Giải pháp về PCCCR

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 93 - 119)

- Được ưu tiên nhận giao khoán rừng để bảo vệ và hưởng lợi

4.6.5. Giải pháp về PCCCR

- Xây dựng tổ xung kích PCCCR gắn với tổ QLBVR tại chổ, lực lượng này được đào tạo, huấn luyện và trang bị phương tiện, thiết bị và công cụ chữa cháy cần thiết.

- Xây dựng quy chế hoạt động của tổ xung kích PCCCR trên địa bàn các xã có rừng (trồng) và phân chia thành các nhóm phụ trách các khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn.

- Xây dựng phương án chữa cháy rừng trên các cộng đồng ở các vùng trọng điểm. Có quy định cụ thể về chữa cháy rừng của thôn, bản.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định 09/CP của Chính phủ, Chỉ thị về BVR-PCCCR của UBND huyện. Xây dựng chương trình tuyên truyền về bảo vệ rừng và PCCCR thông tin trên các phương tiện truyền thông.

- Hàng năm, vào mùa khô hanh những khu rừng dễ cháy như là rừng Thông, rừng non mới trồng cần phải luỗng phát hạ thấp thực bì để làm giảm nguồn vật liệu cháy hạn chế tối đa khả năng bắt lửa, cường độ ngọn lữa và khả năng lan tràn của đám cháy cũng như dễ dàng tiếp cận đám cháy. Các khu vực rừng trồng của các chủ rừng đã hết thời gian chăm sóc, thực bì đã phát triển trở lại, vì vậy chủ rừng cần đầu tư kinh phí để luỗng phát những diện tích do mình quản lý nhằm phát huy hiệu quả PCCCR.

- Tổ chức Diễn tập chữa cháy rừng để nâng cao được nhận thức và làm quen với thực tế của công tác PCCCR, từ việc chỉ đạo, điều hành đến phối hợp tham gia chữa cháy của các cấp chính quyền, các ngành và tổ đội chữa cháy rừng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai chữa cháy có hiệu quả khi cháy rừng xảy ra.

- Xây dựng quy định cho hoạt động sản xuất nương rẫy (như xác định trạng thái thực bì, quy mô, ranh giới, chế độ trình báo, tự quản và giám sát khi phát/đốt, kỹ thuật xử lý nguồn vật liệu cháy; xử lý và khắc phục hậu quả trong trường hợp để cháy lan...), Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động sản xuất nương rẫy, đặc biệt là vào những thời kỳ và những nơi có nguy cơ cháy rừng cao; cương quyết đình chỉ những trường hợp có sai phạm nghiêm trọng về quy chế phòng và chữa cháy rừng.

- Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác PCCCR.

Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả phân tích, đánh giá số liệu và thông tin thu nhập được trong quá trình nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận trên địa bàn huyện Bảo Lâm như sau:

Về thuận lợi: Điều kiện kinh tế - xã hội, với cơ cấu nền kinh tế đa ngành và được sự hỗ trợ về phát triển của các tổ chức trong, ngoài nước, cùng với những chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, nhất là đối với việc phát triển Lâm nghiệp là thuận lợi lớn cho công tác QLBVR. Tiềm năng đất đai dành cho phát triển lâm nghiệp còn lớn, khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của rừng. Cộng đồng dân cư thôn, bản ở vùng nghiên cứu có tính cộng đồng cao, sẳn sàng chia sẽ cho nhau các lợi ích do rừng mang lại. Đồng thời họ có phong tục, tập quán, kiến thức thể chế bản địa có tác động tích cực đến tài nguyên rừng và đại bộ phận người dân trong cộng đồng chấp hành khá nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng.

Ngày càng có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ về kinh tế-xã hội để tăng thu nhập cho người dân, đồng thời quy định rõ trách nhiệm QLBVR của các cấp, các ngành, lực lượng BVR hoạt động ngày càng tích cực. Người dân trong cộng đồng dân cư có cuộc sống gắn bó với rừng, tài nguyên rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của họ, tất cả các nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng có ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập của của các hộ gia đình. Cộng đồng dân cư thôn, bản hiểu rất rõ về việc QLBVR và chính họ là người hưởng lợi từ rừng nhiều nhất và cũng chính họ là những người có khả năng QLBVR tốt nhất. Tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư là rất lớn, họ có nguyện vọng nhận rừng để bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên công tác QLBVR cũng gặp những khó khăn thách thức là: Rừng tự nhiên với nhiều loài động, thực vật quý hiếm phân bố xa dân cư, ở vùng giáp ranh với các huyện,các tỉnh địa hình tương đối phức tạp, đường sá đi lại khó khăn nên rất khó tuần tra bảo vệ. Đời sống của người dân còn nghèo, thu nhập của họ

còn dựa vào tài nguyên rừng rất lớn, lao động thiếu việc làm còn nhiều, do vậy, họ thường có những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Người Châu mạ và người Kho vốn có truyền thống canh tác, nương rẫy là nguồn cung cấp chính về lương thực và thực phẩm còn rừng thì cung cấp vật liệu làm nhà, củi đun và bổ sung thêm về lương thực cung như nhu cầu thiêt yếu khác cho cuộc sống tiềm ẩn nguy cơ xâm hại rừng cao, với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Do nhu cầu gỗ, lâm sản ngày càng tăng, do gia tăng về dân số, nên nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, chính quyền một số xã, chủ rừng chưa quan tâm đúng mức đối với công tác BVR nên tình trạng chặt, phá, lấn chiếm rừng, đát rừng làm nương rẫy trồng cây công nghiệp, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép , nạn cháy rừng vẫn còn vẫn diễn ra.

Quá trình nghiên cứu, đã đề xuất một số giải pháp QLBVR có hiệu quả trên cơ sở cộng đồng.

- Các giải pháp về chính sách: 1)Xây dựng các chính sách liên quan đến quyền lợi của cộng đồng khi tham gia hoạt động QLBVR; 2)Chính sách đãi ngộ đối với lực lợi của cộng đồng khi tham gia hoạt động QLBVR; 2)Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tổ đội quần chúng BVR của thôn, bản ; 3)Xây dựng quy trình thủ tục khai thác gỗ và lâm sản đối với rừng giao cho cộng đồng nhận bảo vệ và hưởng lợi ; 4)Xây dựng quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ; 5)Giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho cộng đồng ; 6) Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ;7) chính sách gắn QLBVR cộng đồng với xây dựng nông thôn mới.

- Các giải pháp về tổ chức :1)Thành lập Tổ QLBVR thôn, bản; 2)Xây dựng mô hình đồng quản lý rừng.

- Các giải pháp về đào tạo tập huấn : 1) Về chính sách, 2) Về luật pháp, 3) Về nghiệp vụ trong công tác QLBVR, 4)Về đào tạo nghề truyền thống.

- Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục pháp luật BVR và xoá bỏ dần những tập quán không có lợi cho công tác.

5.2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp QLBVR trên địa bàn huyện Bảo lâm còn một số tồn tại là:

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo lâm mới chỉ dừng lại ở công tác xây dựng cơ sở lý luận và nghiên cứu hiện trường. Cần phải có thời gian, nhân lực và kinh phí để tổ chức thực hiện và đánh giá được hiệu quả của nó.

- Do hạn chế về thời gian, kinh phí cũng như khả năng, nên phần lớn các giải pháp QLBVR do đề tài đề xuất còn mang tính định tính và chưa cụ thể.

- Trong quá trình điều tra, thu thập số liệu và phân tích đánh giá, do kinh nghiệm và điều kiện thời gian còn hạn chế, vì vậy chưa khai thác triệt để được những kiến thức bản địa, các kinh nghiệm của của người dân địa phương.

5.3. Kiến nghị

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để tìm kiếm các giải pháp về kinh tế, khoa học công nghệ nhằm giúp cộng đồng dân cư thôn, bản phát triển kinh tế nhằm làm giảm sức ép đối với tài nguyên rừng.

Quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy nên có các nghiên cứu tiếp theo là: - Nghiên cứu lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế Nông-Lâm kết hợp theo hướng phát triển bền vững.

- Nghiên cứu lựa chọn các cây trồng bản địa dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế cao.

- Nghiên cứu khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống đối với cộng đồng dân cư thôn, bản.

- Nghiên cứu phát triển hoạt động lồng ghép mục tiêu bảo tồn với phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái cảnh quan của rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bjoern Wode và Bảo Huy, Nghiên cứu thực trạng lâm nghiệp cộng đồng Việt Nam.

Bjoern

2. Bộ NN&PTNT (2010), Quyết định 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010 công bố hiện trạng rừng đến 31/12/2009.

Bộ

3. Các nghị định, quyết định, thông tư liên quan đến phân cấp tài nguyên rừng, giao đất giao rừng, hưởng lợi của cộng đồng (Nghị định 163, quyết định 178, quyết định 245, thông tư liên tịch 80....).

Các

4. Cẩm nang lâm nghiệp Việt Nam (2006), NXB Nông nghiệp. Cẩm

5. PGS.TSKH. Nguyễn Duy Chuyên, Vũ Nhâm, Hansson (2002), Phát triển

lâm nghiệp cộng đồng ở miền núi phía Bắc, Việt Nam.

Chuyên

6. Hạt Kiểm lâm Bảo Lâm (2006-2010), Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo

vệ rừng huyện Bảo lâm.

Hạt

7. Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2000), Kinh nghiệm và tiềm năng quản lý rừng

cộng đồng tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

Hội

8. Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2001), Khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý

rừng cộng đồng tại Việt Nam,Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

Hội

9. Hội thảo quốc gia về LNCĐ ( 2004), Hướng dẫn thực hiện quản lý rừng

cộng đồng tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

Hội

10. Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2005), Hội thảo quản lý rừng

bền vững có sự tham gia của người dân, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

Hội

11. Hội thảo quốc gia về QLRCĐ (2007), Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các mô

hình quản lý rừng cộng đồng thôn, bản tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo quốc

gia.

Hội

12. Bảo Huy (2006), Một số thuật ngữ trong quản lý rừng cộng đồng, Dự án ETSP, Bộ NN&PTNT.

Huy

13. Katherine Warner (2007), Tăng cường sự tham gia của các bên trong hoạt

động lâm nghiệp, kinh nghiệm quốc tế về cơ hội thách thức.

Katherine

14. Bùi Quang Linh (2004), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo vệ rừng

trên cơ sở cộng đồng ở huyện Gio Linh- tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ

khoa học Lâm nghiệp.

Linh

15. Luật BV&PTR (2004), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. Luật

17. Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Ngọc Anh (2001), Khảo sát về LNCĐ và chính

sách lâm nghiệp tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu, Tài liệu hội thảo “ Khuôn

khổ chính sách quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam ngày 14,15 tháng 11 năm 2001, Hà Nội.

Lung

18. Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung (2004), Nghĩa vụ và quyền lợi của

cộng đồng quản lý rừng, Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

Ngãi

19. Nguyễn Bá Ngãi (2005), Nghiên cứu một số mô hình quản lý rừng cộng

đồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Báo cáo

kết quả thực hiện đề tài cấp bộ, Đại học Lâm nghiệp.

Ngãi

20. Nguyễn Bá Ngãi (39), Một số ý kiến về chinh sách hưởng lợi từ rừng, Báo cáo cho diễn đàn về cơ chế chính sách và quản lý ngành lâm nghiệp.

Ngãi

21. Nghị định 119/2006/NĐ-CP về hệ thống tổ chức nhiệm vụ quyền hạn của

kiểm lâm.

Nghị

22. Nghị định 99/2010/NĐ- CP về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi

trường rừng, Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008.

Nghị

23. Vũ Nhâm (2004), Nghiên cứu những điều kiện để tổ chức cộng đồng dân cư

thôn bản được công nhận là chủ thể quản lý rừng, Đề tài cấp ngành 2003-

2004.

Nhâm

24. Phạm Xuân Phương (2001), Khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng

cộng đồng ở Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo quốc gia.

Phương

25. Phạm Xuân Phương (2004), Khảo sát, đánh giá tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với HGĐ, cá nhân, cộng đồng được giao khoán rừng và

đất rừng lâm nghiệp, Hà Nội.

Phương

26. Phạm Xuân Phương (2001), Hiện trạng quản lý rừng cộng đồng tại một số tỉnh phía Bắc, Tài liệu hội thảo.

Phương

27. Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương (2001), Đề xuất khuôn khổ chính

sách và giảI pháp hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Tài liệu hội

thảo “ Khuôn khổ chính sách quản lý rừng cộng đồng, Hà nội 14- 15/11/2001.

Quân

28. “Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn” (2009), Kỷ

yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng, Hà Nội, ngày 05/6/2009.

Quản

29. Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về trách nhiệm

QLNN vể rừng và đất lâm nghiệp.

Quyết

công chức kiểm lâm địa bàn.

31. Tài liệu hội thảo chia sẻ lợi ích về công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tháng 3 năm 2006 tại Thừa thiên Huế.

Tài

32. PGS-TS Dương Viết Tình (2006), Bài giảng lâm nghiệp cộng đồng, Trường Đại học Nông lâm Huế.

Tình

33. Trường Đại học Lâm nghiệp (1994), Kết quả nghiên cứu khoa học 1990- 1991, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Trường

TIẾNG ANH

35. Bao Huy (2005), Technical guideline - Community Forest Management,

ETSP project, Helvetas Viet Nam, Ha Noi.

Bao Huy

36. Donald A. Messers Chmidt (1993), Common Forest Resource Management, Annotated bibliography of Asia, Africa &America.

Donald A.

37. FAO and orther international organization (2001), Current innovation and

experiences of community Forestry, RECOFTC FAO, Bangkok, Thailand.

FAO

PHẦN PHỤ BIỂU

BIỂU 1: ĐIỀU TRA CÁN BỘ CẤP HUYỆN

(Mẫu điều tra PRA)

Các hình thức quản lý rừng trên địa bàn

Rừng được bảo vệ như thế nào Không bị xâm hại Bị xâm hại ít Bị xâm hại nghiêm trọng Ưu tiên hình thức quản lý rừng nào (1-5) Cộng đồng bản x Cộng đồng Tập thể x Tổ chức, doanh nghiệp x UBND xã Hộ gia đình, cá nhân x Khác Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác BVR

- Tự nhiên

Rừng gần nhà, nên thường xuyên được

tuần tra QLBV.

Diện tích khoán cho người dân QLBV còn thấp

BQ < 30ha/hộ.

Diện tích rừng giao khoán còn ít

- Kinh tế - xã hội Thu nhập ổn định

Giá trị khoán QLBVR còn

thấp.

Suất đầu tư còn thấp

- Phong tục tập quán

Tính thống nhất cao, có tính chất ràng buộc

Lạc hậu, đôi khi không phù hợp với thực tế

Nhận thức còn hạn chế

- Các yếu tố khác

Tổ chức và hoạt động của các lực lượng QLBVR

- Các cơ quan cấp huyện Thành lập chỉ đạo công tác QLBVR cấp huyện

- UBND xã Thành lập Ban lâm nghiệp cấp xã do Chủ tịch xã làm trưởng ban.

- Chủ rừng Hướng dẩn và tổ chức lực lượng, tổ đội BVR thực hiện công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng.

- Tổ đội BVR Trực tiếp tuần tra bảo vệ rừng theo hướng dẫn của chủ rừng, Ban lâm nghiệp xã...

- Các lực lượng khác Phối hợp với các nghành chức năng làm tốt công tác QLBVR.

Các hoạt động bảo vệ rừng

Tuyên truyền Ngăn chặn các

hành vi xâm hại PCCCR

Xây dựng lực lượng và cơ sở vật chật cho việc BVR

Những thuận lợi, hạn chế trong công tác BVR trên địa bàn

Thuận lợi Hệ thống chính quyền và các tổ chức xã hội đều quan tâm đấn công tác QLBVR.

Hạn chế Một số bộ phận người dân nhận thức về công tác QLBVR còn chưa đúng

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 93 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w