:

 Vẫn xảy ra những lỗi kỹ thuật về thẻ, cây ATM, máy POS như đã đề cập ở trên, khiến chủ thẻ không rút được tiền, không sử dụng được thẻ để thanh toán.  Trường hợp thẻ mất cắp, thất lạc do chủ thẻ bất cẩn vẫn thường xuyên xảy ra và

chiếm tỷ trọng cao nhất trong các trường hợp giả mạo thẻ. Điều này là do Sacombank chưa thực hiện công tác tư vấn, cảnh bảo tốt, nâng cao tinh thần cảnh giác của chủ thẻ

 Tuy giả mạo thẻ tín dụng quốc tế giảm xuống đáng kể, nhưng các giá trị giao dịch giả mạo thẻ tín dụng nội địa vẫn còn rất đáng ngại, tuy có giảm nhưng không nhiều

Bảng 2.5: Giả mạo thẻ family do Sacombank phát hành trong giai đoạn 2012 - 2014

(Đơn vị: ngàn đồng)

2012 2013 2014

Giả mạo thẻ family 425.254 405.168 402.476

(Nguồn: Báo cáo giả mạo của Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master, Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của Sacombank)

Nguyên nhân chính là do: thẻ family là thẻ từ, vẫn chưa được nâng cấp lên thẻ chip, khả năng bảo mật thông tin còn hạn chế. Trong khi đó, các tội phạm thẻ hoạt động ngày càng tinh vi hơn, còn chủ thẻ lại chủ quan, không lường được các thủ đoạn tinh vi của những tội phạm thẻ này.

 Về mô hình tổ chức: Hiện tại mới chỉ có bộ phận quản lý rủi ro tại trung tâm thẻ, còn tại các Chi nhánh thì phần lớn cán bộ thẻ làm công tác kiêm nhiệm. Do đó nhiều trường hợp các giao dịch giả mạo ngân hàng phát hiện được, có thông báo cho Chi nhánh nhưng lại không được xử lý kịp thời trong khi sự chậm trễ về thời gian lúc đó là đồng nghĩa với sự gia tăng tổn thất cho ngân hàng

 Về nhân sự : Phòng kiểm soát rủi ro tại các chi nhánh mới chỉ có 1 trưởng phòng chịu trách nhiệm công việc chung và 4 cán bộ dưới quyền, trong đó các cán bộ hiện đang làm công việc kiêm nhiệm. Với số lượng cán bộ ít ỏi như vậy, trong khi nhóm lại phải chịu trách nhiệm phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ trên phạm vi toàn địa bàn tỉnh, thành phố nên sức ép về công việc là rất lớn, chưa có nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu, đề xuất các

biện pháp phòng ngừa rủi ro cũng như dự đoán các xu hướng giả mạo mới có thể xảy ra.

 Về trình độ chuyên môn: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là một nghiệp vụ mới, cán bộ chưa được đào tạo chuyên nghiệp và có bài bản về lĩnh vực này. Chủ yếu cán bộ tiến hành công việc bằng kinh nghiệm có được trong quá trình làm việc và qua sách vở nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu cũng như đôi khi không có phản ứng kịp thời đối với những biến động mới xảy ra.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Khóa luận: : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (Trang 64 - 66)