Tuyên truyền động viên học sinh vượt khó, say mê học tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.Tuyên truyền động viên học sinh vượt khó, say mê học tập

3.2.4.1. Mục tiêu:

Xác định rõ nguyên nhân chán học và bỏ học, để từ đó tuyên truyền, động viên học sinh vượt qua khó khăn về mặt nhận thức, tích cực, say mê đến lớp học tập.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành * Đối với trường học:

- Đối với Hiệu trưởng:

Cần tăng cường công tác quản lý, kết hợp việc chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, kết hợp ứng dụng công nghệ thông

tin tạo nguồn cảm hứng cho học sinh trong quá trình dạy học. Chỉ đạo phó Hiệu trưởng chuyên môn tăng cường các biện pháp quản lý, sớm phát hiện các đối tượng học sinh học yếu và nguy cơ học yếu. Đồng thời có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả soạn bài, lên lớp trong quá trình dạy học. Chỉ đạo tăng cường giảm tải, kết hợp vận dụng, ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học các nội dung cụ thể và quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém trong giờ lên lớp.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn:

Cần quản lý chặt các đối tượng trong lớp, phát hiện những đối tượng, cá nhân học sinh cá biệt, hiện tượng bất thường, diễn biến tâm sinh lý không ổn định, quá trình học tập có những biểu hiện suy giảm nguy cơ học yếu. Trên cơ sở đó tìm nhiều giải pháp thích hợp với từng đối tượng, giáo dục, động viên khích lệ tinh thần học tập, tổ chức nhóm - đôi bạn cùng tiến, nhóm - đôi bạn cùng vượt khó,…phối hợp với tổ tư vấn học đường giúp đỡ kịp thời những học sinh diện này. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo biên bộ môn thông báo, nắm chặt quá trình học tập của các em, tham mưu với Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo cho những học sinh diện này. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thông báo kết quả học tập cho phụ huynh nắm bắt, phối hợp cùng phụ huynh động viên và tạo điều kiện thuận lợi trong học tập, giám sát và quản lý thật chặt quá trình học tập sinh hoạt của các em và có giải pháp giúp đỡ và động viên khích lệ kịp thời thường xuyên tạo niềm tin cho đối tượng học sinh diện này

- Đối với Đoàn thanh niên

Tích cực phối hợp với giáo viên bộ môn, chủ nhiệm, nắm chặt đối tượng học sinh yếu kém, tổ chức và quản lý tốt các phong trào nhóm, đôi bạn cùng tiến, cùng vượt khó…Ngoài ra thường xuyên tổ chức các phong trào dã ngoại, hội thảo chuyên đề: “Tại sao chúng ta cần học”; thường xuyên giáo dục tình yêu quê hương, đất nước… Từ đó, xây dựng niềm tin, lý tưởng, ước mơ, hoài bão cho học sinh.

* Đối với cơ quan ban ngành, đoàn thể, chính quyền:

Cần quan tâm tham gia cùng với nhà trường, vận động các nguồn lực hỗ trợ nhà trường, tổ chức các lớp phục đạo, cùng với gia đình tổ chức các hình thức động viên và khích lệ học sinh, khen thưởng khi các em có tiến bộ, nêu gương điển hình, trao học bổng cho những học sinh vượt khó và có thành tích học tập tốt, hỗ trợ điều kiện học tập

* Đối với gia đình:

Thường xuyên quan tâm, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tập trung học tập khi gia đình có điều kiện, nếu gia đình khó khăn không điều kiện, phối hợp với nhà trường và xã hội tìm điều kiện hỗ trợ thông qua các nguồn tài trợ.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Phải tác động đến động cơ học tập của học sinh bằng các phương pháp giáo dục dạy học tích cực.

- Hỗ trợ học sinh về mặt tinh thần và vật chất đúng đối tượng, kịp thời và hợp lý.

- Cần phải có sự đồng thuận, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, thôn bản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 83)