8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Tăng cường tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác
tác duy trì sĩ số học sinh
Đối với sự phát triển giáo dục ở địa phương, mỗi hoạt động của nhà trường đều có sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Song, hiệu quả nhiều hay ít, phần lớn tùy thuộc vào vai trò tham mưu của nhà trường. Tham mưu phải cụ thể, chọn lọc, nhất là hệ thống chỉ tiêu và giải pháp thực thi. Trong công tác này, vai trò của Hiệu trưởng hết sức quan trọng. Những thông tin chính xác về sĩ số học sinh trong nhà trường giúp cho chính quyền địa phương có căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Làm cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức được rằng việc duy trì sỹ số học sinh ở từng năm học của các trường là một nhiệm vụ rất quan trọng, vừa có ý nghĩa để duy trì hoạt động đào tạo, vừa là tiềm lực cho sự phát triển các mặt hoạt động khác của địa phương.
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp
* Tham mưu cho UBND huyện về kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và từng giai đoạn.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh về những lợi ích của việc học tập nhằm tạo được sự đồng thuận cao, làm chuyển biến tư tưởng, chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức của phụ huynh, giúp
họ hiểu rõ việc cho con đi học là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của địa phương.
- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến lớp. Làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10. Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của học sinh nhằm phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp vận động phù hợp. - Đầu năm học, nhà trường phải phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác huy động học sinh thông qua nhiều hình thức. Đội ngũ giáo viên phải nắm sĩ số học sinh để đến từng nhà vận động các hộ gia đình cho con em mình đến trường.
* Nhà trường tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo các tổ
chức, đoàn thể cùng tham gia thực hiện vận động học sinh đến lớp. Đồng thời, chỉ đạo mọi người dân nghiêm túc thực hiện quy ước đưa học sinh đến trường.
- Tham mưu để cấp ủy Đảng, chính quyền phát huy tác dụng của trung tâm học tập cộng đồng, hội Khuyến học huyện. Làm cho mọi người thấy được vai trò của hội Khuyến học rất quan trọng, là đầu mối để nắm bắt nhu cầu học tập của người dân, góp phần xây dựng một xã hội học tập.
- Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tích cực vận động các lực lượng xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Huy động các nguồn lực ở địa phương hỗ trợ kinh phí xây dựng CSVC, bổ sung trang thiết bị học tập cho nhà trường. HĐGD đóng vai trò rất lớn trong việc huy động cộng đồng. trích quỹ động viên khen thưởng kịp thời những thầy, cô giáo và học sinh có thành tích, đồng thời giúp các học sinh nghèo vượt khó đến trường, phát huy truyền thống hiếu học. Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, động viên khích lệ học sinh vượt khó khăn và vươn lên trong học tập.
- Tham mưu để các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phân công công việc cho các thành viên BCĐ một cách rõ ràng, cụ thể. Phải huy động mọi lực lượng xã hội tích cực cùng tham gia vào công tác nâng cao chất lượng giảng dạy, chống lưu ban, bỏ học, nâng cao hiệu quả đào tạo, làm tốt công tác chủ nhiệm, huy động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến lớp.
* Phân tích thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh.
- Địa phương phải nắm thật chắc đối tượng bỏ học để theo dõi vận động chính xác, kịp thời. Cần chủ động, sáng tạo, đề ra những biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện của trường, của địa phương để làm tốt công tác huy động học sinh đến lớp, chống học sinh bỏ học giữa chừng và DTSSHS, đảm bảo chuyên cần. Đây là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững.
- Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương quan tâm đến vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường xã hội thực sự lành mạnh. Đi đôi với việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, cần phải có những giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn, hạn chế những tác động xấu của môi trường xã hội đối với thiếu niên, học sinh. Cần có những quan điểm và giải pháp phù hợp, đáp ứng tình hình và điều kiện mới.
- Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý, giám sát, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa (quán cà phê, karaoke), dịch vụ Internet trên địa bàn về mặt thời gian, nội dung và đối tượng phục vụ; huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân tham gia phòng chống TNXH. Nhà trường trực tiếp liên hệ, trao đổi với các chủ quán Internet trên địa bàn. Khơi dậy và kích thích sức mạnh của dư luận quần chúng, dư luận tập thể (các đoàn thể, các hội…) để đấu tranh, bài trừ các TNXH, những hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
* Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội, gia đình học sinh.
- Cần đề xuất các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm phòng chống các tệ nạn xã hội, các tụ điểm vui chơi ảnh hưởng đến việc học tập, nhất là tệ nạn ma túy xâm nhập học đường.
- Giữa ngành GD&ĐT với các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội cần có kế hoạch tổ chức phối hợp, phân công cụ thể dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền. Công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên, liên tục gắn kết với các cuộc vận động khác như: xóa đói giảm nghèo, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa...
- Cần tham mưu cho các cấp chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh nghèo được đến trường, đồng thời vận động gia đình ký cam kết cho con em đi học. Bên cạnh đó, tham mưu xây dựng hoàn thiện công tác quy hoạch trường lớp, xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường.
- Đề xuất các giải pháp thuyết phục, vận động học sinh trở lại trường. Nhà trường cùng Đoàn thể, chính quyền địa phương phát huy vai trò của mình, vận động học sinh tới trường bằng nhiều biện pháp cụ thể như hỗ trợ sách vở, gạo, miễn giảm học phí. Cần phối hợp chính quyền địa phương rà soát lại hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình và học lực của học sinh để có giải pháp phù hợp. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì phải có chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí. Đối với đối tượng học sinh bỏ học vì nghèo, cần triển khai hỗ trợ kinh phí.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện:
- Hiệu trưởng phải luôn suy nghĩ làm thế nào để tranh thủ được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương cùng quan tâm đối với mọi hoạt động, nhất là công tác huy động học học sinh bỏ học đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Phải có sự chỉ đạo sát sao, đồng bộ của lãnh đạo nhà trường và địa phương từ kế hoạch đến tổ chức thực hiện. Vì vậy, phải hoạch định được bước đi thích hợp và phải đề ra được những biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao thì việc chỉ đạo thực hiện mới thành công.
Mọi hoạt động của nhà trường luôn cần có sự hỗ trợ của Đảng ủy, Chính quyền địa phương chỉ đạo, đầu tư vận động các nguồn lực xã hội đóng góp và xây dựng CSVC hoặc động viên về tinh thần đối với đội ngũ. Do đó Hiệu trưởng phải thấy vai trò quan trọng của Đảng ủy, chính quyền địa phương và tích cực tham mưu để lãnh đạo địa phương có sự chỉ đạo và hỗ trợ cho nhà trường.
Thường xuyên cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động của các đơn vị tiên tiến…) đến cấp ủy, chính quyền địa phương.
Việc tham mưu phải hợp với lòng dân, được nhân dân trong địa phương đồng tình hưởng ứng và được thể hiện bằng các nghị quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị địa phương mới được toàn cộng đồng ủng hộ và tích cực tham gia. Hiệu trưởng phải chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp. Việc tham mưu phải có kế hoạch chuẩn bị, mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung để trình bày một cách ngắn gọn, trọng tâm. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp thời báo cáo diễn biến tình hình học sinh bỏ học của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ. Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- Trường phải phấn đấu đạt được hiệu quả duy trì sỹ số học sinh trong từng năm học để tạo được niềm tin đối với phụ huynh học sinh, với chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó chính quyền càng quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện tốt nhất mà địa phương có thể hỗ trợ được, giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ của ngành cũng là nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà địa phương đã đề ra.