1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trong giai đoạn hiện nay

33 156 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 189,46 KB

Nội dung

MỤC LỤC BÀI THẢO LUẬNPHẦN LỜI MỞ ĐẦUPHẦN NỘI DUNG PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.Khái niệm, ý nghĩa vai trò đạo đức1.1.Khái niệm đạo đức1.2.Ý nghĩa – vai trò đạo đức2.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh2.1.Cơ sở khách quan2.2.Nhân tố chủ quan PHẦN II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC1.Vai trò và sức mạnh của đạo đức2.Hồ Chí Minh bàn về những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người2.1.Trung với nước, hiếu với dân2.2.Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư2.3.Yêu thương con người2.4.Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung3.Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới3.1.Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức3.2.Xây đi đôi với chống 3.3.Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời PHẦN III: SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH1.Thực trạng sinh viên trường Đại học Thương Mại 2.Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sinh viên Đại học Thương Mại sẽ học tập và làm theo NgườiPHẦN KẾT LUẬN

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN SINH VIÊN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Nội dung học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học

Thương mại trong giai đoạn hiện nay.

MỤC LỤC BÀI THẢO LUẬN

Trang 2

PHẦN LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái niệm, ý nghĩa - vai trò đạo đức

1.1 Khái niệm đạo đức

1.2 Ý nghĩa – vai trò đạo đức

2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1 Cơ sở khách quan

2.2 Nhân tố chủ quan

PHẦN II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1 Vai trò và sức mạnh của đạo đức

2 Hồ Chí Minh bàn về những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người 2.1 Trung với nước, hiếu với dân

2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

2.3 Yêu thương con người

2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

3.2 Xây đi đôi với chống

3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

PHẦN III: SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1 Thực trạng sinh viên trường Đại học Thương Mại

2 Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sinh viên Đại học Thương Mại sẽ học tập và làm theo Người

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 3

Danh mục tài liệu tham khảo:

- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng

khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội

- Mạch Quang Thắng (2009): Hồ Chí Minh, nhà cách mạng sáng tạo, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Các câu chuyện về tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích dẫn trong

Phần III của tài liệu này được trích từ Nguồn: “ Kể chuyện Bác Hồ - Tổnghợp 20 mẩu chuyện hay và ý nghĩa nhất về Bác” của Đài tiếng nói nhân dân

TP Hồ Chí Minh( VOH Online)

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh tại đất nước chúng ta ngày càng được Đảng, nhà nước và nhân dân chútrọng, quan tâm và nhân rộng Các tư tưởng, tấm gương đạo đức của Chủ tịch HồChí Minh đều rất có ý nghĩa với nhân dân trong thời kì của Bác mà còn có giá trịsâu sắc ở giai đoạn hiện nay và cả tương lai của đất nước dân tộc chúng ta Tại ĐạiHộc Thương Mại cũng thế, có rất nhiều các phong trào, cuộc thi và các hoạt độnghướng đến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đây cũng lí donhóm quyết định chọn để đem đến cho mọi người Đề tài 2 có tên: “Tư tưởng HồChí Minh về đạo đức Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh của sinh viên trường Đại học Thương mại trong giai đoạn hiện nay”

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái niệm, ý nghĩa - vai trò đạo đức

1.1 Khái niệm đạo đức

 Nguồn gốc bắt nguồn quan niệm đạo đức

- Với tư cách là một bộ phận của tri thức Triết học, những tư tưởng đạo đức học

đã được xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ,

Hy Lạp cổ đại

- Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói, (moralisnghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa) Còn "luân lí" thường xem nhưđồng nghĩa với "đạo đức" thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề thói; tậptục Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những

lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người tronggiao tiếp với nhau hàng ngày Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệmmoral là đạo đức còn Ethicos là đạo đức học

- Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắtnguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ Đạo là một trong những phạm trùquan trọng nhất của Triết học Trung Quốc cổ đại Đạo có nghĩa là con đường,đường đi về sau khái niệm đạo được vận dụng trọng triết học để chỉ con đườngcủa tự nhiên Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội

- Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở

đi được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều Đức dùng để nói đến nhânđức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyêntắc luân lý Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính lànhững yêu cầu, nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo

 Khái niệm đạo đức

Trang 5

 Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: “ Đạo đức là một hình thái ý

thức xã hội và tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và qua hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.”

I.2 Ý nghĩa – vai trò đạo đức

Đạo đức có ý nghĩa – vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân và xãhội Tầm quan trọng này của đạo đức đã được lịch sử xã hội loài người khẳng địnhtrong quá trình tổ chức thiết lập, duy trì trật tự, ổn định và phát triển xã hội Tùytheo trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân và

xã hội có khác nhau Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau:

- Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi conngười, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong mộtphạm vi rộng lớn

- Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp conngười sống thiện, sống có ích

- Đạo đức thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để mở rộnggiao lưu giữa các giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia với các dân tộc, quốcgia khác

- Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội

2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1 Cơ sở khách quan

Bối cảnh lịch sử

- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Hồ Chí Minhsinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.Người phải chứng kiến sự hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn từng bướckhuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp Và tiếp đó là các phongtrào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân để mong dành lại được độc lậpnhưng chưa có một hướng đi đúng đắn Từ đó thúc giục trong Hồ Chí Minhmột suy nghĩ khác là Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành đượcthắng lợi phải đi theo một con đường mới

- Bối cảnh thời đại: Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyểnsang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi

Trang 6

toàn thế giới Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộcthuộc địa Năm 1917, Cách Mạng Tháng Mười Nga thành công Đây là cuộccách mạng vĩ đại đã làm “thức tỉnh các dân tộc Châu Á”, “mở ra trước mắt họthời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

 Những tiền đề tư tưởng - lí luận

- Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Đó là truyền thống yêunước, kiên cường, bất khuất, là tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhânnghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thửthách, là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thutinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc…Trong đó chủnghĩa yêu nước là cốt lõi, nền tảng và quan trọng nhất Chính sức mạnh củachủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìmđường cứu nước, tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc

- Tinh hoa văn hóa nhân loại: Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóaPhương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh Phương Tây – đóchính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành tư tưởng, nhân cách và vănhóa Hồ Chí Minh

- Chủ nghĩa Mác – Lênin: là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tưtưởng Hồ Chí Minh Quá trình tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin ở Hồ ChíMinh thực chất “là chặng đường chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựachọn vững chắc, tránh được những sai lầm dẫn tới ngõ cụt”

2.2 Nhân tố chủ quan

Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận thức thực tiễn, làm phong phúthêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng đểtạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người

về sau

Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn

- Biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, hamhọc hỏi, nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thựctiễn

Trang 7

- Phẩm chất này còn được biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnhcao trí thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến

sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàngchịu đựng hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào

PHẦN II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1 Vai trò và sức mạnh của đạo đức

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, là một tấm gương mẫu mực,sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng để toàn đảng, toàn dân noi theo Người

đã để lại cho nhân dân ta tài sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng của Người Và tưtưởng về đạo đức của Người cũng chính là những bài học quý giá ấy Suốt cuộcđời hoạt động cách mạng của mình, Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục,rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Quan điểm củachủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức như sau:

 Thứ nhất: Hồ Chí Minh quan niệm “ đạo đức là cái gốc của người cách

mạng”

- Khi đánh giá về vai trò của đạo đức trong đời sống, Người đã khẳng định đạođức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọnnguồn của sông suối Người từng nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới cónước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấycũng không lãnh đạo được nhân dân”

- Nói về vai trò của đạo đức, Người cho rằng đạo đức là sức mạnh của conngười Làm cách mạng là một việc lớn nên cần có sức mạnh.Người viết: “Làmcách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang,nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp,lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Ngườicách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành đượcnhiệm vụ cách mạng vẻ vang”

- Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh cán bộ, đảng viên muốn dân tin, dân phụcthì phải cần có tư cách đạo đức.“Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóngcho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không cócăn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”

Trang 8

- Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” Người kế thừaquan điểm của V.I Lê-nin: Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự,lương tâm của dân tộc và thời đại Trong Di chúc, Người vẫn dành một phầntrang trọng để nói về đạo đức Người không chỉ yêu cầu mỗi cán bộ đảng viêncần “thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vôtư”, mà còn dặn dò đảng viên phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cáchmạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xâydựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực

tế làm thước đo Người luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lờinói phải đi đôi với hành động, tránh bệnh nói suông

 Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩmchất và năng lực thống nhất là một

 Thứ hai: Người cho rằng đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ

nghĩa xã hội

- Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải ở lý tưởng cao

xa, mức sống vật chất dồi dào, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức caođẹp, phẩm chất những con người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống vàhành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực

- Người cho rằng, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượngquyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lượcthiên taì của cách mạng vô sản, mà còn do chính những phẩm chất đạo đứccao quý của những con người cộng sản

- Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một trong những tấm gương đạo đức sáng ngờivới nhân cách vĩ đại song cũng rất đời thường Tấm gương của Người đã trởthành nguồn cổ vũ động viên tinh thần không chỉ với nhân dân ta mà còn đốivới toàn bộ nhân loại tiến bộ và đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dântộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

2 Hồ Chí Minh bàn về những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cáchmạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng

phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách

mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Quan niệm lấy đức

Trang 9

làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặttài Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức màkhông có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phảikết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Yêu thương con người; Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước,với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất Trung, hiếu là phẩm chất đạođức quan trọng nhất, bao trùm nhất

- Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước làcủa dân, còn nhân dân là chủ của đất nước Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng

hàng đầu

- Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của

Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nàocũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng Bác vừa kêu gọi hành động vừađịnh hướng chính trị đạo đức cho mỗi người Việt Nam

- Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng,

đó là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng Phải tuyệt đối trung thàmh với

Đảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu, thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trungthành, vừa là người lãnh đạo của dân; dân là đối tượng để phục vụ hết lòng.Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí

để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước

Nội dung chủ yếu của trung với nước là:

- Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết

- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng

- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Nội dung của hiếu với dân là:

- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân

- Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốtđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

- Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

- Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân

Trang 10

 Sự sáng tạo Hồ Chí Minh về “ Trung với nước, hiếu với dân”

- Khi kế thừa phạm trù Trung, Hiếu của đạo đức Nho giáo là ở chỗ: Thứ nhất,trong khi nói “trung với nước”, Hồ Chí Minh đã thực hiện sự chuyển hoáphạm trù Trung, làm mất đi ý nghĩa mà hàng nghìn năm chế độ phong kiến đã

sử dụng như một công cụ để cai trị đất nước trong mối quan hệ nô lệ, bị ápbức và hoàn toàn không có tự do, bình đẳng Thứ hai, với tư tưởng đạo đức

“trung với nước”, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng trong quan

hệ về đạo đức nói chung, về chủ nghĩa yêu nước nói riêng Thứ ba, là tính mụcđích của nội dung tư tưởng đạo đức trung với nước Ở đây, Hồ Chí Minh đãhiện thực hoá phạm trù trung với nước, gắn lý luận với thực tiễn, chuyển hoáđạo đức cũ thành tư tưởng đạo đức mới - đạo đức cách mạng mà bản thânNgười là tấm gương tiêu biểu cho tư tưởng đạo đức trung với nước đó Cũngnhư với phạm trù Trung, đến Hồ Chí Minh, phạm trù Hiếu đã được chuyển đổimang tính cách mạng Hiếu với dân không còn bó hẹp trong phạm vi hiếu vớicha mẹ mình như nội dung của đạo đức Nho giáo, mà rộng hơn là hiếu vớinhân dân Hiếu với dân là lấy dân làm gốc, là làm đầy tớ phục vụ nhân dân(mà ý nghĩa cách mạng sâu sắc của nó chính là thực hành dân chủ)

- Trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, khái niệm

cũ là "trung với vua, hiếu với cha mẹ", Hồ Chí Minh đã đưa vào đó một nộidung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước, hiếuvới dân” Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức

- Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu với dân không phải chỉ

là hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, vớitoàn dân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước Bác Hồ từngchỉ rõ: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong xã hội không có

gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân"

2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Theo Người, cần, kiệm, lêm, chính là tứ đức không thể thiếu được đối với mỗi con người giống như trời có bốn mùa, đất có bốn phương

- Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suấtcao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại,không dựa dẫm Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnhphúc của con người

- Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân

dân, của đất nước, của bản thân mình Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; Không

Trang 11

xa sỉ, không hoang phí, không bừa bãi, theo Hồ Chí Minh Cần phải đi liền

với Kiệm, cần mà không kiệm cũng giống như gió vào nhà trống, thùng không

đáy, và một dân tộc biết cần, biết kiệm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh

về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ

- Liêm là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạmmột đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân Phải trong sạch, khôngtham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng Không tâng bốc mình Chỉ

có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ Hành vi trái với chữ liêmlà:… cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm củariêng Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị Gặpviệc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham uý lạo CụKhổng nói: người mà không liêm, không bằng súc vật Cụ Mạnh nói: ai cũngtham lợi thì nước sẽ nguy

- Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn Đối với mình, không tự cao, tự đại,

luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay,

sửa đổi điều dở Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người

dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc

Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn,

không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước

 Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên Nếu đảngviên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cáchmạng Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vữngmạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc “Nó” là cái cần để “làm việc, làmngười, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân,phụng sự Tổ quốc và nhân loại”

- Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết

vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng Thực hành chícông vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng

“phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên

hạ chi lạc nhi lạc) Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vìmình” Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm Hồ ChíMinh viết: “ Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại,

có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và

ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” HồChí Minh cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân Chí công vô tư

là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Bồi dưỡng phẩmchất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để vững vàng qua mọi

thử thách : Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ

không thể khuất phục.

Trang 12

 Đi m m i c a H Chí Minh v ểm mới của Hồ Chí Minh về ới của Hồ Chí Minh về ủa Hồ Chí Minh về ồ Chí Minh về ề cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

- So với quan điểm của Khổng Tử

Khổng Tử đã từng nêu lên những khái niệm về cần, kiệm, liêm, chính tuy nhiênông cho rằng cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính do “thiên phú” Tuy nhiên,khi vận dụng những khái niệm này của đạo đức cũ Người lại cho rằng cần, kiệm,lêm, chính không phải do thiên phú mà do sự rèn luyện bền bỉ mà nên, cho nênNgười đã khằng đinh: đạo đức cách mạng không phải tự trên trời sa xuống mà do

sự rèn luyện bền bỉ mà nên

- So với quan điểm trong truyền thống và trong Nho giáo

Nếu người xưa chỉ chú trọng sự cần cù trong lao động sản xuất và trong học tập thì

Hồ Chí Minh cho rằng chúng ta còn phải cần cù, kiên trì cả trong chiến đấu bảo vệ

Tổ quốc Khi Người nói “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặclâu hơn nữa” thì đó chính là sắc thái mới của chữ Cần trong thời đại chống chủnghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân

Nếu trong văn hóa truyền thống, Kiệm là tiết kiệm, căn cơ để làm giàu (“Buônthuyền bán bè không bằng ăn dè, hà tiện”) thì với Hồ Chí Minh, Kiệm không phải

là bủn xỉn, hà tiện mà là chi tiêu thật hợp lý để làm lợi cho dân Đặc biệt hơn nữa,

Hồ Chí Minh đã mở rộng tối đa nội dung của Kiệm Đó không chỉ là tiết kiệm củacải, vật chất mà còn là kiệm thời gian, kiệm sức dân, kiệm nhân tài, chất xám Mộtthứ kiệm nữa mà Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh là kiệm xương máu của nhân dân.Với lòng yêu thương con người, khi buộc phải tiến hành các cuộc kháng chiến bảo

vệ Tổ quốc, Người yêu cầu phải đánh sao cho sự tổn hại ở mức thấp nhất chứkhông thể “nhất tướng công thành vạn xác khô” Cuối cùng, Kiệm đối với Hồ ChíMinh còn là kiệm lời theo phương châm “nói ít, bắt đầu bằng hành động”

Hồ Chí Minh cũng đưa ra quan điểm mới về đức LIÊM Nếu trong ngũ thường củaNho giáo (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) không có đức Liêm thì với Hồ Chí Minh, Liêm –tức là liêm khiết, không tham lam, vơ vét của công và của dân - là một phẩm chấtkhông thể thiếu của người cách mạng Từ lúc Đảng chưa ra đời, trong tác phẩm

“Đường Cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã yêu cầu người cách mạng phải “ít lòng hammuốn về vật chất” Khi Đảng trở thành đảng cầm quyền thì chữ Liêm càng quantrọng vì nếu thiếu nó thì cán bộ “biến thành sâu mọt của dân” Chẳng vậy mà saucách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Chính phủ sau đây phải là mộtchính phủ liêm khiết”

Trang 13

Theo quan điểm của người xưa, Liêm là dùng để chỉ phẩm chất của một ngườisống trong sạch, giữ thân trước mọi cám dỗ của hiền tài, sắc đẹp, coi của cải là phù

du, trọng đức hạnh là cao cả Còn trong quan điểm của Bác, Liêm không chỉ làsống trong sạch trước cám dỗ của của cải, vật chất mà còn là sống trong sạch,không “tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, tham sống yên”

Trong ngũ thường của Nho giáo không có đức CHÍNH nhưng Hồ Chí Minh lạiluôn yêu cầu người cán bộ phải “chính tâm và thân dân” Người có đức Chính làngười thẳng thắn, đúng mực không chỉ trong hành động mà ngay cả trong suy nghĩthầm kín của mình mà người xưa gọi là “tư vô tà” Đặc biệt, người đó phải biết bảo

vệ lẽ phải, phụng sự lẽ phải mà với Hồ Chí Minh, lẽ phải lớn nhất, chân lý lớn nhất

là lợi ích của dân nên người có đức Chính phải là người “vì dân chứ không vìmình” Như vậy, Hồ Chí Minh đã thổi linh hồn mới vào những khái niệm cũ

2.3 Yêu thương con người

- Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩavới chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại quanhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêuthương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất

- Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị

áp bức, bóc lột Hồ Chí Minh chỉ ham muốn cho đất nước được hoàn toàn độclập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được họchành Chỉ có tình yêu thương con người bao la đến như vậy mới có cáchmạng, mới nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

- Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác Phải có tình nhân ái với cảnhững ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốtđẹp trong mỗi con người Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thươngyêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành

- Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôntrọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo

 Sáng tạo của Hồ Chí Minh

- Ở xã hội phong kiến cũ luôn tồn tại sự đối nghịch giữa các giai cấp bóc lột và

bị bóc lột Đây là một mâu thuẫn giai cấp lớn, ở đây không tồn tại tình yêuthương con người mà chỉ có sự bóc lột, tranh chấp Trong tư tưởng Hồ ChíMinh, tình yêu thương con người còn cao hơn và rộng hơn là yêu thương cảnhững người bị áp bức bóc lột Chỉ có tình yêu thương con người bao la đến

Trang 14

như vậy mới có cách mạng, mới nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản.

- Yêu thương con người với Hồ Chí Minh còn là biết cảm thông với những sailầm của người khác và giúp họ thức tỉnh trước sai lầm và sống cuộc sống mớitốt đẹp hơn có ích hơn với chính bản thân họ, gia đình và xã hội

2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

- Đó chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân laođộng các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức,bóc lột mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thựctiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc Trongquá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế giới,các nước tư bản cũng như thuộc địa Người đã chứng kiến cảnh cùng cực củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xahoa của bọn tư sản Thực tế sinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thứcrõ: Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa haychính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác.Người đi tới kết luận: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giốngngười: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mốitình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản”1 Kết luận này cho thấy nhậnthức của Hồ Chí Minh về ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã từ tầm nhìnquốc gia tới tầm nhìn quốc tế Kết luận trên cũng là sự khởi đầu của tư tưởngđoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần laotrên thế giới, luôn gắn liền lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc giavới lợi ích quốc tế

- Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em Hành trìnhqua các nước vào những năm đầu của thế kỷ XX đã giúp Hồ Chí Minh nhậnthấy rằng phải có được quan hệ hợp tác giúp đỡ giữa cách mạng chính quốc vàcách mạng thuộc địa Ngay từ năm 1921, Người khẳng định thực dân đế quốc

là kẻ thù của nhân dân thuộc địa và cũng là kẻ thù của nhân dân lao độngchính quốc Bởi vậy, để chống lại kẻ thù chung, đạt tới mục tiêu giải phóngthân phận nô lệ và bị bóc lột, đòi hỏi sự đoàn kết liên minh chặt chẽ nhân dânlao động ở thuộc địa và chính quốc

- Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến

bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội

Điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết quốc tế

Trang 15

- Điểm mới và sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Người đã chứng minhđược bọn đế quốc không chỉ áp bức bóc lột nhân dân các nước thuộc địa màcòn thống trị nhân dân lao động và giai cấp vô sản chính quốc Người đã víchủ nghĩa đế quốc giống như “con đỉa hai vòi” Một vòi bám vào giai cấp vôsản ở chính quốc, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Muốn giết convật ấy, phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu chỉ cắt một vòi thì vòi lại tiếp tục hútmáu và vòi bị cắt tiếp tục mọc ra Vì thế, nhiệm vụ chống chủ nghĩa tư bản,đánh đổ chúng là nhiệm vụ của cả nhân dân lao động chính quốc và thuộc địa

- Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế còn phải gắn liền với chủnghĩa yêu nước Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tếkhông trong sáng thì có thể dẫn tới tư tưởng dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ nghĩabành trướng bá quyền nước lớn, kỳ thị dân tộc Những khuynh hướng sai lệch

ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốcgia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí

có thể đưa đến tình trạng đối đầu, thù địch

3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọngvấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng củangười cách mạng

- Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân Người khẳng định: “Có tài mà không có đức làngười vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Xuất phát từthực tiễn cách mạng Việt nam, với tư duy độc lập sáng tạo, Hồ Chí Minh đã kếthừa có chọn lọc tư tưởng đạo đức truyền thống và vận dụng sáng tạo tư tưởngnhân văn của Chủ nghĩa Mác – Lê nin Người đề xuất tư tưởng đạo đức mới,

tư tưởng đạo đức cách mạng Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới ấy baogồm:

3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

- Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhấttrong xây dựng một nền đạo đức mới

Trong cuốn Đường Cách Mệnh, khi nói về tư cách người cách mệnh Hồ ChíMinh viết: “Nói thì phải làm” “Có lòng bày vẽ cho người” hay trong tác phẩm

Trang 16

Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầuĐảng cần thực hiện “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” Luận điểm ấy đãkhẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạođức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.

- Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột,nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không nghe

Ngay sau Cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện của thóiđạo đức giả ở một số cán bộ, “vác mặt làm quan cách mạng”, nói mà không làm.Sau này, Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thườngquần chúng của các một số cán bộ, đảng viên “miệng thì nói dân chủ, nhưng làmviệc thì họ theo lỗi “quan” chủ Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họlàm trái ngược với lợi ích quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sáchcủa Đảng và Chính phủ, làm tổn hại uy tín của Đảng và Chính phủ trước nhân dân

- Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông

o Hồ Chí Minh đã có lần chỉ rõ "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đềugiàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bàidiễn văn tuyên truyền" Do đó cần xây dựng những tấm gương người tốt việctốt Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào tạo các thê hệ cán bộ cách mạngViệt Nam, không chỉ bằng lí luận cách mạng tiền phong mà còn bằng chínhtấm gương đạo đức cao cả của mình Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gươngtrong sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm.Trong suốt cuộc đời hoạtđộng của mình,Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương sáng về đạo đức, Ngườinói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà không nói

o Đối với cán bộ, Đảng viên, Hồ Chí Minh nói: "Trước mặt quần chúng, khôngphải ta cứ viết lên trán hai chữ "Cộng sản" mà ta lại được họ yêu mến Quầnchúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức Muốn hướng dẫn nhândân, mình phải mực thước cho người ta bắt chước Hô hào dân tiết kiệm,mình phải tiết kiệm trước đã"

- Hồ Chí Minh cho rằng hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựngmột nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “ đạo làmgương”

Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc, chocác thế hệ mai mãi về sau Nhưng còn nhiều tấm gương của các vị anh hùng, chiến

sỹ thi đua những tấm gương của những người tiêu biểu cho từng ngành, từng cấp,những tấm gương “Người tốt việc tốt” rất gần gũi trong đời thường có ở mọi lúc

Ngày đăng: 18/05/2020, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w