Từ những lý luận và thực tiển có thể rút ra những bài học chủ yếu cho quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam như sau :
- Một là: Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng là phương thức quản lý cần thiết, hiệu quả cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà ý thức pháp luật hoặc khả năng thực thi pháp luật của người dân chưa cao.
- Hai là: Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng sẽ thành công khi kết hợp hài hoà giữa lợi ích người dân - cộng đồng - nhà nước.
- Ba là: Thái độ, sự tham gia của người dân là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.
- Bốn là: Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng cần phải được phối hợp với các phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vào chính sách thể chế của Nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng nội lực của các thành phần trong cộng đồng.
Nhìn chung, quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng là một vấn đề tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địa phương. Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp đang cải cách và hoàn thiện như hiện nay. Điều đáng chú ý là phải có những nghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng những chính sách mới phù hợp cho mỗi vùng.
Vì vậy quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng được xem như nền tảng của sự phát triển vì nó đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu lợi ích cho cộng đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo và khắc phục được tình trạng khánh kiệt tài nguyên trong những phương thức sử dụng kém bền vững.
Đề tài tập trung phân tích đánh giá sâu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, kiến thức, thể chế bản địa và đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, đồng thời đánh giá mức độ đe doạ, mối quan tâm, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong, ngoài cộng đồng đến công tác bảo vệ rừng cũng như đánh giá tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng.
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần quản lý bảo vệ tài nguyên rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng Quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Bảo Lâm và sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý bảo vệ rừng.
- Đánh giá vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và xác định những nhân tố cản trở hoặc thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả dựa vào cộng đồng.
2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, tiềm năng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư thôn, bản và mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Bảo Lâm.
- Nội dung nghiên cứu: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến QLBVR; phân tích, đánh giá công tác QLBVR của huyện, tiềm năng QLBVR của cộng đồng, mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác QLBVR trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để bảo vệ tốt tài nguyên rừng của địa phương dựa vào cộng đồng dân cư thôn, bản.
Kết quả của luận văn là những giải pháp định hướng cho việc phát huy nội lực của cộng đồng đối với việc thực hiện công tác QLBVR, hình thành môi trường thuận lợi cho việc phát huy các hình thức QLBVR dựa vào cộng đồng dân cư thôn, bản.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Cộng đồng dân cư thôn, bản ở huyện Bảo Lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng ( gồm cộng đồng là chủ thể quản lý rừng và cộng đồng tham gia QLBVR để được chia sẻ lợi ích ).
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và các đối tác liên quan đến quản lý bảo vệ rừng.
- Luật pháp và chính sách của Trung ương, địa phương và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa trên địa bàn huyện đến công tác QLBVR.
- Phân tích, đánh giá các hình thức quản lý rừng và thực trạng công tác QLBVR của huyện.
- Đánh giá tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản và phân tích mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò của các bên liên quan đến QLBVR dựa vào cộng đồng.
- Phân tích khả năng hợp tác của các bên liên quan để thực hiện QLBVR dựa vào cộng đồng.
- Đề xuất giải pháp QLBVR có hiệu quả dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo lâm.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa có chọn lọc những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn của khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học về QLBVR dựa vào cộng đồng.
- Các tài liệu liên quan về QLBVR từ cơ quan chuyên ngành như: Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm, Phòng TN-MT, Phòng thống kế huyện Bảo Lâm, UBND các xã trong khu vực nghiên cứu.
Các tài liệu kế thừa phải đảm bảo tính mới nhất, tính chính thống, tính đảm bảo độ chính xác cao.
2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu.
-Tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: Thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình.
Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến thói quen sử dụng tài nguyên rừng, đến sinh kế, hình thức tác động của cộng đồng, khả năng tiếp thu thông tin bên ngoài, dân tộc và tập tục văn hoá có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, thành phần dân tộc là yếu tố lựa chọn làm tiêu chí chọn thôn, bản nghiên cứu của đề tài.
- Tiêu chí chọn các xã, bản nghiên cứu:
+ Người dân trong xã có các hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên như: Đất canh tác nông nghiệp, gỗ, củi, động vật và các tài nguyên khác.
+ Có các dân tộc ít người đang sinh sống .
+ Có vị trí quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, có các hoạt động quản lý rừng cộng đồng và có ranh giới giáp ranh với các đơn vị ngoài huyện.
- Tiêu chuẩn chọn hộ gia đình để phỏng vấn: Các hộ gia đình là đại diện các dân tộc và phải có hộ khá, trung bình, nghèo theo tiêu chí của địa phương. Ở mổi thôn, bản chọn 30 hộ gia đình để phỏng vấn.
2.4.3. Phương pháp điều tra
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được thực hiện để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, ảnh hưởng của các nhân tố này đến công tác QLBVR cũng như thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức trong công tác QLBVR.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Được áp dụng để củng cố những thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và phương pháp RRA. Đồng thời, xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa liên quan đến việc QLBVR và tiềm năng QLBVR của cộng đồng cũng như vai trò của các bên liên quan đến công tác QLBVR, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác QLBVR. Theo phương pháp này, đề tài đã tổ chức những cuộc thảo luận nhóm với chủ đề tập trung vào những nội dung trên. Trong quá trình thảo luận, những người thực hiện đề tài giữ vai trò thúc đẩy và định hướng cuộc thảo luận, không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho các thành viên tham gia thảo luận.
Ngoài ra, những người thực hiện đề tài còn thực hiện phỏng vấn cán bộ huyện, xã, các cơ quan để tìm hiểu rõ hơn nữa về tình hình QLBVR trên địa bàn và phỏng vấn người dân để thu thập thông tin về các nguồn thu nhập có liên quan đến tài nguyên rừng (lúa nương, sản xuất nương rẫy, khai thác tài nguyên rừng, chăn thả gia súc) và tổng thu nhập để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp học hỏi và hành động có sự tham gia ( PLA) : Thông qua các cuộc tiếp xúc, thu thập số liệu người thực hiện đề tài đã học hỏi từ những người tham gia cũng như phát huy nội lực bởi những người tham gia trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Những người thực hiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ của các cơ quan có kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ rừng, từ đó làm cơ sở để phân tích, đề xuất các giải pháp hợp lý, có hiệu quả hơn.
- Các công cụ sử dụng trong điều tra:
+ Ma trận, sơ đồ đánh giá sự quan tâm của các bên liên quan trong QLBVR. + Ma trận đánh giá mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong QLBVR và mức độ quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng.
+ Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng cán bộ các cơ quan cấp huyện, cấp xã, trưởng bản.
+ Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình.
+ Phỏng vấn cấn bộ cấp huyện, xã liên quan đến công tác QLBVR.
2.5. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel, phân tích sự tương quan giữa các nguồn thu nhập liên quan đến tài nguyên rừng đối với tổng thu nhập của hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thôn, bản, cụ thể là áp dụng: áp dụng hàm Cobb –Douglass (hàm có hệ số co giãn không đổi).
Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, được phân tích theo phương pháp định tính.
Phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng đến tổng thu nhập của các hộ gia đình trong vùng chọn nghiên cứu.
Hàm sản xuất về cơ bản có dạng:
Áp dụng hàm Cobb – Douglass (hàm có hệ số co dãn không đổi) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tổng thu nhập của các HGĐ.
Hàm sản xuất về cơ bản có dạng: Y = a. X1β1. X2β2... Xnβn.e(γD)
X1, X2, ...Xn: là các biến số độc lập, thể hiện các nguồn thu nhập. β 1, β2... βn là hệ số của biến số. a: hằng số. D: yếu tố định tính (nhận giá trị từ 0 đến 1). γ: hệ số của D.
Có thể biến đổi về dạng tuyến tính đối với tham số, bằng việc lấy Logarit tự nhiên cả hai vế:
LnY = a0+ β 1LnX1 + β 2LnX2 +… + β nLnXn + γD LnY là hàm tuyến tính với các tham số ò.
Các hệ số β 1, β 2,... β n thể hiện độ co dãn của Y đối với Xi, tương ứng
Tức là: Khi X1 thay đổi 1% thì Y thay đổi β 1%; Khi X2 thay đổi 1% thì Y thay đổi β 2%; Khi Xn thay đổi 1% thì Y thay đổi β n%.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HUYỆN BẢO LÂM 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Bảo Lâm là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lâm Đồng; có toạ độ địa lý 11021’35,1” đến 11055’21,2” độ vĩ Bắc và từ 107029’2,4” đến 107058’4,7” độ kinh Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông. - Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận. - Phía Đông giáp huyện Di Linh.
- Phía Tây giáp thành phố Bảo Lộc các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai.
Huyện có diện tích tự nhiên 146.351,32 ha, chiếm 19% diện tích tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Lộc Thắng. Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn: Lộc Thắng và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và BLá.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình 90m so với mặt biển. Mặc dù không có nhiều núi cao (Tiou Hoan 1.444m, BNom Quanh 1.131m, BNom RLa 1.271m), nhưng nơi đây lại là vùng phát sinh của nhiều dòng suối lớn và là đầu nguồn sông La Ngà. Các dòng suối chính như: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,... tập hợp nhiều nguồn suối nhỏ để đổ vào sông La Ngà. Ở phía bắc huyện Bảo Lâm cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắc Nông.
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
a) Địa chất, đá mẹ
Theo tài liệu địa chất miền Nam Việt Nam và kết quả điều tra những năm gần đây, đất đai ở huyện Bảo Lâm được hình thành từ sản phẩm phong hóa của nhóm đá mẹ Bazan.
b) Thổ nhưỡng
Theo tài liệu thổ nhưỡng tỉnh Lâm Đồng và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây, Huyện Bảo Lâm có 5 nhóm đất chính như sau:
Đất đỏ (Fd), đất xám (Xcn), đất phù sa (P), đất glây (Gl), đất mới biến đổi (Cm). Phân bố trên các xã thuộc địa bàn huyện. Hiện nay đã được khai thác trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (Chè, Cà phê ... ), trồng rừng nguyên liệu và cây màu ngắn ngày.
3.1.4. Khí hậu, thủy văn
a) Khí hậu
Bảo Lâm mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, là vùng khí hậu chuyển tiếp của vùng cao nguyên Nam bộ và vùng miền Ðông Nam bộ, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt..
Về nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24oc. Độ ẩm tương đối trung bình 85%.
Về lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800- 2.200mm.
Về chế độ gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 9; Gió mùa Tây Nam từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
b) Hệ thống sông suối, thuỷ văn
Trên địa bàn huyện có 2 dòng sông chính chảy qua là: sông Đồng Nai và sông La Ngà. Sông Đồng Nai chảy qua 3 xã với chiều dài 84,8km. Lưu lượng dòng chảy 36,3 tỷ m3/năm. Do chảy qua 3 xã Lộc Lâm, Lộc Bắc, Lộc Bảo thuộc vùng sâu của huyện nên sông Đồng Nai có vai trò rất quan trọng
trong việc cung cấp nước phục vụ cho các nhà máy thủy điện Đồng Nai 3;4;5 và phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; đồng thời cũng cung cấp