Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 108 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
108
Dung lượng
920,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRỊNH THỊ HẰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TRIỆU SƠN THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRỊNH THỊ HẰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TRIỆU SƠN THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN QUỐC LÂM NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN bOa Bằng những tình cảm chân thành nhất, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Các vị lãnh đạo trường Đại học Vinh, tập thể các giảng viên, các nhà khoa học trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là TS Phan Quốc Lâm đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Phòng GD&ĐT huyện Triệu Sơn, UBND huyện Triệu Sơn, các trường trung học cơ sở huyện Triệu Sơn đã cung cấp các tài liệu, số liệu cần thiết sử dụng trong luận văn. - Xin chân thành cảm ơn của các bạn học viên Cao học khóa 20, chuyên ngành Quản lý giáo dục, đồng nghiệp trong ngành, hội cha mẹ học sinh và người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Cho dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đọc giả và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Nghệ An, tháng 03 năm 2014 Tác giả Trịnh Thị Hằng MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU 1.3.1.2 Cơ sở giáo dục trung học cơ sở 19 Cơ sở giáo dục THCS bao gồm các loại hình công lập và tư thục 19 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ban giám hiệu: BGH Cán bộ quản lý : CBQL Cơ sở vật chất: CSVC Công nghệ thông tin: CNTT Công nghệ thông tin cà truyền thông: CNTT&TT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH Cơ sở vật chất: CSVC Giáo dục và Đào tạo: GD& ĐT Giáo dục thường xuyên và dạy nghề: GDTX&DN Hội đồng nhân dân: HĐND Kinh tế – xã hội: KT-XH Quản lý giáo dục: QLGD Tiểu học: TH Trung học cơ sở: THCS Trung học chuyên nghiệp; THCN Trung học phổ thông: THPT Trung tâm học tập cộng đồng: TTHTCĐ Trung ương: TW Uỷ ban nhân dân: UBND Xã hội hóa: XHH Xã hội hóa giáo dục: XHHGD DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1.Tổng hợp số lượng đội ngũ cán bộ quản lý THCS huyện Triệu Sơn 39 Bảng 2.2. Trình độ CBQL THCS huyện Triệu Sơn 39 Bảng 2.3 : Độ tuổi CBQL THCS huyện Triệu Sơn 40 Bảng 2.4: Quy mô giáo dục THCS huyện Triệu Sơn 41 Bảng 2.5. Tổng hợp số lượng cán bộ giáo viên khối THCS 42 Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp 89 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục bắt nguồn từ đời sống xã hội, có bản chất xã hội và không thể tách rời đời sống xã hội. Giáo dục từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người, là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi con người, của đất nước và làm thức tỉnh tiềm năng sáng tạo của mỗi con người. Giáo dục còn là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác, trí tuệ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, là chìa khóa dẫn tới cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới hòa hợp hơn. Do đó, giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chỉ có sự tham gia của toàn xã hội làm công tác giáo dục thì mới đảm bảo cho giáo dục phát triền và hiệu quả. “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt”, là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển xã hội. Giáo dục là chìa khoá tiến tới một xã hội tốt đẹp, là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, hợp tác trí tuệ và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế giới, Giáo dục được đặt lên vị trí “Quốc sách hàng đầu”. Với các chức năng đó, giáo dục không thể tách rời đời sống xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn, có tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước tạo động lực và phát huy mọi nguồn lực để phát triển một nền giáo dục tiến tiến, chất lượng ngày càng cao trên cơ sở có sự tham gia của toàn xã hội. Là một trong những phương thức để người dân đều có cơ hội được học tập. Nghị quyết TW 4 khóa VII, Nghị quyết TW 2 khóa VIII, kết luận hội nghị TW 6 khóa IX, Nghị quyết TW khóa X đã khẳng định: "Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục''. 1 Như vậy có thể nói xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ có tính phổ biến, có tính quy luật giữa cộng đồng với xã hội. Thiết lập được mối quan hệ này là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội "Mỗi người dân đều nhận thấy đó là trách nhiệm của mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động, đồng thời chính họ là người hưởng thụ mọi thành quả của hoạt động đó đem lại" Tuy nhiên, công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp không ít khó khăn, trở ngại. Trước đây chúng ta có một thời gian dài sống trong cơ chế nhà nước bao cấp về mọi mặt, cơ chế tạo tâm lý thu động, trông chờ ỷ lại vào nhà nước. Vì vậy cùng với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục từ nguồn ngân sách nhà nước, cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện và vững chắc đối với sự nghiệp giáo dục, thể hiện quan điểm của Đảng "Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu". Triệu Sơn là một huyện bán sơn địa nằm ở phía Tây - Nam của Châu thổ Sông Mã, Sông Chu của tỉnh Thanh Hoá, tiếp giáp với các huyện miền núi Thường Xuân và Như Thanh nên Triệu Sơn đã hình thành hai dạng địa hình cơ bản đó là: Địa hình trung du - miền núi gồm 8 xã Địa hình đồng bằng gồm 28 xã, thị trấn Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 16.73,0% tổng dân số, nghề nghiệp chủ yếu của người dân là nông nghiệp, lâm nghiệp. Giáo dục Triệu Sơn và việc triển khai công tác XHHGD đã có bước phát triển hơn so với một số huyện của Tỉnh Thanh hoá. Tuy vậy, so với tiềm năng và yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo thì vẫn chưa đáp ứng được, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, nhiều khó khăn thách thức mới nảy sinh, nhận thức của nhân dân, kể cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể và một bộ phận nhà giáo về công tác GD&ĐT, công tác XHHGD còn nhiều hạn chế. 2 Để tiếp tục phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, việc tìm ra "Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục THCS huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa" trong giai đoạn hiện nay là một việc rất quan trọng và cần thiết. Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài "Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Trung học cơ sở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa". 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác XHHGD THCS huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá, nhằm nâng cao hiệu quả công tác và qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Trung học cơ sở. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý công tác XHHGD huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hoá. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực thi được những giải pháp quản lý có cơ sở khoa học, khả thi sẽ nâng cao được hiệu quả của công tác XHHGD, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Triệu Sơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác XHHGD. 5.2. Thu thập thông tin, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý công tác XHHGD huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. 5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGD THCS huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. 3 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Phân tích, tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản có liên quan tới GD&ĐT và XHHGD. - Khái quát hoá các nhận định độc lập. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động 6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Điều tra lấy số liệu sử lý bằng phương pháp thống kê toán học. 7. Đóng góp của đề tài - Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận của các vấn đề XHHGD và nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGDTHCS. - Đánh giá được thực trạng quản lý công tác XHHGD THCS huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGD THCS ở huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về Xã hội hóa giáo dục Chương 2: Thực trạng công tác XHHGD Trung học cơ sở ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác XHHGD THCS huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. 4 [...]... dục THCS 1.4 Một số vấn đề về quản lý xã hội hóa giáo dục THCS Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xã hội hóa giáo dục và quản lý XHHGD nói chung và XHHGD trung học cơ sở nói riêng Với phạm vi các trường THCS trên địa bàn huyện Triệu Sơn 1.4.1 Đặc điểm quản lý xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở Quản lý XHHGD là một bộ phận của QLGD, quản lý xã hội Cũng như công tác QLGD nói chung, việc quản lý con người... quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhất định, trong đó một giải pháp có thể có nhiều biện pháp 1.2.3.2 Giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục Giải pháp thực hiện XHHGD là hệ thống các cách thức thực hiện XHHGD Từ đó, đề xuất các giải pháp thực hiện XHHGD thực chất là đưa ra các cách thức thực hiện XHHGD 1.3 Một số vấn đề về công tác xã hội hóa giáo dục Trung học cơ sở 1.3.1 Trường Trung học cơ. .. 1.3.1 Trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân Trung học cơ sở là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, nó sau bậc Tiểu học và trước bậc trung học phổ thông Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9) Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường trung học cơ sở là từ 11 đến 15 Trước đây, để tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh phải vượt qua một kỳ thi tốt nghiệp vào... nền của quản lý, không có thông tin, không thể thực hiện được các mục tiêu của quản lý nói chung và quản lý xã hội hóa giáo dục nói riêng một cách có hiệu quả 16 Quản lý xã hội hóa giáo dục trước hết là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt động xã hội hóa tạo hành lang để hoạt động xã hội hóa đi đúng quỹ đạo theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra Quản lý xã hội hóa giáo dục đòi hỏi phương pháp mềm... giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thể hiện ở tất cả các bậc học Xã hội hóa giáo dục bậc trung học cơ sở là một bộ phận của công tác xã hội hóa giáo dục. .. lợi ích từng cá nhân; Xã hội hóa giáo dục sẽ thực hiện công bằng xã hội và dân chủ hóa giáo dục; Xã hội hóa giáo dục còn làm cho mọi người hiểu được giáo dục không chỉ là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình, từng cá nhân người đi học; Xã hội hóa giáo dục thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động đa dạng của giáo dục, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển 1.3.3 Đặc... cường nguồn lực của xã hội và cộng đồng cho giáo dục và đào tạo 1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý xã hội hóa giáo dục 1.2.3.1 Giải pháp Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp được xem là phương pháp giải quyết một, công việc, một vấn đề cụ thể” Còn theo Nguyễn Văn Đạm, giải pháp là toàn bộ những ý nghĩa có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó khăn” Để hiểu... nhân tài cho xã hội: Xã hội hóa giáo dục góp phần, tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục; 23 Xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện cho mục đích của giáo dục phù hợp với mục đích của từng cá nhân tham gia giáo dục Tạo điều kiện làm phong phú hơn nội dung và phương pháp giáo dục; Xã hội hóa giáo dục góp phần làm cho giáo dục thực sự phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,... trung học cơ sở Đảm bảo đủ ngân sách cho giáo dục phổ cập Theo Luật Giáo dục 2005, mục tiêu giáo dục THCS là "nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" 1.3.1.1 Nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở Trường... dân và giáo dục là điều kiện tiê quyết để phát triển giáo dục, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng bền vững của đất nước 1.4.3 Quản lý xã hội hóa giáo dục THCS 1.4.3.1 Mục tiêu quản lý Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRỊNH THỊ HẰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TRIỆU SƠN THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRỊNH THỊ HẰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TRIỆU SƠN THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên. 1: Cơ sở lý luận về Xã hội hóa giáo dục Chương 2: Thực trạng công tác XHHGD Trung học cơ sở ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác XHHGD THCS huyện Triệu