1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an

106 924 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 875,5 KB

Nội dung

Và, đưa ra 8 giải pháp phát triển giáo dục trong đó có giải pháp “Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộcthiểu số và đối tượng chính sách xã hội” với việ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

–––––––––––––

TỪ THỊ VÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN

luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc

Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý gi¸o dôc

M· sè: 60.14.01.14

Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS TS Hà Văn Hùng

NGHỆ AN, 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng chân thành, tôi xin trân trọng xin được cảm ơn Trường Đại họcVinh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, Huyện ủy, UBND huyện QuếPhong đã tạo điều kiện và cho phép tôi được tham gia lớp học thật sự bổ íchnày

Xin được bày tỏ tấm lòng cảm ơn chân thành của tôi đến với quý thầy, côTrường Đại học Vinh đã chân tình, truyền đạt những kiến thức vô cùng quýbáu, giúp tôi tiếp thu và mở rộng kiến thức trong quá trình học tập Nhữngkiến thức qua học tập nghiên cứu sẽ là hành trang cho bản thân trong cuộcsống và gặt hái được nhiều kết quả khả hơn trong sự nghiệp

Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS TS Hà Văn Hùng,

đã dành nhiều thời gian, giúp đỡ hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệpnày

Cá nhân xin gửi lời cám ơn bạn bè đồng nghiệp và quý thầy, cô cán bộtrường THPT huyện Quế Phong đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.Tuy đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, song luận văn vẫn còn có nhữngthiếu sót Tôi rất mong quý thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp giúp đỡ góp ý để

cá nhân có thể hoàn thiện hơn luận văn này Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An,, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Từ Thị Vân

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4 Giả thuyết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Các phương pháp nghiên cứu

7 Những đóng góp của luận văn

8 Cấu trúc của luận văn

Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới về việc quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.2 Quản lý việc duy trì sĩ số học sinh 11

1.2.3 Giải pháp, giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh 12

1.3 Công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông 13

1.3.1 Tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông 13

1.3.2 Những nguyên tắc cơ bản của công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông 14

Trang 4

1.4 Công tác quản lý sĩ số học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học phổthông 151.4.1 Mục tiêu của quản lý sĩ số học sinh 151.4.2 Những nhiệm vụ của quản lý sĩ số học sinh ở trường THPT 161.4.3 Một số biện pháp tổ chức thực hiện quản lý duy trì sĩ số học sinh

171.5 Vấn đề phòng chống tình trạng học sinh bỏ học trong quản lý duy trì sĩ sốhọc sinh ở các trường Trung học phổ thông 191.5.1 Ý nghĩa, vai trò của công tác phòng chống tình trạng học sinh

bỏ học 191.5.2 Một số tìm hiểu bước đầu về nguyên nhân của tình trạng học sinh

bỏ học và tác động đến công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ởtrường trung học phổ thông 211.5.3 Một số lý luận về nội dung, phương pháp duy trì sĩ số học sinh và

phòng chống tình trạng học sinh ở các trường Trung học phổ thông

bỏ học 231.5.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh

và phòng chống tình trạng học sinh ở các trường Trung học phổthông bỏ học 231.5.5 Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của trường Trung học phổ thông trong việc

quản lý duy trì sĩ số học sinh 25

Kết luận chương 1 30 Chương 2 Thực trạng công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 32

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - văn hóa giáo dục

ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 322.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội-văn hóa huyện Quế Phong 322.1.2 Tình hình chung về giáo dục huyện Quế Phong 36

Trang 5

2.1.3 Tình hình giáo dục Trung học phổ thông 37

2.2 Thực trạng duy trì sĩ số học sinh ở các trường Trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 44

2.2.1 Số lượng học sinh THPT huyện Quế Phong trong những năm gần đây (2010 – 2014) 44

2.2.2 Thực trạng bỏ học của học sinh THPT huyện Quế Phong .45

2.3 Thực trạng quản lý duy trì sĩ số ở trường Trung học phổ thông huyện Quế Phong 45

2.4 Một số biện pháp đã và đang thực hiện để duy trì sỹ số học sinh của trường THPT huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 51

2.5 Đánh giá chung về thực trạng 53

2.5.1 Những kết quả đạt được 53

2.5.2 Những hạn chế tồn tại 54

2.5.3 Nguyên nhân những hạn chế tồn tại 55

Kết luận chương 2 56

Chương 3 Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 58

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 58

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 58

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 58

3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 58

3.2 Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 59

3.2.1 Tăng cường tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác duy trì sĩ số học sinh 59

3.2.2 Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội vận động học sinh bỏ học tiếp tục đến trường và giúp đỡ học sinh nghèo được đến lớp 64

Trang 6

3.2.3 Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác duy trì sỹ số học sinh 69

3.2.4 Tuyên truyền động viên học sinh vượt khó, say mê học tập 76

3.2.5 Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để thu hút học sinh đến lớp 78

3.3 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 84

3.3.1 Sự cần thiết của các giải pháp 85

3.3.2 Tính khả thi của các giải pháp 86

Kết luận chương 3 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Kiến nghị 88

2.1 Đối các trường Trung học phổ thông 88

2.2 Đối với Phòng giáo dục và đào tạo 89

2.3 Đối với các cơ quan ban ngành liên quan 89

2.4 Đối với UBND huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 7

GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GD&ĐT : Giáo dục & đào tạo

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc

Trang 8

sự nghiệp CNH-HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh

tế nhanh và bền vững [28]

Nghị quyết Đại hội X khẳng định: “…củng cố và nâng cao thành quả phổcập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập đúng độ tuổi và bảo đảm chất lượng

GD toàn diện Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS trong cả nước vào năm

2010, chuyển sang phổ cập THPT ở những nơi có điều kiện”[17] Đại hộiĐảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nângcao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quantrọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam Pháttriển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc

Trang 9

sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội;nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dânchủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọicông dân được học tập suốt đời” [18]

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 vừa được Thủ tướng Chínhphủ ban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 đề ra mục tiêutổng quát đối với bậc giáo dục phổ thông: “Chất lượng giáo dục toàn diệnđược nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống,pháp luật, ngoại ngữ, tin học; đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểuhọc là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình

độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tậtđược đi học” Và, đưa ra 8 giải pháp phát triển giáo dục trong đó có giải pháp

“Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộcthiểu số và đối tượng chính sách xã hội” với việc “Xây dựng và thực hiện cácchính sách nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập, hỗ trợ và ưu tiên pháttriển giáo dục và đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùngkhó khăn, các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo.”

- Về mặt thực tiễn:

Những năm vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đạt đượcnhững thành tích đáng khích lệ, việc giảng dạy và học tập đã đi vào thực chất,chất lượng giáo dục được nâng cao, các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, từhợp tác quốc tế và từ xã hội đã được kết hợp để đẩy mạnh việc kiên cố hóatrường học, tất cả đều nhằm mục đích tạo mọi điều kiện cho học sinh trong độtuổi đều được đến trường, tạo công bằng trong giáo dục, tiến tới nâng caotrình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài đáp ứng tiếntrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tuy nhiên, trong thực tế ở nhiều vùng miền, địa phương trong cả nướcvẫn còn tồn tại tình trạng học sinh bỏ học ở tất cả các bậc học phổ thông, tình

Trang 10

trạng này tỷ lệ thuận với cấp học, nghĩa là cấp học càng cao tỷ lệ học sinh bỏhọc càng nhiều, đồng nghĩa với việc cấp học cao nhất của bậc giáo dục phổthông là cấp Trung học phổ thông (THPT) có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất.Qua tìm hiểu và thống kê thì đối tượng học sinh bỏ học chủ yếu là ở các vùngđồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, gia đình nghèo, Tình trạng này

đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như mục tiêu phát triểngiáo dục cũng như sự phát triển chung của đất nước

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2010, về tỉ lệ bỏ học của học sinh cáccấp 3 năm gần đây cho thấy: Tỉ lệ bỏ học cao nhất ở nhóm hoc sinh THPT, sau

đó đến nhóm THCS, tỉ lệ bỏ học thấp nhất thuộc về nhóm học sinh tiểu học Tuynhiên, tỷ lệ bỏ học có sự khác biệt giữa các vùng miền trong cả nước

Những năm qua, ngành giáo dục ở Nghệ An đã có nhiều cố gắng trongcông tác phổ cập giáo dục cũng như việc huy động học sinh đến trường và đãthu được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, vấn đề duy trì sĩ số chưađạt hiệu quả đồng đều giữa các vùng miền, giữa các đơn vị trường học trêncùng một địa bàn Tình trạng học sinh bỏ học vẫn đang tiếp diễn ở tất cả cáccấp học phổ thông, các trường học trong tỉnh nói chung và đặc biệt gia tăng ởcác trường THPT thuộc các huyện miền núi của tỉnh nói riêng khiến những ai

có tâm huyết với giáo dục không khỏi băn khoăn, trăn trở Vấn đề này nếukhông được quan tâm đúng mức sẽ đưa đến những hậu quả xấu cho bản thân

HS bỏ học, gia đình của các em và ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội

Trường THPT Quế Phong là trường THPT duy nhất của một trongnhững huyện miền núi cao- biên giới tỉnh Nghệ An, làm nhiệm vụ đào tạo bậcTHPT cho con em các dân tộc trên địa bàn huyện Mặc dù còn có nhiều khókhăn chung và riêng trong công tác giáo dục của một huyện nghêo miền núi,song trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ trong công tác dạy và học, đãđược ghi nhận về thành tích xuất sắc trong lĩnh vực “Công tác GD Dân tộcMiền núi” Nhưng, nhìn chung chất lượng giáo dục của trường vẫn còn nhiềuhạn chế so với mặt bằng chung trong Tỉnh và yêu cầu chung của XH, nhữnghạn chế đó do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan, trong đó có

Trang 11

trường nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một

số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh Trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu, mong tìm được những giải pháp có

hiệu quả với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết một trong nhữngvấn đề bức xúc đang tồn tại lâu nay

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác duytrì sĩ số (DTSS) học sinh THPT, từ đó góp phần vào việc nâng cao chấtlượng GD&ĐT thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh vàhội nhập quốc tế

3 Khách thể và đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT

trên địa bàn huyện Quế Phong

- Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học

sinh THPT trên địa bàn huyện Quế Phong

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất các giải pháp quản lý có cơ sở khoa học, phù hợp với thựctiễn, có tính khả thi thì sẽ góp phần khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học vàduy trì tốt sĩ số học sinh THPT ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinhTrung học phổ thông

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý duy trì sĩ số họcsinh Trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Trang 12

5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh Trung học phổthông trên địa bàn huyện Quế Phong

6 Các phương pháp nghiên cứu

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quanđến vấn đề HS và HS bỏ học nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Gồm các phương pháp nghiên cứu như điều tra, phỏng vấn, thống kê,lấy ý kiến chuyên gia….nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài

6.3 Phương pháp thống kê toán học:

Phân tích, xử lý số liệu thu được

7 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận: Hệ thống một cách logic các cơ sở lý luận về công tác

quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được chiathành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinh trung

học phổ thông

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học

phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Chương 3 Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ

thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Trang 13

và do đó công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh gặp nhiều khó khăn Theo dữliệu từ viện số liệu UNESCO, trên thế giới có tới 67 triệu trẻ em bỏ học hằngnăm, từ năm 2009 đến nay tình trạng này đang giảm dần Ví dụ một số nước

có tỉ lệ học sinh bỏ học cao như: Guinea (46%), Côte d’Ivoire (43%),Burkina (36%) cộng hòa Trung phi (31%) Một khảo sát gần đây đã đượctiến hành trên 513 học sinh ở Mỹ cũng đã bất ngờ về việc nghỉ học sớm củahọc sinh: 23% do thiếu ủng hộ của cha mẹ, 21% do học sinh trở thành bố

mẹ, 17% do nghỉ quá nhiều, 15% ở lại lớp, 15% cảm thấy chán ngán việchọc, 15% do căn bệnh về tinh thần, 14% do bị bắt nạt và theo ước tính hằngnăm có khoảng 1,3 triệu học sinh bỏ học [35] Tuy nhiên, việc nghiên cứulàm thế nào để duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là học sinh THPT và khả năngvận dụng vào thực tiễn giáo dục châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng thìcòn rất ít tài liệu đề cập đến

Trang 15

những nguyên nhân, tác giả đã nêu lên được những biện pháp để ngăn chặn

và giải quyết vấn đề đang được quan tâm là duy trì sĩ số học sinh

Nguồn tư liệu thu thập chủ yếu từ một số bài trích của các đề tài nghiêncứu cách đây khá lâu Còn lại một số thông tin liên quan đến vấn đề quản lýduy trì sĩ số học sinh THPT hiện nay được đăng tải trên các bài báo, dữ liệu ởinternet Qua đó, cũng có thể nhận định rằng, tình hình nghiên cứu vấn đề duytrì sĩ số của học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng còn rất hạn chế

Các nghiên cứu của các tác giả Phạm Minh Hùng [22], Trần Kiểm [12],Nguyễn Sinh Huy [23] vv Các tác giả đã đề cập đến bản chất của hiện tượnglưu ban, bỏ học; mối tương quan giữa lưu ban và bỏ học và các nhân tố kháctác động đến việc duy trì sĩ số của học sinh đã đề xuất các giải pháp phòngchống trên cơ sở nguyên nhân từ quá trình dạy và học, Quy trình quản lý giáodục, và giảng dạy là sự tác động của chủ thể đến khách thể người học, việcvận dụng phương pháp, giải pháp phải hợp lý đến từng đối tượng, tạo hiệuquả tốt nhất, qua đó duy trì được sĩ số học sinh Các nghiên cứu của Nguyễnthị Kim Quý [26], Võ Minh Chí [16] đã khảo sát và nghiên cứu về tâm lý đốivới những học sinh yếu kém có nguy cơ bỏ học và đề ra giải pháp phòngchống thích hợp với các đối tượng này để duy trì tốt sĩ số học sinh

* Các kết quả khảo sát của ngành giáo dục và đào tạo về thực trạng duy trì sĩ số học sinh ở các tỉnh thành trong cả nước

Đa số các tỉnh thành và các thành phố lớn trong cả nước ta cũng có cácnghiên cứu như: Nghiên cứu của Phòng giáo dục và đào tạo Vạn Ninh tỉnhKhánh Hòa về quản lý duy trì sĩ số học sinh đã đề cập đến nguyên nhân học sinh

bỏ học là do các nguyên nhân sau: nhà trường chưa quan tâm sâu sát, chươngtrình quá tải; gia đình thiếu quan tâm; chính quyền và các đoàn thể chưa thật sựquan tâm và có chế độ chính sách hỗ trợ kịp thời Nhóm nghiên cứu Trần HữuLinh – Tô Thu Hà – Phạm Thị Thu ở TP Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu thựctrạng này đồng thời đưa ra các nguyên nhân khó duy trì sĩ số học sinh: do học

Trang 16

sinh bỏ học vì kinh tế gia đình khó khăn; Gia đình chuyển nơi làm ăn làm chocác em vắng không theo kịp chương trình, mất kiến thức cơ sở bỏ học; chínhquyền chưa thật sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục; Cơ sở vật chất trường cònnhiều khó khăn; bản thân học sinh không ý thức đến việc học và chưa nhận thứcđược tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống tương lai của mình

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Có thể khẳng định rằng quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển

xã hội Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực,

ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người Khái niệm “quản lý” là khái niệmrất chung, tổng quát Nó dùng cho cho cả quá trình quản lý xã hội (xí nghiệp,trường học, đoàn thể, ), cũng như quản lý giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng,

…) Riêng về quản lý xã hội, người ta lại chia ra ba lĩnh vực quản lý cơ bảntương ứng với ba loại hình hoạt động chủ yếu của con người:

Quản lý sản xuất, quản lý kinh tế Quản lý xã hội-chính trị Quản lý đờisống tinh thần: trong đó có dạng quản lý giáo dục Có nhiều quan niệm khácnhau về khái niệm quản lý:

Nguyễn Dục Quang (2003), trong tác phẩm của mình định nghĩa: “QL

là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đốitượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhấtđịnh” [25]

Trang 17

Quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản

lý trong các tổ chức, các quan hệ xã hội Nó tổng quát hóa các kinh nghiệmtốt thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lýtương tự Nó cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứucác môn học về quản lý

Các khái niệm trên đây, tuy khác nhau, song chúng có chung những dấuhiệu chủ yếu sau đây:

+ Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội

+ Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích

+ Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhânnhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức

Có thể xem sự thực hành quản lý là một nghệ thuật Bởi vì, để quản lý

có hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tìnhhuống cụ thể Nó đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao để đạt tới mục tiêu.Nghệ thuật này chủ yếu phải được học ngay trong thực tiễn về quản lý

Theo Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ trong cuốn “Đại cương khoa họcquản lý” thì: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt độngtập thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất làkhách thể con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [14]

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Hoạt động quản lý là một quá trình chủ thể quản lý tiến hành tổ hợp cácchức năng quản lý nhằm đưa hệ khách thể quản lý tiến đến mục tiêu Nhưvậy, QLGD là một loại lao động điều khiển lao động, là tác động điều có mụcđích, có định hướng, có tổ chức và liên tục cụ thể:

- QLGD là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lýQLGD đến khách thể QLGD nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến

Trang 18

- QLGD (nói riêng là quản lý trường học) là quản lý tập thể giáo viên(GV) và học sinh để chính họ lại quản lý (đối với giáo viên) và tự quản lý (đốivới học sinh) trong quá trình dạy học - giáo dục nhằm đào tạo ra sản phẩm lànhân cách người lao động mới

- QLGD là việc bảo đảm sự hoạt động của tổ chức trong điều kiện có sựbiến đổi liên tục của hệ thống giáo dục và môi trường, là chuyển hệ thống đếntrạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới

- QLGD là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhânlàm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mụctiêu giáo dục đã định

- QLGD là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QLGD đếnkhách thể quản lý trong một tổ chức, làm cho tổ chức đó vận hành và đạtđược mục đích của tổ chức

- QLGD là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, của chủ thểquản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên đối tượng giáo dục và kháchthể QLGD về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thốngcác luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp cụthể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng

- QLGD là quá trình đạt đến mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dụcbằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉđạo, kiểm tra

- QLGD phải được định hướng tới những mục đích, mục tiêu nhất định.Người quản lý phải trả lời được những câu hỏi: quản lý để làm gì? Đạt đến cáiđích nào? Đích phải đến của từng chặng đường là mục tiêu; Đích ở xa hoặccuối cùng gọi là mục đích Mục đích tổng quát của sự nghiệp giáo dục chính

là mục đích tổng quát nhất của QLGD

1.2.2 Quản lý việc duy trì sĩ số học sinh

Trang 19

- Nghiên cứu và phát triển những nguyên nhân nào tác động đến sự biếnđộng sĩ số học sinh.

- Đưa vào kết quả đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khắcphục để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng giảm sút sĩ số học sinh trong quátrình đào tạo của trường, nhằm giữ cho hoạt động của trường được ổn định,giảm thiểu những khó khăn do sự biến động sĩ số gây ra

1.2.3 Giải pháp, giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh

Trang 20

Có thể hiểu rằng: Giải pháp quản lý duy trì sỹ số học sinh là “Cách thứcquản lý của Hiệu trưởng nhằm giữ vững sĩ số học sinh đã có trong suốt mộtnăm học, suốt một cấp học”

1.3 Công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông

1.3.1 Tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông

Thời gian gần đây Bộ GD&ĐT đang ban hành các văn bản chỉ đạo vềcuộc vận động Hai không với 4 nội dung Các đơn vị chủ quản: Sở GD&ĐT,Phòng GD&ĐT cũng có nhiều công văn hướng dẫn; nhà trường và các cơ sởgiáo dục theo đó thực hiện Việc đánh giá thực chất chất lượng không khónhưng cái khó là làm thế nào để duy trì được sĩ số, để học sinh có sức học yếukém có cơ hội vươn lên và không bỏ học Điều đó không đơn giản Cáctrường học, các thầy cô giáo đã phải chịu nhiều áp lực:

- Trước hết áp lực từ phía lãnh đạo: dù không giao chỉ tiêu cụ thể nhưng

số học sinh yếu, kém nhiều dẫn đến tình trạng học sinh sẽ bỏ học, việc huyđộng lại rất khó khăn

- Trong khi đó áp lực từ phía phụ huynh học sinh hiện nay là rất lớn.Thực tiễn phụ huynh học sinh (PHHS) rất ít tôn trọng đội ngũ thầy cô giáo;việc khiếu nại thường xuyên xảy ra trong mối quan hệ giữa giáo viên và phụhuynh học sinh, phụ huynh học sinh có suy nghĩ nếu con họ bỏ học là tráchnhiệm của thầy cô nên khi cần sự phối hợp thì họ thường đặt điều kiện buộcnhà trường phải thỏa mãn nếu muốn con họ tiếp tục trở lại trường

- Tác động từ học sinh: không ít học sinh chán học, khả năng tiếp thuyếu, lười học vì gia đình không quan tâm tới việc học của con cái mà chủ yếudành thời gian cho việc mưu sinh Dù có sự quan tâm của thầy cô giáo và cáclực lượng trong nhà trường thì các em vẫn khó có chuyển biến Việc ở lại lớp,

bỏ học là tất nhiên

Trang 21

- Áp lực do chương trình và sách giáo khoa (SGK) quá tải Người giáoviên không thể cứ lo cho học sinh yếu kém mà còn có một bộ phận học sinhgiỏi, những học sinh có khả năng tiếp thu bình thường khác Nhiệm vụ củangười giáo viên phải truyền thụ đủ và truyền thụ hết nội dung mà chươngtrình SGK yêu cầu Trong khi đó thời lượng có hạn, không thể giảng lại nhiềulần cho số học sinh không theo kịp

Việc duy trì sĩ số học sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộcsống, chất lượng giáo dục của địa phương Mục tiêu giáo dục THPT là nângcao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18tuổi đều tốt nghiệp THPT, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở choviệc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau này Một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏhọc, giữ sĩ số ở trường THPT, từng bước nâng cao dân trí và tạo nguồn nhânlực cho địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhànước đã đặt ra cho ngành GD&ĐT Muốn đạt được điều đó rất cần sự chungsức của toàn xã hội Vì thế, việc duy trì sỹ số học sinh ở từng năm học của cáctrường là một nhiệm vụ rất quan trọng, vừa có ý nghĩa để duy trì hoạt độngđào tạo, vừa là tiềm lực cho sự phát triển các mặt hoạt động khác

1.3.2 Những nguyên tắc cơ bản của công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông

Trước hết phải giảm tỷ lệ học sinh bỏ học để đảm bảo duy trì sĩ số họcsinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường, đồng thời thựchiện tốt công tác xã hội hóa (XHH) giáo dục, Hiệu trưởng trường THPT cầnquán triệt một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các ngành, cáccấp, các lực lượng xã hội ở địa phương, cán bộ giáo viên, nhân viên và họcsinh các trường THPT về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác duy trì

sỹ số

Trang 22

- Cần phải thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch duy trì sỹ số học sinh

- Hoàn thiện tốt bộ máy hoạt động, quản lý công tác duy trì sỹ số

- Thường xuyên giám sát, chỉ đạo việc thực hiện công tác duy trì sỹ số

- Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác duy trì sỹ số

- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và phát huy vai trò,ảnh hưởng của nhà trường THPT đối với địa phương

Để quản lý, điều hành công tác duy trì sỹ số, Hiệu trưởng cần nhận thứcđầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết khi thực hiện duy trì sỹ số họcsinh; thực hiện tốt chức trách quản lý nhà nước về giáo dục tại cơ sở

1.4 Công tác quản lý sĩ số học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông

1.4.1 Mục tiêu của quản lý duy trì sĩ số học sinh

Công tác quản lý sỹ số học sinh phải bảo đảm thực hiện được các mụctiêu sau đây:

- Cần cung cấp chính xác thông tin về tình hình học sinh tại mỗi thờiđiểm, dự báo được tình hình học sinh nhà trường trong tương lai Thông tinnày đủ tin cậy để làm căn cứ xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển giáodục của nhà trường

- Đánh giá được mức độ chuyên cần học tập của học sinh trong nhàtrường Từ đó giúp cho Hiệu trưởng đề ra những biện pháp quản lý nhằm đưahoạt động dạy và học vào nền nếp

- Dự báo kịp thời những đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học hoặc bỏhọc để có những biện pháp giáo dục và ngăn chặn hiệu quả Bảo đảm duy trì

sỹ số học sinh, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục THPT.Việc thực hiện các mục tiêu có ý nghĩa rất lớn đối với nhà trường và xãhội Vì dựa vào đó những thông tin chính xác về tình hình học sinh trong nhàtrường sẽ làm cơ sở để Hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch, chiến lược pháttriển giáo dục của nhà trường trong từng giai đoạn được sát thực; đồng thời

Trang 23

1.4.2 Những nhiệm vụ của quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông

Muốn quản lý duy trì tốt sỹ số học sinh, Hiệu trưởng cần thực hiện một

số nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển nhà trường trong từng giaiđoạn, trong đó có quy mô về sỹ số học sinh

- Cần ban hành nội quy, quy định về những điều mà cán bộ giáo viên vàhọc sinh phải thực hiện nhằm duy trì sỹ số học sinh Đồng thời phân côngnhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân trong nhà trường phải có trách nhiệmtrong công tác duy trì sỹ số học sinh

- Quản lý tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, giải quyết các thủ tục chuyển

đi, chuyển đến của học sinh đúng quy định và quản lý hồ sơ, sổ sách có liênquan đến lý lịch và quá trình học tập của học sinh ở nhà trường

- Kiểm tra việc thực hiện chuyên cần của học sinh các lớp và trong toàntrường Có kế hoạch giám sát việc thực hiện các biện pháp duy trì sỹ số họcsinh của giáo viên chủ nhiệm các lớp

- Quan tâm công tác tư vấn, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhàtrường

- Chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục, sự phối hợp giữa nhà trường

và cha mẹ học sinh, giữa Ban giám hiệu với các tổ chức chính trị - xã hộitrong và ngoài nhà trường về các giải pháp duy trì sỹ số học sinh và vận độnghọc sinh bỏ học trở lại lớp

Trang 24

Đặc biệt hiệu trưởng cần quan tâm đầu tư vào công tác tuyển sinh đầucấp Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ, căn cứ vàotình hình hoạt động thực tiễn và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lựcquản lý điều hành của trường, trường lập kế hoạch xin cấp chỉ tiêu tuyển sinhhàng năm, và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết Khi có chỉtiêu tuyển sinh, trường lập phải kế hoạch cụ thể, tiếp nhận hồ sơ xét tuyểnhoặc thi tuyển, thông báo kết quả tuyển sinh, tiếp nhận học sinh vào trường.Một khối lượng công việc khá lớn có nhiều người tham gia Vì vậy, cần phảiquản lý công tác tuyển sinh để thực hiện chỉ tiêu được giao hàng năm nhằmbảo đảm và duy trì sỹ số học sinh của trường

Một số nội dung quản lý sau đây cũng có tác dụng rất lớn đến việc duytrì sỹ số học sinh là:

- Chú ý quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng caochất lượng dạy học

- Chăm lo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của họcsinh

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh,đặc biệt là học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinhnghèo, học sinh dân tộc thiểu số

Đây chính là nhóm những đối tượng có nguy cơ bỏ học cao nhất, thựchiện tốt các chính sách ưu tiên đối với các em sẽ góp phần thiết thực hạn chếtình trạng học sinh bỏ học và từ đó duy trì tốt sĩ số học sinh

1.4.3 Một số biện pháp tổ chức thực hiện quản lý duy trì sĩ số học sinh

Những biện pháp quản lý duy trì sỹ số học sinh là những cách thức tácđộng hợp lý của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể giáo viên, học sinh,đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm đạt đượcnhững mục tiêu đã đề ra về quản lý duy trì sỹ số học sinh Hiệu trưởng cầnthực hiện một số biện pháp để quản lý duy trì sỹ số học sinh sau đây:

Trang 25

* Lập kế hoạch thực hiện công tác duy trì sĩ số học sinh

Tham mưu, phối hợp là một công tác quan trọng trong hoạt động quản lýtrường học Hiệu trưởng cần tham mưu kịp thời cho ủy ban nhân dân huyện,

xã về kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và từng giai đoạn Đây là mộtnhiệm vụ góp phần đắc lực cho việc phát triển bền vững cả về số lượng vàchất lượng, không chỉ nhằm phối hợp huy động học sinh ra lớp mà quan trọnghơn là phải phối hợp để đảm bảo thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục vàxây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện, xã

Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong nhà trườngcùng tham gia xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch về thực hiện công tác duytrì sỹ số học sinh, thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm điều chỉnh hoạt độngduy trì sỹ số học sinh đúng mục tiêu đề ra Tham mưu cho Ủy ban nhân dân

xã thành lập Ban chỉ đạo Phổ cập THPT, Ban chỉ đạo lập kế hoạch hoạt độnghàng năm trong đó có các biện pháp nhằm duy trì sỹ số học sinh

* Củng cố các tổ chức quản lý, công tác duy trì sỹ số học sinh

Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng, tổ chức các lựclượng giáo dục cùng tham gia quản lý công tác duy trì sỹ số học sinh

Để công tác duy trì sỹ số được tổ chức thực hiện có hiệu quả, Hiệutrưởng nhà trường thường xuyên củng cố Ban chỉ đạo công tác duy trì sỹ số

do Hiệu trưởng là Trưởng ban và những thành viên trong BCĐ gồm nhữngđồng chí có tâm huyết, gắn bó với công tác giáo dục tại địa phương

Ban chỉ đạo phân công trách nhiệm cho từng thành viên Có thể nói, sựphối hợp của các thành viên trong Ban chỉ đạo và tinh thần toàn tâm toàn lựccho công tác này sẽ là một trong những nguyên nhân giúp thực hiện tốt côngtác duy trì sỹ số học sinh

* Tổ chức, điều hành các hoạt động duy trì sĩ số học sinh

Việc quản lý công tác duy trì sỹ số học sinh có nhiều lực lượng cùngtham gia, vì vậy phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ Hiệu trưởng trực tiếp

Trang 26

giám sát, thường xuyên rút kinh nghiệm, chỉ đạo kịp thời để công tác quản lýduy trì sỹ số học sinh được tốt hơn Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng thamgia điều tra, nắm bắt các đối tượng học sinh bỏ học cũng như có nguy cơ bỏhọc để kịp thời có biện pháp vận động và ngăn chặn

Hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra công tác duy trì sỹ số học sinh,tính chuyên cần của học sinh thông qua các hồ sơ có liên quan Kịp thời nhắcnhở các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý duy trì sỹ sốhọc sinh Thông qua kiểm tra, phát hiện những nhân tố tích cực để phát huy

và xử lý kịp thời những tồn tại ảnh hưởng đến việc duy trì sỹ số học sinh củanhà trường

* Thường xuyên đánh giá công tác duy trì sĩ số học sinh

Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác duy trì sỹ số, chống lưu ban, bỏ họchàng năm Mời đại diện các cấp Ủy đảng, Ủy ban nhân dân huyện, xã, cácban ngành đoàn thể, Hội khuyến học, hội cha mẹ học sinh… cùng tham dựxây dựng biện pháp phối hợp thực hiện công tác duy trì sỹ số học sinh, vậnđộng học sinh đến trường kịp thời

1.5 Vấn đề phòng chống tình trạng học sinh bỏ học trong quản lý duy trì

sĩ số học sinh ở các trường Trung học phổ thông

1.5.1 Ý nghĩa, vai trò của công tác phòng chống tình trạng học sinh bỏ học

* Ý nghĩa công tác phòng chống tình trạng học sinh bỏ học

- Để nâng cao hiệu quả quản lý duy trì sĩ số học sinh nhận thức cho cảcộng đồng, việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội là nhu cầu cấp thiết, pháttriển giáo dục là phát triển kinh tế - xã hội địa phương, quốc gia

- Nâng cao nhận thức cho cả cộng đồng về tầm quan trọng việc đầu tư,bồi dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội, đội ngũ kế thừa có đủ năng lực tiếpcận, hội nhập quốc tế, phát triển quốc gia, tăng chỉ số phát triển con người,chỉ số giáo dục và chỉ số phát triển kinh tế Chúng ta biết chỉ số giáo dục pháttriển kéo theo trình độ dân trí xã hội phát triển Có tri thức con người có điều

Trang 27

kiện hòa nhập, học tập, nâng cao trình độ, hiểu biết, vận dụng tốt kiến thựcvào cuộc sống hằng ngày, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe và cóđiều kiện hưởng thụ các tri thức của nhân loại, góp phần phát triển xã hội vềmọi mặt: văn hóa, kinh tế, xã hội…

* Vai trò công tác phòng chống tình trạng học sinh bỏ học trong việc quản lý duy trì sĩ số học sinh

- Góp phần xây dựng một xã hội học tập; quốc gia có trình độ tri thức,dân trí ngày càng cao; giảm thiểu tình trạng thất học, bỏ học

- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động vàsáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lênhoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sẵnsàng hội nhập, có đủ trình độ kế thừa và lĩnh hội tri thức nhân loại, xây dựngquê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, có vị trí xứng đáng trêntrường quốc tế

- Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả học tập có học vấntrung học phổ thông và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp

để tiếp tục trung cấp, cao đẳng, đại học, học nghề hoặc đi vào cuộc sống laođộng

* Tác động của việc bỏ học đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương

- Chúng ta đã biết giáo dục THPT là một ngành, cấp học trong hệ thốnggiáo dục quốc dân với mục tiêu, tiếp nhận chuyển giao những học sinh từtrung học cơ sở, giáo dục những kiến thức cơ bản, giáo dục hướng nghiệp,hình thành nhân cách, kỹ năng sống,… khi hoàn thành chương trình, học sinhtiếp tục được phân luồng vào đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường nghềhoặc tiếp tục tham gia lao động sản xuất, phát triển, góp phần ổn định an sinh

Trang 28

y tế, dân trí, sức khỏe Bác Hồ đã khẳng định: “một dân tộc dốt là dân tộcyếu”[21] Vì vậy cách tốt nhất để duy trì sĩ số học sinh là giải pháp chống tìnhtrạng học sinh bỏ học

1.5.2 Một số tìm hiểu bước đầu về nguyên nhân của tình trạng học sinh

bỏ học và tác động đến công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường trung học phổ thông

1.5.2.1 Nguyên nhân chủ quan

- Gia đình học sinh chưa hoặc không quan tâm đúng mức tạo điều kiệnhoặc cản trở việc học tập của con em Gia đình là một xã hội thu nhỏ, sự quantâm của gia đình, cha, mẹ sẽ là yếu tố tâm lý động viên, khích lệ và ràng buộccác em theo khuôn khổ, truyền thống hiếu học của gia đình, tộc họ Giáo dụctruyền thống là yếu tố quan trọng và cần thiết trong gia đình, từ truyền thốnggia đình đứa bé sẽ hình thành nhân cách bản thân, có nề nếp, tác phong trongcuốc sống, trong học tập, trong sinh hoạt

- Cá nhân học sinh chưa thật sự quan tâm, ý thức và có lý tưởng đúngtrong việc học tập và rèn luyện bản thân Học sinh có nghị lực và ý thức vươnlên trong cuộc sống, sẽ vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu trong học tập, đạtđược mục tiêu bản thân mong muốn

1.5.2.2.Nguyên nhân khách quan

- Theo tập quán, môi trường xã hội của người dân huyện Quế Phong từxưa đến nay, thì họ thường không cho con đi học lên cao, chỉ muốn biết chữ,tìm việc làm sinh ra tiền trước mắt Trong xã hội có nhiều nghề mà trẻ em có

Trang 29

thể làm sinh ra tiền nhanh chóng: làm thuê, chặt củi đi rừng, … Từ đó, cónhững phụ huynh không ý thức và vô trách nhiệm thường bắt con nghỉ họcsớm đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình…

- Trong xã hội có nhiều người không có bằng cấp, giàu nhanh chóngtrong khi đó có nhiều học sinh tốt nghiệp đại học nhưng vẫn thất nghiệp, đếnkhi xin được việc làm, đồng lương thấp không đủ sống…tác động không nhỏđến ý thức của phụ huynh cũng như các em

- Tình hình kinh tế đất nước, địa phương và gia đình tác động khôngnhỏ đến việc học tập của học sinh Kinh tế - xã hội đất nước, tỉnh, địa phươngchậm phát triển sẽ ảnh hướng rất lớn đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ việc dạy của giáo viên và học tập học sinh, mất cân đối việc học điđôi với hành của học sinh

- Trong huyện chưa có môi trường vui chơi lành mạnh, sinh hoạt phongphú phục vụ mục đích học tập thu hút các em Bên cạnh đó có nhiều hìnhthức vui chơi tự phát lôi cuốn không mang tính giáo dục học tập, phát triểnnhân cách và lý tưởng sống lại thường xuyên tác động trực tiếp đến các em

- Sự quan tâm của các ngành, các cấp và địa phương chưa thật sự sâusát, triệt để

- Công tác quản lý của đội ngũ quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế, chưabám sát và sâu sát đối tượng học sinh trong quá trình quản lý Thực hiện chưatốt các nguyên tắc quản lý nhà trường nhằm đạt hiệu quả đào tạo

- Còn có giáo viên năng lực giảng dạy chưa tốt, phương pháp giảng dạychưa phù hợp và phát huy được tính tự học và sáng tạo của từng học sinh,nhất là những học sinh yếu, kém có nguy cơ bỏ học

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa hoàn thiện, đầy đủ phục vụ tốt việcgiảng dạy và học tập của học sinh

- Gia đình gặp khó khăn hoặc có sự cố bất thường, thiên tai… làm ảnhhưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế tác động đến việc học tập của con em

Trang 30

1.5.3 Một số lý luận về nội dung, phương pháp duy trì sĩ số học sinh và phòng chống tình trạng học sinh ở các trường Trung học phổ thông bỏ học 1.5.3.1 Nội dung

- Để duy trì sĩ số học sinh, phòng chống tình trạng học sinh bỏ học,trước hết tìm ra tất cả các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp tác động đến tìnhtrạng học sinh THPT bỏ học trên địa bàn

- Cần tập hợp các lý luận nghiên cứu và các văn bản chỉ đạo của BộGiáo dục và đào tạo, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, huyện ủy, UBNDhuyện Quế Phong liên quan đến công tác phòng chống tình trạng và duy trì sĩ

1.5.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh

và phòng chống tình trạng học sinh ở các trường Trung học phổ thông

bỏ học

- Việc quản lý kém hiệu quả, thiếu sâu sát và năng lực còn hạn chế ở cơ

sở giáo dục trên địa bàn cũng như việc xem nhẹ vai trò mối quan hệ gia đình– nhà trường – xã hội trong suốt quá trình quản lý là một yếu tố ảnh hưởng rấtlớn đến công tác duy trì sĩ số học sinh

Trang 31

- Bên cạnh đó chất lượng, hiệu quả giảng dạy chưa cao Phương pháptruyền đạt còn lạc hậu chưa bắt kịp phương pháp mới, chưa thật sự bámchuẩn kiến thức kỹ năng, ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập,năng lực một bộ phận giáo viên còn hạn chế, mức độ đạt chuẩn của giáo viênchưa xứng tầm…

- Còn có sự thiếu quan tâm của địa phương xã, làng bản đến công tác giáodục trên địa bàn mình quản lý Đôi khi địa phương còn xem nhẹ việc phát triểngiáo dục và chưa thấy hết trách nhiệm, phát triển giáo dục ở địa phương là điềukiện cần để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mình

- Có một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việchọc tập của con em mình, đôi khi xem việc này là của ngành giáo dục, củanhà trường, chưa thật sự thấy hết trách nhiệm của mình trước tình hình họcvấn của con em mình, chưa thật sự xem việc học tập của con em là điều lợiích mai sau, mang lại hiệu quả cho cuộc sống ở tương lai…

- Các cơ quan ban ngành liên quan chưa thật sự quan tâm phối hợp vớingành giáo dục trong công việc thực hiện hết trách nhiệm liên tịch, liên đớihoàn thành nhiệm vụ phát triển địa phương ( ví dụ: phát triển cơ sở vật chấtcho giáo dục giúp cho giáo dục phát triển, giáo dục phát triển đào tạo nguồnnhân lực cho xã hội, phát triển nhiều lĩnh vực, ngành nghề… )

Có thể tổng kết lại các yếu tố sau đây:

+ Mối quan hệ “gia đình – nhà trường – xã hội”

+ Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

+ Hoàn cảnh kinh tế gia đình học sinh gặp khó khăn Mối quan hệ tronggia đình có sự cố bất thường ( cha mẹ ly hôn, mất cha hoặc mẹ…)

+ Ý thức, lý tưởng học tập của bản thân học sinh không có đã ảnhhưởng rất lớn công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THPT

Trang 32

Chính các yếu tố trên đây là nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏhọc Định hướng, điều chỉnh những yếu tố này vận động một cách tích cực,chúng ta sẽ làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh

1.5.5 Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của trường Trung học phổ thông trong việc quản lý duy trì sĩ số học sinh

1.5.5.1 Vai trò, vị trí của trường Trung học phổ thông

Trường THPT là cơ sở giáo dục quốc dân có nhiệm vụ giáo dục học sinhbậc THPT bậc học cuối của giáo dục phổ thông và chuyển tiếp những họcsinh hoàn thành chương trình bậc THPT của hệ thống giáo dục quốc dân vàocác trường đại học, cao đẳng và dạy nghề Trường THPT có tư cách phápnhân và con dấu riêng, chịu sự quản lý của Sở GD&ĐT Luật Giáo dục đãquy định: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển nhữngkết quả của giáo dục phổ thông; có hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướngnghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vàocuộc sống lao động” [27] [28]

1.5.5.2 Mục tiêu của trường Trung học phổ thông

Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển nhữngkết quả của giáo dục trung học cơ sở có hiểu biết ban đầu về kỹ thuật vàhướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đivào cuộc sống lao động

1.5.5.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Trung học phổ thông

Theo Điều lệ trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (banhành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm

2007 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [6], [9], qui định nhiệm vụ vàquyền hạn của trường THPT như sau:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chươngtrình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành;

Trang 33

- Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kếhoạch hoàn thành chương trình THPT theo qui định của nhà nước;

- Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh;

- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quiđịnh của pháp luật;

- Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện các hoạt động giáo dục;

- Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hộitrong phạm vi cộng đồng;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật;

1.5.5.4 Cơ cấu sơ đồ tổ chức trường Trung học phổ thông

Về cơ cấu tổ chức quản lý trong nhà trường thường có hai kiểu: kiểu trựctuyến và kiểu sơ đồ chức năng Tùy theo điều kiện cụ thề mà có thề chọn kiểunào thích hợp và có hiệu quả Các trường hiện nay thường chọn kiểu cơ cấu trực tuyến và có sơ đồ như sau:

Trang 34

Tổ CM

chức năng

Tổ Văn phòng

Phó Hiệu trưởng Phụ trách NG

Phó Hiệu trưởng

Phụ trách CM

Chi đoàn giáo

Trang 35

1.5.5.5 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông trong việc quản lý duy trì sĩ số học sinh

Từ cấu trúc của sơ đồ, người Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Đảng

và chính quyền về việc phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường,đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý đối ngũ cán bộ, công nhân viên vàgiáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, tác động đến thế hệ họcsinh trong nhà trường bằng nhiều hoạt động phong phú như: học tập, thínghiệm, thực hành, hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các hoạt độngthể dục, thể thao… Hiệu trưởng là người trực tiếp tham mưu với cấp trên xử

lý và giải quyết những vấn đề không thuộc thẩm quyền đồng thời chịu tráchnhiệm quản lý mọi hoạt động trong nhà trường, phối hợp với các cơ quanđoàn thể, các tổ chức bên trong, ngoài nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi

và tốt nhất cho công tác giáo dục và học tập của học sinh

Theo Điều lệ trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học (banhành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm

2007 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) qui định nhiệm vụ và quyềnhạn của hiệu trưởng như sau [9]:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường được quy định tạikhoản 2 Điều 20 của Điều lệ;

- Quản Lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phâncông công tác; kiểm tra, đánh giá xếp loại của giáo viên, nhân viên; thực hiệncông tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định củaNhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổchức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, kýxác nhận hoàn thành chương trình THPT vào học bạ THPT và Quyết địnhkhen thưởng, kỳ luật học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT;

Trang 36

- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhânviên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ vàhưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quyđịnh trong khoản 1 Điều 19

Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độthủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về mọi hoạt động trongtrường học mang lại hiệu quả giáo dục, đào tạo Tất cả các nhiệm vụ trênkhông ngoài mục tiêu quản lý tốt việc vận động học sinh đến trường và phòngchống có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học, làm tốt công tác quản lý duy trì

cơ quan, tổ chức trên địa bàn chịu trách nhiệm quan tâm, quản lý, kiểm tra,giám sát, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để học sinh trên địa bàn có điềukiện đến trường, lớp Giải quyết các chế độ chính sách ưu đãi của nhà nướckịp thời đối với các học sinh diện chính sách, diện học sinh vùng kinh tế đặcbiệc khó khăn, học sinh người dân tộc, học sinh diện có sổ hộ nghèo,…

Hội khuyến học phối kết hợp Hội cựu giáo chức thường xuyên rà soátlại các đối tượng học sinh khó khăn có nguy cơ bỏ học, hỗ trợ tiếp bước đếntrường bằng nhiều hình thức: động viên bằng tài lực – vật lực, học bổng,…

Trang 37

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thường xuyên phối hợp vớinhà trường tổ chức nhiều hình thức học tập: đôi bạn cùng tiến, đôi bạn vượtkhó,…Đồng thời tổ chức nhiều hình thức vui chơi: múa hát sân trường, thiđua cùng vui cùng học,… Cùng phối hợp với nhà trường xây dựng môitrường “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”,…

Các cơ quan, Đoàn thể khác phối hợp với cơ quan Y tế tổ chức cácngày Y tế học đường, giáo dục học sinh chăm sóc sức khỏe tốt, giáo dục giớitính,…Đối với hội Cựu chiến binh tổ chức giáo dục về truyền thống đấu tranhgiữ nước, chống giặc ngoại xâm, giáo dục tinh thần yêu đất nước, yêu quêhương, củng cố niềm tin, phát huy truyền thống cha anh cố gắng rèn luyện vàhọc tập góp phần xây dựng quê hương, đất nước

Kết luận chương 1:

Sự phối hợp tác động của nhà trường, gia đình và xã hội là cơ sở đểthực hiện tốt công tác phòng chống học sinh bỏ học và duy trì sĩ số học sinh ởtrường THPT, tạo nguồn lực dồi dào cho xã hội phát triển Mục tiêu đặt racho ngành GD&ĐT là phải chăm lo đào tạo nhân tài, bồi dưỡng nguồn nhânlực, nhanh chóng đưa đất nước phát triển, hội nhập, phấn đấu đến năm 2020đất nước ta cơ bản trở thành nước CNH - HĐH Đạt được mục tiêu đó đòi hỏingành GD&ĐT cần nhanh chóng cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực dồi dào

và chất lượng cao

Muốn vậy trường THPPT phải thực hiện tốt công tác quản lý duy trì sĩ

số học sinh qua việc thực hiện các nội dung phương pháp và vận dụng sự phốikết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội phòng chống có hiệu quả tình trạnghọc sinh bỏ học

Tình trạng học sinh THPT bỏ học là một hiện tượng xã hội khách quantrên toàn thế giới, không riêng một quốc gia nào Từ cơ sở lý luận gắn vớithực tiễn chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp đặc trưng, phù hợp với

Trang 38

từng vùng, miền, dân tộc, tôn giáo, gia đình và từng đối tượng học sinh đểthực hiện có hiệu quả các giải pháp duy trì sĩ số học sinh THPT Đây là vấn

đề phức tạp nhưng cấp thiết, cần được nghiên cứu bắt nguồn từ thực tiễn đến

lý luận, từ lý luận tác động đến thực tiễn mang lại hiệu quả cao Dựa trên các

cơ sở lý luận ở chương này, chúng tôi sẽ đi sâu, phân tích cơ sở thực tiễn ởchương 2

Trang 40

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN QUẾ PHONG

Quế Phong là huyện miền núi, vùng cao thuộc miền Tây Bắc Nghệ An,được chia tách từ huyện Quỳ Châu năm 1963 Diện tích tự nhiên: 1.895,43km2; được chia thành 13 xã và 1 thị trấn, trong đó có 184 bản, xóm, khối Đa

số địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc trong huyện đều ở vùng núi cao,địa thế hiểm trở, chia cắt, giao thông gặp nhiều khó khăn Phần lớn diện tíchđất tự nhiên của huyện là đồi núi Quế Phong cách thành phố Vinh (tỉnh lị)hơn 170 km Trong 13 xã của huyện có 4 xã biên giới tiếp giáp với nước

Ngày đăng: 20/07/2015, 09:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Phạm Thanh Bình (1992), “Về nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học”, Nghiên cứu Giáo dục, (số 242) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học"”,Nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Phạm Thanh Bình
Năm: 1992
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về phát động phong trào thi đua “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn số 1741/HD-BGD&ĐT ngày 5/3/2009 về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 1741/HD-BGD&ĐT ngày5/3/2009 về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày22/07/2008 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai phong trào thi đua “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
14. Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương khoa học quản lý, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ
Nhà XB: NXB Nghệ An
Năm: 2007
15. Nguyễn Dương Chi, Từ điển tiếng Việt-Ngôn ngữ học Việt Nam, NXB Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt-Ngôn ngữ học Việt Nam
Nhà XB: NXBĐồng Nai
20. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1996
21. Hồ Chí Minh Toàn Tập, (1945), in lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 22. Phạm Minh Hùng (1994), “Một số biện pháp khắc phục tình trạng họcsinh bỏ học đầu cấp tiểu học”, Tạp chí NCGD số 7/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp khắc phục tình trạng họcsinh bỏ học đầu cấp tiểu học
Tác giả: Hồ Chí Minh Toàn Tập, (1945), in lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 22. Phạm Minh Hùng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
23. Nguyễn Sinh Huy (1992), “Vần đề học sinh bỏ học và điều chỉnh hiện nay”, NCGD(7), tr7-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vần đề học sinh bỏ học và điều chỉnh hiệnnay
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy
Năm: 1992
24. Trần Kiểm (1994), “Khắc phục học kém giải pháp ngăn ngừa lưu ban bỏ học của học sinh”, NCGD(11), tr21-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khắc phục học kém giải pháp ngăn ngừa lưu ban bỏhọc của học sinh
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1994
25. Nguyễn Dục Quang (2003), Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp
Tác giả: Nguyễn Dục Quang
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2003
28. Quốc hội nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi 2009), Luật Giáo dục, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục
29. Thái Văn Thành (2007), QLGD và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: và quản lý nhà trường
Tác giả: Thái Văn Thành
Nhà XB: NXB Đại họcHuế
Năm: 2007
30. Thủ tướng Chính phủ, (2005), Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2005-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng xã hội học tập
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2005
31. Hà Nhật Thăng (2001), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổthông
Tác giả: Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB Giáo dục - Hà Nội
Năm: 2001
32. Thái Duy Tuyên (1992), “Hiện tượng lưu ban, bỏ học: Thực trạng, nguyên nhân vấn đề và giải pháp”, Nghiên cứu Giáo dục, (số 242) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng lưu ban, bỏ học: Thực trạng, nguyênnhân vấn đề và giải pháp”, "Nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Năm: 1992
34. Viện Ngôn ngữ (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Viện Ngôn ngữ
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1994
2. Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam, (2000), Chỉ thị 61/CT-TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị Khác
4. Bộ Giáo dục và đào tạo, (1990), Quyết định số 329/QĐ ngày 31/3/1990 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w