1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh

88 625 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 532,5 KB

Nội dung

Một số vấn đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT...16 1.4 Quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường THPT...22 Chương 2..

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẩn khoa học: PGS TS NGÔ SỸ TÙNG

NGHỆ AN, 2014

Trang 4

Với tình cảm chân thành, tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với:

- Khoa sau Đại học trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn.

- Trân trọng cảm ơn PGS.TS Ngô Sỹ Tùng, người đã tận tình trực tiếp

hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn:

- Lãnh đạo Sở GD& ĐT Hà Tĩnh, Huyện Ủy, Ban tuyên giáo Huyện Ủy Can Lộc Tập thể cán bộ giáo viên và học sinh các trường THPT, Lãnh đạo các địa phương trên địa bàn huyện Can Lộc đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu thông tin, thống kê số liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu này

- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên khuyến khích, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.

Do điều kiện về thời gian và khả năng tìm kiếm tài liệu có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Vinh, tháng 4 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy

Trang 5

THPT: Trung học phổ thông

GD-ĐT: Giáo dục- đào tạo

BCĐCVĐ: Ban chỉ đạo cuộc vận động

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CBGVNV: Cán bộ, giáo viên nhân viên

CCTT: Cơ chế thị trường

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

TNCSHCM: Thanh nên cộng sản Hồ Chí Minh

Trang 6

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của luận văn 3

8 Cấu trúc của luận văn 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA HỌC SINH THPT 5 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 7

1.3 Một số vấn đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT 16

1.4 Quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường THPT 22

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH THPT HUYỆN CAN LỘC TỈNH HÀ TĨNH 27

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo của huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh 27

2.2 Thực trạng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 31

Trang 7

đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 39

2.4 Đánh giá chung thực trạng quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 46

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA HỌC SINH THPT HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 52

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 52

3.2 Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 53

3.2.1 Tuyên truyền giáo dục học sinh học tập và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh 53

3.2.2 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh tham gia 56

3.2.3 Phát động phong trào “Nói không với tiêu cực trong kiểm tra, thi cử” trong nhà trường 58

3.2.4 Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 61

3.2.5 Phối hợp giữa gia đình, cộng đồng xã hội và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 64

3.2.6 Đánh giá, kiểm tra việc quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 66

3.3 Thăm dò tính khả thi và sự cần thiết của các giải pháp 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 80

Trang 8

Bảng 2.1 Đánh giá tầm quan trọng của việc học tập làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh của học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Can Lộc

44

Bảng 2.2 Đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinhcác trường THPT

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình sâu sắc và toàn diện,từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Với côngcuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triểnkinh tế - xã hội, văn hóa nói chung Riêng về ngành giáo dục cũng đã đónggóp đáng kể vào công cuộc rèn đức, luyện tài đào tạo ra nhiều cán bộ “vừahồng vừa chuyên” đáp ứng được mong mỏi của Bác Tuy nhiên, mặt trái của

cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó đạođức và những giá trị nhân văn tác động đến một số thanh niên và học sinhnhư: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão trong quá trình lập thân,lập nghiệp, cũng như còn có những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theothành tích.v.v Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua cácphương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đếnnhững quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và họcsinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này

Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII cũng

đã nhấn mạnh : Trong những năm tới ngành giáo dục cần tăng cường giáodục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh…bằng cách tổ chức cho học sinh tham gia cáchoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáodục toàn diện

Can Lộc là huyện có bề dày truyền thống cách mạng và cũng là cái nôisinh ra nhiều anh hùng dân tộc, nhân tài cho đất nước nên việc đào tạo cho thế

hệ trẻ hôm nay càng được lãnh đạo và nhân dân quan tâm Với truyền thốnganh hùng và vẻ vang đó, trong vận hội mới của dân tộc, vai trò của thanhniên, học sinh ngày càng được coi trọng đồng thời nhiệm vụ cũng ngày một

Trang 10

nặng nề hơn Do đó, vấn đề giáo dục đạo đức, việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trở thành một trong những nhiệm

vụ được đặt lên hàng đầu

Hiện nay các trường THPT huyên Can Lộc đang được quan tâm, đầu

tư, xây dựng thành các trường trọng điểm của nền giáo dục tỉnh Hà Tĩnh.Chính vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh của các trường cần phải đượcquan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa

Do vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT huyện CanLộc, tỉnh Hà Tĩnh

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinhTHPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh HàTĩnh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được một số giải pháp có tính khoa học, tính thực tiễn vàđược áp dụng đồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao việc quản lý học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT trên địa bàn huyệnCan Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 11

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về đạo đức, giáo dục đạo đức và

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với giáo dục đạo đức cho học sinh

- Khảo sát thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT

trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp lý luận

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp khái quát hóa nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, quan sát, khảo sát thực tế.

- Thống kê số liệu

- Phân tích thực trạng

- Tổng kết kinh nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Lấy ý kiến chuyên gia (qua mạn đàm, trao đổi)

7 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về đạo đức, và tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh về đạo đức làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp

- Đề tài đề xuất một số giải pháp cần thiết và có tính khả thi nhằm nângcao hiệu quả quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh của học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phần nội dung của luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lý việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT

Trang 12

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT huyện can Lộc, tỉnh HàTĩnh.

Chương 3 Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh HàTĩnh

Trang 13

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC HỌC TẬP

VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

CỦA HỌC SINH THPT

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm 60, 70 nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đứccủa nhiều tác giả trong nước đã được công bố từ góc độ tâm lý học, giáo dục học

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã

có những đóng góp rất quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu này với các tác giả HàThế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Minh Hạc, Phạm TấtDong và nhiều tác giả khác Để đi đến các quan niệm và giải pháp về giáo dục đạođức, các tác giả đã lựa chọn cho mình những cách tiếp cận khác nhau, tạo ra một

sự đa dạng, phong phú về nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Nguyễn Đức Minh nghiên cứu và trình bày cơ sở tâm lý - giáo dục họccủa giáo dục đạo đức

- Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đứcthông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội vànhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dục thếgiới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện cáchành vi đạo đức cho học sinh

- Phạm Minh Hạc xuất phát từ đặc trưng tâm lý học để khảo sát hành vi vàhoạt động, nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc của nhân cách, thực hiện giáo dụcđạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, xem đó như mục tiêu quan trọngnhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục

- Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu cơ sở tâm lý học của hoạt động giáodục lao động, giáo dục hướng nghiệp, gắn kết các hoạt động này với giáo dục đạođức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp và lý tưởng nghề

Trang 14

nghiệp cho thế hệ trẻ Có những tác giả tuy không đi sâu vào giáo dục đạo đức,nhưng khi bàn về giáo dục đã đề cập tới giáo dục đạo đức

- Phạm Hoàng Gia nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục nhận thức khoahọc với giáo dục đạo đức, những biểu hiện nhân cách trong lối sống và đưa ra dựbáo mô hình nhân cách thanh niên năm 2000

Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà hoạtđộng xã hội hết sức nhức nhối đối với hiện tượng suy thoái, thậm chí băng hoạiđạo đức ở một bộ phận thanh thiếu niên do tác động tiêu cực từ những mặt trái củaCCTT và đã có nhiều bài viết đáng quan tâm Trong các công trình nghiên cứu vềgiáo dục đạo đức từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), cần kể đến một số đề tàinhư công trình mang mã số NN7: "Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị,đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân" doPhạm Tất Dong làm chủ nhiệm

Trong những năm đổi mới, đồng chí Phạm Văn Đồng đã viết nhiều tácphẩm nghiên cứu về Hồ Chí Minh và về giáo dục, thể hiện tâm huyết đối với giáodục đạo đức cho thế hệ trẻ mà ông xem là chức năng quan trọng của nhà trường.Ông đã viết: Nhà trường, từ mẫu giáo đến đại học là nơi rèn luyện, nơi đào tạo conngười trở thành những người được trang bị tốt về phẩm chất, đạo đức, nghềnghiệp, phong cách và cống hiến, trở thành những người chiến sĩ của một sựnghiệp vĩ đại xây dựng Tổ quốc ta, dân tộc Việt Nam ta, sự nghiệp nước ta theođịnh hướng XHCN và tiến lên cao hơn nữa, tiến đến cái đích mà C Mác đã chỉ rõ:

"Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽxuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho

sự phát triển tự do của tất cả mọi người" [4]

Từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện CanLộc nói riêng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về giải pháp quản lý việchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT

Trang 15

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lý đãxuất hiện từ rất sớm Từ khi con người biết tập hợp nhau lại, tập trung sức để

tự vệ hoặc lao động kiếm sống thì bên cạnh lao động chung của mọi người đãxuất hiện những hoạt động có tổ chức, phối hợp, điều khiển đối với họ.Những hoạt động đó xuất hiện, tồn tại và phát triển như một tất yếu kháchquan, là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động chung của con người đạt được kếtquả mong muốn Đó chính là những dấu ấn đầu tiên của hoạt động quản lý

Khái niệm quản lý đã được nhiều tác giả đề cập với những cách tiếpcận khác nhau “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức vớinhững bản chất khác nhau (như kỹ thuật, sinh vật, xã hội), thực hiện nhữngchương trình, mục đích hoạt động” [9] Theo tác giả Nguyễn Minh Đạonghiên cứu từ góc độ xã hội thì quản lý “là sự tác động liên tục có tổ chức, cóđịnh hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị,văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, cácnguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường

và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [9] Đối với hoạt động của mộtđơn vị, một tổ chức, tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định, quản lý “là tácđộng có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những ngườilao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu

dự kiến” [22]

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu :

- Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảo bảo hoàn thành côngviệc qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những ngườicộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức

Trang 16

- Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người,thành tố cơ bản của hệ thống xã hội

- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội

- Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng,các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động củamôi trường

- Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật

- Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xãhội

- Quản lý là một hệ thống mở và bản chất của nó là phối hợp các nỗ lựccủa con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội Bảnchất của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệmlịch sử- xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nốitiếp nhau phát triển, kế thừa những tinh hoa văn hóa của dân tộc, nhân loại,

bổ sung , hoàn thiện, trên cơ sở đó không ngừng cũng cố và phát triển Quản

lý giáo dục được các nhà lý luận và nhà quản lý, các tác giả đưa ra một số ýnghĩa dưới các góc độ khác nhau:

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường, nhằm tổ chức tối ưu các quá trình dạy học, giáo dục thể chất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, tiến tới mục tiêu, dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [22]

- MI Konđacốp cho rằng “Quản lý giáo dục là tập hợp tất cả các biện pháp, tổ chức kế hoạch hóa, công tác cán bộ nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan THGD để tiếp tục và mở rộng hệ thống cả về

số lương cũng như chất lượng”

Trang 17

Trong thực tế cho thấy quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức,

kế hoạch, tổ chức và tập hợp quy luật của các cơ quan quản lý giáo dục tớicác khâu của hệ thống giáo dục nhằm làm cho các cơ sở giáo dục vận hànhđược bình thường và đạt tới các mục tiêu giáo dục đề ra Tuy nhiên sự tácđộng đó không chỉ đơn thuần một hướng, QLGD trong đó có quản lý côngtác đào tạo mà tâm điểm là quản lý hoạt động dạy và học do đó những tácđộng lên nó là những tác động kép Sinh thời cố thử tướng Phạm Văn Đồng

đã đề cập đến bản chất của QLGD là: “Quản lý thế nào để thầy dạy tôt, trò học tốt, tất cả để phục vụ hai tốt”

Như vậy, quan điểm về quản lý giáo dục có thể có những cách diễn đạtkhác nhau, song trong mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới bản như nhau:Chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lýgiáo dục ngoài ra còn kể tới cách thức (phương pháp quản lý giáo dục) vàcông cụ (hệ thống văn bản qui định pháp luật) quản lý giáo dục

QLGD là một lĩnh vực khoa học, đòi hỏi tính chuyên môn cao là công

cụ giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức triển khai các hoạt động giáodục nhất là hoạt động dạy và học, bao gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra và đánh giá quá trình giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáodục toàn diện trong nhà trường

1.2.1.3 Quản lý nhà trường.

Trường học là nơi diễn ra các hoạt động giảng dạy và học tập là cáinôi tinh thần của mỗi dân tộc Do vậy các lĩnh vực cần quản lý trước tiêntrong nhà trường là quản lý giảng dạy và học tập, tức là quản lí giáo viên vàhọc sinh Tiếp theo là quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bịdạy học, quản lý các hoạt động xã hội của giáo viên và học sinh, để tạo điềukiện cho nhà trường hoạt động, trường phải có đầy đủ các bộ phận liên quan,cán bộ, nhân viên theo các quy định của Điều lệ dành cho trường theo từngcấp học khác nhau Tất cả các bộ phận đều góp phần quan trọng trong việcđảm bảo cho trường thực hiện các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của

Trang 18

từng loại hình trường Trường có lĩnh vực hoạt động gì, thì cần đưa hoạtđộng đó vào khuôn khổ quản lý.

Có thể nói quản lý trường học là lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, điềuhành và kiểm tra, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên và hoạt độnghọc tập của trò, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vật chất, tinh thầnphục vụ cho hoạt động giảng dạy và học nhằm đạt được mục đích của Giáodục - Đào tạo

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “ Quản lí nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của minh, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo” [11]

Từ các khái niệm đó ta có thể hiểu: Quản lí trường học là một chuỗi

các hoạt động hợp lí mang tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thểgiáo viên và học sinh đến những lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằmhuy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhàtrường nhằm làm cho quá trình vận động tối ưu để đạt được mục tiêu đặt ra Như vậy quản lý trường học phải vận dụng tất cả các nguyên lýchung của QLGD thúc đẩy các hoạt động của nhà trường vận hành theo chủtrương của Đảng, của ngành Giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của nhàtrường thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo

1.2.2 Đạo đức, đạo đức Hồ Chí Minh.

1.2.2.1 Khái niệm đạo đức

Xét về mặt từ nguyên, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh làmos (moris)- lề thói Điều đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức tức là nóiđến lề thói, tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với ngườitrong giao tiếp với nhau hàng ngày

Theo từ điển Tiếng Việt “ Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyêntắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội

Trang 19

Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những chuẩn đạo đứccủa một giai cấp nhất định.” [21 ]

Theo giáo trình Đạo đức học “ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh vàđánh giá cách ứng xử của con người trong xã hội và trong quan hệ với nhau,chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân bởi truyền thống và sức mạnh của

dư luận xã hội” [16,tr816]

Theo quan niệm của học thuyết Mac- Lênin: “ Đạo đức là một hình thái

ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xãhội Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối củatồn tại xã hội Vì vậy, tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hôi ( đạo đức) cũng

sẽ thay đổi Như vậy, đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp vàtính dân tộc” ( Dẫn theo Nguyễn Kim Bôi)

GS-TS Phạm Minh Hạc quan niệm đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lí,những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người.Nhưng bên trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã

mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử củacon người với con người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên

và với môi trường sống Theo nghĩa rộng, đạo đức liên quan chặt chẽ vớiphạm trù chính trị, pháp luật và lối sống Đạo đức là thành phần cơ bản củanhân cách, phản ánh nhân cách của một cá nhân được xã hội hóa Đạo đứcđược phản ánh ở lối sống tinh thần lành mạnh trong sáng, ở hành động giảiquyết hợp lí, có hiệu quả những mâu thuẫn

Như đã trình bày ở trên, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức.Tuy nhiên, ta có thể hiểu khái niệm này ở hai góc độ:

- Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phảnánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chiphối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự

Trang 20

nhiên, giữa con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bảnthân mình.

- Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách củacon người, phản ánh ý thức tình cảm, ý chí hành vi, thói quen và cách ứng xửcủa họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và vớichính bản thân mình và với người khác

Đạo đức quy định các chuẩn mực hành vi mà con người nhận rõ mình

có nghĩa vụ phải tự giác tuân theo dù có hay không trong quy định của phápluật

1.2.2.2 Chức năng của đạo đức

ăn cắp, nói dối sẽ bị dư luận phê phán

Cùng với quá trình giáo dục thì quá trình tự giáo dục sẽ giúp con ngườicon người càng hiểu rõ vai trò to lớn của lương tâm, nghĩa vụ, danh dự vànhững phẩm chất đạo đức cần thiết của cá nhân mình đối với đời sống củacộng đồng Nhờ có chức năng giáo dục và tự giáo dục, con người học tậpđược ở những tấm gương đạo đức cao cả xả thân làm việc nghĩa, hy sinh quênmình cho đất nước, kiên cường đấu tranh cho chân lý…Chính vì vậy làm cho

xã hội ngày càng công bằng, văn minh, tiến bộ

Trang 21

vi của con người qua đó điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng sức mạnh của dưluận xã hội, phong tục tập quán, truyền thống và sự kiểm soát của lương tâm.

Trong cuộc sống hiện thực, con người có rất nhiều mối quan hệ rất đadạng, phức tạp đòi hỏi phải giải quyết, nhất là các mối quan hệ có liên quanđến lợi ích, chúng luôn có những mâu thuẫn giằng xé nhau buộc chủ thể đạođức phải đấu tranh với chính bản thân, nhiều lúc vô cùng quyết liệt Nhữngmối quan hệ này lại nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật Vì thế nếukhông dựa vào hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của

xã hội thì cá nhân không thể lựa chọn, cân nhắc, điều chỉnh hành vi của mìnhcho phù hợp Bản chất của sự điều chỉnh hành vi là quá trình đấu tranh chiếnthắng của cái thiện với cái ác, của cái tốt với cái xấu, của cái lương tâm vớicái vô lương tâm…Như vậy, chức năng giáo dục và chức năng điều chỉnhhành vi của đạo đức luôn gắn liền với nhau trong đời sống đạo đức

c Chức năng nhận thức

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhậnthức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội Các quan điểm, chuẩn mực đạođức chính là những tiêu chuẩn giá trị đạo đức phù hợp yêu cầu phát triển của

xã hội Vì vậy, nó được con người đánh giá, thừa nhận và khái quát thànhnhững khuôn mẫu về mặt đạo đức để con người căn cứ vào đó mà tự xem xét,

tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân

1.2.2.3 Đạo đức Hồ Chí Minh

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹpcủa một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng giải phóng dân tộc, một chiến sĩlỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đã đấu tranh không mệtmỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sảnchủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thếgiới

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại dũng, hi sinhchẳng quản, gian nguy không sờn Ở những thời điểm then chốt của lịch sử,

Trang 22

với tầm nhìn xa trông rộng của một “ phượng hoàng đại ngàn”, Hồ chí Minh

đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử

Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sựnghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhânloại

Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính chí công vô

tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường

Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần tolớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng

Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnhcủa nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân

Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vịtha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người

Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính chí công

vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường

1.2.3 Giải pháp, giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

1.2.3.1 Khái niệm giải pháp

Theo từ điển Tiếng Việt, giải pháp là “Phương pháp giải quyết một vấn

đề cụ thể nào đó” Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức,con đường, phương tiện là tổ hợp các bước mà trí tuệ phải đi theo để tác độnglàm chuyển biến hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định,… nhằmđạt được mục đích hoạt động

Hay nói cách khác: Giải pháp còn là tổ hợp những quy tắc, nguyên tắcquy phạm dùng để chỉ đạo hành động Tuy nhiên, để có những giải pháp nhưvậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đang tin cậy và giảipháp càng thích hợp, càng đồng bộ, càng tối ưu thì càng giúp con ngườinhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra

Trang 23

1.2.3.2 Giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh

Cách mạng Việt Nam, và trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chocông cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Ở nước ta tư tưởng

đó càng có ý nghĩa thiết thực Tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh là thànhquả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mangđậm hơi thở của cuộc sống Theo Bác, giáo dục có một vai trò hết sức to lớntrong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới, nhằm đào tạo ranhững con người toàn diện, vừa “hồng”vừa “chuyên” có tri thức, lý tưởng,đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ…

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện “tài” rèn “đức” cho cán

bộ, theo Người “Có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chínhrất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì lợi íchcho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà không có tài ví nhưông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho ai” Người nhấn mạnh

“Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thựchành Học và hành phải kết hợp với nhau” Trong giáo dục, theo Hồ ChíMinh, cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáodục Người viết “Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáodục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không cao” Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng cho mọingười noi theo, trong cuộc sống, trong việc làm… Hồ chí Minh luôn là người

đi đầu Phương pháp làm gương là một biện pháp hữu hiệu nhất trong việcthống nhất giữa nói và làm Người dạy “Mình phải làm gương, gắng làmgương cho anh em, và khi đi công tác gắng làm gương cho dân Làm gương

về cả ba mặt : Tinh thần, vật chất và văn hoá” Nhận thức sâu sắc về vấn đềgiáo dục, Hồ Chi Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với việc chăm lo, mởmang xây dựng một nền giáo dục mới, một nền giáo dục mà mọi người đều

Trang 24

có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, khôngphân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính… Trong những năm qua, tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệptrồng người ở Việt Nam, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinhđộng, thiết thực và hiệu quả là bài học lớn đối với người làm công tác giáodục nói riêng, và ngành giáo dục nói chung hiện nay.

Như vậy có thể nói rằng việc “Học tập và theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, không chỉ làm cho bảnthân mình tốt hơn, mà phải giúp đỡ những người xung quanh mình tốt hơn.Đặc biệt là các em học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, chúng tanguyện mãi học tập và phấn đấu suốt đời làm theo lời Bác Tấm gương đạođức Hồ Chí Minh là những bài học vô giá, thúc giục chúng ta rèn luyện ý thức

và nghị lực kiên cường, để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống hoàn thànhtốt nhiệm vụ, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước vì sự nghiệp dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Để thực hiện tốt việc này chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm của từngđịa phương, vùng miền, số lượng và đặc trưng của các trường THPT, bối cảnh

về chính trị, kinh tế - xã hội hiện tại, yêu cầu chuẩn đối với cán bộ quản lýcùng những đặc điểm tâm lý của người CBQL để đề ra nội dung, giải phápcho phù hợp

1.3 Một số vấn đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT.

1.3.1 Vị trí, mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông.

1.3.1.1 Vị trí

THPT là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông là cầu nối giữa giáodục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học TrườngTHPT có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dục nóiriêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, vì chất lượng giáo dục đàotạo bậc THPT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ

Trang 25

cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Trường THPT là đơn vị

cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp nối cấp trung học cơ sở và kết thúcbậc trung học, gồm 3 khối lớp 10, 11, 12

Trường THPT được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục

và Điều lệ trường Trung học, do Chủ tịch UBND cấp Tỉnh, TP quyết định thànhlập, sáp nhập, chia tách, giải thể và là đơn vị sự nghiệp có ngân sách riêng, có bộmáy quản lý hành chính và chuyên môn hoàn chỉnh Mỗi trường THPT được Nhànước cấp kinh phí hàng năm để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và giảngdạy cùng các hoạt động khác của nhà trường

1.3.1.2 Mục tiêu của trường THPT.

Trong việc hoạch định chiến lược phát triển giáo dục bậc THPT, mụctiêu giáo dục là yếu tố hàng đầu cần chú ý Bởi vì mục tiêu sẽ chi phối tất cảnội dung và phương pháp giáo dục của bậc học này Mục tiêu giáo dục THPTđược Luật Giáo dục 2005 ghi rõ: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúphọc sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật

và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướngphát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vàocuộc sống lao động” [23]

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát đã nêu ở Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã ra Quyết định số 04/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quyđịnh tạm thời về mục tiêu và kế hoạch giáo dục của trường THPT” của BộGiáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:

- Hình thành và củng cố các giá trị về tư tưởng, đạo đức, lối sống phùhợp thích hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh THPT; có ý thức giữ gìn và pháthuy các giá trị văn hoá, truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhânloại; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,sẵn sàng bảo vệ tổ quốc; có văn hoá trong quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội;

Trang 26

sống lành mạnh, tự tin, giản dị, tiết kiệm; hiểu biết, tôn trọng và chấp hànhpháp luật; quan tâm đến những vấn đề cấp bách của đất nước, của toàn cầu

- Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở bậc trung học cơ sở; cónhững hiểu biết cần thiết về kỹ thuật và hướng nghiệp, đảm bảo hoàn thànhnội dung học vấn phổ thông về tự nhiên, xã hội và con người, gắn với cuộcsống cộng đồng và thực tiễn địa phương

- Được tiếp tục phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập; độc lập suynghĩ, sáng tạo trong tư duy và hành động; có khả năng sử dụng một ngoại ngữtrong giao tiếp thông thường và khả năng ứng dụng một số thành tựu củacông nghệ thông tin ở trình độ phổ thông trong giải quyết công việc; có hiểubiết và kỹ năng cần thiết về kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để có thể vậndụng trong cuộc sống lao động, trong việc lựa chọn hướng phát triển phù hợpvới năng lực của bản thân

- Hiểu biết và có thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên, đạt tiêuchuẩn rèn luyện theo lứa tuổi; giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường; sử dụngthời gian hợp lý, biết cách làm việc và nghỉ ngơi khoa học - Hiểu biết và cókhả năng cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và văn học, nghệ thuật,

có nhu cầu sáng tạo cái đẹp; sống hoà hợp với thiên nhiên và xã hội

1.3.2.Ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh.

1.3.2.1 Đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam

- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đầu thế kỷ XX, sức mạnh

to lớn của dân tộc Việt Nam chỉ phát huy cao độ khi được tập hợp, đoàn kếtdưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng ViệtNam

- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện ĐảngCộng sản Việt Nam Sự nghiệp cách mạng của Người luôn luôn gắn bó chặt

Trang 27

chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với vận mệnh của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam.

- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 80 năm qua dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với công tác xây dựng Đảng, trướchết từ sự kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng HồChí Minh và những nguyên lý xây dựng Đảng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh; từcông tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thực sự "là đạo đức, là vănminh", xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân

1.3.2.2 Ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài và thực tiễn trước mắt của công tác xây dựng Đảng

- Xây dựng Đảng luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệpcách mạng của Đảng Sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dântộc trước đây, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mớingày nay luôn luôn đòi hỏi Đảng phải trong sạch, vững mạnh, có tầm cao trítuệ, sức chiến đấu, đủ năng lực lãnh đạo, đáp ứng tốt yêu cầu của mỗi giaiđoạn cách mạng

- Trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữacách mạng và phản cách mạng, vấn đề trọng tâm, lĩnh vực diễn ra gay gắtnhất, quyết liệt nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và công tác xâydựng Đảng Xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa quyết địnhđến việc bảo vệ chế độ chính trị, con đường phát triển của đất nước lên chủnghĩa xã hội với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh"

- Tư tưởng xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa soiđường cho Đảng ta xây dựng và trưởng thành Học tập tư tưởng đạo đức HồChí Minh về xây dựng Đảng hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc,góp phần xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, qua đó làm tăngthêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường pháttriển của đất nước

Trang 28

- Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XI của Đảng là sinh hoạt chínhtrị toàn diện, rộng lớn và sâu sắc Việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh là dịp để các tổchức Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên ôn lại và nâng cao nhận thức lý luận

về xây dựng Đảng, nhìn lại công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ vừa qua,đánh giá đúng những thành tựu, ưu điểm cũng như những khuyết điểm, hạnchế, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, đẩy mạnh côngtác xây dựng Đảng, góp phần tích cực vào thành công của đại hội Đảng cáccấp và Đại hội XI của Đảng

1.3.3 Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thốngtốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vôgiá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sang để mọi người Việt Nam họctập và noi theo

Thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban bí thư trungương Đảng khóa IX, toàn Đảng toàn dân ta đã tổ chức đợt học tập tư tưởng

Hồ Chí Minh để quán triệt, vận dụng và phát triển sang tạo tư tưởng củaNgười trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, Hộinghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã quyết định triển khaichỉ đạo điểm cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh" trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đúc rút kinh nghiệm để tiến hànhcuộc vận động lớn trong toàn Đảng về vấn đề này sau Đại hội X của Đảng.Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hìnhhiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc

1.3.3.1 Nội dung của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gồm các nội dung sau

Trang 29

- Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong cáctác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", "Dichúc" và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm,

ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, thamnhũng, lãng phí

- Mỗi người tự liên hệ, tự phê bình, kiểm điểm cá nhân; tổ chức đểquần chúng ở nơi công tác và nơi cư trú góp ý cho cán bộ, đảng viên

- Các cơ quan, đơn vị xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống cho cán

bộ, đảng viên, công chức để phấn đấu thực hiện phù hợp với tình hình từng cơquan, đơn vị; xây dựng chương trình hành động học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, yếu kém; xử

lý các sai phạm được phát hiện theo đúng kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhànước

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đạichúng về cuộc vận động

1.3.3.2 Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thốngtốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vôgiá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam họctập và noi theo

Thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban bí thư trungương Đảng khóa IX, toàn Đảng toàn dân ta đã tổ chức đợt học tập tư tưởng

Hồ Chí Minh để quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng củaNgười trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, Hộinghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã quyết định triển khaichỉ đạo điểm cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Trang 30

Minh" trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đúc rút kinh nghiệm để tiến hànhcuộc vận động lớn trong toàn Đảng về vấn đề này sau Đại hội X của Đảng.Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hìnhhiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc.

Nội dung của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh gồm các nội dung sau:

- Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong cáctác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", "Dichúc" và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm,

ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, thamnhũng, lãng phí

- Mỗi người tự liên hệ, tự phê bình, kiểm điểm cá nhân; tổ chức đểquần chúng ở nơi công tác và nơi cư trú góp ý cho cán bộ, đảng viên

- Các cơ quan, đơn vị xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống cho cán

bộ, đảng viên, công chức để phấn đấu thực hiện phù hợp với tình hình từng cơquan, đơn vị; xây dựng chương trình hành động học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, yếu kém; xử

lý các sai phạm được phát hiện theo đúng kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhànước

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đạichúng về cuộc vận động

1.4 Quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh ở trường THPT.

1.4.1 Mục tiêu quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh ở trường THPT.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát về giáo dục THPT của luật giáo dục

2005 Bộ GD & ĐT đã ra quyết định số 04/2002 QĐ-BGD và đào tạo về việc

Trang 31

ban hành “ quy định tạm thời về mục tiêu và kế hoạch của trường THPT’’ cónội dung sau:

Hình thành và củng cố các giá trị về tư tưởng, đạo đức lối sống phùhợp với trình độ, lứa tuổi học sinh THPT, có ý thức giữ gìn và hát huy các giátrị văn hóa, truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, trungthành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Sống lànhmạnh, tự tin, giản dị, tiết kiệm, hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật,quan tâm đến những vấn đề cấp bách của đất nước, của toàn cầu…

Như vậy, trường THPT phải xác định mục tiêu giáo dục toàn diện chohọc sinh để đảm bảo cho các em trở thành những chủ nhân tương lai của đấtnước vừa hồng vừa chuyên Trong đó giáo dục cho học sinh về tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh được coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt năm họcgiáo dục chính trị tư tưởng

Mục tiêu chính của quản lí việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh ở trường THPT là các nhà quản lí giáo dục phải làm thế nào để

tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thầncủa học sinh, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các em

Việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không dừng lại ở sựtuyên truyền, phổ biến mà phải được thể hiện bằng những hoạt động cụ thể vàđưa lại những kết quả cụ thể

1.4.2 Nội dung quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh ở trường THPT

Để đạt được những mục tiêu quản lý việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường THPT, các nhà trường cần phải triểnkhai những nội dung sau:

Ở các trường THPT phải luôn quan tâm đến việc học tập và làm theotấm gương Hồ Chí Minh và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt các nămhọc phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình Chi bộ, chi ủy nhà trường phảixây dựng kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến

Trang 32

Đoàn thanh niên - một tổ chức quan trọng trong nhà trường Trong quá trìnhthực hiện phong trào vận động của Đoàn, thanh niên cần phải có những hànhđộng thiết thực tổ chức các bài thi viết như “ Nhật kí thanh niên làm theo lờiBác”.

Nhà trường cần phải thường xuyên làm tốt công tác nêu gương theoquan điểm của Bác “ Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bàidiễn văn tuyên truyền”

Ngoài ra theo đặc trưng của từng bộ môn, tổ chức các buổi hoạt độngngoài giờ lên lớp, ngoại khóa theo các chuyên đề về những giá trị truyềnthống dân tộc, bản sắc văn hóa Việt, về giáo dục đạo đức, pháp luật, tình bạn,tình yêu… Thông qua đó giúp học sinh nhận thức rõ, xác định vị trí, vai trò

và tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức của mình trong tương lai

Một nội dung nữa không thể thiếu trong quản lí việc học tập, tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường THPT đó là xác định vai trò của tổchức Đoàn thanh niên, là tổ chức chính trị xã hội, tổ chức cộng sản, đại biểucho lợi ích của thanh niên, học sinh Tổ chức Đoàn trong trường học là nơithực hiện tốt nhất cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh Tổ chức Đoàn thanh niên sẽ là nơi tổ chức phát động sâu rộngphong trào “ Nói không với tiêu cực trong kiểm tra, thi cử” trong nhà trườngphổ thông để góp phần hoàn thành một trong những nhiệm vụ của giáo dục làđào tạo nên những con người trung thực về mặt nhân cách, đẩy lùi đượcnhững tiêu cực trong xã hội, xây dựng được nhưng công dân “ Cần, kiệm,liêm, chính, chí công, vô tư” như đạo đức Hồ Chí Minh

Để thực hiện hiệu quả nội dung quản lí việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh thì vấn đề tăng cường kiểm tra đôn đốc, tháo gỡkịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện Đây là một nhiệm vụquan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lí việc học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và được coi như là việc tổng kết quá trìnhthực hiện nhiệm vụ đề ra

Trang 33

Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là kết tinh những truyền thống tốtđẹp của dân tộc, là tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản vô giá của Đảng ta,nhân dân ta mà trong hành trang vào đời của thanh niên học sinh Việt Namkhông thể thiếu

Trang 34

Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát,phân tích thực trạng công tác quản lý việc học tập và làm theo tấm giươngđạo đức Hồ Chí Minh tại huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh ở chương 2.

Trang 35

Chương 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO

HỌC SINH THPT HUYỆN CAN LỘC TỈNH HÀ TĨNH

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo của huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

- Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và Thị xã Hồng Lĩnh;

- Phía Tây Bắc giáp huyện Đức Thọ;

- Phía Tây Nam giáp huyện Hương Khê;

- Phía Nam giáp huyện Thạch Hà;

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Lộc Hà

- Can Lộc cách thủ đô Hà Nội 330km, cách thành phố Vinh khoảng30km, cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15km và cách thị xã Hà Tĩnh khoảng20km

2.1.1.2 Diện tích

- Tổng diện tích tự nhiên: 30.128,33ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 19.460,24ha,

+ Đất phi nông nghiệp: 7.590,35ha,

Trang 36

- Thành thị và nông thôn: Vùng thành thị gồm thị trấn Nghèn với dânsố: 12.734 người, vùng nông thôn bao gồm 22 xã còn lại với dân số 113.465người;

- Đồng bằng và miền núi: Địa bàn huyện Can Lộc có 9 xã thuộc vùngnúi thấp với tổng dân số: 52.245 người, vùng đồng bằng còn lại gồm 13 xãvới tổng số dân: 73.954 người;

- Phân theo các xã có giáo dân và các xã người lương(không có giáodân): Địa bàn huyện Can Lộc có 10/23 xã có giáo dân sinh sống, các xã cònlại có tổng số dân là 65.566 người

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Là huyện thuần nông, Can Lộc đã tập trung chuyển mạnh cơ cấu kinh

tế nhất là trong sản xuất nông nghiệp Tích cực mở mang các ngành nghề, đẩymạnh xóa đói, giảm nghèo, gắn với từng bước phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch Nhờ vậy, từ một huyện vốn cònnhiều hộ nghèo, hộ thiếu đói, nhờ làm tốt thủy lợi, đổi mới giống cây trồngvật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nông nghiệp liên tục được mùa, đời sốngnhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn Can Lộc nhiều khởisắc

Can Lộc là huyện tiêu biểu, dẫn đầu trong các phong trào xóa nhà tranhtre dột nát, ngói hóa nhà ở cho nhân dân Đặc biệt gần đây là phong tràochuyển đổi ruộng đất, mở đường cho bước phát triển mới của nông nghiệp vànông thôn

Tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 1.740 tỷ đồng, bình quân đầungười đạt hơn 12 triệu đồng Tỷ lệ cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp, côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ lần lượt là: 46,24%,23,18% và 30,58% Số hộ nghèo chỉ còn 13%, số hộ khá, hộ giàu tăng lên rõrệt Toàn huyện đã làm mới 560 km đường nhựa, đường bê-tông, xây dựng 17trụ sở cao tầng, 53 trường đạt chuẩn và 18 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia Cơ sởvật chất, hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi từng bước hoàn thiện

Trang 37

Y tế, giáo dục, các mặt văn hóa xã hội trên địa bàn được chăm lo Anninh quốc phòng được giữ vững Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vữngmạnh Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng được tăng cường, hoạt động củachính quyền các cấp ngày càng có hiệu quả, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị xã hội, hội quần chúng không ngừng được củng cố Sức mạnh khốiđại đoàn kết toàn dân được phát huy, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sựlãnh đạo của Đảng Liên tục nhiều năm Đảng bộ huyện đạt danh hiệu "trongsạch, vững mạnh" tiêu biểu Những thành tựu nổi bật đó đã tạo nên diện mạoCan Lộc đổi mới hôm nay, trong đó có cả sự kết tinh các giá trị lịch sử vănhóa qua 540 năm.

Nhiều năm nay, Can Lộc đang dồn sức cùng cả tỉnh nỗ lực phấn đấuvượt lên chính mình để sớm vươn lên trở thành tỉnh công nghiệp- dịch vụphát triển Để đạt được mục tiêu đó, đảng bộ, các cấp chính quyền đang cónhiều giải pháp, cách làm sáng tạo Nhân dân toàn huyện đang tập trungchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.Trong đó, huyện coi trọng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Cấp ủyđảng, chính quyền và nhân dân toàn huyện đã và đang áp dụng hàng loạt giảipháp là đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹthuật, sản xuất nông sản hàng hóa, khuyến khích cơ giới hóa sâu rộng Từngbước thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ, nhiều địa phương đangdồn sức tăng năng suất và giá trị thu nhập, xây dựng các trang trại, tổ hợptác

Toàn huyện tập trung khai thác mọi tiềm năng lợi thế để thu hút đầu tưvào địa bàn xây dựng các nhà máy, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp,

mở rộng thương mại và dịch vụ, du lịch Huyện ủy, UBND huyện tập trunglãnh đạo, chỉ đạo chuyển một bộ phận lớn nông dân sang làm công nghiệp,ngành nghề khác và xuất khẩu lao động để tăng nhanh nguồn thu nhập Đồngthời, sớm hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật như điện, đường, trường, trạm, thủy lợigắn với xây dựng nông thôn mới

Trang 38

Cấp ủy cùng chính quyền các cấp triển khai nhiều biện pháp chăm lophát triển y tế, giáo dục xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, nhất là đào tạonguồn nhân lực tại chỗ, lấy đó làm động lực chính cho sự đi lên của huyện cảtrước mắt và lâu dài Huyện tập trung bảo đảm giữ vững ổn định chính trị,làm tốt công tác an ninh trật tự ở các xã, ở từng thôn xóm, hạn chế trọng án,tai nạn giao thông và các loại tệ nạn xã hội, tạo môi trường thuận lợi nhất chophát triển kinh tế - xã hội.

2.1.3 Thực trạng Giáo dục - Đào tạo

Sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo cùng với những nỗ lực vượtbậc của các thầy, cô giáo, các học sinh trong sự nghiệp dạy và học đã gópphần làm đẹp thêm truyền thống dạy và học của Can Lộc Giáo dục Can Lộcđược đánh giá là đơn vị dẫn đầu của ngành GD&ĐT Hà Tĩnh năm học 2012-2013

Song song với việc tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng giáodục toàn diện, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng cường việcứng dụng công nghệ thông tin và phát huy hiệu quả các phòng học bộ môn,năm học vừa qua với ngành Giáo dục Can Lộc là một năm đánh dấu kết quảxuất sắc của công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) Toànhuyện có 2.265 HSG huyện, 341 HSG tỉnh, 30 HSG quốc gia - kết quả caonhất từ trước tới nay Trong đó đội tuyển HSG môn Toán lớp 9, giải Toántrên mạng bậc tiểu học, THCS; tin học trẻ xếp thứ nhất tỉnh”

Kết quả ấy không chỉ minh chứng cho những nỗ lực vượt bậc của cácthầy, cô giáo trong sự nghiệp dạy chữ, rèn người, mà còn thêm một lần khẳngđịnh sự cần thiết, chủ trương đúng đắn trong việc sáp nhập trường lớp Đócũng chính là động lực để Can Lộc - dẫu là huyện đi đầu trong tổ chức thựchiện đề án quy hoạch hệ thống mạng lưới trường lớp nhưng đã vượt qua mọikhó khăn để sáp nhập thành công 14 trường (2 trường mầm non, 10 trườngtiểu học và 2 trường THCS) thành 7 trường trong năm học 2012 - 2013 Sựđồng thuận của lòng dân đối với chủ trương lớn này còn thể hiện trong việc

Trang 39

đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường lớp kiên cố, đảm bảo đủ điều kiện tổchức học 2 buổi/ngày.

Năm học vừa qua, toàn huyện đã huy động hơn 47 tỷ đồng từ các dự

án, ngân sách địa phương và nội lực của nhân dân để củng cố cơ sở vật chất

Đó cũng là động lực thúc đẩy phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia,nâng tổng số trường đạt chuẩn trên địa bàn toàn huyện lên 45 trường

Những nỗ lực trong việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lànhmạnh, cơ sở vật chất khang trang, cảnh quan xanh, sạch, đẹp không chỉ gópphần mang đến cho giáo dục huyện nhà một mùa bội thu mà còn nhân thêmniềm vui khi Can Lộc trở thành đơn vị xuất sắc của tỉnh được Bộ GD&ĐTtặng bằng khen trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực

2.2 Thực trạng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

2.2.1 Thực trạng chung về đạo đức của học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

2.2.1.1 Khái quát chung về tình hình đạo đức của học sinh THPT

Qua tìm hiểu, khảo sát thực trạng về đạo đức của học sinh ở 4 trường:THPT Nghèn, THPT Đồng Lộc, THPT Can Lộc và THPT Dân Lập Can Lộccho thấy hệ trẻ tại các trường THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thực sự là

“đội quân xung kích”, sẵn sàng đón nhận những việc mới, việc khó theo tiếnggọi của Tổ quốc Nhiều phong trào của thanh niên có ý nghĩa quan trọng đốivới sự phát triển của xã hội hiện nay như: phong trào thanh niên tình nguyện,

vì cuộc sống bình yên, cứu giúp đồng bào bị thiên tai, hiến máu nhân đạo…

Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đổi mới, với chủ trương xây dựng nềnkinh tế thị trường, cùng với sự tác động của vấn đề toàn cầu hoá và xu thế hộinhập quốc tế đã mang đến những thay đổi to lớn cho đất nước ta trên nhiềulĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức xã hội Sự tác động này mang tính haimặt, có cả mặt tích cực và tiêu cực

Trang 40

Xét về mặt tích cực, toàn cầu hoá tạo cơ hội thu hút các nguồn vốnđầu tư nước ngoài, tiếp thu các công nghệ mới để thúc đẩy phát triển kinh tế.Toàn cầu hoá thúc đẩy phát triển thương mại và tạo điều kiện cho nước tatham gia sâu rộng hơn vào phân công lao động quốc tế nhằm phát huy tốt hơnlợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Như vậy, với những điều kiện phù hợp,toàn cầu hoá có thể đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảmnghèo và mở ra con đường phát triển lâu dài, bền vững cho chúng ta.

Xét trên khía cạnh phát triển đạo đức, cơ chế thị trường tạo điều kiệncho con người phát huy được trí tuệ, khả năng của chính mình Trước đâykinh tế nước ta là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, không có sự giao lưu vớibên ngoài Vì vậy, nó ảnh hưởng đến sự phát triển về tư duy, khả năng và ýchí của con người Chính sách mới, cơ chế mới đã đem đến một luồng giómới trong tư duy và nhận thức của người dân Việt Nam Cơ chế thị trườngkích thích được tư duy sáng tạo, tính năng động của con người, khắc phụctính ỉ lại, bảo thủ, chủ quan, tự mãn, góp phần khẳng định nhân cách độc lậpcủa con người Mặt khác, tác động của toàn cầu hoá tạo ra sự giao lưu ngàycàng dễ dàng và nhanh chóng giữa các quốc gia, tạo điều kiện mở rộng tầmhiểu biết của con người thông qua việc tiếp thu, học tập những tư tưởng tiến

bộ của các nước trên thế giới…

Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực trongđời sống xã hội Toàn cầu hoá làm tăng khoảng cách giàu nghèo, nhiều doanhnghiệp phá sản dẫn đến thất nghiệp cục bộ Xét trên lĩnh vực đạo đức, lợidụng sự giao lưu quốc tế ngày càng dễ dàng, văn hoá độc hại, lối sống buôngthả, hành vi tiêu cực bằng nhiều con đường đã thâm nhập vào Việt nam, đó làlối sống thực dụng, coi nhẹ các giá trị tinh thần, các truyền thống đạo đức củadân tộc bị xói mòn Sự thâm nhập từ bên ngoài này cộng với lối sống thưcdụng hơn trong kinh tế thị trường đã gây nên những hiện tượng biến dạngtrong nhiều loại hình văn hoá và trong hành vi ứng xử của một bộ phận dân

cư trong xã hội Việt nam Trong những sự thâm nhập qua biên giới, nguy

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Tuyết Ba (1999), “Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”, Tạp chí Triết học, tháng 1/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyềnthống trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Tuyết Ba
Năm: 1999
2. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2007), Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số lời dạy và mẫuchuyện về tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. N
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương
Năm: 2007
3. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2007), Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh
Tác giả: Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2007
6. Nguyễn Đức Chính (2003), Quản lý chất lượng đào tạo, Dự án đào tạo GV Trung học cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng đào tạo
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2003
7. Dương Tự Đam, “ Định hướng giá trị cho thanh niên, sinh viên thời kì CNH- HĐH”, tạp chí Triết học, số 8/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng giá trị cho thanh niên, sinh viên thờikì CNH- HĐH”, tạp chí "Triết học
10. Phạm Văn Đồng (1997), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại. Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khíphách của dân tộc, lương tâm của thời đại
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1997
12. Đặng Vũ Hoạt (2003), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2003
13. Vũ Khiêu (1993), Tư tưởng đạo đức cách mạng, truyền thống dân tộc nhân loại. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng đạo đức cách mạng, truyền thống dântộc nhân loại
Tác giả: Vũ Khiêu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1993
14. Nguyễn Thế Kiệt, “Quan hệ đạo đức và kinh tế thị trường trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”. Tạp chí triết học, số 6/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ đạo đức và kinh tế thị trường trongviệc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay
17. Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên (1980). Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
Tác giả: Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1980
24. Trần Quốc Thành (2000), Khoa học quản lý đại cương. Nxb Sựthật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý đại cương
Tác giả: Trần Quốc Thành
Nhà XB: Nxb Sựthật
Năm: 2000
26. Lưu Thu Thúy (2001), Phương pháp Dạy học đạo đức. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp Dạy học đạo đức
Tác giả: Lưu Thu Thúy
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2001
27. Hoàng Văn Tuệ, Hồ Diêu Thúy (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức cách mạng
Tác giả: Hoàng Văn Tuệ, Hồ Diêu Thúy
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
4. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành TƯ khóa VIII. Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Minh Đạo (1997) Cơ sở khoa học quản lý. Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội Khác
11. Phạm Minh Hạc (2001), phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH,HĐH. Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội Khác
15. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 1975). Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005 Khác
16. Học viện Chính trị Quốc gia, Giáo trình đạo đức học. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w