Tình hình giáo dục Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 44)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Tình hình giáo dục Trung học phổ thông

Trường THPT Quế Phong được thành lập từ năm 1967, trường nằm tại trung tâm thị trấn Kim Sơn. Học sinh chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện. Trải qua 47 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, nhà trường đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là giáo dục đào tạo bồi dưỡng các con em dân tộc thiểu số của huyện nhà trở có trình độ văn hóa THPT, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện để tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Để thực hiện được nhiệm vụ trọng trách này, nhà trường đã được Tỉnh và Sở giáo dục & ĐT quan tâm đầu tư khá toàn diện cả về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học và đội ngũ cán bộ giáo viên. Đó là điều kiện thuận lợi không phải trường THPT trong tỉnh cũng có được.

Song bên cạnh đó cũng còn có những bất cập khó khăn nói chung trong điều kiện về Kinh tế- Văn hóa- Xã hội của một huyện nghèo miền núi cao và những khó khăn hạn chế nói riêng của nhà trường.

* Thuận lợi

- Tư tưởng chính trị: ổn định, đồng thuận, đoàn kết - Quy mô trường, lớp:

Là trường duy nhất đào tạo học sinh bậc THPT cho huyện nhà nên có quy mô khá lớn, có năm học lên tới 45 lớp với trên 1500 học sinh. Học sinh chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Đội ngũ từ năm đầu thành lập chỉ có 04 đồng chí vừa làm công tác quản lý vừa giảng dạy, sau một thời gian dài thiếu giáo viên phải tăng cường và dạy chéo môn, trong 45 năm trường đã đón 255 cán bộ, giáo viên, nhân viên đến làm việc tại trường.

Qua 47 năm phấn đấu trưởng thành và phát triển, năm học 2013 – 2014 trường THPT Quế Phong có 4 cán bộ quản lý, 89 giáo viên và 8 nhân viên hành chính , có 3 hợp đồng lao động, 89/89 giáo viên có trình độ thạc sỹ, 84/93 cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ đại học. Hiện nay trường có 08 giáo viên giỏi tỉnh, 25 giáo viên đạt giáo viên giỏi trường, 37 giáo viên xếp loại chuyên môn khá, 19 giáo viên xếp loại TB. 100% giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bước đầu có kết quả nhất định. Đại bộ phận đội ngũ giáo viên có nhiều cố gắng trong công tác giảng dạy, giáo dục, phát huy được tính tích cực tự giác trong công tác và học tập, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 2.2. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÁN BỘ GIÁO VIÊN

Tổng số Nữ Dân tộc Đảng viên

Trình độ chuyên môn Biên chế Th. sỹ Đ

H

CĐ TC SC

Ban giám hiệu 4 1 1 4 1 3 4

GV đứng lớp 89 47 28 54 8 81 89 Kế Toán 1 1 1 1 1 Thủ quỹ 1 1 1 1 Thư viện - Thiết bị 3 3 1 1 2 3 Phục vụ - Y tế 2 2 2 2 Bảo vệ 1 1 1 Tổng cộng 101 55 30 55 9 85 2 5 101

Nguồn: Trường THPT Quế Phong

- Học sinh

Trong những năm gần đây, với những nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, nhìn chung kết quả giáo dục của trường THPT Quế Phong đã đạt được những thành tích quan trọng, có những đóng góp bước đầu trong công tác giáo dục bậc THPT cho tỉnh nhà.

Kết quả các mặt giáo dục qua 03 năm học vừa qua:

Bảng 2.3. Bảng thống kê số liệu học lực, hạnh kiểm học sinh. Xếp loại Học lực Xếp loại Hạnh kiểm 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 Giỏi 02 07 08 Tốt 970 936 862 Khá 264 291 307 Khá 344 283 246 TB 864 846 646 TB 58 102 39 Yếu 248 180 189 Yếu 06 03 03

Nguồn trường THPT Quế Phong

Bảng 2.4. Bảng thống kê tỷ lệ học lực, hạnh kiểm học sinh Xếp loại Học lực Tính (%) Xếp loại Hạnh kiểm Tính (%) 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 Giỏi 0,15% 0,50% 0,7% Tốt 70,39% 76,20% 75% Khá 19,15% 22,50% 26,7% Khá 24,96% 21,00% 21,3% TB 62,70% 63,00% 56,2% TB 4,21% 2,60% 3,4% Yếu 18,00% 14,00% 16,4% Yếu 0,44% 0,20% 0,2%

Nguồn trường THPT Quế Phong

Bảng 2.5. Kết quả học sinh giỏi tỉnh

2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 Số lượt dự thi Kết quả Tỉ lệ Số lượt dự thi Kết quả Tỉ lệ Số lượt dự thi Kết quả Tỉ lệ 19 16 84,2% 19 16 84,2% 19 13 68,4%

Nguồn trường THPT Quế Phong

Bảng 2.6. Kết quả thi tốt nghiệp THPT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 Số dự thi Kết quả Tỉ lệ Số dự thi Kết quả Tỉ lệ Số dự thi Kết quả Tỉ lệ 404 400 99% 415 409 98,6% 405 333 82%

Kết quả thi Đại học, Cao đẳng năm học 2010 - 2011

+ Có 154 em đạt điểm sàn ĐH, CĐ

+ Có 09 học sinh đạt điểm cao được huyện khen thưởng

+ Có 01 học sinh được Sở giáo dục - ĐT xét đề nghị trao giải thưởng

Hoa Trạng nguyên

Kết quả thi Đại học, Cao đẳng năm học 2011 - 2012

+ Đạt điểm sàn ĐH, CĐ: 257/359 ( 71,5%).

+ Có 01 học sinh đạt điểm cao được tuyên dương trong toàn tỉnh + Có 01 học sinh được Sở giáo dục - ĐT xét đề nghị trao giải thưởng Hoa Trạng nguyên

Kết quả thi Đại học, Cao đẳng năm học 2012 - 2013 + Có 250 em đạt điểm vào các trường

+ Có 03 học sinh đạt điểm cao được tuyên dương trong toàn tỉnh - Cơ sở vật chất:

+ Diện tích trường: 20320 m2.

+ Tổng số phòng học: 46 phòng có đủ bàn ghế, bảng, ánh sáng, quạt

phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập (trong đó 2 phòng học có máy chiếu).

+ Phòng Tin học: 03 phòng (60 máy tính, 40 máy nối mạng). + Phòng thực hành bộ môn: 03 phòng.

+ Tổng số phòng ở cho giáo viên: 25 phòng. + Tổng số phòng học cho học sinh nội trú: 36.

Để đáp ứng được công tác giảng dạy, học tập, làm việc nhà trường đã chú

trọng sửa chữa và xây dựng, đầu tư mua sắm các trang thiết bị dạy học, văn phòng, cải tạo cảnh quan nhà trường ngày càng xanh - sạch - đẹp, cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay

- Thành tích nổi bật trong những năm qua:

+ Được Sở GD&ĐT Nghệ An khen về việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

+ Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc tiêu biểu.

+ Các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn TN, Ban nữ công,... liên tục đạt xuất sắc.

*Hạn chế.

- Quy mô:

Công tác tuyển sinh trong những năm gần đây chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm do học sinh bỏ thi vào lớp 10 hoặc không vào học lớp 10. Trong năm học tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn tiếp diễn

- Đối với Ban Giám hiệu:

+ Trong những năm gần đây, do sự thay đổi nhân sự trong Ban giám hiệu (về hưu, luân chuyển công tác) nên công tác quản lý có lúc còn thiếu đồng bộ, nhịp nhàng.

+ Chưa mạnh dạn đề nghị cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế và tài chính cho đơn vị theo tinh thần Nghị quyết 43 của Chính phủ. Do đó, chưa chủ động trong khâu tuyển chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề giỏi; chưa xây dựng được cơ chế, chính sách thu hút được người có tay nghề giỏi về công tác tại đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên:

+ Đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản đủ về số lượng nhưng chưa đảm bảo số lượng cơ cấu bộ môn và mặt bằng lao động ( môn thừa: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Thể dục; môn thiếu: Toán, Tin, Tiếng Anh, GDQP), nhiều giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục chưa có nhiều; nhân viên

phục vụ thừa (do trước đây trường có chế độ cho học sinh nội trú, hiện tại đã cắt giảm lớp nội trú) nên ảnh hưởng đến định biên biên chế giáo viên. Mặt khác các điều kiện sinh sống và công tác còn quá thiếu thốn cũng ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị nghiên cứu bài dạy nên chất lượng chưa được cao. Đội ngũ giáo viên hầu hết là trẻ tuổi nên việc tiếp cận tìm hiểu đối tượng học sinh cá biệt còn gặp nhiều khó khăn.

+ Ở một số bộ môn còn thiếu giáo viên nòng cốt, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và vững vàng về chuyên môn như: Hoá học, Tiếng Anh, Tin học. Đa số giáo viên trẻ, kinh nghiệm và tay nghề còn hạn chế, khả năng tiếp cận với phương pháp dạy học theo phương pháp mới còn hạn chế, một số giáo viên chưa có cố gắng trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, thái độ thờ ơ tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu tinh thần học hỏi, cầu tiến. Một số giáo viên chưa thật sự an tâm công tác lâu dài ở địa phương, đội ngũ giáo viên thường xuyên có biến động, không ổn định

- Chất lượng học sinh: Chất lượng học sinh đầu vào thấp, đa số học sinh bị “hổng” kiến thức cấp dưới (thể hiện qua tỷ lệ chất lượng đầu vào: điểm vào lớp 10 TB từ 0,25 điểm/môn, có >80% học sinh vào lớp 10 có điểm số loại yếu và kém), ý thức học tập chưa cao. Điều kiện học tập học sinh còn nhiều khó khăn, số lượng học sinh bỏ học vẫn tiếp diễn hàng năm và chiếm tỷ lệ cao so với các trường THPT trong tỉnh.

Về cơ bản, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường dần được nâng lên của nhưng nhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung, chưa bền vững.

- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, chưa hiện đại. Chưa có nhà hiệu bộ, phòng bộ môn, phòng đa năng.

- Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy-học của nhà trường được cấp khá đầy đủ nhưng đang xuống cấp nhanh chóng do đã được trang bị từ những năm 2005, 2006.

- Kinh tế của nhân dân trong vùng còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, nhận thức chính trị còn thấp so với các vùng miền khác trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 44)