Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ghi chú: Quan hệ trực tiếp →
Quan hệ hỗ trợ ↔
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR ở huyện Bảo lâm
* UBND huyện: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất
lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ của chủ tịch UBND huyện được qui định tại điều 5 quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [5].
* UBND xã: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm
nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã. Nhiệm vụ của chủ tịch UBND huyện được qui định tại điều 6 quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [5].
Hạt Kiểm lâm Thường trực BCH Chủ rừng UBND xã Ban chỉ huy BVR
Tổ, đội BVR Tổ, đội quần
chúng BVR Kiểm lâm địa bàn
UBND huyện Ban chỉ huy
* Chủ rừng: Chủ rừng là những tổ chức, cá nhân được nhà nước giao rừng để quản lý bảo vệ và phát triển theo điều 5 của luật bảo vệ và phát triển rừng năm 20004 [1]. Hiện trên địa bàn huyện Bảo Lâm có các loại chủ rừng: 1) BQL rừng phòng hộ Đam Bri; 2) Chủ rừng là các hộ gia đình cá nhân; 3) Chủ rừng là các cộng đồng được giao rừng để bảo vệ và hưởng lợi; 4) Chủ rừng là các tổ chức như các công ty TNHHMTV, Chủ rừng có trách nhiệm QLBVR của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh tháí rừng; phòng chống chặt phá rừng, săn bắt bẫy động vật rừng trái phép; PCCCR; phòng trừ sinh vật gây hại rừng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra chặt phá rừng trong lâm phần được giao.
* Hạt Kiểm lâm:Được tổ chức theo nghị định 119/2006/NĐ-CP về hệ thống
tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng kiểm lâm [6].
* Trạm Kiểm lâm khu vực ( Địa bàn ): Trạm Kiểm lâm là bộ phận thuộc Hạt
Kiểm lâm và trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Kiểm lâm địa bàn. Trên địa bàn huyện Bảo Lâm hiện nay có 3 trạm Kiểm lâm khu vực. Trạm kiểm lâm đã chuyển phương thức hoạt động từ thiên về kiểm tra kiểm soát bắt giử sang hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ QLBVR, Trạm còn là nơi nghỉ ngơi sinh hoạt của cán bộ Kiểm lâm địa bàn.
* Kiểm lâm địa bàn: Là cán bộ trong biên chế và hợp đồng đang công tác
tại Hạt Kiểm lâm được bố trí về các xã, thị trấn có rừng để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp, nhiệm vụ của Kiểm lâm địa bàn thực hiện theo quy định tại quyết định 83/2007/QĐ-BNN-KL của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT [8].
* Tổ đội QLBVR của thôn, bản và chủ rừng: Được thành lập ở các thôn,
bản để thực hiện nhiệm vụ QLBVR theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND xã, bản và chủ rừng, hàng năm được củng cố kiện toàn, trên địa bàn Bảo Lâm hiện nay đã tổ chức thành lập được 44 tổ, đội QLBVR cấp thôn, bản với 500 lượt người tham gia, lực lượng tham gia vào tổ đội này chủ yếu là lực lượng dân quân tự vệ của thôn,
bản. Tuy nhiên, chính sách, chế độ bồi dưỡng cho tổ đội QLBVR chưa rõ ràng, chưa khuyến khích các thành viên tham gia, do đó hạn chế đến kết quả hoạt động.
*Cộng tác viên của kiểm lâm: Được các công chức kiểm lâm gây dựng ở cơ
sở, đây là lực lượng tai mắt, cung cấp kịp thời các thông tin đến những cơ quan chức năng để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng. Đây là tổ chức hoạt động theo lối bí mật do một số cán bộ lãnh đạo gây dựng, nên không có đầy đủ thông tin, nhưng qua tìm hiểu chúng tôi được biết hàng năm có từ 30 đến 35 tin báo do cơ sở cung cấp và hầu hết các tin báo này đều chính xác.