Phân tích vai trò và mối quan tâm của các bên liên quan đến việc

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 80 - 85)

4.5.1.1. Vai trò của các bên liên quan đến việc QLBVR * Cộng đồng thôn, bản

- Cộng động thôn, bản luôn sống gần gũi, gắn bó với rừng, nắm được tình hình phân bố, tình trạng của tài nguyên rừng để tổ chức quản lý bảo vệ. Chính họ đã có những phương án bảo vệ các khu rừng của mình khỏi những xâm phạm từ bên ngoài.

- Phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa có ảnh hưởng, liên quan rất lớn đến công tác QLBVR nói chung và công tác PCCCR nói riêng.

- Cộng đồng thôn, bản có lực lượng đông để huy động, điều hành các hoạt động QLBVR là nơi tổ chức và khâu nối các bên liên quan về thực hiện các hoạt động phục vụ công tác QLBVR.

- Trong cộng đồng thôn, bản vai trò của các thành phần được thể hiện đó là : + Lãnh đạo thôn, bản : Được nhân dân tín nhiệm bầu lên, họ đóng vai trò rất quan trọng, quyết định trong việc vận động và tổ chức cho thôn, bản tham gia QLBVR, cụ thể :1) Tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của thôn về thực hiện công tác quản lý BVR. Tuyên truyền phổ biến những chủ chương chính sách mới của Nhà nước đến với người dân ;2)Phối hợp với kiểm lâm địa bàn và các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLBVR , nhất là việc tham gia nhận rừng để bảo vệ và hưởng lợi ; 3)Là trung tâm khâu nối, giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong cộng đồng như việc hòa giải, giải quyết tranh

chấp giữa các hộ gia đình trong cộng đồng, giữa hộ gia đình với các chủ rừng liền kề, điều hành hoạt động của tổ tuần tra bảo vệ rừng và người dân thuộc cộng đồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ QLBVR.

+ Tổ BVR: Được giao nhiệm vụ tuần tra BVR, PCCCR, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm tài nguyên rừng theo quy ước của thôn, bản, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền và theo qui định của Nhà nước.

+ Người dân: Người dân cộng đồng dân cư thôn, bản, nhất là đối với dân tộc ít người có cuộc sống gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng, đất rừng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, họ vừa là đối tượng tham gia các hoạt động QLBVR như tham gia tuần tra QLBVR, thông tin cho các cơ quan ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng, phát hiện, huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng. Họ có khả năng thay đổi tập quán và kiểm soát các hoạt động của mình để kìm hãm sự phá rừng. Như vậy, người dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản có vai trò rất quan trọng trong công tác QLBVR bởi bảo vệ rừng cũng chính là họ mà phá rừng cũng chính là họ. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực để đề ra các giải pháp QLBVR có hiệu quả dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm.

* Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong thôn, bản

Bao gồm: Ban MT tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Chi đoàn thanh niên, hội người cao tuổi...Đây là những các tổ chức đã được pháp luật công nhận, trong hoạt động của họ có tác động rất lớn đến công tác QLBVR trên địa bàn.

* Các chủ rừng trên địa bàn

- Chủ rừng là một chủ thể quan trọng, đối tác tích cực, quan trọng tham gia vào công tác QLBVR trên địa bàn, vì các hoạt động QLBVR này cũng góp phần vào việc QLBVR chung của cộng đồng.

- Chủ rừng là người hiểu rõ nhất về tài nguyên rừng của mình đang quản lý bảo vệ và biết được các đối tượng thường tham gia chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái phép, để tổ chức ngăn chặn các tác động tiêu cực vào tài nguyên rừng.

- Chủ động hoặc phối hợp các cơ quan chức năng, với cộng đồng để thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

* Cộng đồng thôn, bản khác

Phối hợp tham gia chữa cháy rừng, giải quyết các tranh chấp sử dụng đất sử dụng tài nguyên rừng và ngăn chặn xâm hại rừng khi có yêu cầu. Thực tế cho thấy đối với các cộng đồng có rừng mà giáp ranh với nhau thì việc phối hợp giữa họ rất hiệu quả trong công tác QLBVR, nhưng đối với các cộng đồng giáp ranh mà không có rừng là một vấn đề rất khó khăn vì chưa gắn được lợi ích của họ.

* Người buôn bán, khai thác, chế biến lâm sản trái phép

Những đối tượng này có thể tại địa phương, cũng có thể từ nơi khác đến, họ có mâu thuẫn gay gắt với các bên liên quan tham gia QLBVR. Nhưng ở góc độ nào đó khi họ giác ngộ được việc làm sai trái của mình thì chính những đối tượng này là người tố giác với các cơ quan chức năng những đối tượng buôn bán khác vì họ hiểu được những mánh lưới và địa bàn hoạt động của các đối tượng vi phạm.

* Hạt Kiểm lâm

Hạt Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách giữ vai trò nồng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ QLBVR và đảm bảo chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn. Hạt Kiểm lâm là lực lượng tham mưu đắc lực giúp chính quyền UBND các cấp làm tốt công tác QLNN về rừng và đất lâm nghiệp, tổ chức tốt phong trào quần chúng BVR trong nhân dân, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ BVR để giúp các chủ rừng, cộng đồng thực hiện nhiệm vụ QLBVR.

* Chính quyền các cấp (xã, huyện)

Thực hiện trách nhiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định tại quyết định 245/1998/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ.

- Cấp xã là cấp chính quyền đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống của người dân. Là trung

tâm khâu nối các mối quan hệ giữa chính quyền cấp huyện, các cơ quan liên quan với cộng đồng dân cư thôn, bản về thực hiện công tác QLBVR. Là thành phần quan trọng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng thôn, bản.

- Cấp huyện ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan trực thuộc trên địa bàn và các cơ quan liên quan đóng trên địa bàn tổ chức, phối hợp, thực hiên việc QLBVR trong đó có QLBVR dựa vào cộng đồng.

4.5.1.2. Mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò QLBVR dựa vào cộng đồng của các bên liên quan

Trong quá trình thảo luận qua phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được, chúng tôi xác định mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò QLBVR trên cơ sở cộng đồng của các bên liên quan như sau:

Biểu 4.9: Phân tích mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò QLBVR dựa vào cộng đồng của các bên liên quan

Đối tượng Mối quan tâm đến

tài nguyên rừng

Vai trò QLBVR trên cơ sở cộng đồng Những khó khăn, vướng mắc Mức độ Hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng

Vì nhu cầu cuộc sống và đáp ứng sử dụng gỗ và lâm sản để phục vụ cuộc sống

Tham gia Các hoạt động QLBVR theo sự phân công của cộng đồng; Tuân thủ các luật tục và quy ước của thôn bản đã quy định

Đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp, thiếu thiết bị phương tiện, quyền hạn bị hạn chế.

10

Tổ QLBVR Thực hiện nhiệm vụ tuần tra QLBVR theo quy định.

Có lịch trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các hoạt động QLBVR, PCCCR theo yêu cầu của cộng đồng thôn, bản

Trang thiết bị, phương tiện cho công tác, quyền hạn để thực thi nhiệm vụ rất hạn chế, chế độ chính sách đãi ngộ chưa rỏ ràng 8 Lãnh đạo thôn, bản Chịu trách nhiệm quản lý BVR được giao, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội

Chỉ đạo các hoạt động QLBVR của cộng đồng và xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng theo quy

Thiếu trang thiết bị, hạn chế về quyền hạn và năng lực chỉ đạo trong QLBVR

của cộng đồng dân cư ước QLBVR của thôn, bản Các tổ chức chính trị - đoàn thể trong thôn, bản Tham gia QLBVR để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên mình tham QLBVR, PCCCR.

Chưa được tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng truyền, kinh phí hoạt động còn hạn chế 8 Các chủ rừng trên địa bàn QLBVR để kinh doanh sản xuất thu lợi nhuận hoặc công ích.

Thực hiện nhiệm vụ QLBVR theo quy định; Hỗ trợ cho cộng đồng một số mặt về QLBVR

Thiếu lực lượng, phương tiện, kinh phí

8 Cộng đồng thôn, bản khác Sản phẩm từ tài nguyên rừng mà họ được hưởng trực tiếp

Thực hiện các hoạt động phối hợp quản lý ranh giới, và giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác QLBVR

Đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, thiếu trang thiết bị, phương tiện, chuyên môn nghiệp vụ, quyền hạn trong QLBVR còn hạn chế 8 Người khai thác lâm sản trái phép Là nơi cung cấp gỗ, lâm sản Trong một chừng mực nào đó nếu giác ngộ có thể cung cấp những tin báo có giá trị để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng Địa hình phức tạp, chi phí cao, bị cấm khai thác Hạt Kiểm lâm Thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLBVR được Nhà nước giao theo quy định nghị định 119/2006/NĐ-CP

Tham mưu cho UBND huyện xây dựng phương án, kế hoạch QLBVR, tập huấn nghiệp vụ QLBVR, PCCCR cho cộng đồng, chủ động, phối hợp với cộng đồng tuần tra QLBVR, xử phạt các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Lực lượng mỏng, thiếu trang thiết bị phục vụ công tác, chế độ lương, phụ cấp chưa tương xứng với yêu cầu, quyền hạn còn hạn chế.

Chính quyền xã, huyện

Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch của huyện và xã

Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch QLBVR, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan và cộng đồng ngăn chặn hành vi xâm hại rừng; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động QLBVR; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác QLBVR xử lý các hành vi vi phạm lâm luật theo thẩm quyền.

Thiếu trang thiết bị, kinh phí hoạt động trong QLBVR còn hạn chế, phối hợp giữa các ban ngành chưa đồng bộ 10

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w