Tuy nhiên, do lạm dụng, việc sử dụng thiếu kiểm soát và sai quy trình nên những mặt tiêu cực của hoá chất BVTV đã bộc lộ như: gây ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng trong nông sản, gây
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2017
Xác nhận của GVHD
Th.S Trần Thị Bích Phượng
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2017
Xác nhận của GVPB
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC I DANH MỤC BẢNG V DANH MỤC HÌNH VI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VII
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÓA CHẤT 6
1.1.1 Hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp 6
1.1.2 Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên Thế giới và ở Việt Nam 14
1.1.3 Thực trạng công tác quản lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam 17
1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT 18
1.2.1 Tổng quan chính sách quản lý hóa chất bảo vệ thực vật của Việt Nam trong những năm qua 18
1.2.2 Một số quy định của pháp luật liên quan đến việc quản lý hóa chất bảo vệ thực vật có hiệu lực hiện nay 20
1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT 21
1.3.1 Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường đất 22
1.3.2 Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường nước 22
1.3.3 Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường không khí 23
1.3.4 Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đối với người 23
Trang 41.4 HẬU QUẢ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO BAO BÌ ĐÓNG GÓI HÓA
CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT 24
1.5 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI 25
1.5.1 Phương pháp hấp phụ 25
1.5.2 Phương pháp oxy hóa khử 26
1.5.3 Phương pháp thủy phân 26
1.5.4 Lò đốt nhiệt cao 26
1.5.5 Biện pháp bao vây, ngăn chặn cách ly, chôn lấp 26
1.5.6 Xử lý sinh học 26
1.6 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ÁP DỤNG XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI VIỆT NAM 26
1.6.1 Công nghệ thiêu đốt 26
1.6.2 Công nghệ Na-tech 27
1.6.3 Chôn lấp 27
1.6.4 Công nghệ sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh 27
1.6.5 Công nghệ sử dụng tác nhân kiềm hóa 27
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN CỦ CHI 28
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2 Tài nguyên 30
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 31
2.2.1 Điều kiện kinh tế 31
2.2.2 Điều kiện xã hội 32
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN CỦ CHI 33
2.4 NHẬN XÉT CHUNG 33
2.4.1 Thuận lợi 33
2.4.2 Khó khăn 34
Trang 5CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở HUYỆN CỦ CHI 35
3.1 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ NHUẬN ĐỨC, TRUNG LẬP HẠ, AN NHƠN TÂY, NHUẬN ĐỨC 35
3.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Củ Chi 35
3.1.2 Tình hình sản xuất cây dây leo chính ở khu vực nghiên cứu 35
3.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT 37
2.2.1 Cách thức lựa chọn và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật 37
2.2.2 Các loại sâu, bệnh, cỏ dại thường gặp trên các cây hoa màu chính và biện pháp phòng trừ của người dân 39
2.2.3 Các chủng loại hóa chất bảo vệ thực vật thường được sử dụng tại khu vực nghiên cứu 41
2.2.4 Tần suất sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng tại huyện Củ Chi 45
2.2.5 Ý thức của người dân về hóa chất bảo vệ thực vật ở khu vực nghiên cứu 46
3.3 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ THẢI BỎ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 48
3.4 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG 50
3.1.1 Hiện trạng quản lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng tại khu vực nghiên cứu 50
3.1.2 Ý thức của người dân đối với hành vi vứt bao bì HCBVTV bừa bãi sau sử dụng 52
3.5 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT 52
3.6 ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG 53
3.7 DỰ BÁO LƯỢNG BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT CANH TÁC ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI 54
Trang 63.8 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO
VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG TẠI HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH 56
3.2.1 Giải pháp về mặt chế tài 56
3.2.2 Giải pháp về mặt kinh tế 57
3.2.3 Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 KẾT LUẬN 61
2 KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại hóa chất BVTV theo gốc hóa học 8
Bảng 1.2: Phân loại hóa chất BVTV theo công dụng 9
Bảng 1.3: Phân loại độ độc của thuốc BVTV theo Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) 11 Bảng 1.4: Phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn 11
Bảng 1.5: Độ bền của các thuốc BVTV 12
Bảng 1.6: Một số dạng thuốc BVTV 13
Bảng 1.7: Giá trị tiêu thụ hóa chất BVTV trên thế giới 14
Bảng 1.8: Giá trị tiêu thụ HCBVTV trên thế giới 15
Bảng 3.1: Diện tích canh tác và năng suất các cây dây leo chính ở khu vực nghiên cứu 36
Bảng 3.2: Cách thức lựa chọn HCBVTV 38
Bảng 3.3: Cách sử dụng HCBVTV 38
Bảng 3.4: Các vấn đề dịch hại và biện pháp phòng trừ được người dân áp dụng 39
Bảng 3.5: Các chủng loại hóa chất BVTV thường được sử dụng tại khu vực nghiên cứu 41
Bảng 3.6: Tần suất sử dụng HCBVTV và lượng HCBVTV được sử dụng tại huyện Củ Chi 45
Bảng 3.7: Bảng thể hiện tỉ lệ tham gia tập huấn về kiến thức nông nghiệp của người dân 46
Bảng 3.8: Lượng bao bì HCBVTV sau sử dụng phát sinh 48
Bảng 3.9: Cách quản lý bao bì HCBVTV tại khu vực nghiên cứu 50
Bảng 3.10: Thái độ của người dân đối với hành vi vứt bao bì hóa chất bừa bãi 52
Bảng 3.11: Nhận thức của người dân đối với việc xử lý bao bì HCBVTV 53
Bảng 3.12: Dự báo lượng bao bì HCBVTV tồn lưu trên môi trường canh tác đến năm 2020 trên địa bàn huyện Củ Chi 54
Bảng 3.13: Bảng so sánh biện pháp thu gom bằng bể theo thông tư liên tịch và biện pháp KQHC khi áp dụng tại khu vực nghiên cứu 57
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Con đường phát tán HCBVTV đến môi trường và con người 21
Hình 1.2: Các biểu hiện gây bệnh của HCBVTV lên người của HCBVTV 23
Hình 2.3: Bản đồ hành chính huyện Củ Chi 28
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí các điểm kháo sát ở 4 xã 36
Trang 10MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho mùa màng Do vậy để nâng cao năng suất cây trồng, cũng như việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ sản xuất, giữ vững an ninh lương thực quốc gia thì việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật luôn là biện pháp quan trọng và mang tính chiến lược
Tuy nhiên, do lạm dụng, việc sử dụng thiếu kiểm soát và sai quy trình nên những mặt tiêu cực của hoá chất BVTV đã bộc lộ như: gây ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng trong nông sản, gây độc cho người và các loại động vật, làm mất cân bằng tự nhiên, suy giảm đa dạng của sinh động vật, xuất hiện nhiều loại dịch hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại Chính vì vậy mà hóa chất BVTV vẫn phải xếp trong danh mục các loại “chất độc” Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các điểm ô nhiễm do hoá chất BVTV tồn lưu gây ra trên phạm vi toàn quốc từ năm 2007 đến 2009 cho thấy toàn quốc có trên 1.100 địa điểm
bị ô nhiễm hoá chất BVTV thuộc nhóm POPs, có tới 289 kho chứa nằm rải rác tại
39 tỉnh, thành trong cả nước, tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang Trong số này, có tới 89 điểm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng kho bãi xuống cấp và rò rỉ hoá chất Việc quản lý và xử lý lượng thuốc này như thế nào đang là thách thức của các nhà chuyên môn và quản lý
Bên cạnh những ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến môi trường, ô nhiễm do bao bì đóng gói các loại thuốc đó cũng đang là vấn đề nóng ở các vùng thuần nông Tiến bộ về KHCN ngày càng cao thì mẫu mã chủng loại của bao bì hóa chất BVTV ngày càng đa dạng Theo ước tính của Viện bảo vệ thực vật , lượng bao bì hóa chất BVTV thường chiếm khoảng 14,86% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy mỗi năm chúng ta đã thải ra môi trường sản xuất khoảng 15.000 tấn bao bì các loại Trước đây, phần lớn vỏ bao bì là chai thủy tinh nhưng gần đây đã được thay thế bằng một phần lớn chai nhựa và các túi Polyethylen, đây là các chất Polyethylen khó phân giải Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật cho thấy, lượng thuốc còn bám lại trên vỏ bao bì trung bình chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì, như vậy mỗi năm chúng ta đã đổ vào môi trường sản xuất khoảng trên 200 tấn hóa chất BVTV Lượng thuốc này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, ô nhiễm nguồn đất, nước và nhiễm bẩn nông sản (Nguyễn Trường Thành, 2007)
Trang 11Củ Chi là một huyện ngoại thành, cách TP.Hồ Chí Minh 45km về phía Tây Bắc Theo chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp
đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, Củ Chi sẽ trở thành vùng phát triển nông nghiệp đô thị trọng điểm với diện tích 24.010 ha (năm 2015), 20.620 ha (năm 2020) và 18.960 ha (năm 2025) Theo đó, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm thì yêu cầu sản xuất hiệu quả, năng suất, chất lượng và bền vững càng phải được chú trọng Bên cạnh đó, chất thải và các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, nếu không được quản lý chặt chẽ, có thể phát tán ra môi trường
và lan truyền đến khu vực hạ nguồn Do đó, việc quản lý và ngăn ngừa ô nhiễm trong hoạt động nông nghiệp của huyện Củ Chi có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng môi trường chung của TP.Hồ Chí Minh
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn của Th.S Trần Thị Bích Phượng, em tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý bao bì đóng gói các loại hóa chất BVTV sau khi sử dụng tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- Thống kê được các loại HCBVTV và khối lượng HCBVTV mà người dân sử dụng
- Thống kê được khối lượng bao bì HCBVTV sau sử dụng được thải bỏ trên đồng ruộng và khối lượng bao bì HCBVTV phát sinh trong quá trình sử dụng HCBVTV
- Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV trong sản suất nông nghiệp trên các cây trồng khảo sát
- Đánh giá công tác quản lí bao bì đóng gói hóa chất BVTV sau sử dụng của người dân tại vùng nghiên cứu
Trang 12- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý bao bì của HCBVTV sau sử dụng tại vùng nghiên cứu
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao bì đóng gói hóa chất BVTV sau sử dụng tại huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh
Công tác quản lý và xử lý bao bì HCBVTV sau sử dụng tại khu vực nghiên cứu
Cây trồng khảo sát: cây dây leo ngắn ngày như khổ qua, dưa leo, bí xanh
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá
- Điều tra các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo phương pháp thu thập số liệu từ UBND huyện Củ Chi, các UBND xã tại khu vực thuần nông của huyện
- Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp công tác quản lý bao bì chứa HCBVTV sau sử dụng tại huyện Củ Chi, TP.HCM
- Phân tích, tổng hợp các kết quả thu được trong quá trình điều tra phỏng vấn ý kiến của người dân địa phương về việc xử lý bao bì HCBVTV sau sử dụng
và ý kiến của các chủ cửa hàng bán HCBVTV
Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, chụp ảnh, ghi chép cách người dân địa phương sử dụng thuốc BVTV, xử lý bao bì sau sử dụng và số bao bì còn lại trên cánh đồng, đường làng, ngõ xóm ở các xã thuần nông ở huyện Củ Chi
Phương pháp phỏng vấn, điều tra
Tiến hành phỏng vấn đối với các đối tượng sau: Cán bộ khuyến nông ở các
xã, các chủ cửa hàng bán HCBVTV trên địa bàn huyện và người dân địa phương
Trang 13Theo thông tin UBND huyện Củ Chi thì trên địa bàn có 16 cửa hàng bán HCBVTV nằm rải rác ở khắp địa bàn, chủ yếu nằm ở các chợ lớn nhỏ Tôi đã tiến hành phỏng vấn 10/16 chủ cửa hàng tại các điểm khác nhau
Việc phỏng vấn đối với đối tượng người dân địa phương chủ yếu tập trung ở vùng Tây Bắc của huyện - khu vực thuần nông Huyện Củ Chi có tổng diện tích tự nhiên 43.496 hécta, chiếm 20,4% so với diện tích toàn thành phố, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 26.240 hécta, gồm 20 xã và 1 thị trấn , diện tích trồng trọt phân
bố đều trên các xã Theo kết quả điều tra nông nghiệp - nông thôn ngày 01 tháng 7 năm 2006 cơ cấu ngành nghề ở Củ Chi được thể hiện: hộ công nghiệp 32,28%, hộ nông nghiệp 29,85%, hộ thương nghiệp 16,25%, hộ dịch vụ 9,17%, hộ xây dựng 6,56%, hộ vận tải 2,26%, hộ dịch vụ khác 9,17% Vì số hộ tham gia nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn ở khu vực nghiên cứu nên tôi thực hiện điều tra ngẫu nhiên tập trung chủ yếu tại 4 xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, An Nhơn Tây và Phước Thạnh (4
xã sản xuất nông nghiệp tập trung theo Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển huyện Củ Chi đến năm 2020 và tầm nhìn 2025), phương pháp điều tra cụ thể được
mô tả như sau:
Phương pháp điều tra thông qua phỏng vấn bằng hỏi đáp được sử dụng nhằm khai thác các thông tin từ đối tượng làm nông nghiệp tại huyện Củ Chi Đây sẽ là các dữ liệu để tính toán lượng phát thải bao bì HCBVTV sau sử dụng đối với việc trồng trọt cây thân leo tại khu vực nghiên cứu
Nội dung của phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thu thập các thông tin cần thiết đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu, bao gồm các nhóm thông tin cơ bản như sau:
- Thông tin về hộ điều tra: tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số nhân khẩu, hình thức sản xuất nông nghiệp (bền vững hoặc không bền vững)…
- Thông tin về nguyên vật liệu, năng lượng, vật tư, nhân công… nông hộ sử dụng cho sản xuất cây thân leo (dưa leo, khổ qua và bí đao): Các loại tài nguyên, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất (Đất, nước, phân, HCBVTV, giống cây), các thông tin khác (qui mô canh tác, công lao động)
- Thông tin về qui cách xử lý bao bì HCBVTV sau sử dụng của các nông hộ
- Thông tin về nhận thức môi trường của nông hộ trong quá trình sản xuất cây thân leo
Phương pháp thu mẫu
Trang 14Tiến hành thu gom các loại bao bì HCBVTV được thải bỏ tại đồng ruộng của mỗi địa điểm phỏng vấn Số lượng bao bì của mỗi vị trí khảo sát sẽ được để riêng
lẻ
Thống kê tên thương phẩm của các loại bao bì HCBVTV sau sử dụng được thải
bỏ tại đồng ruộng Tiến hành cân từng loại bao bì HCBVTV, từ đó thu được kết quả
là tổng khối lượng bao bì HCBVTV thải bỏ trên đồng ruộng của mỗi vị trí khảo sát
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tổng hợp, phân tích và xử lý thống kê bằng phương pháp thống kê mô tả trên phần mềm Microsoft Excel
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÓA CHẤT
1.1.1 Hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1.1 Vị trí và vai trò của hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp
Sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp chủ đạo, quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Theo đánh giá của FAO (1989) mỗi năm nền nông nghiệp của thế giới thiệt hại khoảng 75 tỷ đôla Mỹ do sâu bệnh và cỏ dại Ở Liên Bang Nga mức độ thiệt hại mùa màng do sâu bệnh và cỏ dại ước tính khoảng 71,3 triệu tấn ngũ cốc, trong đó thiệt hại do bệnh khoảng 45,1%; cỏ dại – 31,4% và sâu hại – 23,5% Thế giới sẽ không có đủ lương thực, thực phẩm nếu không có thuốc BVTV Theo tính toán của
Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO), nếu không có thuốc BVTV năng suất của các loại ngũ cốc như lúa, lúa mì, khoai ngô, đậu tương sẽ giảm khoảng 40%, các loại rau như bắp cải, củ cải cà chua giảm năng suất khoảng 70%, và chúng ta sẽ không còn các loại quả như táo, đào hay cam bởi chúng sẽ bị hỏng toàn bộ vì sâu bệnh Cho đến nay, chưa một quốc gia nào trên thế giới phát triển nền nông nghiệp mà không sử dụng đến HCBVTV, Nhật Bản là một quốc gia phát triển và rất coi trọng an toàn vệ sinh thực phẩm mà chỉ có 0,24% nông sản là các sản phẩm hữu cơ Chính vì vậy, vấn
đề bảo vệ thực vật có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp,
vì việc bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh và diệt trừ cỏ dại sẽ tạo điều kiện để hình thành năng suất cao cho các cây trồng
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên sâu bệnh phát triển còn nhiều hơn bình quân trên thế giới, như vậy, trên TG năng suất giảm trung bình 50% thì ở VN có thể giảm nhiều hơn, đặc biệt là một số cây trồng như rau, cây ăn trái nếu không có HCBVTV thì năng suất có thể giảm lên đến 70% thậm chí là mất trắng Còn nói về lương thực, cây lúa là một cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn nhưng cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng sâu bệnh, cỏ dại thì trung bình nếu không có HCBVTV thì cây lúa có thể mất 40-50% sản lượng, điều này có thể hình dung như sau: nếu chúng ta sản xuất được 28 triệu tấn gạo trong một năm vừa qua mà không có thuốc BVTV chúng ta sẽ không có gạo để xuất khẩu, đồng nghĩa với việc này là chúng ta sẽ mất đi lượng ngoại tệ rất lớn, tương đương 2,5 tỉ đô la
Trang 16trong 1 năm Nền nông nghiệp nước ta thì rất đa dạng về cơ cấu cây trồng, giống, nhiều chế độ luân canh, xen canh, gối vụ, nhiều mùa vụ, với những phương thức canh tác khác nhau Nhiều biến động xảy ra do khí hậu, thời tiết dẫn đến biến động trong các hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là các quần thể sinh vật hại, nấm gây bệnh cho cây trồng Vì vậy, người nông dân luôn phải ứng phó với những khó khăn không những về biến đổi thời tiết, khí hậu mà còn phải bảo vệ cây trồng, mùa màng khỏi bị dịch bệnh, sâu hại, cỏ dại và chuột phá hoại Vai trò của công tác BVTV, trong đó hóa chất BVTV là công cụ, phương tiện quan trọng đắc lực của nông dân nhằm đảm bảo được năng suất cao, mùa màng bội thu, tránh được sâu hại phá hoại mùa màng
1.1.1.2 Ưu, nhược điểm của hóa chất bảo vệ thực vật
* Ưu điểm
- Dễ sử dụng, áp dụng trên diện tích lớn trong thời gian ngắn Điều này quan trọng khi dịch hại gia tăng trên diện tích lớn;
- Tiêu diệt nhanh côn trùng, đáp ứng nhanh với bộc phát đột ngột sâu bệnh;
- Áp dụng một biện pháp có thể kiểm soát nhiều loại dịch hại khác nhau;
- Thường nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản một cách rõ rệt;
- Dễ ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau
* Nhược điểm
- Dễ gây độc cho người trực tiếp áp dụng HCBVTV (pha chế, phun thuốc…), cho gia súc, sinh vật có ích ở chung quanh khu vực áp dụng hóa chất Nếu sử dụng không đúng cách, đôi khi thuốc còn gây ngộ độc cho thực vật, hoặc còn lưu bả trong nông sản và gây ngộ độc cho người hoặc gia súc ăn phải;
- Nhiều trường hợp HCBVTV ảnh hưởng sâu sắc đến quần thể sinh vật và cân bằng sinh thái, nhất là ở những vùng mà biện pháp hóa học BVTV được sử dụng trên qui mô lớn
- Gây ô nhiễm trên môi trường sống, nhất là đối với các loại hoạt chất có độ bền lớn, dễ lưu tồn trong đất với thời gian dài Phải mất khoảng 10 năm để phân hủy 95% DDT, hiện nay DDT đã thấy hiện diện trong đất ở nhiều nơi
- Gây ra hiện tượng quần thể dịch hại kháng thuốc, thường xảy ra khi dùng một loại HCBVTV hay các loại khác nhau nhưng có cùng hoạt chất liên tục nhiều năm tại một địa phương
Trang 171.1.1.3 Định nghĩa hóa chất bảo vệ thực vật
FIFRA (Đạo luật Liên bang Mỹ về thuốc trừ côn trùng, nấm và nhóm gậm nhấm [Federal Insecticide, Fungicide, and Rodenticide Act]) định nghĩa về thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) như sau:
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm siêu vi trùng, tuyến trùng…) những chất có nguồn gốc động vật, thực vật được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại như côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, rong, rêu cỏ, dại, ốc sên… (pest)
Theo quy định tại Điều I Chương I, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều tiết sinh trưởng thực vật, những chế phẩm
có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến
để tiêu diệt
1.1.1.4 Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật
*Phân loại theo các gốc hóa học
Dựa theo gốc hóa học hóa chất BVTV được chia thành các nhóm được thể hiện trong bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1: Phân loại hóa chất BVTV theo gốc hóa học
1 Nhóm thuốc gốc
Clo hữu cơ
Aldrin, BHC, Chlordan, DDE, DDT, Dieldrin, Endrin, Endosulphan, Heptachlor, Keltan, Lindane, Methoxyclor, Rothan, Perthan, TDE, Toxaphen v.v
2 Nhóm thuốc gốc
lân hữu cơ
Methyl Parathion, Ethyl Parathion, Mehtamidophos, Malathion
Trang 18(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)
*Phân loại theo công dụng (đối tƣợng phòng chống)
Dựa theo công dụng hóa chất BVTV đƣợc chia thành các nhóm đƣợc thể hiện trong bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2: Phân loại hóa chất BVTV theo công dụng
1 Thuốc trừ sâu
bệnh
Hợp chất hữu cơ clo (hydrocloruacacbon);
Hợp chất hữu cơ phospho (este axit phosphoric);
Trang 19TT Công dụng Thành phần chính
3 Thuốc diệt nấm
Thuốc diệt nấm vô cơ (trên căn bản sulfur đồng và thủy ngân);
Thuốc diệt nấm hữu cơ (dithiocarbamat);
Thuốc diệt nấm qua rễ (benzimidazoles);
Kháng sinh (sản phẩm từ vi sinh vật)
4 Thuốc diệt chuột
Chất chống đông máu (Hydroxy coumarins);
Các loại khác (Arsennicals, thioureas)
5 Thuốc kích thích
Ức chế sinh trưởng (hợp chất quatermary);
Kích thích đâm chồi (Carbamates);
Kích thích rụng quả (cyclohexmide)
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)
*Phân loại theo nhóm độc
Dựa vào độ độc của chúng có thể chia hóa chất BVTV thành các nhóm được thể hiện ở bảng 1.3 và 1.4 sau:
Trang 20Bảng 1.3: Phân loại độ độc của thuốc BVTV theo Tổ chức Y tế Thế giới (WTO)
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)
Bảng 1.4: Phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tƣợng về độ
Vạch màu
LD 50 đối với chuột (mg/kg)
Thể rắn Thể
lỏng Thể rắn
Thể lỏng
Xanh lá cây > 2000 > 3000 > 1000 > 4000
Trang 21(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)
*Phân loại theo thời gian hủy
Dù xử lý bằng phương pháp nào, cuối cùng thuốc BVTV cũng đi vào đất, tồn tại ở các lớp đất khác nhau, trong các khoảng thời gian không giống nhau Trong đất thuốc BVTV thường bị vi sinh vật đất phân giải hay bị đất hấp phụ (bị sét và mùn hút) Nhưng có nhiều loại thuốc có thời gian phân hủy dài, khi dùng liên tục và lâu dài, chúng có thể tích lũy trong đất một lượng rất lớn
Để đánh giá khả năng tồn tại của thuốc trong đất, người ta thường dùng chỉ tiêu Thời gian bán phân hủy (Half life), được kí hiệu bằng trị số DT50 (Disappeared time - DT: thời gian bị biến mất): là khoảng thời gian tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm kể từ khi hoạt chất được đưa vào đất đến khi hàm lượng chỉ còn một nửa lượng thuốc đưa vào
Căn cứ vào trị số DT50, Briggs (1976) chia độ bền của các thuốc BVTV thành 4 nhóm, được thể hiện trong bảng 1.5 sau:
đã công bố Luật thống nhất tên dạng thuốc BVTV và đề nghị sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn cầu
Một số kí hiệu thông dụng và dạng thuốc BVTV được thể hiện trong bảng sau:
Trang 22CS Capsule
suspension
Huyền phù viên nang
Thành phẩm ở dạng huyền phù bền của các viên nang trong một chất lỏng, thường hòa loãng với nước trước khi phun
EC Emulsifiable
Concentrate
Thuốc sữa đậm đặc (Thuốc đậm đặc có thể nhũ hóa)
Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất, được pha với nước thành một nhũ tương
Thành phẩm ở dạng huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong một chất lỏng Phải hòa loãng với nước trước khi dùng
SL Soluble Thuốc đậm đặc
tan trong nước
Dạng lỏng (trong suốt hay đục) được hòa với nước thành dung dịch phun Trong thành phẩm có thể chứa phụ gia không tan trong nước
Thành phẩm ở dạng hạt được phân rã và khuếch tán trong nước trước khi dùng
WP Wettable
powder Bột thấm nước
Thành phẩm ở dạng bột, khuếch tán được trong nước, tạo một huyền phù khi
sử dụng
(Nguồn: Manual on the development and use of FAO specification for plant
protection products- Rome, 1999)
Trang 231.1.2 Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên Thế giới và ở Việt
Nam
1.1.2.1 Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên Thế giới
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hóa học BVTV có nhiều thăng trầm, song tổng giá trị tiêu thụ hóa chất BVTV trên thế giới tăng lên không ngừng, chủng loại ngày càng phong phú Hằng năm, trên thế giới có khoảng 1.450 - 1.500 hoạt chất thuốc BVTV Nhưng được dùng phổ biến và thường xuyên khoảng 350 - 400 hoạt chất
Hiện nay thuốc BVTV được sử dụng rộng rãi trên thế giới Ước tính hàng năm các nước trên thế giới đã dùng khoảng 1,25 triệu tấn thuốc BVTV nguyên chất
Từ năm 1960 - 1990 việc lạm dụng hóa chất BVTV đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đối với môi trường và con người Tuy nhiên bất chấp những tác hại đó, con người vẫn sử dung hóa chất BVTV, lượng hóa chất BVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà còn tăng lên (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)
Sản lượng HCBVTV trên thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới sản xuât ra 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra 3 triệu tấn mỗi năm Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại HCBVTV
Bảng 1.7: Giá trị tiêu thụ hóa chất BVTV trên thế giới
ở các quốc gia Cụ thể được thể hiện trong bảng 1.8 sau:
Trang 24Bảng 1.8: Giá trị tiêu thụ HCBVTV trên thế giới
Trang 251.1.2.2 Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Trong giai đoạn 1957 - 1990 lượng hóa chất BVTV ở Việt Nam dao động từ 14.000-16.000 tấn/năm Giai đoạn từ 1990 đến nay, kể từ khi có chính sách đổi mới năm 1986, thị trường hóa chất BVTV đã thay đổi cơ bản Nền kinh tế thị trường nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn HCBVTV, giá cả cạnh tranh có lợi cho nông dân Lượng hóa chất sử dụng trong sản xuát nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng Trong đó phần lớn là hóa chất trừ sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh Giai đoạn gần đây cơ cấu tỉ lệ các loại HCBVTV đã được thay dổi đáng kể, nhiều loại hóa chất mới hiệu quả hơn, an toàn hơn với sức khỏe cộng đồng và môi trường được nhập khẩu, sản xuất và sử dụng
Việc kinh doanh và sử dụng HCBVTV không đúng quy định làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng Hầu hết thuốc BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài Nếu như trước năm
1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong
03 năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần Các loại thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành phẩm hàng năm với trị giá từ 210 - 774 triệu USD Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc Bên cạnh đó, tình trạng thuốc giả, nhái và thuốc nhập lậu tràn lan trên thị trường cũng là một vấn đề “nhức nhối” trong vấn đề quản lý và sử dụng thuốc BVTV
Theo kết quả điều tra, thống kê về các điểm tồn lưu hóa chất BVTV từ năm
2007 đến năm 2009 đã phát hiện 1.153 khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố Trong số này, có khoảng 864 khu vực môi trường đất bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn 17 tỉnh, thành phố và 289 kho hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố Trong đó, 189 khu vực
bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng và ô nhiễm nghiêm trọng, 87 khu vực bị ô nhiễm
và 588 khu vực đất có ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu nhưng vẫn chưa đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm
Kết quả điều tra mới đây nhất của các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
đã phát hiện thêm 409 khu vực bị ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu Hầu hết nằm ở địa bàn các tỉnh miền Bắc và miền Trung
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại VN đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí Cục
Trang 26Bảo vệ thực vật- Bộ NN&PTNT cho biết, kết quả thanh, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trong thời gian gần đây đối với 13.912 hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV, thì có đến 4.167 hộ (chiếm 29,9%) sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì sau khi sử dụng vứt bừa bãi không đúng nơi quy định… Các vi phạm chủ yếu là người nông dân không có phương tiện bảo hộ lao động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì vứt bừa bãi không đúng nơi quy định…
Đối với các cơ sở buôn bán thuốc BVTV, qua tra kiểm tra tại 12.347 cơ sở,
cơ quan chức năng cũng phát hiện 1.704 cơ sở vi phạm quy định, chiếm 13,8% Các hành vi vi phạm chủ yếu là không có chứng chỉ hành nghề, không có giấy phép kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục, kém chất lượng, hết hạn sử dụng… Với lượng thuốc BVTV sử dụng rất lớn, ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra tại Việt Nam đang trở nên ngày một nghiêm trọng hơn
1.1.3 Thực trạng công tác quản lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt
Nam
Việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan, ném bao bì bừa bãi, đã khiến nền nông nghiệp của chúng ta bị đầu độc “Chưa bao giờ con đường từ bàn ăn đến nghĩa địa lại ngắn như bây giờ” Câu nói nổi tiếng đó của một đại biểu Quốc hội, có nguồn gốc từ sự “nhiễm độc toàn tập” này Nền nông nghiệp bị nhiễm độc là một nền nông nghiệp không hiệu quả, dù sản lượng có cao đến mấy Hóa chất BVTV được sử dụng càng nhiều thì lượng bao bì của chúng được thải ra cũng tăng lên đáng kể Không chỉ thói quen phun thuốc đẫm sương khiến một lượng lớn thuốc BVTV đào thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm, mà việc nông dân vứt các vỏ thuốc đã qua
sử dụng một cách bừa bãi trên đồng ruộng cũng là một kênh gây ô nhiễm môi trường Khi nông dân vứt 1 vỏ thuốc BVTV, tương đương đã thải ra môi trường khoảng 1,85% lượng thuốc BVTV, tính theo tỷ trọng bao bì Trong khi đó, người dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng thuốc BVTV còn tồn lại trên vỏ bao bì
Có tới hơn 65% những người dân được hỏi khẳng định họ vứt vỏ bao bì ngay tại nơi pha thuốc Phần khác do các chế tài, quy định của nhà nước còn lỏng lẻo và chưa có tính răn đe, chưa có các điểm thu gom tập trung và xử lý rác thải bao bì HCBVTV đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn
Một con số được đưa ra tại hội nghị tổng kết chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành (thuộc tỉnh An Giang), đã khiến dư luận giật mình: Trong một năm, chỉ một
Trang 27huyện (cụ thể ở đây là huyện Thoại Sơn) đã thải ra môi trường gần 70 tấn vỏ bao bì thuốc BVTV (Vũ Hữu Sự - nongnghiep.vn-2017)
Theo thông tin từ Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, trung bình mỗi năm tỉnh này thải ra môi trường khoảng 800 tấn bao bì thuốc BVTV, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của các tỉnh trong cả nước tuy nhiên điều lo ngại nhất hiện nay
là bao bì thuốc BVTV chưa được thu gom, xử lý tiêu hủy theo đúng quy định của chất thải độc hại
Đây là những con số đáng báo động về lượng phát thải từ hoạt động nông nghiệp cho thấy việc quan tâm, chú ý đến công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV sau sử dụng là hết sức cấp thiết Trong thời gian qua, chính quyền cũng đã có các giải pháp thu gom và xử lý để giảm lượng phát thải này
Từ năm 2015, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) được Sở TNMT và chi cục trồng trọt bảo vệ thực vật hỗ trợ xây dựng thùng thu gom bao bì, chai lọ hóa chất BVTV đặt tại các xứ đồng, tính đến năm 2017 đã xây dựng được 698 thùng chứa phân bố toàn huyện
Tháng 6 năm 2016 vừa qua chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang đã phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể tổ chức được 21 cuộc thu gom bao bì
vỏ chai thuốc BVTV, với số lượng 10.404 kg, đem đi tiêu hủy tại nhà máy xi măng Holcim (huyện Kiên Lương)
Các mô hình thu gom và xử lý bao bì hóa chất BVTV sau sử dụng cần được nhân rộng, phổ biến và được đầu tư hơn để đảm bảo việc ô nhiễm môi trường nông nghiệp nói riêng, sức khỏe cộng cồng và môi trường tự nhiên nói chung được giảm thiểu một cách triệt để nhất
1.2.1 Tổng quan chính sách quản lý hóa chất bảo vệ thực vật của Việt Nam
trong những năm qua
Trước những năm 1980, Việt Nam đã sử dụng một hệ thống quản lý tập trung cho nông nghiệp Thuốc BVTV được nhập khẩu, phân phối và hướng dẫn sử dụng cho các cán bộ nhà nước ở các cấp chính quyền khác nhau Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam phát triển hướng tới nền kinh tế thị trường, bắt đầu từ các chính sách đổi mới được thông qua vào năm 1986, ngành thuốc BVTV được tư nhân hóa nhiều hơn, đặc biệt là đối với việc nhập khẩu thuốc BVTV, sản xuất, xây dựng và phân phối (bán lẻ) Các dịch vụ khuyến nông tư vấn nông nghiệp trong sản xuất nông
Trang 28nghiệp được giới thiệu bởi các công ty sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV cho sản xuất rau
Để cung cấp một cơ sở pháp lý cho các tư nhân nhập khẩu thuốc BVTV, sản xuất, đóng gói và phân phối, Bộ NN & PTNT hàng năm (từ năm 1986 trở đi) đã ra một danh sách các loại thuốc BVTV đã được phê duyệt cho nhập khẩu, sản xuất, phân phối và sử dụng tại Việt Nam Từ năm 1992 trở đi, danh sách này đã được bao gồm ba loại: loại thuốc BVTV được phép, thuốc BVTV hạn chế sử dụng, và thuốc BVTV bị cấm Thuốc BVTV loại thứ hai chỉ có thể được sử dụng tại địa điểm cụ thể, đối với các loại cây trồng cụ thể, với các phương pháp ứng dụng yêu cầu nghiêm ngặt Danh sách các loại thuốc BVTV hàng năm được cập nhật là các loại thuốc BVTV mới đăng ký cũng như phân loại lại thuốc BVTV, giới hạn hoặc cấm
sử dụng Danh sách này rất quan trọng cho các cơ quan quản lý thuốc BVTV của nhà nước ở tất cả các cấp để thực hiện các chính sách quốc gia Nó cũng quan trọng đối với tư nhân trong việc nhập khẩu thuốc BVTV, sản xuất và phân phối
Pháp lệnh số 8-L/CTN ban hành năm 1993, là văn bản pháp lý toàn diện đầu tiên về quản lý thuốc trừ sâu tại Việt Nam, phác thảo các mục tiêu bảo vệ thực vật; các yêu cầu cho sản xuất thuốc BVTV, phân phối và sử dụng; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc theo dõi và kiểm tra các hoạt động liên quan đến nhập khẩu, sản xuất, phân phối và sử dụng thuốc BVTV, thiết lập một hệ thống BVTV từ trung ương đến cấp huyện Pháp lệnh số 8-L/CTN đã được sửa đổi vào năm 2001, cùng việc sử dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để kiểm soát sâu bệnh trong nông nghiệp Việt Nam đã được nhấn mạnh hơn nữa
Trong thập kỷ qua, chính phủ Việt Nam đã nổ lực đáng kể ủng hộ và thực hiện các chiến dịch giảm thuốc BVTV khác nhau như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” và “4 đúng”… nhắm vào mục tiêu giảm sử dụng hóa chất BVTV ở các loại cây trồng Chiến dịch “ 4 đúng” đã chính thức được thể chế hóa vào năm 2013 trong luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật Luật này bao gồm các phần tương tự như Pháp lệnh sửa đổi số 8-L/CTN năm 2001, quy định đặc biệt về đăng kí thuốc BVTV, nhưng tập trung vào hiệu quả sinh học là tiêu chí quan trọng nhất đối với việc đăng
kí sản xuất thuốc BVTV, ngoài ra Luật sẽ có tác động hành chính mạnh hơn về thuốc BVTV, nguồn nhân lực và tài chính được phân bổ nhiều hơn cho việc thực thi các chính sách đăng ký thuốc BVTV và các chiến dịch về thuốc BVTV
Ngoài những nổ lực nhằm giảm việc sử dụng hóa chất BVTV thì nhà nước cũng đã bắt đầu chú ý hơn đến bao bì đóng gói thuốc, cụ thể trong năm 2016 vừa qua, Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT được ban hành và
có hiệu lực từ ngày 30/06/2016, hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao
Trang 29gói hóa chất BVTV sau sử dụng một cách hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng mà hóa chất BVTV tác động đến môi trường và sức khỏe con người
1.2.2 Một số quy định của pháp luật liên quan đến việc quản lý hóa chất
bảo vệ thực vật có hiệu lực hiện nay
Để phát huy mặt tích cực của HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra, không những cần tăng cường nghiên cứu sử dụng hợp lý HCBVTV, mà còn cần có những quy định chặt chẽ của nhà nước trong việc thống nhất quản lý các khâu: sản xuất, kinh doanh, lưu thông và sử dụng cũng như sau sử dụng HCBVTV Sau đây là một số quy định của pháp luật liên quan đến việc quản lý HCBVTV có hiệu lực hiện nay:
Các quy định về Quản lý thuốc BVTV thuộc Chương 4 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 được Quốc hội ban hành tháng 11/2013, có hiệu lực
từ ngày 01/01/2015 Các văn bản hướng dẫn gồm:
- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo
vệ và kiểm dịch thực vật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 01 năm
Điều lệ Quản lý thuốc BVTV được ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ
Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN Quyết định Ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Điều 5 hết hiệu lực - Văn bản thay thế: Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT: Quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật)
Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV có hiệu lực từ ngày 01/08/2015
Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT: Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng
Trang 30Quyết định số 2537/QĐ-BTNMT: Quyết định Ban hành chương trình của BTNMT triển khai quyết định số 1946/QĐ-TTG ngày 21/10/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước” giai đoạn 2010 - 2015
Ngoài ra còn có các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng thuốc BVTV về cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, quy trình kiểm tra sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng và các văn bản hướng dẫn của Cục BVTV Như vậy, đến nay Chính phủ và các Bộ đã có đủ các cơ sở pháp lý để quản lý thuốc BVTV từ khâu sản xuất, gia công, sang chai đóng gói, kinh doanh đến khâu sử dụng Những văn bản đó có hiệu lực thi hành, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng có liên quan, nhất là bà con nông dân, những người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV
Con đường phát tán của hóa chất BVTV trong môi trường
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng HCBVTV đã tác động đến môi trường, sức khỏe cộng đồf ng bằng nhiều cách khác nhau được thể hiện theo sơ đồ:
Hình 1.4: Con đường phát tán HCBVTV đến môi trường và con người
(Nguồn: Phạm Văn Biên và cộng sự, 2000)
Trang 311.3.1 Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường đất
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng HCBVTV vì khi phun cho cây trồng có tới 50% số hóa chất bị rơi xuống đất, đó là chưa kể đến biện pháp bón trực tiếp vào đất, các hạt HCBVTV rơi vào đất theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất
Khi vào trong đất, một phần của thuốc được cây hấp thụ, phần còn lại được keo đất giữ lại, làm cho cơ, lý, hóa tính của đất giảm sút Mặt khác, chúng tồn tại một thời gian dài trong các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hoặc tạo các dạng hợp chất liên kết trong đất Các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn bản thân
nó Thí dụ: DDT sau một thời gian sử dụng tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3 lần Khi nồng độ độc tố trong đất quá cao gây một số vùng bị nhiễm bệnh, bạc màu, khô cằn, tạo mầm bệnh trong đất, về lâu dài làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, mất cân bằng sinh thái, gây ngộ độc… Các HCBVTV thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg… sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu trong đất, gây ô nhiễm đất
1.3.2 Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường nước
HCBVTV có thể đi vào môi trường nước bằng nhiều con đường khác nhau như:
- Khi sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất;
- Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước;
- Nước chảy tràn qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV;
- Do nước thải từ các nhà máy sản xuất HCBVTV
HCBVTV xâm nhập vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt, nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh Có chất có thể trở thành trầm tích đáy, để rồi có thể tái hoạt động khi lớp trầm tích bị xáo trộn Có chất có thể tích tụ trong cơ thể sinh vật tại các mô khác nhau, qua quá trình trao đổi chất và thải lại môi trường nước qua con đường bài tiết HCBVTV đi vào cơ thể động vật thủy sinh như tôm, cua, cá… làm cho chúng mắc bệnh hoặc dẫn đến chết, hệ sinh thái dưới nước bị hủy hoại đồng thời còn ảnh hưởng tới mạch nước ngầm Khi nước ngầm ô nhiễm thì chính nguồn nước con người đang sử dụng cũng bị nhiễm độc và ô nhiễm, làm thay đổi cả một hệ sinh thái lớn
Trang 321.3.3 Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường không khí
HCBVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu khiến cho không khí bị ô nhiễm Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió sẽ thúc đẩy quá trình khuếch tán của hóa chất làm ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn Ô nhiễm không khí do HCBVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp
HCBVTV xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn khác nhau:
- Khi phun HCBVTV sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới dạng bụi, hơi Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy thuộc vào loại hóa chất, cách sử dụng và tùy theo điều kiện thời tiết
- Do sự quang hóa, bốc hơi HCBVTV sau khi phun
- Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá trình sản xuất, vận chuyển HCBVTV
1.3.4 Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đối với người
Thông thường, các loại HCBVTV xâm nhập vào cơ thể con người và động vật chủ yếu từ 3 con đường: Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài da, đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống và đi vào khí quản qua đường hô hấp Các con đường nhiễm độc rất khác nhau đối với từng loại hoá chất Ví dụ, dichlorvos (DDVP) dễ bay hơi và dễ nhiễm qua đường hô hấp; endosulfan gây độc khi nhiễm qua da hơn là qua đường hô hấp, còn chlorpyrisfos lại dễ gây nhiễm qua đường tiêu hoá hay đường hô hấp hơn là qua da; gây nên các biểu hiện xấu đến cơ thể con người, cụ thể được biểu hiện trong hình 1.5 sau:
Biểu hiện tác động gây bệnh của HCBVTV trên người
bào non Mãn
Độc bào thai
Độc sinh học
Độc đột biến
U lành
U ác
Hình 1.5: Các biểu hiện gây bệnh của HCBVTV lên người của HCBVTV
(Nguồn: Phùng Minh Long, 2000)
Trang 33Ở tất cả các nước, tần suất bị nhiễm HCBVTV lớn nhất là ở những người trực tiếp sử dụng, tiếp theo là những người sinh sống cạnh các vùng canh tác phun nhiều HCBVTV Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy ở Mỹ và châu Âu tỉ lệ ung thư trong nông dân cao hơn nhiều so với những người không làm nông nghiệp Việc tiếp xúc thường xuyên với HCBVTV khiến nguy cơ mắc bệnh như ung thư, bệnh máu trắng (bạch cầu) khá cao
HCBVTV đã được xác định là tác nhân thúc đẩy việc hình thành khối u não trong động vật và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy điều này cũng diễn ra đối với con người Theo thống kê, tỉ lệ người chết do ung thư não đã tăng lên trong
số những người có giấy phép sử dụng HCBVTV ở Italia và những nhân công trồng nho ở Pháp – những người có mối liên hệ đặc biệt với việc tiếp xúc các HCBVTV Hầu hết các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em có bố mẹ là những người làm công việc tiếp xúc với HCBVTV hoặc sử dụng thuốc trừ sâu ở nhà và vườn lớn hơn so với các đối tượng khác Càng sử dụng nhiều hoá chất thì tác động càng lớn
Ví dụ như, nghiên cứu các trường hợp trẻ em tiếp xúc thuốc sâu 1 lần/tuần, 1 đến 2 lần/tuần và hầu hết các ngày trong tuần thì mức độ rủi ro tương ứng tăng là 80%, 100% và 250%
Khi thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể con người qua đường ăn uống, chúng có thể bị loại bớt theo khí thở, theo phân hoặc nước tiểu Tuy nhiên, các chất độc hại này vẫn chuyển hóa qua gan Số thuốc bảo vệ thực vật dễ hòa tan trong nước thì sẽ bị loại bỏ nhưng lại có những hóa chất sẽ tạo thành những chất trao đổi trung gian độc hơn, tích lũy trong một số cơ quan hoặc mô mỡ gây tổn thương và kèm theo các triệu chứng ngộ độc nguy hiểm Thuốc bảo vệ thực vật có trong thức ăn, đồ uống với lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp tính như gây rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy), rối loạn thần kinh (nhức đầu, hôn mê, co giật hoặc co cứng cơ…), suy tim mạch, suy hô hấp rất dễ dẫn đến tử vong Theo điều tra của Cục
Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp
tử vong (do ngộ độc cấp tính ) vì lượng hóa chất tồn đọng quá cao trong thực phẩm Nếu liều lượng ít, được đưa gián tiếp vào cơ thể thông qua thực phẩm, về lâu dài từ 3-5 năm sẽ phát bệnh ( Tim Mạch, Ung Thư…)
CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
Vấn đề người nông dân vẫn còn có ý thức thấp, họ không nghĩ tới những hậu quả dài lâu mà môi trường sống phải gánh chịu, cũng như đất canh tác và nguồn nước bị ô nhiễm, từ chính những việc, hành động tưởng như là rất “nhỏ” mà họ gây
Trang 34nên, đó là xả rác bừa bãi, đặc biệt là rác thải từ bao bì đựng thuốc kích thích, thuốc BVTV thường được làm bằng nhựa, nilon - là các chất cực kì lâu phân hủy, vì thế
nó sẽ tồn tại trong đất lâu, và sẽ tác động và ảnh hưởng tới môi trường rất lớn Cũng
có một số lượng không nhỏ vỏ bao bì đựng thuốc kích thích cây trồng, thuốc BVTV được làm bằng sắt, thủy tinh, và với những loại “rác” chất liệu này mà người nông dân thải ra đồng ruộng thì lại càng cực kỳ nguy hiểm, không chỉ đến môi trường sống, mà còn “sát hại” ngay chính người nông dân, khi những chai lọ thủy tinh, sắt này qua thời gian bị vỡ ra sẽ là hiểm họa nếu như ai giẫm, hay xéo phải Thực tế, đã
có không ít người đi làm đồng giẫm, xéo phải mảnh vỡ của các chai, hộp đựng thuốc BVTV, và bị què, bị nhiễm trùng Rồi không chỉ con người, mà ngay như gia súc là trâu bò cày kéo nhiều khi cũng là nạn nhân của các loại “rác” này khi chúng vấp phải, dẫn tới bị thương
Theo Đánh giá tác động môi trường của một sản phẩm dựa trên phân tích vòng đời của sản phẩm (LCA: Life Cycle Assessment), thì sản phẩm làm từ nhựa gây tác động đến môi trường gấp nhiều lần so với từ nguyên liệu sinh học Bao bì nhựa được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất
từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi các sản phẩm này lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi sản phẩm bao bì này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người Không chỉ dừng lại
ở tác hại của bao bì thông thường, bao bì đóng gói HCBVTV sau sử dụng còn xót lại một lượng HCBVTV làm tăng khả năng tồn dư HCBVTV trong đất, tăng khả năng sinh ra những tác động không tốt đến sức khỏe cộng đồng và môi trường
1.5 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO
VỆ THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI
1.5.1 Phương pháp hấp phụ
Là việc sử dụng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên hoặc các chất hấp phụ tổng hợp khác để hấp phụ các thuốc bảo vệ thực vật sau khi chúng được hoà tan vào nước Các loại chất hấp phụ bao gồm: than hoạt tính, silicagel, nhựa tổng hợp
có khả năng trao đổi ion, cacbon sunfua, than nâu, than bùn, than cốc, dolomit, cao lanh, tro và các dung dịch hấp phụ lỏng
Trang 351.5.2 Phương pháp oxy hóa khử
Có hai loại phản ứng oxy hoá khử là oxy hoá trong môi trường axit và oxy hoá trong môi trường kiềm Mục đích của quá trình oxy hoá khử là dùng các chất có tính oxy hoá để phá vỡ một số liên kết nhất định, chuyển hoá chất có độc tính cao thành chất có độc tính thấp hơn hoặc không độc Các tác nhân oxy hóa thường được dùng là: Chlorine, Ozone, Potassium permanganate (KMnO4), Dihydro dioxit (H2O2)
1.5.3 Phương pháp thủy phân
Để xử lý các bao bì chứa thuốc thuộc nhóm Lân hữu cơ, Carbamate và Pyrethroids bằng cách sử dụng Na2CO3 hoặc NaOH để xử lý thuốc khi đã hoà tan trong nước
1.5.4 Lò đốt nhiệt cao
Đây là một trong những công nghệ được nghiên cứu đầy đủ nhất và ứng dụng rộng rãi nhất ở nhiều nước đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển để tiêu huỷ nhiều loại thuốc và bao bì chứa các chất thuộc nhóm clo hữu cơ khó phân giải (POPs) như thuốc trừ sâu clo hữu cơ, PCBs, các loại chất nổ
1.5.5 Biện pháp bao vây, ngăn chặn cách ly, chôn lấp
Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp bao bì có lẫn thuốc clo hữu cơ bền vững như DDT hoặc sử dụng khi thuốc tồn đọng có chứa các kim loại nặng nguy hiểm
1.5.6 Xử lý sinh học
Sử dụng hệ vi sinh vật đặc hiệu để phân hủy các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật thành các chất không độc Quá trình xử lý sinh học có thể diễn ra trong hai điều kiện là hiếu khí và hiếm khí, tùy từng điều kiện và chủng loại vỏ bao bì thuốc BVTV
1.6 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ÁP DỤNG XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI VIỆT NAM
1.6.1 Công nghệ thiêu đốt
Hiện tại ở nước ta có một số công ty có hệ thống lò đốt đáp ứng đủ điều kiện đốt thuốc bảo vệ thực vật an toàn như công ty xi măng Holcim tại Kiên Giang, Công ty Môi trường Xanh tại Hải Dương
Trang 361.6.2 Công nghệ Na-tech
Đây là phương pháp sử dụng Na kim loại để khử các thuốc Clor hữu cơ Nghiên cứu là sự phối hợp giữa Viện Hoá học và Viện Bảo vệ thực vật năm 2006 phương pháp Na-Tech đã thu được kết quả bước đầu: Thuốc Endosulfan sau xử lý
đã không còn ở dạng ban đầu
1.6.3 Chôn lấp
Ở nước ta, việc chôn lấp bao bì thuốc BVTV cũng đã được nghiên cứu ứng dụng ở nhiều cấp độ khác nhau ở hầu khắp các địa phương Song, hầu hết đây là giải pháp tình thế Phần nhiều là các bể xây xi măng chưa đảm bảo tiêu chuẩn chôn lấp thuốc BVTV (như ở Viện BVTV, tỉnh Nghệ An, ) Hầu hết các bao bì thuốc chôn lấp này cần phải xử lý triệt để bằng các phương pháp khác để tránh ô nhiễm ra môi trường (Nguyễn Trường Thành , 2007)
1.6.4 Công nghệ sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh
Tác nhân Fenton (Fe2+ + H2O2) là một trong các hệ oxy hoá mạnh nhất đang được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng để xử lý các hóa chất bảo vệ thực vật và rất
có hiệu quả trên nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau trong đó có POPs
1.6.5 Công nghệ sử dụng tác nhân kiềm hóa
Hầu hết các thuốc BVTV đều có tính axit, tan mạnh trong nước Sử dụng tác nhân Ca(OH)2 sẽ xảy ra phản ứng trao đổi nhóm thuỷ phân trong một số thuốc được thay thế bằng OH và độ độc có thể giảm đi nhiều
Trang 37CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI, HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN CỦ CHI
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Hình 2.6: Bản đồ hành chính huyện Củ Chi.
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10053’00” đến 10010’00” vĩ độ Bắc và từ
106022’00” đến 106040’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 43.496 hécta, chiếm 20.4% so với diện tích toàn thành phố, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 34.101 hécta Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương
- Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh
- Phía Tây giáp tỉnh Long An
Trang 38Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50 km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á
b Đặc điểm địa hình
- Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ
và miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và Đông bắc – Tây nam Độ cao trung bình so với mặt nước biển
- Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt
độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12) Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng
kể
- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là
80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2.920 giờ
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng trong năm như sau:
- Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình từ 1,5 – 2,0 m/s;
- Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây – Tây nam, vận tốc trung bình từ 1,5 – 3,0 m/s
- Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1 – 1,5 m/s
Trang 39d Đặc điểm thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính:
- Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m
- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương… Riêng chỉ
có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều
pH xấp xỉ 4; Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu Đây là một loại đất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng rau, hoa màu
Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu … Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây như cao su, điều vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường phân bón bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ
Trang 40Nhóm đất đỏ vàng:
Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau Đặc điểm của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp,khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hòa tan
dễ bị rửa trôi
b Tài nguyên nước
Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao Tuy nhiên, phân bố không đều tập trung ở phía Đông của huyện (Sông Sài Gòn) và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một lượng nước ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 – 4m
c Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê, năm 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện
là 319,24 hécta, trong đó rừng tự nhiên 139,27 hécta chiếm 43,63% diện tích đất có rừng; rừng trồng 179,97 hécta, chiếm 56,37% diện tích đất có rừng
Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1 Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (73,41%); thương mại, dịch vụ (14,02%) và nông nghiệp (12,56%) Cụ thể, Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 47.296,351 tỷ đồng, trong đó, thương mại dịch vụ 6.632,463 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 34.722,136
tỷ đồng, nông nghiệp 5.941,752 tỷ đồng Diện tích gieo trồng bình quân hàng năm ước đạt trên 37.500 hécta Diện tích gieo trồng rau bình quân trên 8.400 hécta Diện tích hoa cây kiểng đạt 587 hécta (165 hécta hoa lan) Cây ăn quả 3.942 hécta, đang chuyển dịch theo hướng kết hợp du lịch sinh thái Đàn bò sữa đạt 65.010 con (32.505 con đang vắt sữa, sản lượng bình quân 550 tấn sữa/ngày) Đàn heo đạt 207.113 con Cá sấu 26.000 con Diện tích nuôi thủy sản bình quân đạt 242 hécta,