1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Thương Mại trong giai đoạn hiện nay.

20 516 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 271,8 KB

Nội dung

Thực hiện bài thảo luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Thương Mại, nhóm mình quyết định lựa chọn tìm hiểu về đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Thương Mại trong giai đoạn hiện nayNhóm mình đã đi trao đổi thực tế, kết hợp với các kiến thức từ môn học và các nguồn tài liệu sẵn có trên cộng đồng mạng để đưa ra được bài tìm hiểu tốt nhất. Đồng thời áp dụng cả những bài học về kĩ năng mềm, chia sẻ với thày cô về những kinh nghiệm thực tế từ những bài học của bác trong cuộc sống.Hi vọng giúp ích được cho các bạn đọc. Thân ái

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

- -BÀI THẢO LUẬN

Môn học : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Nội

dung học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại

học Thương Mại trong giai đoạn hiện nay.

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt Nhóm thực hiện : 07

Lớp HP : 1968HCMI0111

HÀ NỘI 2019

Trang 2

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN

ST

T Họ và tên Nội dung

công việc

Ý thức tham gia thảo luận

61 Thuyết trình,

phần 1.1; 1.2.2d, chương 2, tổng hợp word

62 Thuyết trình,làm

các biên bản, 1.2.2c, chương 2

63 1.2.1b, chương 2

64 1.2.2a, chương 2

65 1.2.2b, chương 2

66 1.2.3b, chương 2

67 1.2.3a, chương 2,

làm slide

68 1.2.1a, chương 2

69 Khái quát, chương

2

70 1.2.3c, chương 2

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần 1)

I.Thành viên tham gia

II.Mục đích cuộc họp

 Mọi người đóng góp ý kiến cho việc triển khai 2 đề tài thảo luận

 Thống nhất dàn ý triển khai: chia nhỏ nhiệm vụ cho từng cá nhân và phần vận dụng của sinh viên cả nhóm cùng nhau góp ý tưởng

 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ thuyết trình, làm slide và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên

III.Nội dung công việc

1.Thời gian : từ 14h30 phút đến 16h ngày 15/10/2019

2.Địa điểm : Canteen Đại học Thương Mại

3.Các thành viên tham gia đóng góp ý tưởng cho đề tài từ sự chuẩn bị trước ở nhà

4.Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ tới từng cá nhân

=> Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên làm bài nghiêm túc để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất và hoàn thành trước 21h ngày 21/10/2019

IV Đánh giá chung

Buổi họp diễn ra sôi nổi,mọi người tham gia đóng góp ý kiến nhiệt tình Tất cả đều đồng ý với nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm hoàn thành trước thời hạn

Nhóm trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội,ngày 15 tháng 10 năm

2019

Thư kí

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần 2)

I Thành viên tham gia

II.Mục đích cuộc họp

- Tổng hợp lại sản phẩm của nhóm sau khi từng cá nhân đã hoàn thành

- Mọi người tham gia ý kiến và đóng góp để đưa ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng

III.Nội dung công việc

1.Thời gian: từ 16h00 phút đến 17h30 ngày 5/11/2019

2.Địa điểm: Sân nhà CD

3.Các thành viên tổng kết lại sản phẩm và đưa ra phần tổng hợp

để thống nhất các điểm tích cực, tiêu cực của sinh viên Đại học Thương mại

4 Cả nhóm góp ý về nội dung lí thuyết

5.Cả nhóm thống nhất trước khi nhóm trưởng và thư ký đi in bài

IV Đánh giá chung.

Buổi họp diễn ra sôi nổi Mọi người tích cực tham gia đóng góp ý kiến và đã thống nhất được sản phẩm cuối cùng để trình bày trước lớp

Nhóm trưởng

(ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội,ngày 3 tháng 11 năm

2019

Thư kí

(ký, ghi rõ họ tên)

Trang 5

MỤC LỤC

A Mở đầu 6

B Nội dung 7

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 7

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức 7

1.1.1 Quan điểm đạo đức của dân tộc 7

1.1.2 Quan điểm đạo đức của thế giới 7

1.1.3 Quan điểm đạo đức của Mác -Lênin 8

1.2 Nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức 8

1.2.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh đạo đức 8

a) Đạo đức là cái gốc của người cách mạng 8

b) Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của Chủ nghĩa xã hội 9

1.2.2 Quan điểm về những chuẩn mực của đạo đức cách mạng 9

a) Trung với nước, hiếu với dân 9

b) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 9

c) Thương yêu con người, sống có tình nghĩa 11

d) Có tinh thần quốc tế trong sáng 12

1.2.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 13

a) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức 13

b) Xây đi đôi với chống 13

c) Phải tu dưỡng về đạo đức suốt đời 14

CHƯƠNG 2: SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA HỒ CHÍ MINH 14

2.1 Thực trạng chung 14

2.2 Sinh viên Thương mại học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh 16

C Kết luận 17

Trang 6

A Mở đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng

Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách Người viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa"

Thời gian và không gian đã thay đổi, gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng những lời căn dặn của Người mãi mãi như là ánh hào quang soi sáng đường chúng ta đi, luôn luôn nhắc nhở chúng ta trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với dân, với nước dù ở bất kỳ tình huống và hoàn cảnh nào

Trang 7

B Nội dung

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa những tư tưởng đạo đức

phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại và đặc biệt quan trọng là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin

1.1.1 Quan điểm đạo đức của dân tộc

Đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc

Trước tiên, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh

để dựng nước và giữ nước, đây chính là truyền thống đạo đức quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnh xuyên suốt lịch sử dân tộc Thứ hai, đó là tinh thần nhân nghĩa, đề cao đạo lý làm người, khuyên con người sống

có tình, có nghĩa, nhân đức, thủy chung vẹn tròn chữ Trung, chữ Hiếu Thứ ba, đó là hành vi ứng xử nhân ái trong gia đình và xã hội,

truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn khó khăn Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”

Thứ tư, là truyền thống cần cù, dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất

và chiến đấu, đồng thời ham học hỏi và luôn biết mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại

1.1.2 Quan điểm đạo đức của thế giới

Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc

cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học trung Quốc cổ đại Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội

Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và

từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều Đức dùng

để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo

Đạo Khổng Tử

Trang 8

Đạo đức Khổng Tử thấm vào tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh không phải là điều “tam cương”, “ngũ thường” mà là tinh thần nhân nghĩa, đạo

tu thân, sự ham học hỏi, đức tính khiêm tốn, ôn hòa, cách xử thế có tình

có lý

Đạo Phật

Phật giáo là duy tâm, nhưng Người cũng chỉ ra nhiều điều hay

trong đạo đức Phật giáo mà nó đã đi vào tư duy, hành động, cách ứng

xử của người Việt Nam như tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân

1.1.3 Quan điểm đạo đức của Mác -Lênin

Đạo đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người Những quan hệ người – người, cá nhân xã hội càng có ý thức, tự giác, ý nghĩa và hiệu quả của chúng càng có tính chất xã hội rộng lớn thì hoạt

động của con người càng có đạo đức Đạo đức “đã là một sản phẩm xã

hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại” (Mác,

Ăngghen )

Theo quan điểm của Mác – Lênin, đạo đức cách mạng có những đặc trưng cơ bản sau:

 Đạo đức cách mạng là sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung

 Đó là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản và không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó

 Đó là thực hành chủ nghĩa tập thể, đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân

 Là lao động trung thực và tận tâm vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

 Đạo đức cách mạng là đấu tranh không mệt mỏi cho tinh thần nhân đạo và chủ 4 nghĩa nhân đạo cộng sản

1.1.2 Nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức

1.1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh đạo đức

Đó là đạo đức của người chiến sĩ suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội và giải phóng con người Do đó, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức hành động vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội

Trang 9

a) Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề đạo đức cách mạng Chính vì vậy, Người luôn quan tâm xây dựng và rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

Tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh rất đa dạng, sâu sắc; có giá trị cả

về lý luận và thực tiễn, cả trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giai đoạn hiện nay và mai sau Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức Đó là tài sản vô giá của dân tộc ta

Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Bác đã

khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối.

Bác nói : Với người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang Còn với cán

bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì không phải cứ viết lên

trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến, quần chúng chỉ yêu mến

những người có tư cách đạo đức và “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho con người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”

Hồ chí minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” Bác luôn

đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế Nên Bác nhấn mạnh đạo đức của người cán bộ Đảng viên phải tận trung với nước và tận hiếu với dân

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi sáng trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay

b) Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của Chủ

nghĩa xã hội

Đạo đức cách mạng còn là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn cuả CNXH

Sự hấp dẫn đó được thể hiện qua đạo đức, lý tưởng cách mạng, nhân cách, lối sống gương mẫu của người cán bộ đảng viên Chính tấm gương đạo đức cách mạng, nhân cách, lý tưởng cao đẹp, lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân lao động đã tạo nên sức hấp dẫn của chế độ CNXH được nhân dân ta và nhân dân thế giới tin theo, ca ngợi, là nguồn cổ vũ, động viên cho toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

1.1.1.2.2 Quan điểm về những chuẩn mực của đạo đức cách mạng

a) Trung với nước, hiếu với dân

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác

Trang 10

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức

truyền thống Việt Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp Trung với vua, hiếu với cha mẹ, phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung mới đạo đức cách mạng: Trung với nước hiếu với dân, đồng thời người đã loại bỏ đi những yếu tố hạn chế của đạo đức cũ Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập

tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Câu nói đó

của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau

Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không chỉ đã

kế thừa được những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua được hạn chế của truyền thống đó Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước Nước ở đây là nước của nhân dân, nhân dân là người chủ của đất nước Hồ Chí Minh luôn xác định ''bao nhiêu quyền hạn đều của dân'', ''bao nhiêu lợi ích đều vì dân'' Đảng và Chính phủ là '' đầy tớ của nhân dân'', chứ không phải là ''quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân'' Như vậy, quan niệm về nước và dân trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hoàn toàn khác so với trước Điều này đã làm cho Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước

Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng Phải tuyệt đối trung thàmh với Đảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu, thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo của dân; dân là đối tượng để phục vụ hết lòng Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước

b) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính cũng là phẩm chất của đạo đức truyền

thống, nhưng được Bác Hồ đưa vào những nội dung theo yêu cầu mới, khác cơ bản về đối tượng thực hiện Trong chế độ phong kiến cũng nêu những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, nhưng họ bắt nhân dân thực hiện để phục vụ cho quyền lợi của họ, chứ giai cấp phong kiến không bao giờ thực hiện Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, liêm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho nước

Người đã coi “tứ đức” là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc và luận giải “tứ đức” trong tổng thể của trời, đất, con người và mối quan hệ của mùa trời; của phương đất; của đức người Giản dị mà khúc chiết, Người khẳng định:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Trang 11

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người”

Theo Hồ Chí Minh thì:

CẦN tức “là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”; “cần thì việc

gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được”, bởi “Cần chẳng những có nghĩa hẹp như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai” mà còn “có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần” Hiểu đúng về Cần nghĩa là luôn chăm chỉ, cố gắng không phải một sớm một chiều mà thường xuyên và liên tục Hiểu sâu sa hơn thì Cần cũng có nghĩa là làm

để nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc lâu dài, để đạt được mục đích đề ra

KIỆM tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền

của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù

Trong đó, Cần phải đi đôi với Kiệm “như hai chân của con người”; vì

“KIỆM mà không CẦN thì không tăng thêm, không phát triển” Tiết kiệm

về vật chất phải đi đôi với tiết kiệm về thời giờ, bởi “của cải nếu hết,

còn có thể làm thêm Khi thời giờ qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được”

Sự tiết kiệm của Bác còn thể hiện trong việc sử dụng đội ngũ cán

bộ Là Chủ tịch Chủ tịch nước, nhưng những năm tháng sống trên chiến khu Việt Bắc, đi theo Bác chỉ là tổ công tác ít người kiêm nhiều việc Cách mạng Tháng Tám thành công, trở về Thủ đô, các đồng chí phục vụ Bác ở Phủ Chủ tịch cũng rất ít Những lần đi công tác xa, không cần nhiều cán bộ cùng đi, Bác cho những anh em còn lại về thăm gia đình

Bác dặn “Các chú tranh thủ về thăm nhà, nhưng nhớ đúng hẹn lên đón

Bác” Điều đó thể hiện sự quan tâm của Bác đối với con người và cũng

là một hình thức tiết kiệm thời gian

LIÊM tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân";

"không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân" Phải "trong sạch, không tham lam" "Không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá"

Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”

Chữ LIÊM phải đi đôi với chữ KIỆM, cũng như chữ KIỆM phải đi đôi với chữ CẦN, vì “có KIỆM mới LIÊM được

CHÍNH, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn" Đối với mình:

không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình

Ngày đăng: 12/04/2020, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w