8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” để thu hút học sinh đến lớp, nâng cao hiệu quả quản lý duy trì sĩ số học sinh.
3.2.5.1. Mục tiêu:
Tạo môi trường thu hút được học sinh đến lớp dựa vào hiệu quả của việc xây dựng thành công trường học thân thiện, học sinh tích cực.
3.2.5.2. Nội dung [33]
Trường học thân thiện, học sinh tích cực trước hết là dạy học có chất lượng. Chính 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là cụ thể hóa yêu cầu dạy tốt, học tốt hiện nay. Nhận thức sâu sắc vấn đề này,
nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo, đề ra kế hoạch hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “ Hai không” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp với điều kiện nhà trường. Các cuộc vận động và phong trào thi đua có tác dụng tích cực, toàn diện đến việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực đội ngũ nhà giáo và CBQL. Nội bộ đoàn kết, tận tụy, tinh thần trách nhiệm sẽ được nâng lên. Đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt- Học tốt”, chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường cũng được nâng lên một bước. Có sự chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng môi trường “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn”, nề nếp, kỷ cương nhà trường được giữ vững và tăng cường, tạo cơ sở cho nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện [33]
* Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.
Để dạy tốt, học tốt nhà trường cần có nề nếp kỷ cương. Do vậy, nhà trường luôn quan tâm chú ý xây dựng trật tự, nề nếp, kỷ cương đối với tất cả mọi thành viên trong nhà trường.
- Đối với Hiệu trưởng:
- Với vai trò và vị trí là một nhà Lãnh đạo, nhà quản lý nhà trường, theo điều lệ trường THPT của Bộ Giáo dục và đào tạo, người Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch hoạt động thật chặt chẽ, tổ chức bộ máy quản lý nhà trường vững mạnh, quản lý cán bộ giáo viên, học sinh và tất cả các hoạt động trong, ngoài nhà trường; vận động các nguồn lực xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND chỉ đạo các cơ quan đoàn thề cùng tham gia với trường, trong việc vận động hỗ trợ học sinh gặp khó khăn, học sinh bỏ học trở lại lớp bằng nhiều hình thức, tham gia các hoạt động xã hội vận động tuyên truyền ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục, vận động hỗ trợ trang thiết bị phục vụ tốt việc giảng dạy. Phối hợp với Ban đại diện phụ huynh học sinh, Hội khuyến học, chính quyền địa phương hỗ trợ kịp thời các em có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện đến trường. Thường xuyên tham mưu với địa phương về tình hình học sinh bỏ học, tháo gỡ những khó khăn, những vấn đề bức xúc trong quá trình vận động học sinh trở lại trường, lớp. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục, chất lượng quản lí bằng nhiều hình thức và giải pháp phù hợp, kết hợp ứng dụng CNTT và tích cực xây dựng các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực, kết hợp với phong trào thi đua khen thưởng thúc đẩy phong trào giáo dục, biết vận dụng thi đua thật sự là đòn bẩy thúc đầy phong trào giáo dục.
- Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên: Phải thực hiện tốt quy chế chuyên môn, ngoài ra phải thực hiện các quy định nội bộ về mọi mặt gắn với công tác thi đua khen thưởng cuối năm học. Mọi vi phạm đều được công khai xử lý về hành chính, thi đua, xếp loại cuối năm.
- Đối với học sinh: Phải nghiêm túc thực hiện Điều lệ trường phổ thông,
nội quy trường, lớp, đoàn. Nhà trường tăng cường phổ biến và giáo dục pháp luật cho học sinh, đặc biệt là luật an toàn giao thông, phòng chống ma túy và tệ nạm xã hội, an ninh trường học,… Tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra của lớp trực tuần, đội cờ đỏ, giám thị, giáo viên chủ nhiệm. Việc thực hiện nề nếp, kỷ cương của học sinh được nhận xét đánh giá trong tiết chào cờ đầu tuần. Nghiêm khắc xử lý học sinh vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm mà nhắc nhở ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời. Đối với tập thể lớp được đánh giá xếp loại hàng tuần, cuối học kỳ, cuối năm học.
- Thường xuyên quan tâm công tác chính trị đạo đức, giáo dục ý thức nghề nghiệp trong đội ngũ, ý thức trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu, xây dựng nề nếp học tập, giáo dục truyền thống, đạo đức, lý tưởng và ước mơ, tình yêu quê hương, dân tộc cho học sinh, thông qua công tác đoàn đội, tăng cường các họat động ngọai khóa thu hút học sinh bám trường, lớp. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tăng cường công tác tham mưu, phối hợp với chính quyền , đoàn thể trong công tác vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động trong quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức trong việc học tập của con em mình
* Nâng cao chất lượng công tác quản lý chuyên môn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên
- Các tổ chuyên môn, từng giáo viên xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi bộ môn mình giảng dạy, hạn chế yếu kém, lưu ban. Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý theo hướng phân cấp, tăng quyền chủ động của tổ chuyên môn. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp toàn diện giáo dục học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhà trường, các công việc, các bộ phận, các tổ nhóm chuyên môn, các đơn vị lớp định kỳ được kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất. Ban giám hiệu phân công giảng dạy hợp lý, ưu tiên giáo viên dạy lớp chọn, lớp 12.
- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, giúp đỡ học sinh yếu kém. Sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung bàn những lĩnh vực cụ thể thuộc chuyên môn, tránh sự vụ hành chính. Giảng dạy theo hướng phân hóa, sát đối tượng, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như thao giảng, ngoại khóa, hội thảo cấp tổ, cấp trường; xây dựng ngân hàng đề, ma trần đề kiểm tra; kiểm tra đề chung: đề 1 tiết, đề kiểm tra cuối kỳ. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi; phối hợp công đoàn, đoàn thanh niên tổ chuyên môn phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu
kém. Tổ chức thi tìm hiểu vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tổ chức và quản lý dạy thêm, học thêm trên cơ sở tình nguyện của phụ huynh, học sinh có kế hoạch, có hiệu quả.
- Tất cả mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức việc tập huấn cho giáo viên trên cơ sở các chuyên đề của Bộ, Sở đã triển khai trong hè và năm học. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình từng năm học mà Bộ và Sở quy định. Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Bồi dưỡng giáo viên năng lực nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, năng lực công tác giáo viên chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đi học trên chuẩn, đến 2015 đạt 15% có trình độ trên chuẩn.
- Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá xếp loại CBQL, giáo viên, nhân viên nhằm thúc đẩy khả năng tự học, tự bồi dưỡng và mức độ hoàn thành công việc được giao. Công tác đánh giá xếp loại gắn với công tác thi đua, khen thưởng, bố trí và sử dụng đội ngũ, không chạy theo thành tích.
* Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
Triển khai tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo Quyết định số 4763/QĐ- BGDDT ngày 01/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, mỗi nhà trường, mỗi tổ chuyên môn, mỗi giáo viên đều tham gia thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; đối với nhà trường triển khai hội thảo giảng dạy phù hợp đối tượng học sinh miền núi.
- Mỗi bộ môn trong năm học phải có tối thiểu 4 tiết sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học; 2 bài dạy elerming; ứng dụng CNTT vào bài giảng; mỗi giáo viên có 1 tiết thao giảng; dạy thể nghiệm; thảo luận rút kinh nghiện, v.v. Từ đó chất lượng giảng dạy của giáo viên nhà trường được nâng
lên. Các tổ bộ môn xây dựng chương trình khung trên cơ sở phân phối chương trình của Bộ, của Sở. Những nội dung, chương trình trọng tâm của chương, bài cần ôn tập, phụ đạo cho học sinh cũng được các giáo viên trong tổ thảo luận thống nhất.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. Tăng cường kiểm tra học sinh về việc làm bài tập về nhà, học bài cũ, chuẩn bị cho bài học mới. Chỉ đạo chặt chẽ việc ra đề, coi thi, coi kiểm tra, chấm bài nghiêm túc, đúng thực chất, công bằng, khách quan. Đã từ nhiều năm, kiến thức kiểm tra 1 tiết và kiểm tra cuối kỳ, cuối năm các khối lớp được tiến hành theo hướng đề chung để phân loại được học sinh.
- Việc thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã đạt được kết quả tốt. Mối quan hệ thầy trò thân thiện có chuyển biến tích cực, giáo viên có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết hơn. Ví dụ: giáo viên dạy phụ đạo, giúp đỡ học sinh không tính thù lao; Công đoàn phát động quyên góp 10.000.000,0đồng/ năm; Đoàn thanh niên quyên góp được 25.000.000,0 đồng / năm để ủng hộ học sinh nghèo vượt khó. Ngoài ra nhà trường còn phối hợp với Hội khuyến học để có nhiều suốt học bổng cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Học sinh gắn bó với trường lớp hơn, chăm ngoan hơn, môi trường giáo dục xanh- sạch- đẹp- an toàn hơn. Trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường chuyển biến tích cực hơn. Trong phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong các hoạt động bổ trợ cho dạy và học như hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao [33].
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Phải có sự đổi mới mạnh mẽ về công tác quản lý, điều hành của nhà trường.
- Phải xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng tổ bộ môn, từng giáo viên trong việc thực hiện 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Cần có sự đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất để trường cho ra trường, lớp cho ra lớp. Vì thế cần đưa thành nội dung chính trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục.