Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 31 - 32)

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được thực hiện để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, ảnh hưởng của các nhân tố này đến công tác QLBVR cũng như thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức trong công tác QLBVR.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Được áp dụng để củng cố những thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và phương pháp RRA. Đồng thời, xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa liên quan đến việc QLBVR và tiềm năng QLBVR của cộng đồng cũng như vai trò của các bên liên quan đến công tác QLBVR, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác QLBVR. Theo phương pháp này, đề tài đã tổ chức những cuộc thảo luận nhóm với chủ đề tập trung vào những nội dung trên. Trong quá trình thảo luận, những người thực hiện đề tài giữ vai trò thúc đẩy và định hướng cuộc thảo luận, không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho các thành viên tham gia thảo luận.

Ngoài ra, những người thực hiện đề tài còn thực hiện phỏng vấn cán bộ huyện, xã, các cơ quan để tìm hiểu rõ hơn nữa về tình hình QLBVR trên địa bàn và phỏng vấn người dân để thu thập thông tin về các nguồn thu nhập có liên quan đến tài nguyên rừng (lúa nương, sản xuất nương rẫy, khai thác tài nguyên rừng, chăn thả gia súc) và tổng thu nhập để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp học hỏi và hành động có sự tham gia ( PLA) : Thông qua các cuộc tiếp xúc, thu thập số liệu người thực hiện đề tài đã học hỏi từ những người tham gia cũng như phát huy nội lực bởi những người tham gia trong khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Những người thực hiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ của các cơ quan có kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ rừng, từ đó làm cơ sở để phân tích, đề xuất các giải pháp hợp lý, có hiệu quả hơn.

- Các công cụ sử dụng trong điều tra:

+ Ma trận, sơ đồ đánh giá sự quan tâm của các bên liên quan trong QLBVR. + Ma trận đánh giá mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong QLBVR và mức độ quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng.

+ Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng cán bộ các cơ quan cấp huyện, cấp xã, trưởng bản.

+ Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình.

+ Phỏng vấn cấn bộ cấp huyện, xã liên quan đến công tác QLBVR.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w