- Được ưu tiên nhận giao khoán rừng để bảo vệ và hưởng lợi
4.6.2. Các giải pháp về tổ chức
4.6.2.1. Thành lập tổ QLBVR thôn, bản
- Tổ QLBVR thôn, bản do nhân dân trong cộng đồng thôn, bản bầu ra và được UBND cấp xã phê duyệt.
Sơ đồ 4.3: Các bước tiến hành xây dựng Tổ QLBVR thôn, bản
- Lực lượng: Từ 10 đến 15 người; Thành phần nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ của địa phương.
Bước 2: Lập danh sách của tổ và xây dựng kế hoạch hoạt động Bước 4: Tổ chức và thực hiện QLBVR
Bước 5: Theo dõi,
giám sát, đánh giá Bước 3: Trình UBND xã phê duyệt Bước 1: Họp thôn, bản thống nhất đề xuất thành phần tham gia tổ
- Nhiệm vụ: Hàng tháng lập kế hoạch tuần tra BVR, xác định phương án tuần tra, xác định các vùng trọng điểm về khai thác lâm sản, chặt phá rừng trái phép trên địa bàn để đấu tranh ngăn chặn; Phối hợp với tổ tuần tra của các bản khác tổ chức tuần tra bảo vệ đối với những khu rừng giáp ranh giữa các thôn bản; Thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng; Tham gia hỗ trợ QLBVR các khu rừng trong phạm vi ranh giới của thôn, bản và chấp hành điều động của chính quyền để tham gia chữa cháy rừng và truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng khi có yêu cầu; Điều phối việc sử dụng rừng tại địa phương của các hộ gia đình trong cộng đồng thông qua quy ước bảo vệ rừng và kế hoạch quản lý sử dụng rừng để tránh suy kiệt nguồn tài nguyên rừng.
4.6.2.2. Hình thành mô hình đồng quản lý
Xây dựng thử nghiệm mô hình “đồng quản lý rừng” trên cơ sở phối hợp quản lý bảo vệ rừng rừng giữa các cộng đồng địa phương với BQL RPH Đam Bri các Cty lâm nghiệp và cấp chính quyền xã. Mô hình “đồng quản lý rừng” tập trung vào nội dung chia sẻ lợi ích, quyền lực và trách nhiệm.
Trước mắt có thể lấy thôn 3 của xã Lộc bắc để thực hiện mô hình, trong đó người dân cam kết bảo vệ rừng đặc dụng trên đất mình, còn chính quyền và Cty lâm nghiệp hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cải thiện cụộc sống như: Nuôi ong lấy mật, chăn nuôi dê, trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng... để hưởng lợi.
Tiến hành cho cộng đồng thôn, bản đăng ký nhận 100 ha để bảo vệ rừng PRA và được hưởng lợi từ việc khai thác bền vững các sản phẩm theo quy định của pháp luật.
- Về quyền lực: Có quyền quản lý và sử dụng lâm sản theo cam kết thoả thuận; Được cấm các cá nhân từ bên ngoài vào khu vực bảo vệ khi chưa có ý kiến của cơ quan chức năng; Được quyền bắt giử, lập biên bản các vụ vi phạm trong khu vực bảo vệ của mình và đề xuất hướng xử lý để chuyển các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
- Về lợi ích: Được sử dụng đất và rừng PRA để sản xuất kinh doanh theo phương án đã được phê duyệt; Được khai thác một số loại lâm sản ngoài gỗ không quy định cấm trong khu vực bảo vệ; Được hỗ trợ một số kinh phí từ các chương trình dự án để phát triển sản xuất.
- Về trách nhiệm: Phải giữ được vốn rừng đã xác định trữ lượng sau khi mượn khoán; Không tự ý sử dụng tài nguyên rừng trong khu rừng mượn khoán; Không để xảy ra tình trạng khai thác lấn chiếm; Tham gia giám sát các hoạt động của cộng đồng tác động đến khu rừng bảo vệ; Hàng tháng dự giao ban và báo cáo tình hình bảo vệ rừng cho UBND xã, Cty lâm nghiệp Lộc bắc và KL địa bàn.