Thực trạng công tác QLBV Rở huyện Bảo Lâm

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 57 - 68)

Bảo lâm là một trong những địa bàn được xác định là vùng trọng điểm của Tỉnh Lâm Đồng về đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng, bởi vì nơi đây thường xảy ra khai thác trái phép gỗ từ rừng tự nhiên, xâm lấn rừng để làm nương rẫy, đặc biệt với tuyến giáp ranh với Tỉnh Đăk nông gần 132 km là khu vực thường xảy ra khai thác và vận chuyển lậu gỗ và vận chuyển buôn bán động vật hoang Trên cơ sở tình hình thực tiển của địa bàn, hàng năm hạt Kiểm lâm đã tham UBND huyện xây dựng phương án bảo vệ rừng, PCCCR, bố trí 12 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn 14 xã thị trấn, thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng nên đã đạt được những kết quả hết sức khích lệ.

4.3.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật

Phù hợp với tình hình thực tế ở từng khu vực, gắn tuyên truyền với xây dựng hương ước, qui ước, ký cam kết bảo vệ rừng đến từng hộ dân và thôn, bản nên đã nâng cao được nhận thức của nhân dân về vị trí tác dụng của rừng, tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, làm cho phong trào QLBVR ngày càng phát triển rộng khắp, nhiều người dân, chủ rừng, chính quyền địa phương đã tham gia tích cực cùng với lực lượng Kiểm lâm đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.Với đặc điểm dân trí chưa đồng đều, nội dung tuyên truyền được soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu, với một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số không biết tiếng Kinh, Hạt kiểm lâm đã chủ động cử những đồng chí biết tiếng dân tộc hoặc dịch các

nội dung tuyên truyền ra tiếng dân tộc Châu mạ, Kho để phát thanh trên hệ thống truyền thanh của địa phương.

Biểu 4.2: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2006-2010

Hình thức tuyên truyền Năm thực hiện

2006 2007 2008 2009 2010

Thông tin đại chúng

- Truyền hình (tin, bài) 16 14 10 7 5 52

- Báo chí (tin bài) 4 4

- Thi tìm hiểu về BVR trong

trường học 4 3 2 2 2 13

Họp dân

Số buổi 80 52 49 37 51 269

Số Lươt người tham gia 2760 2185 1680 1320 2001 99.460

Tuyên truyền lưu động 08 06 04 03 02 23

Quy ước BVR (bản) 32 25 12 08 05 82

Ký cam kết QLBVR 125 112 92 115 40 484

Tranh, ảnh, tờ rơi 2020 1850 2350 1800 1600 9.620

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Bảo lâm)

Đặc biệt thông qua thực hiện các dự án như dự án: Sáng kiến hành lang đa dạng sinh học, dự án lâm nghiệp hướng tới người nghèo, dự án trồng rừng thay thế trên đất nương rẫy, dựa án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án nâng cao năng lực PCCCR… Hạt Kiểm lâm đã tích cực phối hợp với các Dự án để lồng ghép các hoạt động tuyên truyền như: Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật bảo vệ & phát triển rừng; thi vẽ tranh cổ động bảo vệ rừng; Tổ chức triển lãm các hoạt động bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; tuyên truyền kết hợp giao lưu lưu văn nghệ tại các cụm khu vực trung tâm… đã được cộng đồng các dân tộc thiểu số của huyện quan tâm tham gia.

Hàng năm các cán bộ của các xã trọng điểm và hạt Kiểm lâm được tập huấn nghiệp vụ trong lĩnh QLBVR như: tập huấn về xây dựng và quản lý quỷ bảo vệ & phát triển rừng, nghiệp vụ tuần tra rừng, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác khuyến lâm.. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn

và cán bộ các xã nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về hoạt động lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

Qua tìm hiểu từ hạt Kiểm lâm Bảo lâm cho thấy, trong năm gần đây, nội dung, hình thức tuyên truyền dã từng bước cải tiến theo hướng có sự tham gia của người dân chứ không rập khuôn nặng về chuyển tải các văn bản pháp luật nên đã thu hút sự tham gia tích cực của nhiều đối tượng từ các em học sinh đến những người cao tuổi trong cộng đồng đều được tiếp cận, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người trong công tác QLBVR.

Tuy nhiên qua phỏng vấn các đối tượng liên quan thì công tác tuyên truyền vẫn còn những hạn chế sau:

- Kinh phí đầu tư cho hoạt động tuyên truyền còn thấp, các công cụ phục vụ hầu như không có nên chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người.

- Kỹ năng tuyên truyền của một số cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, thông tin chuyển tải còn ít nên tính thuyết phục chưa cao.

- Chưa tổ chức đánh giá, khảo sát thăm dò hiệu quả của tuyên truyền đem lại đối với cộng đồng, nên chưa đánh giá kết qủa cụ thể để điều chỉnh nội dung cho phù hợp.

- Việc ký cam kết bảo vệ rừng đối với các hộ gia đình, các tổ chức cộng đồng mới tập trung chủ yếu ở các bản ở các xã cò rừng, chưa rải đều trên các vùng dân cư, trong khi đó hầu hết các đối tượng vi phạm lâm luật đều là dân ở địa bàn thôn, bản, xã khác có ít rừng hoặc không có rừng.

- Nhận thức về QLBVR của một bộ phận cán bộ, nhân dân vẫn còn hạn chế nên còn trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

4.3.2.2. Ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở tình hình của địa bàn, Hạt kiểm lâm đã tham mưu xây dựng Phương án bảo vệ rừng, xác định các địa bàn trọng điểm thường xảy ra khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, phát đốt rừng làm nương rẫy đề chỉ đạo các hoạt động đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng.

Hạt Kiểm lâm Bảo lâm đã xây dựng quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm- Công an- Quân đội trong công tác bảo vệ rừng. Bố trí 12 công chức kiểm lâm và nhân viên hợp đồng về phụ trách địa bàn 14 xã, thị trấn để trực tiếp tham mưu giúp chính quyền đia phương thực hiện nhiệm vụ QLBVR. Kiểm lâm địa bàn đã xây dựng quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm địa bàn và lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương trong BVR, tham mưu thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại cơ sở để huy động lực lượng tham gia khi có yêu cầu. Đặc biệt được sự hỗ trợ của một số dự án nên đã thành lập được 10 tổ tuần tra rừng của cộng đồng ở thôn, bản, lực lượng này được hổ trợ các thiết bị cần thiết như: Máy ảnh, áo quần, rựa, ống nhòm… để phục vụ việc tuần tra rừng.

Đối với các khu vực điểm nóng thường xuyên xảy ra phá hoại rừng, các khu vực giáp ranh thì Hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng ( Công an, Bộ đội) tổ chức truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại tài nguyên rừng, nhằm có biện pháp kịp thời ngăn chặn và hạn chế thấp nhất các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm Bảo lâm , số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn Hạt quản lý từ năm 2006-2010 ( biểu 4.2).

Hình 4.2. Biểu đồ diễn biến vi phạm lâm luật trên địa bàn từ 2006-2010

Trên tuyến sông Đồng nai 3, Đồng Nai 4, Hạt kiểm lâm đã phối hợp với hạt kiểm lâm Đăk Nông, Bộ đội, công an để tuần tra kiểm soát đấu tranh ngăn chặn tình trạm thẩm lậu gỗ qua vùng giáp ranh. Đối với địa bàn nội địa lực lượng kiểm lâm

thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm. Những năm gần đây trên địa bàn huyện Bảo lâm xuất hiện tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép các loài cây cảnh, phong lan quí hiếm, chim cảnh, các chủ lậu đã thuê người dân vào rừng đánh, chặt những cây cổ thụ như (Nhội, Mò Cua, Bằng lăng…) để đem vận chuyển về xuôi bán với giá trị rất cao.

Kết quả điều tra cho thấy, từ năm 2006 - 2010 tình hình vi phạm trên địa bàn diễn biến phức tạp, tuy có chiều hướng giảm nhưng số giảm không đáng kể, lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về QLBVR, ý thức, trách nhiệm QLBVR của người dân được nâng cao, đồng thời tích cực xây dựng, củng cố lực lượng QLBVR, trong đó chú trọng việc củng cố mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở để cung cấp kịp thời thông tin về các vụ vi phạm, nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng và chính quyền địa phương trong đấu tranh các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Do áp lực sử dụng gỗ và lâm sản của thị trường, cùng với việc lợi nhuận từ buôn bán trái phép lâm sản mang lại cao hơn so với các nguồn thu nhập khác, do đó số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn cao. Trong các vụ vi phạm về Luật bảo vệ và phát triển rừng thì số vụ cất giấu, mua bán, vận chuyển trái phép, chế biến trái phép lâm sản chiếm tỷ lệ cao nhất, các vụ vi phạm này chủ yếu là các đối tượng đầu nậu thu gom vận chuyển buôn bán kiếm lời. Đáng chú ý trong tổng số vụ vi phạm có đến gần 50% lâm sản có nguồn gốc từ các tỉnh vận chuyền đến điều này thể hiện tính phức tạp trong đấu tranh ngăn chặn ở địa bàn Bảo lâm không chỉ ở nội địa mà còn liên quan đến vùng giáp ranh. Qua số liệu cung cấp của Hạt kiểm lâm Bảo lâm thì trong số các vụ vi phạm bắt giữ có 146 vụ được cung cấp từ nguồn tin của nhân dân tố giác, tuy nhiên trong thực tế còn rất nhiều số vụ vi phạm chưa được phát hiện và xử lý. Tình hình đấu tranh ngăn chặn diễn ra phức tạp năm 2012 đã xảy ra 01 vụ chống người thi hành công vụ gây thương tích cho 01 xã đội trưởng.

Biểu 4.3: Thống kê tình hình vi phạm Luật bảo vệ & PTR trên địa bàn

Năm Tổng số

vụ

Các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng

Khai thác Mua bán,

vận chuyển,

Vắng chủ Tổng khối lượng tịch thu Phá rừng Cháy rừng

Gỗ (m3 ) Động vật rừng (kg) Số Vụ Diện tích thiệt hại (ha) Số Vụ Diện tích thiệt hại (ha) 2006 225 110 86 52 659,715 23 26 22,99 3 24,95 2007 355 94 174 86 170,076 15 85 44,32 2 11,2 2008 349 89 153 95 386,74 45,5 106 42,908 1 0,27 2009 256 73 114 75 289,3 13 67 220 2 5,8 2010 291 59 173 19 30,86 0 58 47,205 1 2,3 Tổng 1476 425 700 327 1.536,691 96,5 342 377,423 9 44,52

Song song với việc đấu tranh ngăn chặn, hàng năm hạt kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra công tác QLBVR của các chủ rừng trên địa bàn nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng trong công tác QLBVR và sử dụng đất lâm nghiệp, kết quả kiểm tra hầu hết các chủ rừng đều xây dựng phương án bảo vệ rừng, PCCCR, chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, tuy nhiên kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ rừng vẫn còn hạn chế.

Năm 2006 và 2010 Hạt kiểm lâm Bảo lâm chuyển cho các nghành chức năng đã khởi tố hình sự 03 vụ vi phạm các quy định về QLBVR cụ thể: một vụ vi phạm quy định về khai thác gố, một vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã, một vụ vi phạm về PCCCR, đối tượng đa số là người dân tộc thiểu số, am hiểu pháp luật hạn chế dẫn đến vi phạm. Việc xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm minh theo quy định của pháp luật nên hầu hết các vụ vi phạm được chấp hành nghiêm túc không xảy ra khiếu nại, khiếu kiện. Từ năm 2006 đến năm 2010 đã xử lý 697 vụ vi phạm, số tiền thu nộp ngân sách khoảng trên 7 tỷ đồng.

Qua điều tra tìm hiểu của chúng tôi nhận thấy việc cung cấp nguồn gỗ hợp pháp để sử dụng các nhu cầu thiết yếu cho người dân hầu như không đáp ứng, hiện tại trên địa bàn chỉ có:

+ Nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo theo quyết định 167/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ nhưng số lượng rất hạn chế chỉ thực hiện theo quyết định phê duyệt của UBND huyện hàng năm khoảng 200 đến 300m3.

+ Nguồn gỗ tịch thu qua xử lý vi phạm (bình quân mổi năm khoảng 350m3) nhưng số gỗ này theo quy định phải tổ chức đấu giá mà khi đấu giá thì thường các doanh nghiệp lớn, các tư thương có máu mặt mới mua được.

Từ kết quả điều tra cũng cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn còn nhiều (bình quân khoảng 12 vụ/ tháng), nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, cuộc sống của đồng bào dân tộc còn lệ thuộc nhiều vào rừng. Mặt khác do áp lực nhu cầu sử dụng lâm sản của thị trường nên lợi nhuận từ mua bán

lâm sản cao, dẫn đến nên bọn đầu nậu luôn lôi kéo dụ dỗ để đồng bào khai thác gỗ và lâm sản bán cho chúng để buôn bán kiếm lời. Đặc biệt cần có những chính sách, cơ chế cụ thể để cộng đồng, dân cư được hưởng lợi từ rừng mang lại, có như vậy mới khuyến khích cộng đồng tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng.

4.3.2.3. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Với đặc thù của Bảo lâm mùa khô đến sớm hơn chung của tỉnh Lâm Đồng khoảng 2 tháng (Mùa cháy rừng ở tỉnh Lâm Đồng được xác định từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) do vậy để chủ động, hàng năm Hạt kiểm lâm đã tham mưu UBND huyện ban hành chỉ thị tăng cường công tác PCCCR, rà soát bổ sung phương án, bố trí lực lượng trực tuần tra để thực hiện tốt công tác PCCCR.

Quán triệt phương châm “4 tại chỗ” để đối phó với những tình huống xấu có thể xẩy ra, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng cũng như các thiệt hại do cháy rừng gây ra. Hạt đã xác định vùng trọng điểm cháy, chỉ đạo kiện toàn BCH PCCCR của các xã, thành lập các tổ đội PCCCR tại chổ, tổ chức trực 24/24 giờ vào những tháng nắng nóng cao điểm để theo dõi tin báo và ứng cứu khi cháy rừng xảy ra, chỉ đạo UBND các xã, các chủ rừng (các chủ rừng là các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp) xây dựng phương án PCCCR cho diện tích rừng được giao quản lý bảo vệ, xây dựng lực lượng xung kích chữa cháy rừng, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR. Tổ chức ký hợp đồng 12 suất khoán bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô để bố trí ở các xã trọng điểm.

Từ năm 2006 đến 2010, trên địa bàn huyện xảy ra 09 vụ cháy rừng, thiệt hại 44,5ha rừng trồng thông 3 lá , ước tính giá trị thiệt hại trên 600 triệu đồng. Các vụ cháy rừng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do ý thức chủ quan của con người như đốt nương không đúng quy định, do đốt ong trong rừng, ngoài ra có một số người dân do áp lực về nhu cầu đất sản xuất nên đã đốt rừng trồng của BQL rừng phòng hộ để lấn chiếm đất sản xuất. Do địa bàn rộng, việc điều tra xác minh truy tìm thủ phạm hết sức khó khăn nên hầu hết các vụ cháy rừng đều không tìm được thủ phạm để xử lý răn đe giáo dục. Chỉ có năm 2006 đã chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự 01 đối tượng ở xã Lộc phú đốt nương làm rẫy

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (Trang 57 - 68)