Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội vận động học sinh bỏ học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 71)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội vận động học sinh bỏ học

tiếp tục đến trường và giúp đỡ học sinh nghèo được đến lớp

3.2.2.1. Mục tiêu:

Tạo được sự đồng thuận trong việc phối hợp nhà trường và xã hội để tác động có hiệu quả tới gia đình có những hoàn cảnh khó khăn khác nhau, từ đó giúp cho học sinh đặc biệt là học sinh nghèo được đến trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Trường hợp học sinh nghỉ học không rõ nguyên nhân hoặc theo yêu cầu của gia đình, cá biệt có trường hợp bỏ học do vi phạm pháp luật

- Hiệu trưởng:

Khi có thông tin tình trạng của những học sinh này, thật chính xác, phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, thường xuyên quan tâm, theo dõi, động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em, động viên, giáo dục lý tưởng sống, học tập, giúp các em ý thức được việc học, không chán nản bỏ học giữa chừng, học để có tri thức, tiếp cận với văn minh hiện đại, sống hòa nhập với cộng đồng, kiên định trong việc quyết định theo học, không nghỉ giữa chừng. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cùng phối hợp tổ tư vấn học đường và các tổ chức Đoàn, đội…, gặp gỡ gia đình, tìm hiểu thông tin, nguyên nhân dẫn đến tình trạng không cho con tiếp tục đi học, đồng thời có kế hoạch tư vấn với gia đình, đề suất các biện pháp vượt qua khó khăn nhất thời và truyên truyền động viên gia đình tiếp tục cho con đến trường. Mặt khác, Hiệu trưởng cần có báo cáo với các tổ chức, cơ quan, đoàn thể xã hội tìm biện pháp hỗ trợ và chỉ đạo đội ngũ giáo viên, CBCNV phối hợp thực hiện.

- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn:

Thường xuyên quán xuyến, bao quát lớp trong các tiết dạy, chủ nhiệm, nhanh chóng phát hiện những học sinh trên lớp có biểu hiện khác thường trong quá trình đi học, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao gia đình không cho tiếp tục đi học. Tiếp tục động viên học sinh cố gắng vượt qua khó khăn của gia

đình tích cực học tập tốt, bên cạnh tiếp tục kiên định đấu tranh với gia đình để tiếp tục đến trường học tập. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn tích cực tham mưu với Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh, tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục đến trường. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các học sinh của lớp, cùng đến gia đình động viên, giải thích và có biện pháp hỗ trợ gia đình giúp bạn tiếp tục đến trường. Ngoài ra, Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình và quá trình tổ chức vận động tuyên truyền với gia đình.

- Các tổ chức, đoàn thể xã hội:

Chính quyền địa phương cần phối hợp với nhà trường, tiến hành gặp gỡ gia đình học sinh, động viên, xác định và tìm lý do phụ huynh không cho con, em tiếp tuc đến trường; phát hiện những nguyên nhân đặc biệt của gia đình gặp khó khăn không thể tiếp tục cho con em đi học; tìm giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ tiền tài hoặc vật chất tạo điều kiện gia đình vượt qua khó khăn nhất thời trước mắt. Nếu gặp những gia đình không có lý do chính đáng khi cho con, em nghỉ học, cần tiến hành các biện pháp họp tổ dân làng, bản góp ý, nêu gương điển hình phê bình, đồng thời xử phạt hành chính theo thông tư 49 của chính phủ về việc xử phạt hành chính đối với những vi phạm trong lĩnh vực giáo dục.

* Trường hợp gia đình nghèo học sinh không thể đến trường

- Hiệu trưởng: Khi được thông tin báo cáo của giáo viên chủ nhiệm

hoặc giáo viên bộ môn về tình trạng học sinh khó khăn, hiệu trưởng trước hết cần có sự chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm đến đối tượng, thường xuyên giúp đỡ về mọi mặt và thực hiện tốt vai trò của mình với cả tấm lòng thương yêu đùm bọc các em. Bên cạnh đó, Hiệu trường cần thường xuyên báo cáo với hội khuyến học, hội cựu giáo chức, các cơ quan đoàn thể tìm ra nguồn kinh phí hỗ trợ các em diện này có điều kiện tiếp tục trở lại lớp tiếp tục học tập. Hiệu trưởng phối hợp với tổ

chức Đoàn, đội trong nhà trường: thường xuyên thực hiện mô hình “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm bạn vượt khó”, thực hiện tinh thần giúp đỡ nhau vượt khó, bạn có điều kiện về vật chất sẽ giúp bạn khó khăn thiếu thốn sách vở, và những vật dụng học tập cần thiết… để bạn có thể tiếp bước đến trường, hằng năm tổ chức quyên góp sách vở cũ, quần áo cũ… có điều kiện hỗ trợ cho các đối tượng này khi cần thiết.

- Giáo viên chủ nhiệm: Cần nắm vững hoàn cảnh của học sinh, tâm tư, nguyện vọng của học sinh, tìm hiểu thật chính xác nguyên nhân, hoàn cảnh, tình hình kinh tế gia đình đề xuất với Hiệu trường, nhà trường có giải pháp hỗ trợ, cấp học bổng, giảm các loại phí thu hằng năm theo đúng qui định, thành lập tổ chức lá lành đùm lá rách trong lớp, thường xuyên giúp bạn vượt qua khó khăn, hỗ trợ tiền tài, vật lực, quần áo, sách vở hỗ trợ bạn tiếp tục đến trường, bên cạnh đó thường xuyên gặp gỡ động viên các em có hoàn cảnh này.

- Đối với xã hội, cơ quan đoàn thể, chính quyền:

Hằng năm thường xuyên hoạt động tổ chức nhiều hình thức, hoạt động có nguồn thu ổn định kết hợp vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, có điều kiện hoặc có tài chính tham gia đóng góp vào quỹ khuyến học của điạ phương, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời các đối tượng học sinh diện khó khăn. Khi có thông tin từ Hiệu trưởng về những đối tượng học sinh diện này, các cơ quan đoàn thể tập hợp danh sách trên toàn địa phương, có kế hoạch hỗ trợ các em về học phí, học bổng,…Ngoài ra, chính quyền và các tổ chức xã hội cùng tham gia tìm việc làm ổn định an sinh xã hội cho những gia đình này, có nguồn vốn hỗ trợ ban đầu để gia đình có điều kiện vượt lên, xóa đói và giảm nghèo

* Trường hợp gia đình nghèo học sinh không thể tiếp tục đến trường mà phải lao động sớm

Một số gia đình bắt con nghỉ sớm, tham gia lao động kiếm tiền phụ giúp gia đình ( kể cả việc cha mẹ không lao động, vì tệ nạn bắt con lao động sớm mang tiền về).

- Đối với nhà Trường:

+ Hiệu trưởng: thường xuyên phối hợp các tổ chức, đoàn thể, cá nhân xuất thân từ nhà trường, hiện tại đã thành đạt tham gia báo cáo hướng nghiệp cho các em thấy được nhu cầu học tập là cần thiết trong cuộc sống bản thân ở tương lai, có điều kiện phát triển giúp đỡ gia đình và xã hội. Phối hợp với Đoàn đội tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, đi dã ngoại, tham quan các cơ sở sản xuất chất lượng cao, tiên tiến nhằm định hướng cho các em lòng say mê, củng cố lý tưởng ước mơ trong học tập, định hướng tương lai

+ Giáo viên chủ nhiệm: tăng cường giáo dục về lý tưởng, ước mơ

tương lai, giúp các em nhận thức việc học là nhu cầu rất cần thiết cho cuộc sống ngày mai, tương lai và cho xã hội, giúp các em hiểu được có tri thức là điều kiện, có chìa khóa mở cánh cửa khoa học, giáo dục về phát triển kinh tế, sản phảm đòi hỏi có tri thức và chất xám, lao động chân tay không thể nào vươn cao hơn lao động trí óc, giá trị chất xám góp phần tăng hiệu quả sản xuất, sản phẩm…Các em phải hiểu bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi trình độ tay nghề cao trong quá trình sản xuất, từ nông nghiệp đến công nghiệp, công nghệ cao…

- Đối với xã hội, cơ quan đoàn thể, chính quyền:

Chính quyền cần yêu cầu các xí nghiệp nhà máy ở địa phương, trong huyện không thu nhận công nhân chưa đủ tuổi vào tham gia lao động sớm. Có cơ chế tăng lương phù hợp với các đối tượng lao động có bằng cấp hoặc đã hoàn thành chương trình học phổ thông. Chính quyền cần có cơ chế chế tài, phạt nặng các cơ sở sản xuất có sử dụng người lao động không đúng quy định. Ngoài ra, nhà nước cần có những quy định chế tài bảo vệ quyền lợi trẻ em, khi gia đình vi phạm bắt con em trong độ tuổi học phải tham gia lao động sớm, có cơ chế giáo dục và phê bình gia đình vi phạm quyền trẻ em. Các cơ quan đoàn thể tăng cường công tác giáo dục các gia đình vi phạm, hội phụ nữ

tuyên truyền công tác giáo dục trẻ, thành lập các tổ phụ nữ không để con thất học và đi làm sớm. Tăng cường truyền thông về trách nhiệm làm cha, mẹ đối con cái trong độ tuổi thiếu niên và vị thành niên…Đối với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tích cực tổ chức các hoạt động vui chơi, các câu lạc bộ thanh, thiếu niên, nhi đồng, nhiều hình thức giáo dục phong phú tạo ý thức, lý tưởng sống, lý tưởng cống hiến, học tập và học tập suốt đời, sẳn sàng có tri thức đảm bảo hội nhập và lĩnh hội các thành tựu khoa học trên thế giới, đưa đất nước ngày càng phát triển.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

* Trường hợp học sinh nghỉ học không rõ nguyên nhân hoặc theo yêu cầu của gia đình

- Cần xác định rõ nguyên nhân học sinh bỏ học là do gia đình

- Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong việc vận động giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

- Vận động gia đình trong trường hợp có sự đồng thuận và nguyện vọng của học sinh.

* Trường hợp gia đình nghèo học sinh không thể đến trường

- Cần có gói hỗ trợ học phí và có sự động viên kịp thời. Đặc biệt phải hỗ trợ cho những học sinh vùng sâu, dân tộc ít người.

* Trường hợp gia đình nghèo học sinh không thể tiếp tục đến trường mà phải lao động sớm

- Xác định rõ học sinh phải lao động do yêu cầu của gia đình mặc dù hoàn cảnh gia đình không khó khăn. Trong trường hợp đó phải có sự đồng thuận và vận động của các tổ chức xã hội.

- Nhà trường phải kiên trì vận động tác động tích cực đến động cơ, học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w