8. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Tính khả thi của các giải pháp
Bảng 3.12 T T Các giải pháp Tính khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Tăng cường tham mưu cho cấp ủy Đảng,
chính quyền về công tác duy trì sĩ số học sinh 95,8 4,2 0 0 2
Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội vận động học sinh bỏ học tiếp tục đến trường và giúp đỡ học sinh nghèo được đến lớp
92,7 7,3 0 0
3 Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm trong
công tác duy trì sỹ số học sinh 85,4 8,5 6,1 0 4 Tuyên truyền động viên học sinh vượt khó,
say mê học tập 82,5 17,5 0 0
5
Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để thu hút học sinh đến lớp, nâng cao hiệu quả quản lý duy trì sĩ số học sinh.
95,2 4,8 0 0
Biểu đồ tính khả thi của các giải pháp
Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các giải pháp đã đề xuất trên đây đều cần thiết và rất cần thiết, mức độ khả thi cao. Có ba giải pháp được đánh
giá ở mức độ rất cần thiết và có tỷ lệ đồng thuận khá cao, đó là giải pháp 1 (95,5%), giải pháp 2 (92,6%), giải pháp 5 (95,6%). Đa số các ý kiến đều nhất trí cho rằng các giải pháp đã đề xuất đều khả thi và rất khả thi, phù hợp với thực trạng các trường THPT hiện nay. Ba giải pháp được đánh giá ở mức độ rất khả thi, có tỷ lệ khá cao, đó là giải pháp 1 (95,8%), giải pháp 2 (92,7%), giải pháp 5 (95,2%).
Tóm lại, kết quả khảo sát thể hiện qua hai bảng trên đây cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi cao của các giải pháp đề xuất. Điều đó chứng tỏ các giải pháp được đề xuất là phù hợp, chặt chẽ, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn, nếu được vận dụng sẽ đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý duy trì sỹ số học sinh THPT huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Kết luận chương 3
Quản lý duy trì sỹ số học sinh là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh và đội ngũ nhà giáo. Căn cứ vào thực trạng quản lý sỹ số học sinh THPT ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm góp phần thực hiện tốt hơn công tác duy trì sỹ số học sinh ở trường THPT huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An. Các giải pháp được trình bày trên đây có mối liên hệ chặt chẽ và tác động hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình triển khai thực hiện. Mỗi giải pháp đều có những vai trò, chức năng nhất định. Do đó tùy theo thời điểm, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà vận dụng, phối hợp các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý duy trì sỹ số học sinh THPT, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.