1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở huyện quế phong tỉnh nghệ an

80 1,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng quản lí tài nguyên rừng và một số mô hình quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Quế Phong nhằm khôi phục và phát huy các hình thức q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SINH HỌC

========

NINH TIẾN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Ở HUYỆN QUẾ PHONG TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Vinh - 2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SINH HỌC

========

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN QUẾ PHONG TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : Ths Đào Thị Minh Châu Sinh Viên thực hiện : Ninh Tiến Anh

Sinh viên lớp : 47B - KHMT

Vinh - 2010

Trang 3

Lời cảm ơn Tr-ớc hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.s

Đào Thị Minh Châu, khoa Sinh học – Tr-ờng Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ, h-ớng dẫn, và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khoá luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sinh học đã tận tình giúp đỡ, h-ớng dẫn và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập tại khoa

Em cũng xin cảm ơn các cán bộ Môi tr-ờng – Phòng Tài nguyên và Môi tr-ờng, Phòng Nông Nghiệp, Uỷ Ban nhân dân huyện Quế Phong, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quế Phong, Ban lãnh đạo các xã Tiền Phong, Đồng Văn, Hạnh Dịch và các bản M-ờng hin, Pỏm Om, Đồng Mới, Câu lạc bộ Cây Thuốc nam Xã Hạnh Dịch, Cùng Cụ Vi Trung Nguyên – M-ờngHin - Tiền Phong, Cụ Hà Văn Tuyên – Thầy mo xã Hạnh Dịch

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp 47B- Khoa học Môi tr-ờng đã tận tình giúp đỡ, cổ vũ, động viên em trong suốt quá trình học tập

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nội dung nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Tài nguyên rừng Việt Nam 4

2.2.Quản lý rừng dựa vào cộng đồng 5

2.2.1 Quản lý tài nguyên rừng theo phương pháp truyền thống 5

2.2.2.Quản lý tài nguyên rừng dựa vào phương pháp trao quyền quản lý cho cộng đồng 7

2.2.3 Tình hình giao đất giao rừng ở Việt Nam 9

2.3 Lịch sử nghiên cứu về công tác quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 10

2.3.1 Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trên thế giới 10

2.3.2 Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 12

CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Địa điểm và phạm vi nghiên cứu 17

2.2 Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.1 Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp 17

2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 17

2.2.3.Phương pháp phân tích và thống kê số liệu 18

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19

3.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu 19

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên – xã hội của huyện Quế Phong 19

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

3.1.1.2 Các nguồn tài nguyên 20

Trang 5

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên xã hội của ba xã nghiên cứu 23

3.1.2.1 Đặc điểm tự nhiên xã hội của xã Tiền Phong 23

3.1.2.2 Đặc điểm tự nhiên xã hội của xã Hạnh Dịch 25

3.1.2.3 Đặc điểm tự nhiên xã hội của xã Đồng Văn 26

3.2 Thực trạng, tình hình khai thác, bảo vệ và phát triển rừng 27

3.2.1 Thực trạng tài nguyên rừng 27

3.2.2 Tình hình khai thác 29

3.2.3 Công tác bảo vệ tài nguyên rừng 30

3.2.4 Công tác phát triển rừng 32

3.3.Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu 34

3.3.1 Thực trạng quản lý tài nguyên rừng của chính quyền và các cơ quan quản lý 36

3.3.2 Ý thức và sự tham gia của người dân địa phương vào quản lý và bảo vệ rừng 36

3.3.3 Những khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng 39

3.4 Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở khu vực nghiên cứu 41

3.4.1 Một số mô hình quản lý tài nguyên rừng truyền thống 41

3.4.2 Sự mai một của hình thức quản lý tài nguyên rừng truyền thống 45

3.4.3 Các mô hình quản lý rừng truyền thống có hiệu quả cần phát huy 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 57

I Các số liệu liên quan 57

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn điều tra 57

Phụ lục 2: Kết quả phỏng vấn tại bản Mường hin – Tiền Phong 59

Trang 6

Phụ lục 3: Kết quả phỏng vấn tại bản Pỏm Om –Hạnh Dịch 60 Phụ lục 4: Kết quả phỏng vấn tại Đồng Mới – Đồng Văn 61 Phụ lục 5: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 62 Phụ lục 6: Kết quả đầu tư xây dựng vốn rừng của huyện Quế Phong trong 10 năm 63 Phụ lục 7: Tổng hợp xử lý vi phạm lâm luật 63 Phụ lục 8: Diện tích và cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 64 Phụ lục 9: Tổng hợp diện tích đất lâm nghiệp phân theo đối tượng

sử dụng 66

II Một số hình ảnh thực địa 68

Hình pl1: Toàn cảnh khu vực rừng cây thuốc nam Pỏm Om – Hạnh Dịch 68 Hình pl2: Hòn đá khắc “ Rừng cây thuốc nam cộng đồng” ở cửa rừng 68 Hình pl3: Quy chế quản lý rừng cây thuốc nam bằng tiếng thái phiên âm tiếng Việt 69 Hình pl4: Tại Hạnh Dịch bản làng ở sát cạnh rừng 69 Hình pl5: Tuy nhiên những cây gỗ lớn không còn nhiều 70 Hình pl6: Pú cổn của Mường Hin khác hẳn với rừng ở Hạnh Dịch 70 Hình pl7: Nghĩa địa – rừng thiêng của người Thái 71 Hình pl8: Người dân miền núi vẫn yêu thích thịt thú rừng 71

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1 ASEAN Hội liên hiệp các nước Đông Nam Á

8 PCCCR Phòng cháy chứa cháy rừng

Bảng 3.3.2.1 Mức độ tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý 37

Trang 8

DANH LỤC HÌNH

Hình 3.2.1 Biểu đồ so sánh diện tích rừng của 3 xã 28 Hình 3.2.2.1 Biểu đồ diễn biến các vụ vi phạm pháp luật 31 Hình 3.3.2.2 Thịt rừng, không chỉ riêng người miền núi yêu

Hình 3.4.2.1.1 Một góc khu vực Pú Cổn – Mường hin hiện tại 45

Hình 3.4.2.2 Chỉ cách một con sông là đến rừng, nhưng

rừng Hạnh Dịch vẫn xanh tốt

46

Hình 3.4.2.3 Nghĩa địa của bản Mứt – Hạnh Dịch 47

Hình 3.4.3.3.2 Nội quy bảo vệ rừng cây thuốc nam viết bằng

tiếng Việt phiên âm tiếng Thái

50

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Rừng được xem như là một tài nguyên qúy giá của mỗi quốc gia, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“ Rừng là vàng, nếu mình biết giữ lấy thì rừng rất qúy”

Rừng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên; nó có vai trò cực kỳ quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến yếu tố khí hậu, đất đai, chính vì vậy mà rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo vệ môi trường

Trong thời gian qua, độ che phủ của rừng Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động, chất lượng của rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng Trước đây, toàn

bộ đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ trong mấy thập kỷ qua, diện tích rừng đã giảm nhanh chóng Nếu năm 1943, rừng chiếm 43% tổng diện tích cả nước thì đến năm 1990, con số này chỉ còn 28,4% Rừng bị xâm hại nặng, rừng nguyên thủy chỉ còn khoảng 10% Miền Bắc Việt Nam là nơi

độ che phủ của rừng suy giảm nhiều nhất, diện tích rừng nguyên thủy giảm từ 95% xuống còn 17% chỉ trong vòng 48 năm

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách, liên quan đến việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng như Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 175/CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường,v.v Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các hoạt động liên quan đến khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên như Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đa dạng sinh học v.v

Đã góp phần quan trọng bảo vệ tài môi trường nói chung và tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là tài nguyên rừng, tuy nhiên một phần nào đó nhưng công

Trang 10

cụ này cũng biểu hiện những hạn chế nhất định, bảo vệ tài nguyên dựa vào cộng đồng là một hướng đi đúng đắn và đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần chung vào công cuộc bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên Quế Phong là một huyện miền núi tây bắc Nghệ An, với hơn 90% là đồng báo các dân tộc thiểu số cùng chung sống, cuộc sống của đồng bào nơi đây gần như gắn liền với rừng Trong thời gian gần đây công cuộc bảo vệ rừng đã đạt được những thành tựu khá quan trọng, bên cạnh những thành tựu

đó, cũng còn một số mặt hạn chế, như nạn khai thác gỗ trái phép, buôn bán động vật hoang dã …vẫn còn diễn ra

Trong 10 năm trở lại đây, trong định hướng phát triển lâm nghiệp, chính phủ đã có nhiều chính sách, chủ trương về phân cấp, phân quyền trong quản

lý tài nguyên rừng, giao đất giao rừng, chế độ hưởng lợi từ rừng cho người quản lý rừng; chủ trương về xã hội hóa nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong phát triển lâm nghiệp dựa vào người dân, dựa vào cộng đồng Thực tế cho thấy để quản

lý có hiệu quả, công bằng và bền vững các nguồn tài nguyên rừng, cần có sự tham gia tích cực và chia sẻ lợi ích cho người dân và cộng đồng gần rừng, những người có đời sống phụ thuộc vào rừng; và để cho tiến trình này diễn ra

có cơ sở khoa học và thực tiễn, cần có những tổng kết, đánh giá, nghiên cứu

để xây dựng thành các phương pháp tiếp cận thích hợp cũng như phản hồi để phát triển các thể chế, tổ chức, cơ chế và chính sách thích hợp

Để góp phần vào việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng chúng tôi thực hiện đề tài:

“ Đánh giá công tác quản lý tài nguyên rừng và quản lý tài

nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng quản lí tài nguyên rừng và một số mô hình quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Quế Phong nhằm khôi phục và phát huy các hình thức quản lí rừng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng quản lý rừng và bảo về rừng ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

3 Nội dung nghiên cứu

- Hiện Trạng phát triển tài nguyên rừng ở Quế Phong trong những năm gần đây

- Các nguyên nhân dẫn đến suy giảm và chất lượng rừng

- Các giải pháp quản lí rừng đã và đang áp dụng tại Quế Phong

- Các hình thức Quản lí tài nguyên rừng dựa vào cộng đ ồng

Trang 12

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, Việt Nam đang đối đầu với những vấn đề bức xúc do tài nguyên thiên nhiên suy thoái và sự xuống cấp của chất lượng môi trường Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế sản xuất tập trung sang một nền kinh tế hướng theo thị trường đã đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng đồng thời nước ta cũng đang phải đương đầu với một số vấn đề môi trường nghiêm trọng

2.1 Tài nguyên rừng Việt Nam

Nước ta từng có diện tích rừng là 14 triệu ha (43% độ che phủ cả nước) vào năm 1943, đến năm 1975, chỉ còn 11 triệu ha (34%) và đến 1985 còn 9,3 triệu ha, và đến 1995 còn 8 triệu ha (28%) Diện tích rừng bình quân: 0,13ha/ người so với Đông Nam Á là 0,42ha/người Trong những năm chiến tranh chống Mỹ (45-75), hàng năm diện tích rừng giảm đi 100.000 ha; giai đoạn sau giải phóng (75-90), hàng năm mất 140.000 ha Mặc dù diện tích rừng có tăng lên trong hơn 10 năm gần đây, tuy nhiên chất lượng ngày càng xuống cấp Năm 1945, trữ lượng gỗ khoảng 300m3/ha, nhưng đến năm 1993 chỉ còn 76m3/ha, rừng giàu được thay thế dần bằng rừng trung bình và rừng nghèo Ở Việt Nam, khi dân tăng lên 1% thì rừng mất đi 2,5% diện tích

Ước tính có 603 triệu m3 gỗ kể cả 593 triệu m3 trong rừng tự nhiên (trong đó có 370 triệu m3 có chất lượng tôt, 217 triệu m3 gỗ xấu và 6 triệu m3

gỗ rừng trồng lại) Ngoài ra còn khoảng 5 triệu m3 tre nứa Tỷ lệ tăng trưởng chậm, khoảng 10 triệu m3/năm, trong khi khai thác để lấy gỗ, củi khoảng 35 đến 45 triệu m3/năm

Trang 13

2.2 Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng

Theo số liệu của Cục Kiểm lâm, tính đến tháng 6/2001, cộng đồng tham gia quản lý khoảng 2.348.295 ha rừng và đất chưa có rừng quy hoạch để trồng rừng Tính đến tháng 6 năm 2001, các cộng đồng dân cư thuộc 1.203 xã,

146 huyện của 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang tham gia quản

lý 2.348.295 ha rừng và đất chưa có rừng quy hoạch để trồng rừng (gọi tắt là đất rừng), chiếm khoảng 15,5% diện tích đất lâm nghiệp (đất có rừng và đất chưa có rừng) trên toàn quốc

2.2.1 Quản lý tài nguyên rừng theo phương pháp truyền thống

Đây là các loại rừng quản lý theo truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số Tại các khu rừng này, về mặt pháp lý, các quyền sở hữu, quyền

sử dụng rừng chưa được xác lập, nhưng trên thực tế nó đang được điều tiết một cách không chính thức bởi các luật tục truyền thống Trong xã hội cổ truyền của một số đồng bào dân tộc, thôn là đơn vị độc lập cao nhất, mỗi thôn đều có ranh giới lãnh điạ nhất định bao gồm cả đất, rừng, nguồn nước, suối Trong phạm vi của thôn, bản, các nguồn tài nguyên trên thuộc quyền sử dụng công cộng và được điều hành bởi một bộ máy tự quản do già làng hoặc trưởng thôn đứng đầu Các thành viên của làng được quyền tự do lựa chọn một mảnh rừng để canh tác nương rẫy Khi phạm vi rừng bị thu hẹp, dân số tăng lên thì diện tích nương rẫy dần dần thuộc quyền sử dụng của dòng họ

Trang 14

Toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của cộng đồng được thực hiện thông qua các luật tục hay hương ước thôn Hiệu lực của các luật tục được thực hiện thông qua sự hợp lực gắn bó với nhau giữa xã hội và tâm linh

Tính đến tháng 6 năm 2001, tổng diện tích rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống

là 214.006 ha, bao gồm: 86.701 ha đất có rừng; 127.304 ha đất trống đồi núi trọc Đó là những khu rừng thiêng, rừng ma, rừng đình, rừng thổ công, rừng

mó nước (giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng), rừng phòng hộ xóm làng (chống sạt lở, đá lăn…), những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng (săn bắn, thu hái măng, cây thuốc ), bãi chăn thả Ranh giới rừng từng thôn đều được phân định rất rõ ràng trong nhận thức của người dân Một số nơi, rừng trồng của HTX, rừng tự nhiên đã giao cho HTX trước đây sau khi chuyển đổi HTX đã giao lại cho các xã hoặc thôn quản lý Hình thức này phổ biến ở cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng

xa, nơi tính cộng đồng, hương ước thôn còn được duy trì

Xét về khía cạnh pháp lý: Tại Điều 9, Nghị định 17/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thi hành

Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991) đã ghi rõ: "Làng, bản hiện còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật Bảo vệ và phát riển rừng, mà không trái với những quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai thì được xét công nhận là chủ rừng hợp pháp đối với diện tích rừng, đất trồng rừng đang quản lý sử dụng" Như vậy, theo văn bản trên, Nhà nước thừa nhận

thôn là chủ rừng đối với diện tích rừng làng, rừng bản đã nói ở trên Nhưng trên thực tế, phần lớn diện tích đất dành vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng tự quản lý, chính quyền địa phương chưa làm thủ tục giao quyền sử dụng lâu dài cho các cộng đồng Tuy nhiên ở nhiều nơi, mọi sự tác động của Nhà nước và các tổ chức Nhà nước khác vào loại rừng này đều phải có sự thoả thuận và đồng ý của cộng đồng Những khu rừng này có vai trò quan

Trang 15

đồng và gần như cộng đồng có toàn quyền quyết định trong việc bảo vệ và sử dụng rừng cũng như hưởng lợi từ rừng Luật bảo vệ và phát triển rừng năm

2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc Nhà nước sẽ hợp pháp hoá diện tích rừng này, theo đó, Điều 29 quy định rõ cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng hiện cộng đồng đang quản lý, sử dụng có hiệu quả; khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng vv

2.2.2 Quản lý tài nguyên rừng dựa vào phương pháp trao quyền quản lý cho cộng đồng

Tổng diện tích rừng do cộng đồng dân cư thôn đang quản lý là 1.197.961 ha, bao gồm: đất có rừng 669.750 ha, đất trống đồi núi trọc 528.211

ha Thời gian qua (trước năm 2004 ), mặc dù pháp luật chưa quy định cộng đồng là đối tượng giao quyền sử dụng đất, nhưng đã có 18 tỉnh làm thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng trên cơ sở vận dụng các quy định tại Nghị định số 02/CP trước đây và sau đó được thay thế bằng Nghị định số 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

Về trạng thái rừng trên đất giao cho cộng đồng: phần lớn cộng đồng được giao quản lý, bảo vệ nuôi dưỡng những khu rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác kiệt Một số cộng đồng được giao đất trống đồi trọc để trồng rừng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, hiếm có trường hợp cộng đồng được giao những diện tích rừng giàu để quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài

Đối với diện tích đất và rừng giao cho cộng đồng: các thành viên của cộng đồng cùng đầu tư, quản lý và hưởng lợi, hoàn toàn dựa trên nguyên tắc

tự nguyện và cùng có lợi giữa các thành viên của cộng đồng Cộng đồng thành lập tổ, nhóm để tổ chức mọi hoạt động từ bảo vệ, cung cấp đầu vào, tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm và phân phối lợi ích cho các thành viên

Trang 16

trong cộng đồng Ở một số nơi, đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng đều thuộc các khu vực có triển khai các dự án thuộc chương trình 327 trước đây và chương trình 661 hiện nay hoặc ở những nơi có dự án từ nguồn tài trợ quốc tế, như chương trình phát triển lâm nghiệp Việt Nam -Thụy Điển ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các

dự án do DANIDA, WB tài trợ ở khu vực các tỉnh có triển khai dự án

Nhìn chung, hình thức quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng hiện nay đang chứng tỏ có hiệu quả, công tác bảo vệ rừng được tốt hơn Có nơi người dân đã được hỗ trợ vốn từ các dự án nên đã giúp cho việc tăng thu nhập

và cải thiện đời sống của họ Ở những nơi này, nhiều dự án đã áp dụng các phương pháp mới trong cả quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý vốn có sự tham gia của người dân, gắn với việc xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng một cách dân chủ, công khai, do vậy, họ rất phấn khởi và tích cực bảo vệ rừng Đây là loại hình quản lý rừng cộng đồng hiện được nhiều tỉnh quan tâm và đang có xu hướng được nhân rộng

Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù cộng đồng đã có quyết định giao đất, giao rừng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy ngoài nguồn đầu tư và hỗ trợ từ các chương trình, dự án thì các quyền cơ bản của chủ rừng theo quy định của pháp luật, cộng đồng vẫn không được hưởng như việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng, đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cũng như xử lý các hành vi xâm hại đến rừng cộng đồng là hết sức khó khăn Mặt khác, nảy sinh một số vấn đề cần quan tâm giải quyết như sau khi kết thúc các

dự án, nguồn đầu tư không còn, nếu không có những chính sách hỗ trợ ngay

từ đầu dễ dẫn đến tình trạng cộng đồng lại bỏ mặc không bảo vệ rừng; cần hướng dẫn cộng đồng các biện pháp tổ chức sản xuất, các hình thức góp vốn đầu tư và các nguồn lực khác của các thành viên; phân chia quyền hưởng lợi

từ rừng giữa các thành viên trong cộng đồng Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý bảo đảm các quyền của cộng đồng, theo

Trang 17

hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước, được hưởng lợi do các công trình bảo vệ, cải tạo rừng mang lại vv

2.2.3 Tình hình giao đất giao rừng ở Việt Nam

Tổng diện tích đất lâm nghiệp được cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới là 936.327 ha, bao gồm đất rừng phòng hộ 494.242 ha; đất rừng đặc dụng 39.289 ha; đất rừng sản xuất 402.795

Nhìn chung, loại hình nhận khoán rừng này, về thực chất, cộng đồng chỉ là người làm thuê cho chủ rừng, ngoài những công việc thực hiện theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng nhận khoán, cộng đồng không có quyền lợi và nghĩa vụ gì khác Mặc dù cộng đồng được nhận một khoản tiền khoán hàng năm, nhưng với mức quá thấp (50.000đ/ha/năm) chưa đủ cải thiện đời sống người dân, do vậy chưa tạo được sức hấp dẫn, nên ở một số nơi rừng

đã được khoán cho cộng đồng nhưng việc tổ chức bảo vệ cũng chỉ là hình thức và nguy cơ rừng bị tàn phá vẫn có thể xảy ra

Vùng Tây Bắc với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản

lý là 1.057.585 ha, chiếm 45,04% so với tổng diện tích rừng cộng đồng tham gia quản lý trong cả nước Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính

Trang 18

quyền địa phương giao cho cộng đồng là 732.676,6 ha, chiếm 69,27% tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý

Vùng Đông Bắc với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý là 472.376 ha, chiếm 20,12% so với tổng diện tích rừng cộng đồng trong cả nước Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 299.987 ha (chiếm 63,50 % tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý )

Vùng Tây Nguyên với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý là 495.797 ha chiếm 21,11% so với tổng diện tích rừng cộng đồng tham gia quản lý trong cả nước Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 131.634,9 ha, chiếm 26,54 % tổng diện tích đất rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý

Vùng Bắc Trung Bộ với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng là 188.144,4 ha, chiếm 8,01% so với tổng diện tích rừng cộng đồng tham gia quản lý trong cả nước Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 39.663,6 ha, chiếm 21,08 % tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý

Các vùng còn lại, diện tích rừng và đất rừng giao cho cộng đồng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ

2.3 Lịch sử nghiên cứu về công tác quản lí tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng

2.3.1 Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trên thế giới

Hầu hết các quốc gia ASEAN đang có các chính sách để phân cấp, phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng Họ đã thử nghiệm khá thành công cách tiếp cận có sự tham gia của người dân, chú ý đến tiến trình phát huy kiến thức bản địa, nâng cao năng lực của các cộng đồng thiểu số để xây dựng các

mô hình quản lý rừng cộng đồng

Trang 19

Một số nước như Nepal, Bangladesh, Philippines, Thái Lan đã phát triển khá thành công các cách tiếp cận có sự tham gia và hình thành các định chế, phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nhóm sử dụng rừng (Forest User Group – FUG) RECOFTC - Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực Châu Á Thái bình dương đã hơn 20 năm phát triển các phương pháp luận tiếp cận có sự tham gia để quản lý rừng cộng đồng

Tháng 9/2001 tại Chiang Mai – Thái Lan đã tổ chức một hội thảo quốc

tế về Lâm nghiệp cộng đồng, trong đó đã phản ánh nhu cầu phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam Những vấn đề cần quan tâm để phát triển lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực như:

- Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên rừng cho cộng đồng

- Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên quan để phát triển lâm nghiệp cộng đồng

- Phát triển một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng

- Phát triển các cách tiếp cận cả về kỹ thuật và xã hội để xây dựng các

kế hoạch quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng

Thực tế trên thế giới cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về các khía cạnh cải tiến chính sách, thể chế, tiếp cận, phát triển công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa, .để phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách thích hợp vào điều kiện Việt Nam Sau đây là điểm qua các khía cạnh liên quan từ quan điểm, khái niệm, thể chế chính sách đến giải pháp lập kế hoạch quản lý rừng

ở cấp cộng đồng đã được phản ảnh, nghiên cứu, tổng kết ở nhiều nước trên thế giới

Trang 20

+ Quan điểm, khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng dự vào cộng đồng:

Về phạm vi thuật ngữ cộng đồng, theo FAO (1996) một cộng đồng được định nghĩa như là “những ngừời sống tại một chỗ, trong một tổng thể” hoặc là “một nhóm ngừời sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung” Ý tứ về tính chất tổng thể hoặc cùng nhau gắn bó là gốc ngữ nghĩa trong thuật ngữ cộng đồng, nó giúp trả lời câu hỏi ai là người nằm trong một

hệ quản lý tập thể đặc biệt Trong khi từ “cộng đồng” ẩn dụ một nhóm người

“tổng thể” sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau theo cách nào đó, thì từ

“thôn xã” có nghĩa là giữa những nhóm người khác nhau Sự phân biệt giữa cộng đồng và thôn xã khá quan trọng trong khi nghiên cứu những ai có quyền hưởng lợi một vài tài nguyên công cộng và lợi ích được phân bổ như thế nào

Tiếp theo đó là thuật ngữ “Lâm nghiệp cộng đồng” (Community Forestry) đây là một thuật ngữ sẽ không bao giờ kết thúc việc tìm kiếm định nghĩa, theo FAO (1978) “Lâm nghiệp cộng đồng là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà người dân địa phương tham gia vào hoạt động lâm nghiệp”, tuy vậy nó thường được sử dụng với nghĩa hẹp hơn như là các hoạt động lâm nghiệp được tiến hành bởi cộng đồng hoặc nhóm người dân địa phương (J.E Michael Arnold (1999)) Ở Nepal dùng thuật ngữ “Nhóm sử dụng rừng” (Forest User Group) để chỉ hoạt động lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức bởi các nhóm đồng sử dụng tài nguyên rừng trong một làng

2.3.2.Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

Thực tế cho thấy chính phủ Việt Nam đang có chủ trương phát triển phương pháp quản lí rừng cộng đồng thông qua các chính sách giao đất giao rừng, xây dựng các hương ước, quy ước bảo vệ rừng thôn bản Từ năm 1999 với sự tài trợ của các dự án phi chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập nhóm lâm nghiệp cộng đồng quốc gia để đánh giá và đề xuấ các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam Đồng thời trong vòng 10

Trang 21

năm trở lại đây, cách tiếp cận có sự tham gia đã được áp dụng trong phát triển nông thôn, đây là cách làm tiến bộ để xây dựng phương pháp quản lý rừng có hiệu quả dựa vào người dân

Quản lý rừng cộng đồng đã được thực hiện từ trước đây trong các hệ thống quản lý rừng truyền thống cảu các cộng đồng dân tộc miền núi ở nước

ta Ngày nay phương thức này vẫn đang được tiến hành ở nhiều địa phương Yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rừng này là sự nhất trí của toàn thể người dân khi thực thi các điều khoản trong hương ước bảo vệ rừng của cộng đồng và sự phân chia quyền lợi các sản phầm từ rừng trên cơ

sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng Phương thức quản lý rừng

có sự tham gia của cộng đồng người dân sống gần rừng đã chứng tỏ tính hiệu quả về mặt kinh tế xã hội và bền vững về mặt sinh thái môi trường, phù hợp với chính sách giao đất giao rừng của nước ta hiện nay (Nguyễn Ngọc Bình (2000)

Để khôi phục và phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, ở Việt Nam đã bắt đầu các nghiên cứu cũng như thực hiện các dự án hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng trong các vùng khác nhau Các khía cạnh liên quan đến hệ thống như sau:

- Khái niệm và quan điểm về lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, các nghiên cứu về truyền thống và thực trạng quản

lý rừng cộng đồng

- Nghiên cứu về chính sách giao đất giao rừng có sự tham gia; về thể chế, tổ chức, trách nhiệm và chế độ hưởng lợi để phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng

+Khái niệm và quan điểm về lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng và thực trạng:

Về quan điểm và nhận thức khái niệm cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng hiện nay vẫn đang còn nhiều tranh cãi

Trang 22

Nhưng nhìn chung nhiều nhà khoa học, quản lý, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đều thừa nhận quản lý rừng với sự tham gia của các cộng đồng địa phương sống gần rừng là một tiềm năng để giới thiệu những hệ thống quản lý rừng khả thi về kinh tế - xã hội và bền vững về sinh thái, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nhà nước Thực tế cho thấy ở các hội thảo quốc gia, vùng vẫn còn

có sự hiểu lẫn lộn giữa quản lý rừng cộng đồng và lâm nghiệp của các tổ chức kinh tế tập thể Điều này dẫn đến sai lầm ở một số địa phương là không áp dụng quản lý rừng cộng đồng nữa, vì chính họ cho rằng nó đã có sẵn ở Việt Nam do chưa nhận rõ quản lý rừng cộng đồng kà một hình thức quản lý cần phải tồn tại cùng với lâm nghiệp nhà nước, lâm nghiệp tập thể và lâm nghiệp

tư nhân

Nguyễn Hồng Quân (2000) [10] cũng có quan điểm về vấn đề này đã phân loại cộng đồng ra hai loại: cộng đồng dân tộc và cộng đồng làng bản Các tổ chức cộng đồng theo truyền thống của dân tộc Việt Nam rất phong phú

và đa dạng: i) Cộng đồng dân tộc: Hiện nay nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân

tộc có những đặc điểm riêng về văn hóa, tổ chức xã hội, tiếng nói, tập quán

truyền thống và hệ thống sản xuất; Cộng đồng làng bản: Hiện cả nước có

khoảng 50.000 làng bản tập hợp lại trong khoảng 9000 xã Từ xa xưa, mỗi làng bản được coi là một tổ chức cộng đồng chặt chẽ với những đặc điểm riêng, như làng xóm ở miền xuôi là hình thức cộng đồng lâu đời được hình thành trên cơ sở của phương thức canh tác lúa nước, trong khi đó thôn bản làng là hình thức cộng đồng được hình thành trên cơ sở quan hệ sắc tộc và nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, ít đầu tư và sử dụng các sản phẩm tự nhiên,

có ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Ngoài hai loại hình chủ yếu này còn có các loại hình cộng đồng khác như: cộng đồng tôn giáo, cộng đồng họ tộc, cộng đồng giới tính, và một số tổ chức đoàn thể có cùng mối quan tâm hay cùng tầng lớp xã hội như: Hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,… Như vậy với việc thống kê và nêu đặc điểm tác giả đã cho

Trang 23

thấy khái niệm cộng đồng sử dụng trong phương thức quản lý rừng cộng đồng

ở nước ta là cộng đồng làng, bản

Cũng nhằm xác định quy mô, đối tượng của lâm nghiệp cộng đồng ở các tỉnh phía bắc, Vũ Long ((2003) đã đề xuất xuất phát từ thôn bản vì rừng thôn bản đã đựoc đề cập trong nghị định số 17/HĐBT về thi hành Luật bảo vệ

và phát triển rừng (1991) Nhưng các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành giao đất lâm nghiệp ( Nghị đinh 02/CP, nghị định 163) đã không đề cập đến vấn đề này Tuy vậy trong thực tiễn, ở rất nhiều tỉnh phía bắc, rừng làng, rừng bản vẫn tồn tại và có xu hướng phát triển Theo tác giả các lạo rừng thôn bản phổ biến là rừng thiêng, rừng bảo vệ nguồn nước, rừng phòng hộ xóm làng, rừng lâm sản gia dụng

Nhận định của hai tác giả trên là phù hợp với thực tiễn quản lý rừng ở vùng cao và gần đây được khẳng định trong điều 9 của luật đất đai 2003 [5], trong luật đất đai cộng đồng dân cư, làng, bản,… được xem là một trong những người sử dụng đất và được giao quyền sử dụng đất

Một loạt các nghiên cứu điểm về thực trạng quản lý rừng cộng đồng cũng đã được tiến hành trên các vùng sinh thái nhân văn và ở ác tỉnh miền núi phía bắc vav Tây Nguyên (An Văn Bảy,Bảo Huy, Nguyễn Huy Dũng, Vũ Long, Bùi Đình Toái, Trần Văn Con (2000), qua phân tích đã rút ra một kết luận quan trọng là: trong số các hệ thống quản lý rừng khác thì hình thức quản lý rừng cộng đồng là một phương án thích hợp cho quản lý rừng bền vững ở Việt Nam

+ Thử nghiệm giao đất giao rừng về chính sách, thể chế, tổ chức, tiếp cận để phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng:

Thực hiện nghị định số 163 và quyết định 178 của Chính phủ, cho đến thời điểm năm 2003, ước tính người dân đã tham gia quản lý khoảng 2,5 triệu

ha đất lâm nghiệp trong đó một số tỉnh thí điểm và triển khai giao rừng cho cộng đồng đi tiên phong là tỉnh Đắc Lắc giao 8000 hecta, tỉnh Sơn La giao

Trang 24

105.000 hecta rừng tự nhiên cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng thôn bản quản lý

Từ đây đã bước đầu rút ra kinh nghiệm ở các tỉnh về giao đất tự nhiên cho các cộng đồng thôn bản, kết quả cho thấy phương thức này đã được người dân ủng hộ vì đã gắn lợi ích của họ với rừng và hài hòa giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của cộng đồng ( Nguyễn Hồng Quân 2003)

Các tỉnh đã tiến hành giao rừng tự nhiên bao gồm: Đắc Lắc, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Nghệ An,…các khu rừng, đất lâm nghiệp được giao ở ác tỉnh phía bắc chủ yếu là đất trống, rừng non, trong khi đó ở Tây Nguyên đã giao cả các khu rừng tốt; từ đây đã tổng kết được kinh nghiệm bước đầu của tiến trình này

Trang 25

CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và quản lý rừng ở huyện Quế Phong nhưng do năng lực và thời gian có hạn nên: chỉ nghiên cứu ở ba thôn bản đó là Bản Mường Hin – Xã Tiền Phong, bản Pỏm Om - Xã Hạnh Dịch, bản Đồng Mới – Xã Đồng Văn của huyện Quế Phong - Tỉnh Nghệ An

Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến các vấn đề về quản

lý tài nguyên rừng và quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Quế Phong và quản lý dựa vào cộng đồng ở ba địa điểm nghiên cứu nói trên

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp:

Từ vấn đề nghiên cứu, xác định nội dung cần nghiên cứu và liệt kê các tài liệu và số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sau đó tìm kiếm

từ các nguồn khác nhau: thư viện, báo cáo của các cơ quan ban ngành liên quan địa phương, sách báo, tư liệu phong phú từ internet

2.2.2 Điều tra thu thập số liệu thứ cấp:

Xác định các số liệu cần thu thập thực địa như:

+ Số liệu còn khuyết thiếu

+ Số liệu cần đánh giá mang tính khách quan

+ Số liệu cần kiểm chứng

+ Số liệu đánh giá quan điểm và sự tham gia của cộng đồng

Từ đó xác định các phương pháp thu thập số liệu trên thực địa, trong cộng đồng Các phương pháp đã được sử dụng để phục vụ nghiên cứu như sau:

Trang 26

* Quan sát:

* Phỏng vấn những người cung cấp thông tin quan trọng: đối tượng cần tiếp cận là người lãnh đạo ở cấp xã, ở cấp thôn bản như già làng, trưởng bản, phương pháp phỏng vấn linh động

* Phỏng vấn các hộ dân ở địa bàn nghiên cứu (n≥30): Phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi dựng sẵn

2.2.3.Phương pháp phân tích và thống kê số liệu

Những số liệu đã thu thập được chúng tôi xử lí bằng phần mềm Microsoft Exel nhằm thống kê và biểu đồ hóa để làm dẫn liệu và dẫn chứng cho bài viết

Trang 27

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên – xã hội của huyện Quế Phong

3.1.1.1.Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý:

Quế Phong có toạ độ địa lý nằm trong khoảng 19o26’ đến 20o vĩ độ Bắc,

104o30’ đến 105o10’ kinh độ Đông Là một huyện miền, biên giới nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có đường biên giới Việt - Lào dài 68 km, là huyện cuối cùng nằm trên trục quốc lộ 48, cách thành phố Vinh 180 km Diện tích tự nhiên của huyện là

hình chính: Hình 3.1.1 Bản đồ hành chính Huyện Quế Phong

- Địa hình đồi núi cao : gồm các dải núi có độ cao hơn 1.000 m, nằm ở

phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 3 xã Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch Địa hình bị chi cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dầy đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn từ 1.600 – 1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là Phù Hoạt (2.452 m), núi Pả Môn (.1197m), núi Canh Cỏ (1.123m), Núi Mong (1.071m) Địa hình độ dốc thường trên 30o, dễ

Trang 28

gây hiện tượng sạt lở, trượt đất, diện tích dạng địa hình này gần 52% DTTN,

đây cũng là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu

- Địa hình đồi núi trung bình và núi thấp : Bao gồm các dãy đồi núi có

độ cao trong bình từ 250 – 850 m là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của huyện, tập trung ở các xã Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang Phong, Nậm Nhoóng, Tri Lễ và xã Nậm Giải

- Địa hình bằng, thấp: Gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao

hoặc dải đất bằng nằm dọc hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ

3-400 ha, phân bố tập trung ở các xã: Mường Nọc, Châu Kim, Quế Sơn, Tiền Phong và thị trấn Kim Sơn

+ Khí hậu:

Huyện Quế Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện có

3 khu vực với 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau Vùng cao mưa nhiều, độ ẩm lớn; nhiệt độ thấp Vùng thấp khí hậu ôn hoà hơn, sự khác biệt lớn nhất giữa 2 vùng là mùa hè nhiệt độ ban ngày vùng thấp thường cao hơn 2 – 30C và độ

ẩm không khí thấp hơn gây nên thời tiết khô nóng

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800 mm và phân bố theo mùa Mùa mưa từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, lượng mưa tập trung 70 - 90% lượng mưa cả năm thường gây ngập lụt, lũ quét, lũ ống Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp nên dễ gây thiếu nước, khô hạn ở một

số nơi Số ngày mưa trên 190 ngày/năm

Độ ẩm không khí bình quân 84%, tháng khô nhất 18% (tháng 1 - 3), tháng ẩm nhất 90% (tháng 8,9)

3.1.1.2 Các nguồn tài nguyên

+ Tài nguyên đất:

Ở huyện Quế Phong có các nhóm đất là: Đất phù sa có diện tích khoảng

3972 ha (2,1%), đất đỏ vàng được chia làm 3 loại chính: đất nâu đỏ trên sản

Trang 29

phẩm đá vôi 4263 ha (2,2%), đất feralit biến đổi do trồng lúa nước có diện tích 410 ha (0,22%), một số đất đỏ vàng còn lại diện tích lớn nhất 131413 ha (69,3%) các loại đất này có tới 80% diện tích nằm trên địa hình đồi núi cao và trung bình, còn lại diện tích loại Fs, Fj, Fq nằm trên đồi núi thấp và đất thung lũng (tập trung ở xã Đồng Văn, Tiền Phong, Cắm Muộn) Diện tích đất trên địa hình đồi núi cao và trung bình chủ yếu để phát triển lâm nghiệp Diện tích còn lại trên địa hình đồi núi thấp có điều kiện đưa vào sản xuất nông nghiệp như trồng cây lâu năm, làm nương cố định, đồng cỏ chăn thả tự nhiên Diện đất thung lũng chủ yếu để canh tác lúa,các loại cây màu, nuôi trồng thuỷ sản

+ Tài nguyên nước:

Quế Phong có nhiều sông suối phân bố tương đối đều trên địa bàn huyện, mật độ trung bình từ 0,5 - 0,6 km/km2, có bốn con sông chính chảy qua huyện là sông Chu, Sông Nậm việc, sông Nậm Quàng, Sông Nậm Giải

Nước ngầm ở Quế Phong chưa được điều tra xác định, nhưng qua thực

tế đào giếng khơi của nhân dân các vùng trong huyện thì mạch nước ngầm tương đối cao và có sẵn một số nơi ở vùng thấp có điều kiện đào giếng hoặc khoan giếng phục vụ sinh hoạt như ở xã Quế Sơn, xã Tiền Phong, Châu Kim

+Tài nguyên động, thực vật:

- Trong 144.528 ha đất có rừng có 142.332 ha rừng tự nhiên với trữ ượng gỗ gần 11 triệu m3, tre nứa khoảng 259 triệu cây, có loại gỗ quý hiếm

l-Pơ mu có trữ lượng khoảng 6500 m3 (diện tích 210 ha)

- Rừng trồng 2.196 ha, trong đó chủ yếu là cây quế

- Động vật rừng khá phong phú về số lượng và chủng loại như hổ, gấu,

bò tót, voi, lợn rừng, hươu, nai…

- Lâm nghiệp là một thế mạnh của Quế Phong, diện tích đất có rừng lớn

về diện tích, phong phú về chủng loại, đất rừng còn khá tốt, độ ẩm cao nên

Trang 30

cây rừng phát triển nhanh Cần có cơ chế chính sách về đầu tư , phát triển kinh tế rừng, gắn kinh tế hộ với phát triển lâm nghiệp để khai thác lâu dài có

hiệu quả lợi thế này

+Tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản ở Quế Phong không nhiều về chủng loại, trữ lượng cũng ít, gồm các loại sau:

- Mỏ thiếc ở Bản Na Ca xã Tri Lễ trữ lượng 6.905 tấn, diện tích chiếm đất 2 km2 Vàng ở Cắm Muộn, Quang Phong, trữ lượng 2.300 kg, diện tích chiếm đất 10 km2 Có khả năng khai thác công nghiệp, hiện tại chưa khai thác

- Đá vôi ở Quang Phong, Cắm Muộn diện tích chiếm đất 1.407 ha

- Sắt ở bản Chọt chưa thăm dò và khảo sát trữ lượng

- Cát sỏi xây dựng ở Quế Phong khá nhiều, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong huyện

- Đất sản xuất gạch ngói có rải rác khắp huyện đủ cung cấp cho nhu cầu

xây dựng trong huyện

3.1.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

+ Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,39%/năm giai đoạn 2001-2005, tăng 4,35% so với bình quân giai đoạn 1996-2000 Nhịp độ tăng giá trị sản xuất hàng năm giai đoạn 2005-2007 là 12,83% và đang chuyển sang giai đoạn sản xuất hàng hóa

Tổng giá trị sản xuất năm 2005 đạt 366,95 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2007 (467,2 tỷ đồng) Tăng trưởng nông lâm nghiệp bình quân năm 2,02%; công nghiệp – xây dựng 17,36%, dịch vụ 25,93% Nền kinh tế huyện Quế Phong đã bước đầu khởi sắc, các cây, con chủ lực được phát triển như:

Trang 31

nhưng hiện nay vẫn còn 52,42% theo tiêu chuẩn mới, xoá được hộ đói, triển khai tốt chương trình xoá nhà tạm Song do đặc điểm là huyện vùng núi cao, sản xuất còn đơn giản, nông nghiệp vẫn còn là ngành sản xuất chính, các ngành khác cũng đang từng bước phát triển nhưng tỷ trọng trong nền kinh tế vẫn còn thấp

+ Dân số:

Dân số có đến 31 tháng 12 năm 2007 là 63.438 người, tỷ lệ tăng dân số

là 2,21 % Trên địa bàn huyện có hơn 80% dân số là dân tộc Thái, ngoài ra còn 3 dân tộc chính khác là Kinh, Mông, Khơ Mú Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,57%/năm, ít có biến động dân số cơ học

Tổng lao động trong độ tuổi có đến 31 tháng 12 năm 2007 là 36.259 người chiếm 57,2% dân số, với tỷ lệ này thì số lao động của Quế Phong chưa phải

là cao, số phụ thuộc còn nhiều, điều đó trước mắt bất lợi cho sự phát triển kinh tế của huyện cũng như tạo việc làm sau này

Quế Phong là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trong đó chủ yếu là người Mông, Thái Tỷ lệ lao động trên tổng dân số thấp, hơn nữa trình độ học vấn của lực lượng lao động này còn rất hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông ở nông thôn, trong đó nhiều người còn không biết chữ, do vậy việc nắm bắt khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn

Qua thực trạng kinh tế và xã hội của Quế Phong cho thấy trong giai đoạn tới sự phát triển kinh tế xã hội vẫn là nông nghiệp kết hợp với sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đồng thời nâng cao hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống nhân dân Điều này đã gây nên một áp lực không nhỏ đối với đất đai

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên của ba xã nghiên cứu

3.1.2.1 Đặc điểm tự nhiên –xã hội của xã Tiền Phong

Trang 32

Tiền phong là xã nằm phía Đông và nằm trên trục Quốc lộ 48 là cửa ngõ của huyện Quế Phong với tổng diện tích tự nhiên là 14.305,37ha, chiếm 7,56% diện tích của huyện Tiền phong có thắng cảnh Thác Sao Va nổi tiếng thu hút nhiều khác du lịch điến thăm quan

Địa hình thuộc vùng núi cao, bị chia cắt bởi sông suối, khe lạch gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đi lại của nhân dân Diện tích đất lâm nghiệp lớn, tỷ lệ đất chuyên dùng cao, đất đồi núi cao và đá không có rừng cây ít, địa hình có độ cao trung bình thấp, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng cây trồng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, có thể trồng nhiều vụ trong năm vì vậy sản xuất nông nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng

Khí hậu hành năm vẫn chịu ảnh hưởng của lũ quét, kèm theo mưa to và gió mạnh gây thiệt hại về kinh tế đặc biệt là sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân

Tiền Phong là một xã vùng núi cao, tuy nhiên mật độ dân số ở đây thuộc mức trung bình trong huyện, dân cư phân bố không đồng đều nhưng vẫn mang đậm phong tục tập quán của vùng miền núi Toàn xã có 8.698 người (1.692 hộ dân) bao gồm 3 dân tộc anh em sinh sống là Thái, Kinh, Khơ

mú, trong đó 86,69% là dân tộc Thái

Những năm gần đây, nền kinh tế Tiền Phong có những chuyển biến rõ rệt, thực hiện việc đổi mới, cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch đúng hướng, dưới sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, dưới sự chỉ đạo và giám sát của Đảng

uỷ, Hội đồng nhân dân xã và nỗ lực phấn đấu của nhân dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tiền Phong phát triển không ngừng, bình quân lương thực, bình quân thu nhập tăng dần, đời sống của bà con nhân dân trong xã ngày được nâng cao Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người đạt 3,43 triệu đồng, tăng 520.000 đồng so với năm 2006, tỷ lệ đói nghèo giảm xuống còn 44,2%, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng đạt 12,4%

Trang 33

3.1.2.2 Đặc điểm tự nhiên – xã hội của xã Hạnh Dịch

Xã Hạnh Dịch nằm về phía Bắc của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 14 km, với tổng diện tích tự nhiên là 18.026,24 ha, chiếm 9,53% diện tích tự nhiên của huyện, địa hình của Hạnh Dịch nghiêng dần từ Bắc xuống Nam,

có con sông Nậm Việc bắt nguồn từ nước bạn Lào chảy qua thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp Xã có hai dạng địa hình, dạng địa hình đồi núi và thung lũng khá hiểm trở và phức tạp, chủ yếu tập trung ở phía Bắc, nhiều nơi tạo thành vách đứng

dễ gây sạt lở, trượt khối, hệ số xâm thực lớn tạo thành địa hình cắt xẻ tương đối phức tạp Vùng tập trung khu dân cư nằm sát với trung tâm xã đồng thời đây cũng

là vùng nông giang, địa hình tương đối băng phẳng thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp

Hạnh Dịch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời bị chi phối bởi đặc trưng của khí hậu miền Trung với những đặc điểm riêng của thời tiết miền núi phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An Hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa Đông lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10

Hạnh Dịch là một xã thuộc vùng núi cao, do diện tích tự nhiên rộng, mật

độ dân số ở mức thấp nhất của huyện (17 người/km2), dân cư phân bố không đều nhưng vẫn mang đậm nét phong tục tập quán của vùng miền núi Dân số toàn xã năm 2007 có 3.063 người gồm 2 dân tộc chính sinh sống: Thái và Kinh, trong

đó 99,28% dân tộc Thái

Hiện tại, do đặc thù của một xã vùng núi, cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu

về nông - lâm nghệp Tuy nhiên trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của xã

đã có những sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, mặc dù chưa lớn, nhưng đó cũng là dấu hiệu của sự phát triển đa dạng theo nền kinh tế thị trường, tăng dần tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành dịch vụ thương

mại Năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,88%, cơ cấu kinh tế năm

2007 của xã: Nông lâm, thủy sản 74,96%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trang 34

và xây dựng cơ bản 6,58 %, dịch vụ 18,47 % Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt là vấn đề then chốt, góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị quốc phòng an ninh

3.1.2.3 Đặc điểm tự nhiên – xã hội của xã Đồng văn

Đồng Văn là xã vùng núi đặc biệt khó khăn, nằm về phía Đông Bắc của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 23 km, có trục Quốc lộ 48 chạy qua, với tổng diện tích tự nhiên là 29.085,88 ha, chiếm 15,38% diện tích tự nhiên của huyện, địa hình của Đồng Văn khá hiểm trở và phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có núi đá dốc, khe lạch, vực sâu, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây sạt lở, trượt khối, hệ số xâm thực lớn tạo thành địa hình cắt xẻ phức tạp

Đồng Văn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời bị chi phối bởi đặc trưng của khí hậu miền Trung với những đặc điểm riêng của thời tiết miền núi phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An Hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa Đông lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10

Tổng dân số xã Đồng Văn có 3.778 khẩu, với 915 hộ, như vậy quy mô

hộ là 4,12 người/hộ Mật độ dân số của xã là 12,99 người/km2, là mức thấp của huyện Dân số của xã chủ yếu là người dân tộc Thái (97,9%) Tổng số hộ đói nghèo năm 2007 trên địa bàn xã 443 hộ, số hộ thiếu đói 611 hộ, diện tích đất ở là 29 ha với 915 hộ, bình quân đất ở 316,94 m2/hộ Số hộ có nhà ở kiên cố

320 hộ, số hộ có nhà ở dột nát, tạm bợ 595 hộ

Là một xã vùng cao, nền kinh tế của xã chủ yếu phụ thuộc vào nông lâm nghiệp, ngành nghề truyền thống không phát triển và không có khoáng sản, điều đó gây nhiều hạn chế cho phát triển kinh tế - xã hội Do đặc thù là một xã thuần nông, nên lao động của xã chủ yếu là nông nghiệp, mang tính

Trang 35

thời vụ, khi mùa vụ xong thì lượng lao động nông nhàn nhiều, chỉ có một bộ phận khác sống bằng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Hiện tại, do đặc thù của một xã vùng núi, cơ cấu kinh tế của xã vẫn nặng về nông - lâm nghệp Tuy nhiên trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của xã đã có những sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, mặc dù chưa lớn, nhưng đó cũng là dấu hiệu của sự phát triển đa dạng theo nền kinh tế thị trường, tăng dần tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành dịch vụ thương mại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt là vấn đề then chốt, góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị quốc phòng an ninh

3.2 Thực trạng, tình hình khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng

- Loài cây trồng chủ yếu là: Keo, Bạch đàn; Quế ,

- Đất lâm nghiệp hiện tại được giao cho các chủ quản lí gồm: 01 Ban quản lí rừng phòng hộ; 01 Lâm trường; 01 Tổng đội TNXP; 01 Khu

Trang 36

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

Diện tích (ha)

Diện tích (ha) 12076,68 15719,38 26100,1

Tiền Phong Hạnh Dịch Đồng Văn

bảo tồn thiên nhiên, 101 cộng đồng; 5027 hộ gia đình cá nhân Phần

còn lại chưa giao, UBND các xã trực tiếp quản lí

Toàn huyện hiện có diện tích đất lâm nghiệp là chủ yếu 152.768 ha; chiếm 97% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 80,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Rừng và đất rừng của huyện Quế Phong cùng với khu vực khác thuộc lưu vực sông Chu, sông Nậm Việc, sông Nậm Quàng, sông Nậm Giải là mái nhà xanh phòng hộ cho lưu vực, vùng đồng bằng và điều hoà nguồn nước cho thuỷ điện hiện tại cũng như tương lai sau này

Trong những năm gần đây, diện tích trồng và khoanh nuôi rừng luôn được tăng lên hàng năm Năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp là 121.013 ha, năm 2007 đạt 152.768 ha, tăng 26% Trong khi đó, khối lượng gỗ khai thác lại tăng lên qua các năm: năm 2000 khai thác 5.430 m3 gỗ tròn, năm 2005 khai thác 6.500 m3, năm 2007 khai thác 7.500 m3, đây là dấu hiệu không tốt cho rừng và đất rừng của Quế Phong

Tiền Phong có 12.076,68 ha rừng, chiếm 84,42 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó: rừng sản xuất có 8.649,95 ha, rừng phòng hộ 1.742,73 ha và đất rừng đặc dụng có 1.684 ha Độ che phủ của rừng ở xã Tiền Phong là 73,5%

Trồng rừng tập trung 15ha, trồng cây phân tán 3,5 ha, chăm sóc rừng 82,8 ha,

Hình 3.2.1 Biểu đồ so sánh diện tích rừng của 3 xã

Trang 37

khoanh nuôi 3.790 ha, diện tích bảo vệ rừng 12,567ha, trong đó bảo vệ rừng

dự án 112ha Độ che phủ của rừng đạt 85,5 % Công tác phòng chống cháy rừng được triển khai tốt, không xảy ra cháy rừng trên địa bàn

Đồng Văn có 26.100,1 ha rừng, chiếm 89,73 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó: rừng sản xuất có 12.047,51 ha, rừng phòng hộ 14.052,59 ha Độ che phủ của rừng đạt 86%

3.2.2 Tình hình khai thác:

Trong những năm trở lại đây tình hình khai thác lâm sản tuy đã được kiểm soát nhung hiện tượng khai thác lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra phần lớn được sử dụng để làm nhà, đóng đồ gia dụng tại địa phương Bên cạnh đó việc khai thác lâm sản phụ, tận thu, tận dụng được thực hiện theo quyết định 40/ BNN góp phần tăng thu nhập cho người dân và các chủ rừng

Khối lượng gỗ khai thác lại tăng lên qua các năm: năm 2000 khai thác 5.430 m3 gỗ tròn, năm 2005 khai thác 6.500 m3, năm 2007 khai thác 7.500 m3, đây là dấu hiệu không tốt cho rừng và đất rừng của Quế Phong

Khai thác các lâm sản khác ngoài gỗ, nứa như: Song, Mây, Khoai mài, dây nhớt đạt khoảng 1000 tấn/năm

Tuy vậy một tồn tại đáng báo động là nguồn lâm sản phi gỗ chủ yếu có sẵn từ rừng tự nhiên, chưa tổ chức trồng và khai thác trắng không theo kế hoạch dẫn đến cạn kiệt nguồn lâm sản phi gỗ Một số lâm sản phi gỗ khác được thống kê qua các năm như sau:

Bảng 3.2.2.1 Một số lâm sản ngoài gỗ khai thác qua các năm

Trang 38

Khi nghiên cứu tại ba địa điểm nghiên cứu cho thấy rằng có 63,3% hộ gia đình vào rừng hơn 2 lần trong một tuần và 82% trong số đó cho rằng họ vào rừng lấy củi Tuy nhiên tuy nhiên đã có 29% gia đình phải chặt củi tươi

để mang về và bình quân mỗi tuần họ tiêu thụ hết 29 kg củi khô Và bình quân mỗi thôn bản đã có 5 chiếc cưa xăng cầm tay phục vụ cho khai thác gỗ Vào mùa măng bình quân mỗi gia đình hái được 34 kg măng tươi/ ngày

và bình quân mỗi năm mỗi hộ gia đình thu nhập từ rừng (bán măng và các lâm sản khác khai thác lấy từ rừng) là 9,1 triệu đồng

Tuy nhiên giữa ba thôn bản đã nghiên cứu lại có sự khác nhau như sau: Bảng 3.2.2.2 So sánh tình hình khai thác rừng giữa ba địa điểm nghiên cứu

Tiêu chí so sánh Mường Hin Pỏm Om Đồng Mới

Số hộ gia đình vào rừng nhiều hơn 2 lần

mỗi tuần

3.2.3 Công tác bảo vệ tài nguyên rừng:

Trong những năm gần đây công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được nhà nước quan tâm Trên địa bàn huyện Quế Phong công tác bảo vệ và phát triển rừng cũng đạt được những kết quả khả quan đó là rừng nhiều năm liền không bị cháy, diện tích rừng ngày một tăng từ 63% năm 2001 lên 74,8% năm 2007 UBND huyện thường xuyên quan tâm và banh hành các văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ và phát triển rừng

Trang 39

Vi phạm lâm luật

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2005 2006 2007 9 tháng 2008

1 Tổng số vụ vi phạm vụ

2 Khai thác lâm sản trái phép vụ

3 Vận chuyển lâm sản trái phép vụ

4 Vi phạm khác vụ

Đối với công tác phòng cháy chứa cháy rừng hàng năm huyện đã tổ chức xây dựng phương án tác chiến, thành lập ban chỉ huy, thành lập lực lượng bảo vệ rừng và phòng cháy chứa cháy rừng từ huyện đến cơ sở, tổ chức tuyên truyền kí cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy đến tận các hộ dân

Với địa bàn rộng, diện tích rừng lớn, tài nguyên rừng đa dạng và phong phú với lợi nhuận cao do đó hiện tượng do đó hiện tượng khai thác, buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra hàng ngày mặc dù Hạt Kiểm lâm đã

có nhiều biện pháp ngăn chặn

Công tác chỉ đạo sản xuất nương rẫy: có thể nói việc làm rẫy trên địa bàn ngày càng có chuyển biến đáng mừng Diện tích rẫy từ 800 ha năm 2005 xuống 411 ha năm 2008 nguyên nhân là do chính sách phát triển kinh tế của huyện đã khuyến khích người dân sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, diện tích và năng suất lúa nước ngày cành tăng lên, thu nhập tư làm rẫy không cao Hiện nay vẫn chỉ còn tại các xã, bản đặc biệt khó khăn, thiếu đất sản xuất Hàng năm phòng nông nghiệp phối hợp với Hạt Kiểm lâm tổ chức giao đất và chỉ đạo bà con sản xuất nương rẫy Hầu hết người dân tuân thủ các quy định về làm rẫy không vi phạm trong quá trình sản xuất Tuy vậy vẫn không tránh khỏi một số hiện tượng làm rẫy trái phép, việc xử lí vi phạm là rất khó khăn bởi người dân quá nghèo và không có khả năng nộp phạt

Trong những năm

trở lại đây tình hình

khai thác lâm sản tuy

đã được kiểm soát

nhung hiện tượng khai

Trang 40

BNN một phần nào đó đã góp phần tăng thu nhập cho người dân và các chủ rừng tuy nhiên cũng có một số đối tượng đã lợi dụng sự sơ hở của quyết định này để khai thác một lượng gỗ lớn để làm nhà, đã có rất nhiều bài báo phản ánh về vấn đề này tuy nhiên xu hướng này vẫn chưa giảm do sở thích làm nhà sàn của những người giàu có Từ năm 1998 đến năm 2008 toàn huyện đã phát hiện và xử lý 369 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng: Lâm sản tịch thu 524m3 gỗ các loại, phạt tiền 434.600.000 đồng, tiền bán lâm sản 1.373.600.000 đồng Chỉ tính riêng đầu năm 2009 toàn huyện đã phát hiện và

xử lý 52 vụ vi phạm, tịch thu 105,82m3 các loại, phạt tiền là 120.363.000 đồng

Theo bảng số liệu ở phụ lục 3, các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng tăng lên qua các năm, cho thấy rằng tình hình khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép ngày càng phức tạp điều này có thể giải thích bởi các lý do sau đây:

- Thứ nhất, trong một vài năm trở lại đây, nhà nước đầu tư vốn vào phát triển kinh tế ở Quế Phong ngày càng nhiều, trong đó đặc biệt là xây dựng các nhà máy thủy điện và các tuyến đường giao thông quan trọng chính vì thế các nhà đầu tư, các doanh nhân đến với Quế Phong ngày một nhiều từ đây nhu cầu buôn bán sử dụng các sản phẩm từ rừng tăng lên

- Thứ hai, cũng là hậu quả của nguyên nhân thứ nhất đó là khi giải phóng mặt bằng công tác đền bù đã đem lại cho người dân một khoản thu nhập không nhỏ, nhu cầu xây dựng nhà cửa tăng lên, chính vi vậy mà số vụ vi phạm cũng tăng lên

- Thứ ba, đó là lực lượng kiểm lâm quá mỏng không thể đủ năng lực để kiểm soát một diện tích rừng lớn như vậy

3.2.4 Công tác phát triển rừng:

Trong những năm gần đây diện tích rừng Quế Phong tăng nhanh chủ

Ngày đăng: 09/11/2015, 20:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Bjoern Wode và Bảo Huy (2005). " Nghiên cứu lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam". Dự án GTZ quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên miền trung Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam
Tác giả: Bjoern Wode và Bảo Huy
Năm: 2005
7.Hà Công Tuấn. (2010). Tổng Quan về bảo vệ rừng Việt Nam và các giải pháp bảo vệ rừng. Websiet kiemlam.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng Quan về bảo vệ rừng Việt Nam và các giải pháp bảo vệ rừng
Tác giả: Hà Công Tuấn
Năm: 2010
8. Hoàng Xuấn Tý và Lê Trọng Cúc (1998). Kiến Thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến Thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên
Tác giả: Hoàng Xuấn Tý và Lê Trọng Cúc
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
9.Nguyễn Quang Hòa Anh (2010) Quản lý tài nguyên rừng thông qua loại hình rừng cộng đồng ở Thừa Thiên Huế. Websiet kiemlam.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Hòa Anh (2010) Quản lý tài nguyên rừng thông qua loại hình rừng cộng đồng ở Thừa Thiên Huế
10. PGS. TS Bảo Huy (2005) Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar, tỉnh Gia Lai. UBND Tỉnh Gia Lai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar, tỉnh Gia Lai
11. Phan Huy Tuấn và Cộng sự (2009). Phóng sự " Những cánh rừng cây thuốc nam và trái tim người già làng" .Chuyên mục Doanh Nhân và Cộng đồng - Truyền hình cáp Việt Nam (VTC) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cánh rừng cây thuốc nam và trái tim người già làng
Tác giả: Phan Huy Tuấn và Cộng sự
Năm: 2009
12. Phòng TNMT- UBND Huyện Quế Phong (2009). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quế Phong giai đoạn 2006 - 2010 định hướng đến năm 2020. UBND huyện Quế Phong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quế Phong giai đoạn 2006 - 2010 định hướng đến năm 2020
Tác giả: Phòng TNMT- UBND Huyện Quế Phong
Năm: 2009
13. Quốc hội Nước CHXH Việt Nam (2005).Luật bảo vệ và phát triển rừng. NXB Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bảo vệ và phát triển rừng
Tác giả: Quốc hội Nước CHXH Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2005
14. TS Trần Hữu Sơn (2007). Tri thức bản địa của người Hà Nhì với vấn đề bảo vệ rừng. Website laocai.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri thức bản địa của người Hà Nhì với vấn đề bảo vệ rừng
Tác giả: TS Trần Hữu Sơn
Năm: 2007
15. UBND huyện Quế Phong. (2009)Báo cáo " Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 245/ QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ về trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền các cấp". UBND huyện Quế Phong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 245/ QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ về trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền các cấp
18. UBND Xã Hạnh Dịch(2009). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hạnh Dịch giai đoạn 2008 - 2010 định hướng đến 2020.UBND xã Hạnh Dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hạnh Dịch giai đoạn 2008 - 2010 định hướng đến 2020
Tác giả: UBND Xã Hạnh Dịch
Năm: 2009
19. UBND Xã Đồng Văn(2009). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hạnh Dịch giai đoạn 2008 - 2010 định hướng đến 2020.UBND xã Đồng Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hạnh Dịch giai đoạn 2008 - 2010 định hướng đến 2020
Tác giả: UBND Xã Đồng Văn
Năm: 2009
1.Mỗi tuần gia đình anh chị vào rừng bao nhiêu lần: a.1 lần, b. 2 lần. c. nhiều hơn : … 2. Gia đình thường vào rừng để làm gì ?a. Lấy củi b. Hái thuốc và lâm sản ngoài gỗ c. Thức ăn cho gia súc d. Khác … Sách, tạp chí
Tiêu đề: a.1 lần, b. 2 lần. c. nhiều hơn : … "2. Gia đình thường vào rừng để làm gì
3. Các nghị định, quyết định, thông tin liên quan đến phân cấp quản lý tài nguyên rừng, giao đất rừng, hưởng lợi từ rừng (Nghị định 163, QĐ 178. QĐ 245, Thông tư liên tịch 80,..) Khác
4. Chu Thị Sang (2006). Báo cáo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam. Đại học Lâm Nghiệp Khác
5. Cục lâm nghiệp. (2000): Những kinh nghiệm và tiềm năng của quản lý cộng đồng ở Việt Nam. Dự án Quản lý bền vững tài nguyên vùng hạ lưusông Mê Kông, Dự án phát triển LNXH sông Đà. Tài liệu hội thảo quốc gia Khác
16.UBND Xã Hạnh Dịch (2009). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hạnh Dịch giai đoạn 2008 - 2010 định hướng đến 2020 Khác
17. UBND Xã Tiền Phong (2009). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội xã Tiền Phong giai đoạn 2008 - 2010 định hướng đến 2020 Khác
3.Rừng anh chị hay vào là của gia đình hay rừng chung của thôn bản ? a. Rừng của gia đình b. rừng của thôn bản Khác
4. Anh chị có được giao rừng không ? diện tích là bao nhiêu ? làm gì trên diện tích đó ? 5. Mỗi tuần gia đình dùng hết khoảng bao nhiêu kg củi Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w