Đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 65)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.Đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc duy trì sĩ số học sinh THPT ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp đề xuất phải thực tế, nhận được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên và các lực lượng chính trị xã hội của huyện vào việc phòng chống có hiệu quả tình trạng học sinh THPT bỏ học.

3.2. Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

3.2.1. Tăng cường tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về côngtác duy trì sĩ số học sinh tác duy trì sĩ số học sinh

Đối với sự phát triển giáo dục ở địa phương, mỗi hoạt động của nhà trường đều có sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Song, hiệu quả nhiều hay ít, phần lớn tùy thuộc vào vai trò tham mưu của nhà trường. Tham mưu phải cụ thể, chọn lọc, nhất là hệ thống chỉ tiêu và giải pháp thực thi. Trong công tác này, vai trò của Hiệu trưởng hết sức quan trọng. Những thông tin chính xác về sĩ số học sinh trong nhà trường giúp cho chính quyền địa phương có căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Làm cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức được rằng việc duy trì sỹ số học sinh ở từng năm học của các trường là một nhiệm vụ rất quan trọng, vừa có ý nghĩa để duy trì hoạt động đào tạo, vừa là tiềm lực cho sự phát triển các mặt hoạt động khác của địa phương.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

* Tham mưu cho UBND huyện về kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và từng giai đoạn.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh về những lợi ích của việc học tập nhằm tạo được sự đồng thuận cao, làm chuyển biến tư tưởng, chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức của phụ huynh, giúp

họ hiểu rõ việc cho con đi học là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của địa phương.

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến lớp. Làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10. Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của học sinh nhằm phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp vận động phù hợp. - Đầu năm học, nhà trường phải phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác huy động học sinh thông qua nhiều hình thức. Đội ngũ giáo viên phải nắm sĩ số học sinh để đến từng nhà vận động các hộ gia đình cho con em mình đến trường.

* Nhà trường tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo các tổ

chức, đoàn thể cùng tham gia thực hiện vận động học sinh đến lớp. Đồng thời, chỉ đạo mọi người dân nghiêm túc thực hiện quy ước đưa học sinh đến trường.

- Tham mưu để cấp ủy Đảng, chính quyền phát huy tác dụng của trung tâm học tập cộng đồng, hội Khuyến học huyện. Làm cho mọi người thấy được vai trò của hội Khuyến học rất quan trọng, là đầu mối để nắm bắt nhu cầu học tập của người dân, góp phần xây dựng một xã hội học tập.

- Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tích cực vận động các lực lượng xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Huy động các nguồn lực ở địa phương hỗ trợ kinh phí xây dựng CSVC, bổ sung trang thiết bị học tập cho nhà trường. HĐGD đóng vai trò rất lớn trong việc huy động cộng đồng. trích quỹ động viên khen thưởng kịp thời những thầy, cô giáo và học sinh có thành tích, đồng thời giúp các học sinh nghèo vượt khó đến trường, phát huy truyền thống hiếu học. Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, động viên khích lệ học sinh vượt khó khăn và vươn lên trong học tập.

- Tham mưu để các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phân công công việc cho các thành viên BCĐ một cách rõ ràng, cụ thể. Phải huy động mọi lực lượng xã hội tích cực cùng tham gia vào công tác nâng cao chất lượng giảng dạy, chống lưu ban, bỏ học, nâng cao hiệu quả đào tạo, làm tốt công tác chủ nhiệm, huy động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến lớp.

* Phân tích thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh.

- Địa phương phải nắm thật chắc đối tượng bỏ học để theo dõi vận động chính xác, kịp thời. Cần chủ động, sáng tạo, đề ra những biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện của trường, của địa phương để làm tốt công tác huy động học sinh đến lớp, chống học sinh bỏ học giữa chừng và DTSSHS, đảm bảo chuyên cần. Đây là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững.

- Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương quan tâm đến vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường xã hội thực sự lành mạnh. Đi đôi với việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, cần phải có những giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn, hạn chế những tác động xấu của môi trường xã hội đối với thiếu niên, học sinh. Cần có những quan điểm và giải pháp phù hợp, đáp ứng tình hình và điều kiện mới.

- Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý, giám sát, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa (quán cà phê, karaoke), dịch vụ Internet trên địa bàn về mặt thời gian, nội dung và đối tượng phục vụ; huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân tham gia phòng chống TNXH. Nhà trường trực tiếp liên hệ, trao đổi với các chủ quán Internet trên địa bàn. Khơi dậy và kích thích sức mạnh của dư luận quần chúng, dư luận tập thể (các đoàn thể, các hội…) để đấu tranh, bài trừ các TNXH, những hành vi ứng xử thiếu văn hóa.

* Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội, gia đình học sinh.

- Cần đề xuất các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm phòng chống các tệ nạn xã hội, các tụ điểm vui chơi ảnh hưởng đến việc học tập, nhất là tệ nạn ma túy xâm nhập học đường.

- Giữa ngành GD&ĐT với các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội cần có kế hoạch tổ chức phối hợp, phân công cụ thể dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền. Công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên, liên tục gắn kết với các cuộc vận động khác như: xóa đói giảm nghèo, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa...

- Cần tham mưu cho các cấp chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh nghèo được đến trường, đồng thời vận động gia đình ký cam kết cho con em đi học. Bên cạnh đó, tham mưu xây dựng hoàn thiện công tác quy hoạch trường lớp, xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường.

- Đề xuất các giải pháp thuyết phục, vận động học sinh trở lại trường. Nhà trường cùng Đoàn thể, chính quyền địa phương phát huy vai trò của mình, vận động học sinh tới trường bằng nhiều biện pháp cụ thể như hỗ trợ sách vở, gạo, miễn giảm học phí. Cần phối hợp chính quyền địa phương rà soát lại hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình và học lực của học sinh để có giải pháp phù hợp. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì phải có chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí. Đối với đối tượng học sinh bỏ học vì nghèo, cần triển khai hỗ trợ kinh phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.3. Cách thức thực hiện:

- Hiệu trưởng phải luôn suy nghĩ làm thế nào để tranh thủ được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương cùng quan tâm đối với mọi hoạt động, nhất là công tác huy động học học sinh bỏ học đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Phải có sự chỉ đạo sát sao, đồng bộ của lãnh đạo nhà trường và địa phương từ kế hoạch đến tổ chức thực hiện. Vì vậy, phải hoạch định được bước đi thích hợp và phải đề ra được những biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao thì việc chỉ đạo thực hiện mới thành công.

Mọi hoạt động của nhà trường luôn cần có sự hỗ trợ của Đảng ủy, Chính quyền địa phương chỉ đạo, đầu tư vận động các nguồn lực xã hội đóng góp và xây dựng CSVC hoặc động viên về tinh thần đối với đội ngũ. Do đó Hiệu trưởng phải thấy vai trò quan trọng của Đảng ủy, chính quyền địa phương và tích cực tham mưu để lãnh đạo địa phương có sự chỉ đạo và hỗ trợ cho nhà trường.

Thường xuyên cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động của các đơn vị tiên tiến…) đến cấp ủy, chính quyền địa phương.

Việc tham mưu phải hợp với lòng dân, được nhân dân trong địa phương đồng tình hưởng ứng và được thể hiện bằng các nghị quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị địa phương mới được toàn cộng đồng ủng hộ và tích cực tham gia. Hiệu trưởng phải chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp. Việc tham mưu phải có kế hoạch chuẩn bị, mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung để trình bày một cách ngắn gọn, trọng tâm. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp thời báo cáo diễn biến tình hình học sinh bỏ học của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ. Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Trường phải phấn đấu đạt được hiệu quả duy trì sỹ số học sinh trong từng năm học để tạo được niềm tin đối với phụ huynh học sinh, với chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó chính quyền càng quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện tốt nhất mà địa phương có thể hỗ trợ được, giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ của ngành cũng là nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà địa phương đã đề ra.

3.2.2. Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội vận động học sinh bỏ họctiếp tục đến trường và giúp đỡ học sinh nghèo được đến lớp tiếp tục đến trường và giúp đỡ học sinh nghèo được đến lớp

3.2.2.1. Mục tiêu:

Tạo được sự đồng thuận trong việc phối hợp nhà trường và xã hội để tác động có hiệu quả tới gia đình có những hoàn cảnh khó khăn khác nhau, từ đó giúp cho học sinh đặc biệt là học sinh nghèo được đến trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Trường hợp học sinh nghỉ học không rõ nguyên nhân hoặc theo yêu cầu của gia đình, cá biệt có trường hợp bỏ học do vi phạm pháp luật

- Hiệu trưởng:

Khi có thông tin tình trạng của những học sinh này, thật chính xác, phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, thường xuyên quan tâm, theo dõi, động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em, động viên, giáo dục lý tưởng sống, học tập, giúp các em ý thức được việc học, không chán nản bỏ học giữa chừng, học để có tri thức, tiếp cận với văn minh hiện đại, sống hòa nhập với cộng đồng, kiên định trong việc quyết định theo học, không nghỉ giữa chừng. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cùng phối hợp tổ tư vấn học đường và các tổ chức Đoàn, đội…, gặp gỡ gia đình, tìm hiểu thông tin, nguyên nhân dẫn đến tình trạng không cho con tiếp tục đi học, đồng thời có kế hoạch tư vấn với gia đình, đề suất các biện pháp vượt qua khó khăn nhất thời và truyên truyền động viên gia đình tiếp tục cho con đến trường. Mặt khác, Hiệu trưởng cần có báo cáo với các tổ chức, cơ quan, đoàn thể xã hội tìm biện pháp hỗ trợ và chỉ đạo đội ngũ giáo viên, CBCNV phối hợp thực hiện.

- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn:

Thường xuyên quán xuyến, bao quát lớp trong các tiết dạy, chủ nhiệm, nhanh chóng phát hiện những học sinh trên lớp có biểu hiện khác thường trong quá trình đi học, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao gia đình không cho tiếp tục đi học. Tiếp tục động viên học sinh cố gắng vượt qua khó khăn của gia

đình tích cực học tập tốt, bên cạnh tiếp tục kiên định đấu tranh với gia đình để tiếp tục đến trường học tập. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn tích cực tham mưu với Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh, tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục đến trường. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các học sinh của lớp, cùng đến gia đình động viên, giải thích và có biện pháp hỗ trợ gia đình giúp bạn tiếp tục đến trường. Ngoài ra, Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình và quá trình tổ chức vận động tuyên truyền với gia đình.

- Các tổ chức, đoàn thể xã hội:

Chính quyền địa phương cần phối hợp với nhà trường, tiến hành gặp gỡ gia đình học sinh, động viên, xác định và tìm lý do phụ huynh không cho con, em tiếp tuc đến trường; phát hiện những nguyên nhân đặc biệt của gia đình gặp khó khăn không thể tiếp tục cho con em đi học; tìm giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ tiền tài hoặc vật chất tạo điều kiện gia đình vượt qua khó khăn nhất thời trước mắt. Nếu gặp những gia đình không có lý do chính đáng khi cho con, em nghỉ học, cần tiến hành các biện pháp họp tổ dân làng, bản góp ý, nêu gương điển hình phê bình, đồng thời xử phạt hành chính theo thông tư 49 của chính phủ về việc xử phạt hành chính đối với những vi phạm trong lĩnh vực giáo dục.

* Trường hợp gia đình nghèo học sinh không thể đến trường

- Hiệu trưởng: Khi được thông tin báo cáo của giáo viên chủ nhiệm

hoặc giáo viên bộ môn về tình trạng học sinh khó khăn, hiệu trưởng trước hết cần có sự chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm đến đối tượng, thường xuyên giúp đỡ về mọi mặt và thực hiện tốt vai trò của mình với cả tấm lòng thương yêu đùm bọc các em. Bên cạnh đó, Hiệu trường cần thường xuyên báo cáo với hội khuyến học, hội cựu giáo chức, các cơ quan đoàn thể tìm ra nguồn kinh phí hỗ trợ các em diện này có điều kiện tiếp tục trở lại lớp tiếp tục học tập. Hiệu trưởng phối hợp với tổ

chức Đoàn, đội trong nhà trường: thường xuyên thực hiện mô hình “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm bạn vượt khó”, thực hiện tinh thần giúp đỡ nhau vượt khó, bạn có điều kiện về vật chất sẽ giúp bạn khó khăn thiếu thốn sách vở, và những vật dụng học tập cần thiết… để bạn có thể tiếp bước đến trường, hằng năm tổ chức quyên góp sách vở cũ, quần áo cũ… có điều kiện hỗ trợ cho các đối tượng này khi cần thiết.

- Giáo viên chủ nhiệm: Cần nắm vững hoàn cảnh của học sinh, tâm tư, nguyện vọng của học sinh, tìm hiểu thật chính xác nguyên nhân, hoàn cảnh, tình hình kinh tế gia đình đề xuất với Hiệu trường, nhà trường có giải pháp hỗ trợ, cấp học bổng, giảm các loại phí thu hằng năm theo đúng qui định, thành lập tổ chức lá lành đùm lá rách trong lớp, thường xuyên giúp bạn vượt qua khó

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 65)