Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 74 - 78)

Để đánh giá mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với đời sống của người dân trong cộng đồng, chúng tôi đã tổ chức thảo luận nhóm và phỏng vấn các hộ gia đình, một số cán bộ xã ở điểm chọn nghiên cứu, kết quả thể hiện như sau:

Biểu 4.6: Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng

Sản phẩm Mức

độ Thuận lợi Khó khăn Giải pháp

Lúa nương 10 Gần nhà, dễ làm, gạo ngon, bán được giá cao, khả năng chống chịu tốt. Diện tích ít, năng suất thấp, -không có vốn.

Đầu tư giống, phân bón, thâm canh tăng vụ bảo vệ thực vật, chuyển đổi diện tích trồng rừng có hỗ trợ gạo. Chăn nuôi Trâu, Bò, Lợn 9 Phù hợp với điều kiện từng gia đình, tốn ít công chăm sóc, nhu cầu tiêu thụ thị trường lớn. Vốn đầu tư lớn, dịch bệnh thường xuyên đe dọa.

Quy hoạch nơi chăn thả, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật trong việc phòng bệnh, kỹ thuật chăm sóc khi thời thay đổi.

Cây trồng nương rẫy

10 Thời gian đầu tư ngắn, vốn đầu tư ít, dễ bán, phù hợp với tập quán từ lâu đời. Xa nhà, mất thời gian và nhân lực vận chuyển, năng suất chưa cao, bị động vật rừng phá hoại, chết do thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Cần hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, giống có năng suất cao, tính chống chịu tốt, hỗ trợ và đầu tư tu sửa đường vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Xây dựng mô hình canh tác hợp lý. Gỗ, động vật rừng 10 Có sẵn trong rừng, dễ tiêu thụ, giá cao. Xa nhà, đi lại khó khăn, bị cấm khai thác.

Tăng cường kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có quy ước và chế độ hưởng lợi

phù hợp. Củi đun và các sản phẩm khác từ rừng 10 Có sẵn trong rừng, dễ tiêu thụ, nhu cầu phục vụ cuộc sống hàng ngày. Xa nhà, đi lại khó khăn, bị cấm khai thác, tốn công vận chuyển.

Khoanh nuôi bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hợp lý để đảm bảo tính bền vững của rừng.

Tình trạng săn bẫy, bắt động vật rừng: Nguồn động vật rừng ở huyện Bảo lâm trước đây khá phong phú, đặc biệt có vooc má trắng ở rừng Cát Tiên di chuyển qua chi cục kiểm lâm đã chụp được các dấu vết của Trâu rừng. Những năm lại đây tình trạng người dân săn bắt để giải quyết nhu cầu thực phẩm cho gia đình, từ khi sản phẩm động vật rừng được thị trường ưu chuộng, được gọi là “Đặc sản” thì nạn săn bắt động vật rừng, nhất là động vật nguy cấp, quý hiếm trở nên phổ biến. Từ năm 2006 -2010, Hạt Kiểm lâm đã thu giữ 500 kg động vật rừng hoang dã các loại. Mặc dù bị cấm săn bắt động vật rừng, nhưng vẫn có một số người dân trong cộng đồng bản cố tình vi phạm nên dẫn đến cạn kiệt về số lượng một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

* Để làm rõ hơn nữa mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư bản. Chúng tôi đã tiến hành điều tra về thu nhập của 30 hộ người Châu mạ ở Thôn 4 xã Lộc bắc và 30 hộ Kho ở Thôn 3 xã Lộc bảo (sản xuất và thu nhập cũng như nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của 2 cộng đồng dân

tộc Châu mạ và Kho là như nhau) để tính toán, xác định ảnh hưởng của các khoản

thu nhập từ tài nguyên rừng như: Trồng lúa nương, sản xuất nương rẫy, khai thác tài nguyên, chăn nuôi Trâu, Bò, Dê với tổng thu nhập.

Biểu 4.7. Kết quả phân tích ảnh hưởng và tỷ lệ trung bình % của các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình

Số TT

1 Hằng số a0 2,1798 2,9566 2 Lúa nương, ruộng 1

vụ (LnX1) 0,4834 2,4236 26,97 0,76164 6,4695 23,29 3 Nương rẫy (LnX2) 0,6118 3,0265 27,63 0,87121 2,2812 30,26 4 Khai th TNR (LnX3) 0,6807 2,1801 18,24 0,76727 2,0616 16,60 5 Chăn nuôi (LnX4) 0,3024 0,0014 21,68 0,66228 2,2305 21,51 6 Thu khác (LnX5) 0,1015 0,1853 5,47 -0,10582 0,4893 8,34 7 Tương quan (R) 0,79 0,97

Từ biểu 4.7, ta có hàm số phân tích ảnh hưởng giữa các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình như sau:

- Đối với các hộ gia đình người Châu mạ

LnY = 2,1798 + 2,4236LnX1 + 3,0265LnX2 + 2,1801LnX3 +0,0014LnX4 + 0,1853LnX5.

Từ hàm số này ta thấy rằng, thu nhập từ Lúa nương và Nương rẫy có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ Lúa nương và Nương rẫy tăng lên 1%, tổng thu nhập lần lượt tăng thêm 2,4236% và 3,0265%; thu nhập từ khai thác tài nguyên rừng củng ảnh hưởng đến tổng thu nhập, thực tế rừng do cộng đồng thôn 4 chủ yếu là lâm sản ngoài gỗ như Song Mây, lồ ô

- Đối với các hộ gia đình người K’ho

LnY = 2,9566 + 6,4695LnX1 + 2,2812LnX2 + 2,0616LnX3 + 2,2305LnX4 + 0,4893 LnX5.

Hàm số này cho thấy, thu nhập từ Lúa nương, nương rẫy, Chăn nuôi và tài nguyên rừng có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ Lúa nương và Chăn nuôi tăng lên 1%, tổng thu nhập lần lượt tăng thêm 6,469% và 2,2305%; thu nhập từ thu khác ảnh hưởng ít hơn đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ thu khác tăng lên 1%, tổng thu nhập tăng lên 0,489%.

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình người Châu mạ

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình người Kho

Từ biểu đồ 4.2 và 4.3 cho thấy, thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ 22% đối với người Châu mạ và Kho trong tổng thu nhập, việc chăn nuôi trâu, bò, lợn chỉ cần vốn, ít tốn công chăm sóc, vì nó được thả rông trong rừng, việc chăn nuôi lợn nạc hóa theo mô hình “Heo rừng” ở đây phát triển mạnh được thị trường ưa chuộng.

Canh tác lúa nước 1 vụ chiếm 23%; nương rẫy 30% đối với người Châu mạ; Canh tác nương rẫy chiếm 28% đối với người Kho, đây là nguồn thu nhập để giải quyết lương thực cho cộng đồng và nó gắn liền với cuộc sống của người dân từ bao đời nay. Do vậy, hai nguồn thu nhập từ chăn nuôi và canh tác nương rẫy, lúa nước rất quan trọng trong cuộc sống của cộng đồng, tuy nhiên, do diện tích rừng chủ yếu là rừng nghèo tái sinh sau nương rẫy, rừng trồng chưa có trữ lượng, diện tích đất

chưa có rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp lớn, chưa được đầu tư để phát triển trồng rừng… do đó, khai thác từ tài nguyên rừng chiếm tỷ lệ không cao trong tổng thu nhập.

Tóm lại, Cuộc sống của các hộ gia đình thuộc cộng đồng dân cư thôn bản gắn chặt với tài nguyên rừng. Đối với các hộ gia đình người Châu mạ , Kho muốn tăng thu nhập nên ưu tiên tăng theo thứ tự các nguồn thu nhập từ Nương rẫy, lúa nương, chăn nuôi, khai thác tài nguyên. Đối với các nguồn thu khác, mặc dù có nhưng không ổn định vì các hoạt động phụ thuộc vào bên ngoài được cấu thành từ nhiều nguồn thu nhập như: Làm thuê, thu hái cà phê..chè .

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w