Đánh giá thực trạng Quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Bảo Lâm và sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý bảo vệ rừng. Đánh giá vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và xác định những nhân tố cản trở hoặc thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả dựa vào cộng đồng.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn ký
MAI HỮU CHANH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sĩ chính quy tại Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp - thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ban Giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp; Phòng đào tạo sau Đại học; Các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học cao học tại Trường.
Tác giả xin đặc biệt cám ơn TS Nguyễn Thị Bảo Lâm đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình học tập, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ và cổ vũ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và đồng nghiệp thuộc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc, của UBND huyện Bảo Lâm Nhân dịp này tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả nguyện sẽ mang những kiến thức đã học trong nhà trường để cùng với các đồng nghiệp đóng góp cho sự nghiệp cao cả của ngành Lâm Nghiệp.
Lâm Đồng, ngày 08 tháng 09 năm 2012
MAI HỮU CHANH
Trang 3MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1 Nhận thức về QLBVR dựa vào cộng đồng 3
1.1.1 Khái niệm về cộng đồng 3
1.1.2 Khái niệm về quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng 4
1.2 QLBVR dựa vào cộng đồng ở ngoài nước 6
1.3 Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 8
1.3.1 Hình thức QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 8
1.3.2 Hiệu quả đạt được từ quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 10
1.3.3 Những bài học kinh nghiệm QLBVR dựa vào cộng đồng 12
Chương 2 14
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 14
2.1.1 Mục tiêu tổng quát 14
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 14
2.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu của đề tài 14
2.3 Nội dung nghiên cứu 15
Trang 42.4 Phương pháp nghiên cứu 16
2.4.1 Phương pháp kế thừa 16
2.4.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 16
2.4.3 Phương pháp điều tra 17
2.5 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu 18
Chương 3 20
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HUYỆN BẢO LÂM 20
3.1 Điều kiện tự nhiên 20
3.1.1 Vị trí địa lý 20
3.1.2 Địa hình, địa mạo 20
3.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng 21
3.1.4 Khí hậu, thủy văn 21
3.2.1 Dân tộc, dân số và lao động 24
3.2.2 Thực trạng các ngành kinh tế - xã hội 25
3.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng chủ yếu 27
3.3.1 Hạ tầng giao thông 27
3.3.2 Hệ thống thuỷ lợi 28
3.3.3 Về phát triển văn hoá thông tin 29
3.3.4 Về giáo dục 29
3.3.5 Về Y tế 30
Chương 4 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Bảo Lâm 31
4.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 31
4.1.2 Phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng liên quan đến công tác QLBVR 33
4.2 Các hình thức quản lý rừng trên địa bàn 39
4.2.1 Rừng do cộng đồng quản lý 39
Trang 54.2.2 Rừng do UBND xã quản lý chung 40
4.2.3 Rừng do tổ chức, doanh nghiệp quản lý 40
4.3 Tình hình QLBVR ở huyện Bảo lâm 41
4.3.1 Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR 41
4.3.2 Thực trạng công tác QLBVR ở huyện Bảo Lâm 43
4.3.3 Những thuận lợi, hạn chế trong công tác QLBVR 54
4.3.4 Những nguy cơ và thách thức trong công tác QLBVR 56
4.3.5 Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng 60
4.4 Đánh giá tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản 65
4.5 Phân tích vai trò, mối quan tâm và khả năng hợp tác của của các bên liên quan đến QLBVR 67
4.5.1 Phân tích vai trò và mối quan tâm của các bên liên quan đến việc QLBVR 67
4.5.2 Phân tích khả năng hợp tác của các bên liên quan 72
4.6 Đề xuất một số giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng 74
4.6.1 Các giải pháp về chính sách 74
4.6.2 Các giải pháp về tổ chức 77
4.6.3 Giải pháp về nâng cao năng lực cho cán bộ thôn, bản 79
4.6.4 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật QLBVR 80
4.6.5 Giải pháp về PCCCR 80
Chương 5 82
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Tồn tại 84
5.3 Kiến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHẦN PHỤ BIỂU 88
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 108
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
QHSDĐLN Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
TN&MT Tài nguyên và môi trường
DANH MỤC CÁC BIỂU
4.1 Diện tích rừng phân theo chủ quản lý trên địa bàn 394.2 Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2006-
2010
44
Trang 74.3 Thống kê tình hình vi phạm Luật bảo vệ & PTR trên
địa bàn
48
4.4 Hệ thống công trình và dụng cụ BVR trên địa bàn 534.5 Nguy cơ và thách thức trong QLBVR trên địa bàn 564.6 Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng
đồng
60
4.7 Kết quả phân tích ảnh hưởng và tỷ lệ trung bình % của
các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình
62
4.8 Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức của cộng đồng thôn, bản trong công tác QLBVR
64
4.9 Phân tích mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò
QLBVR dựa vào cộng đồng của các bên liên quan
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
4.1 Quá trình xây dựng quy ước của thôn, bản 384.2 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR ở huyện
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua để làm tốt công tác quản lý bảo vệ & phát triển vốnrừng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản qui phạm phápluật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng Nhà nước đã đầu tưnhiều kinh phí, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiệncông tác trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc, khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến táisinh các khu rừng non, rừng nghèo, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên có cácloại động vật, thực vật quí hiếm để bảo vệ nghiêm ngặt, nên công cuộc bảo tồn vàphát triển vốn rừng đã có những kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế,khoa học, môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng
Do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan như thiếu lực lượngchuyên trách, thiếu kinh phí đầu tư và quan trọng nhất là thiếu một chiến lược pháttriển toàn diện và nhất quán trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nên tình trạng xâmhại tài nguyên rừng ở một số nơi vẫn xảy ra nghiêm trọng, làm cho diện tích rừng bịthu hẹp, trử lượng và chất lượng rừng giảm sút Một số động, thực vật bị khai thácquá mức dẫn đến cạn kiệt có nguy cơ bị tuyệt chủng, mức độ đa dạng sinh học củarừng giảm đi Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho diện tích, chất lượngrừng trên địa bàn bị suy giảm là công tác quản lý bảo vệ rừng chỉ coi trọng biệnpháp hành chính Nhà nước mà chưa lôi cuốn được cộng đồng tham gia quản lý bảo
vệ rừng
Bảo Lâm là một huyện nằm phía đông nam của tỉnh Lâm Đồng có tổngdiện tích tự nhiên là 146.351,32 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là86.946,42 ha chiếm 59,41% diện tích tự nhiên toàn huyện Bảo lâm có khí hậutương đối thuận lợi mùa nắng nóng kéo dài, khô hạn, lại chịu ảnh hưởng mạnh củagió phơn Trên địa bàn có 19 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống, trong đó cộngđồng người Kinh và Châu mạ, K’ho chiếm nhiều nhất Điều kiện kinh tế - Xã hộinói chung còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo, kinh tế chủyếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, thu nhập của của người dân trên địa bànhuyện và trình độ dân trí còn thấp, sản xuất nông – lâm nghiệp lạc hậu, ý thức về
Trang 10công tác bảo vệ rừng chưa cao, một bộ phận nhân dân còn chuyên sống dựa vàorừng, tình hình xâm hại tài nguyên rừng có lúc, có nơi còn nghiêm trọng Hệ thốngquản lý bảo vệ rừng ở đây chủ yếu dựa vào các cơ quan Nhà nước, mà lực lượngnồng cốt là Hạt Kiểm lâm, BQL rừng phòng hộ các CTY TNHHMTV LÂMNGHIỆP Việc tham gia QLBVR của cộng đồng còn hạn chế.
Các nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng cộng đồng dân cư làđối tượng thích hợp nhất quản lý bảo vệ rừng, nhất là đối với các diện tích rừngphòng hộ, xa dân cư mà hộ gia đình, các tổ chức không thể quản lý bảo vệ được.Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng là hình thức nhằm nâng cao năng lực vàtăng cường sự hợp tác, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho cộng đồng và các bênliên quan, từ đó đạt được mục tiêu quản lý bảo vệ rừng bền vững Hiện nay, cáccông trình nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về quản lý bảo vệ rừng cộng đồngtrên địa bàn huyện Bảo Lâm hầu như chưa có, vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng
mô hình này là cần thiết Xuất phát từ thực tiễn trên mà tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng".
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1.1 Nhận thức về QLBVR dựa vào cộng đồng
1.1.1 Khái niệm về cộng đồng
Từ cộng đồng gần đây thường được sử dụng rộng rãi trong lâm nghiệp nóiriêng cũng như trong phát triển nông thôn nói chung Theo Darcy Davis Case (1990)thì “Cộng đồng là nhóm người sống trên cùng một khu vực có ranh giới xác định vàthường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung và hoặc cóquan hệ gia đình với nhau” Còn theo Tổ chức Nông Lương thế giới FAO (1999) thìcộng đồng được hiểu là “những người sống tại một chỗ trong một tổng thể hoặc làmột nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung”
Theo các định nghĩa này thì trong một cộng đồng thường tồn tại và chia sẻnhững đặc điểm chung và đặc trưng về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống Nhiềuhọc giả khác như Chamber (1983), Ascher (1995), Thomson và Freudenberger(1997) cho rằng mặc dù trong một cộng đồng có thể sự đồng nhất ở mức độ nào đó
về tín ngưỡng/văn hóa nhưng ngay trong một cộng đồng thường có nhiều nhómngười khác nhau với điều kiện kinh tế và quyền lực khác nhau
Khi nghiên cứu về quản lý rừng công cộng trên thế giới cũng cần phân biệt 3 kháiniệm liên quan đến thuật ngữ cộng đồng là “tập thể”, “cộng đồng ” và “thôn bản”.Các hình thức “cộng đồng” và “thôn bản” về mặt quản lý đều là những hình thức
“tập thể” nhưng giữa chúng có những khác biệt rõ Trong khi từ “cộng đồng” ẩn dụmột nhóm người “tập hợp/tổng thể” sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau theocách nào đó xét trên mối quan hệ xã hội là chính, thì từ “thôn bản” đề cập tới tậphợp người/cộng đồng sinh sống trong phạm vi ranh giới trong không gian xác định,tức là xét theo ranh giới hành chính Như vậy, trong ranh giới của một thôn/bản cóthể có một hoặc nhiều cộng đồng cùng sinh sống Ngược lại, một cộng đồng (đặcbiệt là theo dòng họ) thì có thể bao gồm các thành viên sống chỉ trong một thôn/bảnhoặc có thể một số thôn bản gần nhau Sự phân biệt giữa cộng đồng và thôn bản khá
Trang 12quan trọng khi tiến hành nghiên cứu những ai có quyền tham gia tiếp cận và hưởngthụ tài nguyên rừng, và sản phẩm được phân bố như thế nào Các chế độ quản lýrừng cộng đồng được đề cập đến ở đây dựa trên giả thiết sẽ có một sự phân bổ côngbằng về tài nguyên rừng được giao giữa các thành viên trong toàn bộ nhóm Cònviệc quản lý rừng theo thôn bản, thì mặc dù việc phân bổ là tương đối công bằngtrong từng nhóm cụ thể, nhưng có thể vẫn có sự không công bằng trong cộng đồng,bởi vì những “người ngoài cuộc” bị loại ra, tuy họ vẫn sống trong cùng thôn bảnnhư là bạn bè hoặc xóm giềng
Ở Việt Nam theo Nguyễn Hồng Quân (2001) đã phân biệt cộng đồng ra làmhai loại:
+ Cộng đồng dân tộc: Hiện nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có nhữngđặc điểm riêng về văn hoá, tổ chức xã hội, tiếng nói, tập quán truyền thống và hệthống sản xuất
+ Cộng đồng làng bản: Hiện nay nước ta có khoảng 50.000 làng, bản tập hợplại trong khoảng 9.000 xã Từ xưa mỗi làng bản được coi là một tổ chức cộng đồngchặt chẽ với những đặc điểm rất riêng như làng xóm ở miền xuôi là hình thức cộngđồng lâu đời được hình thành trên cơ sở của phương thức canh tác lúa nước, trongkhi thôn bản ở miền núi là hình thức cộng đồng được hình thành trên cơ sở quan hệsắc tộc, nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, ít đầu tư và sử dụng các sản phẩm tựnhiên có ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Nhìn chung, khái niệm “cộng đồng” sử dụng trong quản lý rừng cộng đồng ởnước ta là “cộng đồng thôn bản” Điều này được thể hiện ở điều 9, Luật Đất đai(2003) “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùngmột địa bàn thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum sóc và các điểm dân cư tương tự cócùng phong tục tập quán hoặc có chung dòng họ được nhà nước giao đất hoặc công
nhận quyền sử dụng đất.
1.1.2 Khái niệm về quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng
Thực chất khái niệm “quản lý rừng” bao gồm các hoạt động bảo vệ, khai thác
và sử dụng rừng như vậy cụm từ “quản lý bảo vệ rừng” thực chất được dùng thay
Trang 13cho “bảo vệ rừng” Cụ thể là quản lý bảo vệ rừng là một nội dung của quản lý rừng,
nó bao gồm các hoạt động hay biện pháp mang tính hành chính là chủ yếu, nhằmmục đích ngăn chặn các tác nhân gây hại tới rừng
Về mặt thuật ngữ, trong luận văn này cụm từ quản lý bảo vệ rừng sẽ đượcdùng thay cho cụm từ bảo vệ rừng Như vậy, quản lý bảo vệ dựa vào cộng đồngchính là các hoạt động bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng cưu dân thôn bản
và được hiểu như là một nội dung của Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ)
LNCĐ cũng đề cập đến sự xác định nhu cầu của địa phương, tăng cườngquản lý sử dụng cây cối cải thiện mức sống của người dân theo một phương thứcbền vững, đặc biệt là cho người nghèo (FAO, 2000)
Theo Arnold (1992) đưa ra: Lâm nghiệp cộng đồng là một thuật ngữ baotrùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với trồng rừng cũng nhưcác sản phẩm và lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên
Ở Việt Nam, hiện nay có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa cómột định nghĩa chính thức nào được công nhận Nhưng có thể tạm hiểu LNCĐ làquá trình Nhà nước giao rừng và đất rừng cho cộng đồng để họquản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng theo hướng bền vữngnhằm góp phần cải thiện sinh kế của cộng đồng ngày một tốt hơn
Thuật ngữ QLRCĐ được sử dụng với ý nghĩa hẹp hơn để chỉ cộng đồng quản
lý những khu rừng của một cộng đồng dân cư, còn nói đến LNCĐ hay cộng đồngtham gia quản lý rừng chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân trongcộng đồng dân cư thôn bản với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chialợi ích từ rừng Hay nói cách khác, LNCĐ là một hình thức quản lý, bảo vệ, sử dụng
và phát triển rừng do cộng đồng dân cư thôn bản thực hiện bao gồm cả rừng của cộngđồng và rừng của các thành phần kinh tế khác
Với những lý luận như trên, nên chấp nhận LNCĐ bao gồm cả quản lý rừngcộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của cộng đồng) và quản lý bảo vệ rừng dựa vàocộng đồng (cộng đồng quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng khác) Khái niệm này
Trang 14vừa phù hợp với định nghĩa của FAO vừa phát huy được nhiều hơn sự đóng góp củacộng đồng vào quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.
1.2 QLBVR dựa vào cộng đồng ở ngoài nước
Ở Nêpan, Lâm nghiệp cộng đồng ( LNCĐ ) mới xuất hiện nổi bật là sự thamgia của người dân vào quản lý rừng Ngày nay LNCĐ trở thành nguồn thu nhập và
cơ hội tạo việc làm, cải thiện đời sống của các cộng đồng nông thôn Với sự hỗ trợtài chính và kỹ thuật của nhiều tổ chức phi chính phủ và tổ chức tài trợ quốc tế,chương trình này đã được thực thi ở toàn quốc và phần lớn chương trình đã thànhcông trong giai đoạn này (Paudel,2000)
Ở Ấn Độ, hình thức “đồng quản lý rừng” đang được mở rộng nhanh chóngbởi cải cách thể chế trong chính sách về rừng đang được thực thi với dấu hiệu rõnhất là phi tập trung hóa và dân chủ hóa quản lý nguồn tài nguyên D’Silva (1997)tin rằng chương trình “đồng quản lý rừng” tuy còn ở giai đọan đầu – giai đọanchuyển việc bảo vệ rừng từ sự kiểm sóat của Nhà nước sang việc kiểm soát củacộng đồng Ấn Độ đang thực hiện bước cải cách thể chế tổ chức mặc dù các vấn đềđặt ra cho việc cải cách thì còn xa mới đạt tới
Ở Bănglađét, vấn đề xây dựng chiến lược, thể chế với sự trợ giúp của lâmnghiệp xã hội đã nổi lên từ những năm 1967 Sự phản ứng rất hạn chế của Chínhphủ về xác định quyền sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên, cái chính là không antoàn một cách phổ biến, đã làm suy yếu quản lý lâm nghiệp cộng đồng Những vấn
đề pháp lý không tìm được câu trả lời như quyền chiếm hữu không chắc chắn vàmâu thuẫn giữa tư nhân và sở hữu công về rừng, đất rừng, quyền quản lý đất đaitheo truyền thống xảy ra bởi sự kiện những người sống về đất, những người thiếuđất và việc dân chủ hóa là nguyên nhân chính của việc phá hoại nguồn tài nguyênrừng và mất đa dạng sinh học Sự thiếu tin tưởng giữa người dân địa phương với cơquan lâm nghiệp, thiếu chính sách minh bạch để thực thi quản lý xã hội và quản lýrừng có người dân tham gia cũng là nguyên nhân dẫn đến mất rừng (Poffenberger,
2000 và Thakur, 2001)
Trang 15Tại Srilanka, từ năm 1982 đến 1988 pha 1 của Dự án LNCĐ do ADB tài trợcho Cục Lâm nghiệp Srilanka đã tạo cơ hội tiếp cận kinh nghiệm có người dân thamgia trong quản lý rừng Quá trình này được thực thi không đem lại lợi ích nào vềkiến thức địa phương và sự phản ứng hạn chế tới nguồn tài nguyên địa phương,nhận biết nhu cầu và các ưu tiên Sự thiếu vắng tổ chức cộng đồng được ủy quyền
để quyết định việc giao đất rừng cho trồng trọt và với một số lượng rất hạn chế củacán bộ Bộ Lâm nghiệp đã dẫn đến việc kiểm soát lỏng lẻo việc chuyển đổi đất rừngsang đất nông nghiệp trong toàn quốc Năm 1995, Chính phủ Srilanka đã đưa ra một
kế hoạch tổng quan lâm nghiệp mới, trong đó đề ra việc tăng độ che phủ rừng, tăngnăng suất nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai, nâng cao mức sống, kinh
tế của người dân địa phương cũng như toàn dân tộc Rừng thuộc sở hữu Nhà nướcphải quản lý theo nguyên tắc bền vững về sinh thái Ngày nay các chương trìnhđồng quản lý rừng thông qua sự tham gia của người dân đang được thực thi(Poffengerg, 2000, Thaksur, 2001)
Tại Philipin, việc chuyển đổi lâm nghiệp cộng đồng của Philipin có thể chialàm 3 giai đoạn Giai đoạn đầu tiên là khai phá (1971-1980); giai đoạn thứ hai làcủng cố và hợp nhất (1982-1989) và giai đoạn thứ 3 là mở rộng và thể chế hóa.Trong giai đoạn khai phá về quản lý lâm nghiệp cộng đồng, trồng rừng và trồng câycông cộng là khuynh hướng chính của LNCĐ thông qua sự tham gia của người dânđịa phương Việc hợp nhất chương trình LNXH và LNCĐ là chương trình chủ yếutrong giai đoạn thứ 2 và tăng trưởng rừng cộng đồng trong giai đoạn 3 Người dântrở thành đối tác, người quản lý và người chủ của các nguồn tài nguyên rừng Quản
lý rừng trên cơ sở cộng đồng là thông qua hợp đồng thuê quyền sử dụng bằng việctăng cường bảo vệ, quản lý, phục hồi và phát triển rừng Các tổ chức của người dânđang làm việc trên diện tích này với quyền sử dụng an toàn trong 25 năm Quyền 25năm với rừng tạo ra cơ hội để bảo vệ quản lý và bán các sản phẩm rừng ở các rừngcộng đồng của họ (Bhumihar, 1998 và Thakur, 2001)
Ở Thái lan, Wasi (1997) cho rằng lâm nghiệp cộng đồng là một nhân tố trợgiúp cho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái Lan Các cộng đồng có đòi hỏi rất lớn
Trang 16được tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của họ do một diện tíchrừng lớn đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong những thập kỷ trước đây.Vandergeets (1996) nhận thấy rằng khai thác rừng ở Thái Lan đã bị cấm từ năm
1989, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đã chuyển các mục tiêu từ quản lý khaithác gỗ sang mở rộng bảo tồn rừng Quyền của các cộng đồng địa phương quản lý cácnguồn tài nguyên của họ đã trở thành mục tiêu chính của nhiều tổ chức phi chính phủ
và cơ quan nghiên cứu Gỵmour và Fisher (1997) nhận xét rằng các họat động quản
lý rừng cộng đồng có liên quan đến việc mở rộng trồng rừng trên diện tích đã mấtrừng, ở mức độ nào đó khá hơn là việc phối hợp quản lý hoặc chuyển giao việc kiểmsoát cho các cộng đồng
Tóm lại, quản lý BVR dựa vào cộng đồng đang được xem như là một giải
pháp hữu hiệu đối với việc bảo vệ tốt rừng hiện nay, giải quyết tình trạng diện tích,chất lượng rừng giảm sút Từ những kết quả thực tế của các nước, đây sẽ là nhữngbài học quý báu cho quá trình xây dựng những giải pháp quản lý bền vững tàinguyên rừng trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam Tuy nhiên những người làm côngtác QLNN về bảo vệ và phát triển rừng phải làm sao cho cộng đồng hiểu đượcnhững lợi ích mang lại từ việc tham gia bảo vệ & phát triển rừng để khuyến khích
họ tích cực tham gia
1.3 Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
1.3.1 Hình thức QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) ở Việt Nam được hình thành từ lâu đời vàđang trở thành một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được Nhà nước quan tâm,khuyến khích phát triển LNCĐ đang là một thực tiễn sinh động mang lại hiệu quảtrong quản lý rừng và phát triển cộng đồng vùng cao
Hình thức quản lý này thường gắn với luật tục của cộng đồng Đây là mộthình thức tri thức bản địa liên quan tới cộng đồng thôn, bản Các cộng đồng đã cónhiều kinh nghiệm và truyền thống quản lý rừng theo hướng sử dụng tài nguyênthiên nhiên ổn định và bền vững Trong thời gian dài tại nhiều vùng khác nhau,
Trang 17quản lý rừng và môi trường sinh thái của cộng đồng đã đóng một vai trò rất quantrọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc công bố hiện trạngrừng toàn quốc năm 2009, tính đến 31/12/2009 tổng diện tích rừng trên toàn quốc là13.258.843 ha Trong đó diện tích rừng giao cho cộng đồng là 191.383 ha, diện tíchrừng do các ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng quản lý trên 4,3 triệu ha,các doanh nghiệp nhà nước quản lý trên 2 triệu ha, UBND xã tạm thời quản lý 2,4triệu ha và các hộ gia đình quản lý trên 3,2 triệu ha Như vậy diện tích rừng giaocho cộng đồng là quá ít chỉ chiếm 1,4%, nhưng diện tích cần sự tham gia QLBVRcủa cộng đồng lại khá lớn, nhất là phần diện tích UBND xã đang quản lý chung
Trong nhiều năm qua rừng và đất lâm nghiệp đặc biệt là rừng tự nhiên chủyếu được giao cho các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước & tư nhân và các hộ giađình quản lý Tuy nhiên, cho đến nay rừng tự nhiên chưa được quản lý bảo vệ tốt vàvẫn đang bị “rút ruột”, đặc biệt ở các tỉnh còn nhiều rừng tự nhiên có trữlượng.Rừng tự nhiên ở Việt nam đang tiếp tục giảm sút về cả diện tích và chấtlượng, đặc biệt là các diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ (nơi ít nhiều vẫncòn các khu rừng giàu và trung bình với nhiều loại động thực vật quý hiếm) Vì vậy,ngành lâm nghiệp cần phải có các giải pháp khác có hiệu quả hơn để quản lý và bảo
vệ các diện tích rừng tự nhiên còn lại, trong đó lâm nghiệp cộng đồng và đồng quản
lý rừng có thể là những giải pháp có hiệu quả cần đươc thử nghiệm và nhân rộng
Ở Bảo lâm năm 2005 Chi cục Kiểm lâm xây dựng Đề án giao rừng tự nhiêncho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và cá nhân đã được UBND tỉnh đồng ý chotriển khai giao thí điểm tại huyện Bảo lâm đến năm 2009 đề án đã được phê duyệttheo quyết định số 2352/QĐ-UBND của UBND tỉnh[3] Từ năm 2005 đến 2010trên địa bàn hai huyện Bảo lâm đã tổ chức giao rừng tự nhiện cho cộng đồng và hộgia đình là 200.3 Ha bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước, của tỉnh.Qua giao thí điểm rừng tự nhiên cho cộng đồng nhận và bảo vệ và hưởng lợi đã tạocông ăn việc làm cho người dân, phát huy được các luật tục tích cực tại địa phương.Thông qua thực hiện các quy ước bảo vệ rừng do người dân xây dựng từ đó người
Trang 18dân trong cộng đồng đoàn kết giử gìn trật tự trị an trên địa bàn Tình trạng khai thác,phát rừng làm nương rẫy, bẫy bắt động vật trong rừng cộng đồng và hộ gia đìnhgiảm hẳn, các vụ cháy rừng không còn xãy ra Vì vậy rừng được sinh trưởng pháttriển tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước chống sạt lở xóimòn đất Bảo vệ hệ sinh thái cảnh quan rừng tại địa phương [7] Đặc biệt với cáckhu rừng do cộng đồng tự quản lý theo tập tục và truyền thống như rừng ma củangười dân tộc châu mạ, kho, khu rừng phòng hộ cảnh quan của làng, rừng giàng
đã được bảo vệ nghiêm ngặt, không xảy ra tình trạng chặt phá, mọi người nhắc nhởnhau tự giác bảo vệ, đây là những cơ sở để cần làm rõ vai trò tác động của cộngđồng trong công tác QLBVR
1.3.2 Hiệu quả đạt được từ quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
Đã có một số kinh nghiệm bước đầu về quản lý rừng cộng đồng thông quacác dự án lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) của các dự án ODA và dự án của Chínhphủ đã thực hiện ở Việt nam như các dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà và Chươngtrình hợp tác lâm nghiệp Việt- Đức của GTZ, dự án ETSP (Hỗ trợ đào tạo khuyếnnông vùng cao) của Thuỵ Sỹ, dự án Chương trình thí điểm LNCĐ của TFF, dự ánSNV, dự án PPFP vv Các dự án lâm nghiệp cộng đồng và đồng quản lý rừng đã
và đang được Nhà nước quan tâm và hỗ trợ để thử nghiệm và nhân rộng ở ViệtNam
Hiện nay chưa có đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở quy mô toàn
quốc, tuy nhiên căn cứ vào kết qủa hoạt động của các dự án lâm nghiệp cộng đồng
và các hội thảo của các nhà khoa học về quản lý rừng cộng đồng có thể đưa ra một
số nhận định sau:
- Mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn, bản quản lý và sử dụngđược đánh giá là mô hình giao rừng có hiệu quả nhất, đặc biệt ở các vùng đồng bàodân tộc ít người có truyền thống sinh hoạt theo cộng đồng với các phong tục, luậttục đơn giản và có hiệu quả về quản lý sử dụng rừng và nơi mà các quyết định cộngđồng vẫn đang là một chuẩn mực văn hoá Rừng sau khi giao cho cộng đồng nhìnchung đã được bảo vệ tốt hơn so với trước đây
Trang 19- Quản lý rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng là một giải pháp phù hợp giúpchia sẻ lợi ích thu được từ rừng một cách công bằng và bền vững Công bằng trongviệc chia sẻ lợi ích giữa các thành viên cộng đồng là một trong các nhân tố quyếtđịnh cho sự thành công và tính bền vững của QLBVR.
- Thông qua việc giao rừng và cắm mốc ranh giới trên thực địa, chính quyềnđịa phương đã bước đầu xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng và
đã thừa nhận quyền sử dụng lâu dài của cộng đồng và các cộng đồng cũng cảmnhận được họ là chủ thực sự của các khu rừng được giao
- Các cộng đồng sau khi được giao rừng đã chủ động tìm các phương thứcquản lý bảo vệ rừng phù hợp Nhiều cộng đồng lựa chọn hình thức xây dựng tổ bảo
vệ rừng thôn chuyên trách, trong khi các cộng đồng khác chọn hình thức tổ khôngchuyên trách quy định tất cả các hộ gia đình đều phải cử người luân phiên tham giatuần tra rừng để bảo đảm tính công bằng (hộ nào cũng được hưởng tiền hỗ trợ bảo
vệ rừng và khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trong rừng cộng đồng và hộnào cũng phải tham gia bảo vệ rừng)
- Kiến thức bản địa của các cộng đồng tham gia dự án là rất tốt và là cơ sở đểcộng đồng có thể tham gia đầy đủ vào tất cả các hoạt động LNCĐ như xác địnhranh giới rừng, chất lượng rừng, phân loại được loại đất nào phù hợp với cây trồnggì; nhận biết từng động vật rừng theo dấu chân, nhận biết các loài cây rừng; kiếnthức về khai thác, trồng và sử dụng các sản phẩm từ rừng
- Quy ước bảo vệ phát triển rừng thôn bản là công cụ để đưa công tác quản lýbảo vệ rừng đi vào nề nếp, là cơ sở để tạo lập cơ chế tự quản ở thôn/ xã và tiền đềcho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
- Năng lực và sự ủng hộ của cộng đồng đã được nâng cao một bước khi cộngđồng được tham gia vào tất cả các hoạt động điều tra rừng (như đánh giá chất lượngrừng, xác định ranh giới lô rừng, đo đếm cây rừng … sử dụng các kiến thức bản địasẵn có), thảo luận quy ước bảo vệ phát triển rừng, kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.Người dân đã bước đầu nhận thức được, đây là rừng của họ, nên họ sẵn sàng bảo vệ
dù chưa có hoặc chỉ có hỗ trợ hạn chế của các dự án
Trang 20- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng xã và cộng đồng do một số dự án hỗ trợthành lập tuy còn hạn chế nhưng là nguồn vốn rất quan trọng ban đầu để cộng đồng
tổ chức bảo vệ và phát triển rừng của họ, khi họ chưa có thu nhập từ rừng và tạođiều kiện cho cộng đồng tập sự xây dựng và sử dụng quỹ này
- Các cộng đồng đã có những chuyển biến quan trọng trong quá trình xâydựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn, khi đã xác định bảo vệrừng là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và hoạt động khai thác rừng và trồng rừng sẽ
là các nguồn hỗ trợ cộng đồng để quản lý bảo vệ rừng cộng đồng một cách bềnvững
- Góp phần khôi phục truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp củacộng đồng Thông qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và hướng dẫncủa các tổ chức Nhà nước, đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện quychế quản lý, bảo vệ rừng ở cộng đồng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; khôiphục truyền thống văn hoá tốt đẹp, hương ước của cộng đồng
Tuy đạt được những kết quả trên, nhưng trong quá trình thực hiện còn một sốbất cập như sau :
- Thiếu văn bản pháp luật để thể chế hóa các quyền của cộng đồng khi thamgia QLBVR
- Chính sách hưởng lợi còn bất cập
- Thiếu các chính sách hỗ trợ sau giao đất, giao rừng đối với chủ rừng là hộgia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản như dầu tư tín dụng, hỗ trợ kỷ thuật,bao tiêu sản phẩm
- Do điều kiện kinh phí và giao thông đi lại khó khăn, nên việc cộng đồngtham gia tuần tra QLBVR đạt kết quả chưa cao
1.3.3 Những bài học kinh nghiệm QLBVR dựa vào cộng đồng
Từ những lý luận và thực tiển có thể rút ra những bài học chủ yếu cho quản
lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam như sau :
Trang 21- Một là: Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng là phương thức quản lýcần thiết, hiệu quả cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà ý thức pháp luật hoặckhả năng thực thi pháp luật của người dân chưa cao.
- Hai là: Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng sẽ thành công khi kết hợp hàihoà giữa lợi ích người dân - cộng đồng - nhà nước
- Ba là: Thái độ, sự tham gia của người dân là yếu tố quan trọng đảm bảo sựthành công của quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng
- Bốn là: Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng cần phải được phối hợpvới các phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vàochính sách thể chế của Nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng nội lực củacác thành phần trong cộng đồng
Nhìn chung, quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng là một vấn đề tổng hợp
và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địaphương Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơi này sangnơi khác Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành cônghay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâmnghiệp đang cải cách và hoàn thiện như hiện nay Điều đáng chú ý là phải có nhữngnghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng nhữngchính sách mới phù hợp cho mỗi vùng
Vì vậy quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng được xem như nền tảng của
sự phát triển vì nó đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu lợi ích cho cộng đồng,góp phần xoá đói giảm nghèo và khắc phục được tình trạng khánh kiệt tài nguyêntrong những phương thức sử dụng kém bền vững
Đề tài tập trung phân tích đánh giá sâu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,phong tục tập quán, kiến thức, thể chế bản địa và đánh giá thực trạng công tác bảo vệrừng trên địa bàn huyện, đồng thời đánh giá mức độ đe doạ, mối quan tâm, mâu thuẫn
và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong, ngoài cộng đồng đến công tác bảo vệrừng cũng như đánh giá tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng
Trang 22Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằmgóp phần quản lý bảo vệ tài nguyên rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở huyện BảoLâm, tỉnh Lâm Đồng
2.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, tiềm năng bảo vệ rừng của cộng đồng dân
cư thôn, bản và mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu thuẫn, khả nănghợp tác của các bên liên quan trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện BảoLâm
Nội dung nghiên cứu: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế
-xã hội có liên quan đến QLBVR; phân tích, đánh giá công tác QLBVR của huyện,tiềm năng QLBVR của cộng đồng, mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâuthuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác QLBVR trên cơ sở đó,
đề xuất các giải pháp để bảo vệ tốt tài nguyên rừng của địa phương dựa vào cộngđồng dân cư thôn, bản
Trang 23Kết quả của luận văn là những giải pháp định hướng cho việc phát huy nộilực của cộng đồng đối với việc thực hiện công tác QLBVR, hình thành môi trườngthuận lợi cho việc phát huy các hình thức QLBVR dựa vào cộng đồng dân cư thôn,bản.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Cộng đồng dân cư thôn, bản ở huyện Bảo Lâm trong công tác quản lý bảo
vệ rừng ( gồm cộng đồng là chủ thể quản lý rừng và cộng đồng tham gia QLBVR
để được chia sẻ lợi ích )
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và các đối tác liên quan đến quản lýbảo vệ rừng
- Luật pháp và chính sách của Trung ương, địa phương và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phong tục,tập quán, kiến thức, thể chế bản địa trên địa bàn huyện đến công tác QLBVR
- Phân tích, đánh giá các hình thức quản lý rừng và thực trạng công tácQLBVR của huyện
- Đánh giá tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản và phân tíchmối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò của các bên liên quan đến QLBVRdựa vào cộng đồng
- Phân tích khả năng hợp tác của các bên liên quan để thực hiện QLBVR dựavào cộng đồng
- Đề xuất giải pháp QLBVR có hiệu quả dựa vào cộng đồng ở huyện Bảolâm
Trang 242.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp kế thừa
- Kế thừa có chọn lọc những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội và nhân văn của khu vực nghiên cứu
- Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học về QLBVR dựa vào cộngđồng
- Các tài liệu liên quan về QLBVR từ cơ quan chuyên ngành như: PhòngNông nghiệp & phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm, Phòng TN-MT, Phòng thống
kế huyện Bảo Lâm, UBND các xã trong khu vực nghiên cứu
Các tài liệu kế thừa phải đảm bảo tính mới nhất, tính chính thống, tính đảmbảo độ chính xác cao
2.4.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vựcnghiên cứu
-Tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: Thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận
và địa hình
Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến thói quen sửdụng tài nguyên rừng, đến sinh kế, hình thức tác động của cộng đồng, khả năng tiếpthu thông tin bên ngoài, dân tộc và tập tục văn hoá có thể ảnh hưởng đến quá trìnhđổi mới chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào các hoạt động quản lý bảo
vệ và phát triển rừng Vì vậy, thành phần dân tộc là yếu tố lựa chọn làm tiêu chíchọn thôn, bản nghiên cứu của đề tài
- Tiêu chí chọn các xã, bản nghiên cứu:
+ Người dân trong xã có các hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên như: Đấtcanh tác nông nghiệp, gỗ, củi, động vật và các tài nguyên khác
+ Có các dân tộc ít người đang sinh sống
+ Có vị trí quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, có các hoạt độngquản lý rừng cộng đồng và có ranh giới giáp ranh với các đơn vị ngoài huyện
+ Ở mỗi xã chọn một thôn, bản để nghiên cứu
Trang 25- Tiêu chuẩn chọn hộ gia đình để phỏng vấn: Các hộ gia đình là đại diện cácdân tộc và phải có hộ khá, trung bình, nghèo theo tiêu chí của địa phương Ở mổithôn, bản chọn 30 hộ gia đình để phỏng vấn
2.4.3 Phương pháp điều tra
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được thực hiện để thu thậpnhững thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, ảnh hưởng của cácnhân tố này đến công tác QLBVR cũng như thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, tháchthức trong công tác QLBVR
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Được áp dụng đểcủng cố những thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và phương phápRRA Đồng thời, xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địaliên quan đến việc QLBVR và tiềm năng QLBVR của cộng đồng cũng như vai tròcủa các bên liên quan đến công tác QLBVR, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của cácbên liên quan trong công tác QLBVR Theo phương pháp này, đề tài đã tổ chứcnhững cuộc thảo luận nhóm với chủ đề tập trung vào những nội dung trên Trong quátrình thảo luận, những người thực hiện đề tài giữ vai trò thúc đẩy và định hướng cuộcthảo luận, không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởngcủa mình cho các thành viên tham gia thảo luận
Ngoài ra, những người thực hiện đề tài còn thực hiện phỏng vấn cán bộ huyện, xã,các cơ quan để tìm hiểu rõ hơn nữa về tình hình QLBVR trên địa bàn và phỏng vấn ngườidân để thu thập thông tin về các nguồn thu nhập có liên quan đến tài nguyên rừng (lúanương, sản xuất nương rẫy, khai thác tài nguyên rừng, chăn thả gia súc) và tổng thu nhập
để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp học hỏi và hành động có sự tham gia ( PLA) : Thông qua cáccuộc tiếp xúc, thu thập số liệu người thực hiện đề tài đã học hỏi từ những ngườitham gia cũng như phát huy nội lực bởi những người tham gia trong khu vực nghiêncứu
Trang 26- Phương pháp chuyên gia: Những người thực hiện đề tài đã tiến hành phỏng vấncán bộ xã, cán bộ của các cơ quan có kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ rừng, từ đó làm
cơ sở để phân tích, đề xuất các giải pháp hợp lý, có hiệu quả hơn
- Các công cụ sử dụng trong điều tra:
+ Ma trận, sơ đồ đánh giá sự quan tâm của các bên liên quan trong QLBVR.+ Ma trận đánh giá mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trongQLBVR và mức độ quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng
+ Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng cán bộ các cơ quan cấp huyện,cấp xã, trưởng bản
+ Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình
+ Phỏng vấn cấn bộ cấp huyện, xã liên quan đến công tác QLBVR
2.5 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tíchđịnh lượng bằng phần mềm Excel, phân tích sự tương quan giữa các nguồn thu nhậpliên quan đến tài nguyên rừng đối với tổng thu nhập của hộ gia đình trong cộngđồng dân cư thôn, bản, cụ thể là áp dụng: áp dụng hàm Cobb –Douglass (hàm có hệ
số co giãn không đổi)
Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ.Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chứccộng đồng, thể chế cộng đồng, được phân tích theo phương pháp định tính
Phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng đến tổng thunhập của các hộ gia đình trong vùng chọn nghiên cứu
Trang 27X1, X2, Xn: là các biến số độc lập, thể hiện các nguồnthu nhập.
LnY là hàm tuyến tính với các tham số ò
Các hệ số β 1, β 2, β n thể hiện độ co dãn của Y đối với Xi, tương ứng
Tức là: Khi X1 thay đổi 1% thì Y thay đổi β 1%; Khi X2 thay đổi 1% thì Y thay đổi β 2%; Khi Xn thay đổi 1% thì Y thay đổi β n%.
Trang 28Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HUYỆN BẢO LÂM3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Bảo Lâm là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lâm Đồng; có toạ độ địa lý 11021’35,1” đến 11055’21,2” độ vĩ Bắc và từ 107029’2,4” đến 107058’4,7” độ kinh Đông Địa giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông.
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía Đông giáp huyện Di Linh.
- Phía Tây giáp thành phố Bảo Lộc các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai.
Huyện có diện tích tự nhiên 146.351,32 ha, chiếm 19% diện tích tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng Huyện lỵ đặt tại thị trấn Lộc Thắng Toàn huyện có
14 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn: Lộc Thắng và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và BLá.
3.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng Độ cao trung bình 90m so với mặt biển Mặc dù không có nhiều núi cao (Tiou Hoan 1.444m, BNom Quanh 1.131m, BNom RLa 1.271m), nhưng nơi đây lại là vùng phát sinh của nhiều dòng suối lớn và là đầu nguồn sông La Ngà Các dòng suối chính như: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam,
Đạ Bình, tập hợp nhiều nguồn suối nhỏ để đổ vào sông La Ngà Ở phía bắc huyện Bảo Lâm cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi,
Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắc Nông
Trang 293.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng
a) Địa chất, đá mẹ
Theo tài liệu địa chất miền Nam Việt Nam và kết quả điều tra những năm gần đây, đất đai ở huyện Bảo Lâm được hình thành từ sản phẩm phong hóa của nhóm đá mẹ Bazan.
3.1.4 Khí hậu, thủy văn
a) Khí hậu
Bảo Lâm mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, là vùng khí hậu
chuyển tiếp của vùng cao nguyên Nam bộ và vùng miền Ðông Nam bộ, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt
Về nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24oc Độ ẩm tương đối trung bình 85%
Về lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200mm
1.800-Về chế độ gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 9; Gió mùa Tây Nam từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau
b) Hệ thống sông suối, thuỷ văn
Trên địa bàn huyện có 2 dòng sông chính chảy qua là: sông Đồng Nai
và sông La Ngà Sông Đồng Nai chảy qua 3 xã với chiều dài 84,8km Lưu lượng dòng chảy 36,3 tỷ m3/năm Do chảy qua 3 xã Lộc Lâm, Lộc Bắc, Lộc Bảo thuộc vùng sâu của huyện nên sông Đồng Nai có vai trò rất quan trọng
Trang 30trong việc cung cấp nước phục vụ cho các nhà máy thủy điện Đồng Nai 3;4;5
và phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; đồng thời cũng cung cấp một lượng phù sa mới cho đồng ruộng thuộc hạ lưu của sông Đồng Nai góp phần vào việc cải thiện độ phì của đất Sông La Ngà có chiều dài 28,6km Lưu lượng dòng chảy khoảng 5 tỷ m3/năm Do chảy qua 2 xã Lộc Nam, Lộc Thành thuộc vùng sâu của huyện nên sông Đồng Nai có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ cho các nhà máy thủy điện Hàm Thuận Đạ
Mi và phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Ngoài ra Bảo Lâm còn
có rất nhiều suối, ao, hồ, đập Đây là những nguồn nước tự nhiên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.5 Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 146.351,32 ha Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 50.189,25 ha chiếm 34,29%; đất nuôi trồng thủy sản là 280,61 ha, chiếm 0,19%; đất lâm nghiệp là 86.946,42 ha chiếm 59,41; đất phi nông nghiệp là 7.583,81 ha chiếm 5,18%; đất khu dân cư là 744,16 ha chiếm 0,51%;đất chưa sử dụng là 1.322,06 ha, chiếm 0,901% Do đặc điểm vị trí là nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng nên đất đai của Huyện Bảo Lâm tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm một số loại đất chính như: Đất đỏ (Fd), đất xám (Xcn), đất phù sa (P), đất glây (Gl), đất mới biến đổi (Cm).
b) Tài nguyên nước
Huyện Bảo Lâm có 2 con sông chảy qua trong đó sông Đồng Nai, sông
La Ngà có trữ lượng nước lớn Nguồn nước hồ, đầm phân bố ở hầu hết các xã trong huyện Nguồn nước mưa bổ sung mỗi năm trên địa bàn huyện hàng trăm triệu m3 Ngoài ra nguồn nước ngầm mạch nông khá phong phú, hiện đang được khai thác dưới dạng giếng đào, giếng khoan trong dân
Trang 31Nhìn chung các nguồn nước cung cấp đủ để các nhà máy thủy điện hoạt động , nuôi trồng thuỷ sản, nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân Ngoài nguồn nước được cung cấp bởi các dòng sông thì các ao hồ, kênh mương cũng góp phần tích cực trong việc phục vụ sản xuất và điều tiết nguồn nước vào mùa mưa cũng như mùa khô trên địa bàn.
c) Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Huyện Bảo Lâm hiện nay đang được phục hồi và ngày càng phát triển Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011.
Về diện tích: Tổng diện tích đất rừng là 86.946,42 ha chiếm 59,41%
diện tích tự nhiên toàn huyện Trong đó: Rừng tự nhiên 79.639 ha chiếm 54,82% tổng diện tích tự nhiên của huyện Rừng trồng 8.565 ha, chiếm 5,85%; tổng diện tích tự nhiên của huyện Tài nguyên rừng đã góp phần giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xô lũ, cải thiện cảnh quan môi trường và cung cấp các loại gỗ nguyên liệu cho công nghiệp và chất đốt cho nhân dân.
&PTNT phân bổ cho địa phương
Trang 32d) Tài nguyên khoáng sản
Huyện Bảo Lâm là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu nhất tỉnh, chiếm 10% tổng giá trị tài nguyên khoáng sản của vùng Đông Nam Bộ, trong
đó thì nguồn tài nguyên Bauxit chiếm tỷ lệ lớn nhất Hiện tại tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy Alumin phục
vụ công nghiệp khai thác Bauxit với trữ lượng 630 ngàn tấn/năm.
e) Tài nguyên du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa
Bảo Lâm là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời Hiện nay, trên địa bàn huyện có hai xã Lộc Bắc, Lộc Bảo là hai xã anh hùng Ở xã Lộc Bắc đã phát hiện được 2 bộ đàn đá Các nhà khảo
cổ học xác định những hiện vật này có niên đại cách đây trên 2.000 năm Đồng bào dân tộc ở xã Lộc Bảo, Lộc Bắc còn lưu giữ nếp sống trong các nhà dài bao gồm nhiều thế hệ đồng tộc cùng chung sống trong một gia đình lớn.hiện nay còn bảo tồn lưu giữ nhiều di sản văn hoá có giá trị bao gồm cả di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
Cảnh quan thiên nhiên: Hệ thống hồ đầm phong phú tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
3.2 Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội
3.2.1 Dân tộc, dân số và lao động
a) Dân số, dân tộc
Huyện Bảo Lâm có 116.122 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 75 người/km2 Dân tộc kinh có 84.664 nhân khẩu và 19 dân tộc thiểu số đang sinh sống với 7.442 hộ, gồm 31.458 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 30% dân số Trong đó: dân tộc Châu mạ, K’ho có 5.747 hộ, với 26.058 khẩu, chiếm 78,5% trong tổng
số khẩu đồng bào dân tộc thiểu số Ngoài ra còn có một số dân tộc từ các tỉnh miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp Đồng bào dân tộc tại chỗ có quá trình sinh sống ở đây từ rất lâu đời
Trang 33Theo số liệu thống kê Huyện Bảo Lâm năm 2009, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 16,27%, tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều giữa thị trấn
và các xã thuộc nông thôn Ở thị trấn Lộc Thắng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 13,98% Ở các xã thuộc vùng nông thôn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 16,96%.
b) Lao động
Hiện nay, trong số 116.122 nhân khẩu, tổng số người trong độ tuổi lao động là 73.023 người, chiếm 62,88% Số lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế 63.319 người Trong đó số lao động nữ là 29.758 người chiếm 47% và lao động nam là 33561 người, chiếm 53% Lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm 83%, lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 17% tổng số lao động.
3.2.2 Thực trạng các ngành kinh tế - xã hội
a) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Từ năm 2001 đến nay, nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, đó là: Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế; Nông nghiệp - nông thôn có sự chuyển dịch cơ cấu các loại hình, các thành phần kinh tế; công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng; năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng cao Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến, quy mô thị trường tiếp tục được mở rộng; Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Nhìn chung: hiện nay kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chưa đạt mức theo yêu cầu nhưng đã có dấu hiệu chuyển đổi tích cực
Trang 34b)Thực trạng phát triển ngành công nghiệp - TTCN
Trong những năm gần đây, GTSX công nghiệp của Huyện Bảo Lâm tiếp tục tăng cao, đạt tốc độ tăng bình quân 29,93%/năm giai đoạn 2005 -
2009 GTSX công nghiệp tăng dần từ 79.250 triệu đồng năm 2005 lên 197.859 triệu đồng năm 2009 (giá 1994) Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp - TTCN của Huyện Bảo Lâm vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, chủ yếu là sản xuất TTCN Sản xuất công nghiệp chủ yếu là khai khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có bước phát triển khá Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chưa thật sự đảm bảo ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất thấp, giá trị gia tăng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng công nghiệp thiếu và chưa đồng bộ, chưa khai thác được lợi thế về địa kinh tế của huyện Công nghiệp chế biến phát triển nhanh, trong đó có chế biến gỗ, sản phẩm làm từ gỗ, tre, nứa
Công nghiệp khai thác khoáng sản, mỏ đã và đang được đầu tư khai thác Hiện nay, đã có 1 tổ hợp bauxit nhôm Lâm Đồng công suất 630.000 tấn/ năm do Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư Về cơ cấu Năm
2009 công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 96,42%, công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ chiếm 0,38%, Công nghiệp sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước chiếm 3,20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Trong những năm gần đây, do điều kiện phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân được nâng lên là cơ sở thúc đẩy nhu cầu xây dựng ngày càng cao Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành xây dựng giai đoạn 2005 -
2009 là 147,88%/năm Cũng nhờ sự phát triển vượt bậc này đã giúp cho tỷ trọng ngành xây dựng trong GTSX trên địa bàn huyện ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện, góp phần giải quyết việc làm cho người lao
Trang 35động địa phương, tăng thu nhập cho người dân và góp phần ngày càng lớn trong phát triển kinh tế của huyện.
c)Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ - thương mại
Trong giai đoạn 2005 - 2009 ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 49,59%/năm.
Số cơ sở dịch vụ và lao động kinh doanh dịch vụ năm 2009 có 2.725 cơ
sở, trong đó số hộ kinh doanh cá thể là 2.693 hộ, chiếm 98,83%, số lao động kinh doanh dịch vụ là 3.970 lao động.
Hoạt động của hệ thống nhà hàng, khách sạn bước đầu đã có hiệu quả.
Hệ thống các cửa hàng ăn tập trung chủ yếu ở điểm đông người và trung tâm
xã, thị trấn Các khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành đã được đầu tư xây dựng, hiện nay đã có 375 các khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành quy mô lớn nhỏ trong toàn huyện
Cơ sở vật chất cho ngành thương mại, dịch vụ đã được đầu tư, hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối đã được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng như chợ Trung tâm thị trấn Lộc Thắng, mạng lưới giao thông được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hoá.
Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Ngân hàng, tín dụng đã bám sát chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, mở rộng diện cho vay hộ tạo điều kiện cho nhân dân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn được vay vốn để đầu tư phát triển.
-3.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng chủ yếu
3.3.1 Hạ tầng giao thông
Mật độ đường trong huyện so với trung bình của tỉnh và các huyện khác trong tỉnh khá cao Đã đảm bảo 100% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã
Trang 36* Đường tỉnh lộ: Huyện Bảo Lâm có 48,2 km gồm 1 tuyến:
Tỉnh lộ 725: Từ xã Lộc Ngãi đi Lộc Bắc dài 48,2 km.
Đường đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi mặt đường láng nhựa
* Đường huyện lộ: Toàn huyện có 82km/ 6 tuyến Trong đó: mặt đường
bê tông nhựa: 4,5 km; Đường cấp V, VI miền núi mặt đường láng nhựa Đường liên xã: Tổng cộng có 123km/27 tuyến thuộc 14 xã thị trấn trong huyện Đường liên thôn nội thôn: Toàn huyện có 406,4 km được rải cấp phối.
3.3.2 Hệ thống thuỷ lợi
Bước đầu huyện đã xây dựng được hồ chứa nước Tân Rai ở thị trấn Lộc Thắng và cụm công trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào dân tộc ở xã Lộc Lâm Thác nước Bảy Tầng ở Lộc Thành và hệ thống thác nước ở Lộc Bắc không chỉ là những thắng cảnh đẹp, hùng vĩ mà còn có thể xây dựng được các công trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ở phía bắc và phía nam của huyện Mùa khô ở vùng Bảo Lâm do độ ẩm không khí cao và hầu như tháng nào trong mùa này cũng có ít nhất một cơn mưa Vì vậy, các loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao.
Trang 373.3.3 Về phát triển văn hoá thông tin
Hiện nay trên địa bàn huyện 100% các xã đã được phủ sóng truyền hình Hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt 14/14 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã và có máy điện thoại Hàng năm vào những ngày lễ lớn của đất nước phòng văn hoá đã tổ chức thực hiện tốt hoạt động thông tin tuyên truyền.
Năm 2009 đã 15 đơn vị nghệ thuật trên địa bàn huyện Trong đó có một đơn vị chuyên nghiệp Hoạt động của các đơn vị nghệ thuật đã có nhiều hoạt động nghệ thuật phong phú, khơi dậy được các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng dân cư Hệ thống thư viện và điểm bưu điện văn hoá cơ
sở cũng được quan tâm xây dựng, đến nay 10/14 xã, thị trấn có phòng đọc thư viện với số đầu sách từ 1000 đến 2.345 cuốn và các loại báo, tạp chí phục vụ độc giả Các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị đều có tổ đội văn nghệ
Hệ thống phát thanh của huyện được xây dựng cùng với hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã góp phần tích cực vào việc cung cấp các thông tin kinh
tế, xã hội, các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước kịp thời đến với nhân dân Góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đội ngũ cán bộ làm công tác phát thanh, truyền thanh, truyền hình từ huyện đến cơ sở đã được kiện toàn, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ và từng bước được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền thanh, truyền hình đáp ứng nhu cầu phục vụ đông đảo khán, thính giả trong toàn huyện
3.3.4 Về giáo dục
a) Quy mô trường, lớp, học sinh
Huyện Bảo Lâm có 100% số trường có đủ diện tích khuôn viên theo quy định (10m2/học sinh) 16/16 trường Mầm non, 24/24 trường Tiểu học, 6/6 trường tiểu học và THCS, 12/12 trường THCS, 1/1 trường THCS&THPT,
Trang 383/3 trường THPT đủ phòng học để học 2 ca/ngày Số phòng học cao tầng ngày càng nhiều, số phòng học kiên cố ở các trường ngày một tăng với 753 phòng học bán kiên cố 100% số phòng học của tiểu học có bảng từ chống loá; đủ bàn ghế cho học sinh học tập.
Hiện nay số học sinh của huyện là: 23.108 học sinh chiếm 21,14% dân
số toàn huyện
b) Đội ngũ cán bộ, giáo viên
Đội ngũ giáo viên ngày càng được bổ sung đủ theo định mức biên chế; hoàn thiện dần về cơ cấu bộ môn Số lượng giáo viên trên toàn huyện có 1.310 người Trong đó có trình độ chuẩn và trên chuẩn ngày càng nhiều Phần lớn giáo viên có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước; thực sự yên tâm với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm.
3.3.5 Về Y tế
Trên địa bàn huyện có 03 phòng khám đa khoa khu vực, 12 trạm y tế cấp xã, thị trấn, 21 phòng khám tư nhân Phòng khám đa khoa khu vực định mức 70 giường bệnh, trạm y tế cấp xã, thị trấn 60 giường bệnh các phòng khám đa khoa, trạm y tế xã, thị trấn đều được xây kiên cố, công trình vệ sinh khép kín, có công trình xử lý chất thải y tế, các công trình khác phục vụ hoạt động khám và chữa bệnh.
Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và hoạt động ổn định có hiệu quả Hàng năm thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, hiến máu nhân đạo Công tác kế hoạch hóa gia đình ngày càng được quan tâm và đạt được những thành quả khả quan Tuy nhiên, các trạm y tế thường thiếu giường bệnh, trang thiết bị y tế còn thiếu, thuốc chữa bệnh không đủ gây nhiều khó khăn cho việc khám chữa bệnh.
Trang 39Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Bảo Lâm
4.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi
- Bảo Lâm là một huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi có trục đường quốc
lộ 20,Tỉnh lộ 725 chạy qua Là điều kiện thuận lợi để giao lưu trong tỉnh, trongvùng và các Tỉnh tây nguyên, duyên hải miền trung Với tiềm năng đất đai phongphú, tài nguyên rừng trên địa bàn đa dạng về động, thực vật, với tổng diện tích tựnhiên 146,351 ha, diện tích rừng và đất qui hoạch cho mục đích lâm nghiệp là trên86.946,42 ha chiếm 80% diện tích tự nhiên, trong đó đất trống chưa sử dụng gần3.000 ha đây là điều kiện thuận lợi thu hút các dự án đầu tư để trồng rừng phòng hộ
và rừng sản xuất, kết hợp giữa quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và phát triểnkinh tế xã hội
- Diện tích rừng tự nhiên của hai xã Lộc Bắc ,Lộc Bảo trên 30 ngàn ha chiếmgần 50% diện tích rừng của huyện, tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu ở phía namcủa huyện Đây là khu vực, có tính đa dạng sinh học cao đã được nhiều nhà khoahọc khẳng định còn lưu trữ rất nhiều nguồn gen động, thực vật quí hiếm đại diệncho vùng sinh thái cát tiên
- Về đất đai và khí hậu của huyện có tác động rất thuận lợi cho rừng tự nhiênphục hồi và phát triển, thích ứng của nhiều loài cây trồng như Thông nhựa, Keo cácloại, cây cao su, cây cà phê và một số cây trồng bản địa như sao đen, cây dược liệu,tạo đà cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng trên địa bàn
* Khó khăn
Địa hình huyện Bảo Lâm với nhiều đồi núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh,
độ dốc lớn nên cũng gây khó khăn cho công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng
Trang 40Các khu vực rừng có nhiều trữ lượng và các loài gỗ quí, hiếm của Bảo Lâmđều phân bố xa dân cư, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, do vậy gây cản trở chocác hoạt động phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.
Cùng với việc hệ thống giao thông mở rộng để phát triển kinh tế vùng sâuvùng xa, lại tiềm ẩn nguy cơ các khu rừng trước đây ít bị xâm hại do không cóđường giao thông đi đến, nay trở thành khu vực dễ bị lâm tặc phá hoại
4.1.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội
* Thuận lợi
Được sự quan tâm hỗ trợ của chính phủ và các chương trình dự án đã giúpngười dân xây dựng các mô hình để sản xuất phát triển lâm nghiệp bền vững nhưnuôi ong lấy mật dưới tán rừng, trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, trồng rừngthâm canh…đem lại hiệu quả thiết thực, nên đời sống của đồng bào các dân tộc, đặcbiệt là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng đượcnâng cao, nhận thức về tầm quan trọng của rừng đối với người dân được nâng lên từ
đó hạn chế việc xâm hại đến tài nguyên rừng
Trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng của UBND các cấp cũng được phân định
rõ ràng, vì vậy công tác QLBVR trên địa bàn huyện ngày càng được thực hiện nghiêmtúc và hiệu quả hơn
Kinh tế phát triển, thu nhập từ rừng mang lại rõ rệt tạo chuyển biến trongnhân dân nhận thức về vai trò tác dụng của rừng, ngày càng có nhiều tổ chức, cánhân tự nguyện tham gia QLBVR, tố giác các hành vi vi phạm về công tác QLBVRcho các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời
* Khó khăn
Vào rừng để khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật rừng là công việc dườngnhư đã trở thành thói quen của một số đồng bào dân tộc trong vùng, họ làm nhưvậy cũng do đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhất là ngườidân sống trong rừng, gần rừng, lao động nhàn rỗi còn nhiều
Nhu cầu đất để sản xuất, sử dụng gỗ làm nhà và sinh hoạt của người dânngày càng cao, chính vì vậy áp lực vào rừng là rất lớn