8. Cấu trúc của luận văn
2.5.3. Nguyên nhân những hạn chế tồn tại
Công tác quản lý duy trì sỹ số học sinh thời gian qua còn những hạn chế nhất định trong việc triển khai thực hiện. Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số nhược điểm, hạn chế do những nguyên nhân khác nhau:
- Về khách quan: Đội ngũ giáo viên chưa hoàn toàn có ý thức trách nhiệm đối với việc DTSSHS, tích cực đổi mới PPDH, quan tâm học sinh yếu kém tránh để các em bỏ học giữa chừng. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trực tiếp tham gia công tác duy trì sỹ số học sinh chưa được sự quan tâm đúng mức. Chưa có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời những nhân tố tích cực đã thực hiện những biện pháp cụ thể được mang lại kết quả tốt để động viên khuyến khích các tập thể, cá nhân tiếp tục duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được.
- Nhà trường chưa huy động được mọi lực lượng xã hội tích cực cùng tham gia vào công tác duy trì sỹ số học sinh bằng nhiều hình thức. Giữa
ngành GD&ĐT với các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội cần có kế hoạch tổ chức phối hợp, phân công cụ thể dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền. Công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên, liên tục gắn kết với các cuộc vận động khác như: xóa đói giảm nghèo, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Việc đầu tư kinh phí tổ chức các hoạt động vui chơi, ngoại khóa chưa được đầu tư nên khi thực hiện tính hiệu quả không cao. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực hiện tốt để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục.
Trên đây là những nguyên nhân của những hạn chế tồn tại làm ảnh hưởng đến công tác quản lý duy trì sỹ số học sinh ở trường THPT huyện Quế Phong. Vì vậy, cần tìm ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác quản lý duy trì sỹ số học sinh. Đây là một vấn đề cấp thiết trong hoạt động đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay của nhà trường.
Kết luận chương 2
Từ cơ sở lý luận kết hợp đánh giá thực trạng về công tác quản lý duy trì sỹ số học sinh ở trường THPT huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cho thấy các lực lượng tham gia công tác duy trì sỹ số học sinh đã có nhiều cố gắng. Nhà trường đã có nhận thức đúng đắn, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đạt hiệu quả giáo dục cao.
Nhưng, trong thực tế số học sinh bỏ học giữa chừng hàng năm chưa thật ổn định và vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao vì rất nhiều lý do. Nếu có được những giải pháp có tính khả thi để duy trì sỹ số học sinh thì điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại, và phát triển của nhà trường.
Căn cứ từ cơ sở thực tiễn ở chương 2 và cơ sở lý luận ở chương 1, luận văn sẽ đề cập đến những giải pháp cần thiết nhằm để thực hiện có hiệu quả công tác duy trì sỹ số học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN