Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
913 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÝ TIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÝ TIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ VĂN HÙNG NGHỆ AN, 2014 LÔØI CAÛM ÔN Sau hai năm học tập, nghiên cứu theo chương trình cao học quản lý giáo dục của Trường Đại học Vinh học tại Đại học Sài Gòn và dưới sự dìu dắt hướng dẫn tận tâm của Quý thầy cô giáo, bản thân tôi đã có được những kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu khoa học, về quản lý giáo dục. Từ đó tôi đã thực sự giải quyết vấn đề hiệu quả hơn trong công tác quản lý. Để có được kết quả ngày hôm nay, với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Lãnh đạo hai trường Đại học Vinh và Đại học Sài Gòn, các phòng, ban, khoa đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập cho tất cả học viên trong đó có cá nhân tôi. - Quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. - Lãnh đạo trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tham gia và hoàn thành khóa học. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Hà Văn Hùng – người đã hết lòng, tận tâm giúp đỡ tôi trong việc định hướng đề tài, đã dành nhiều thời gian quý báu trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã hết sức nỗ lực, song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cô, các cấp lãnh đạo để luận văn được hoàn thiện và có đóng góp thiết thực trong thực tiễn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Trang phụ bìa Lời Cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢNLÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 6 1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 1.2.1. Học sinh, sinh viên và công tác học sinh, sinh viên 9 1.2.2. Quản lý nâng cao hiệu quả 15 1.2.3. Giải pháp và giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả 17 1.3. CÔNG TÁC HSSV Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 18 1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ công tác HSSV 18 1.3.2. Mục đích, yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên 21 1.3.3. Các nội dung cơ bản của công tác HSSV 21 1.3.4. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh, sinh viên 24 1.4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 27 1.4.1. Quản lý công tác quán triệt nhận thức, tư tưởng về vai trò, vị trí của công tác HSSV 27 1.4.2. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác tổ chức hành chính 28 1.4.3. Quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên 29 1.4.4. Quản lý công tác hoạt động xã hội, công tác y tế, văn nghệ, thể dục thể thao của HSSV 29 1.4.5. Quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV 30 1.4.6. Quản lý việc thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và trật tự xã hội 30 1.4.7. Quản lý công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú 31 1.4.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong các trường Cao đẳng 32 Tiểu kết chương 1 33 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ 34 CÔNG TÁC HSSV TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HCM 2.1. GIỚI THIỆU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 34 2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển 34 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 36 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 37 2.1.4. Quy mô đào tạo 41 2.1.5. Cơ sở vật chất 42 2.1.6. Định hướng phát triển của nhà trường trong thời kỳ 2013 – 2020 42 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HSSV TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 43 2.2.1. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV43 2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú 47 2.2.3. Thực trạng về công tác quản lý thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV 49 2.2.4. Thực trạng quản lý học sinh, sinh viên trong việc tham gia các phong trào ở trong và ngoài trường, quan hệ với môi trường xã hội 53 2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CT HSSV 53 2.3.1 Về việc lập kế hoạch năm học của phòng QL HSSV 53 2.3.2. Về tổ chức thực hiện kế hoạch năm học của phòng QL HSSV 54 2.3.3 Về chỉ đạo thực hiện 54 2.3.4. Về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công việc 55 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG 56 2.3.1. Ưu điểm 56 2.3.2. Hạn chế 56 Tiểu kết chương 2 58 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HSSV TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HCM 59 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 59 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 59 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 59 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 59 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 59 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HSSV TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HCM 59 3.2.1. Hoàn thiện việc lập kế hoạch năm học của phòng QL HSSV 60 3.2.2. Xác định đầu công việc phải thực hiện của nhân viên, phân công nhiệm cụ thể cho từng nhân viên phòng QL HSSV 62 3.2.3. Hoàn thiện việc tổ chức thực hiện CT HSSV 65 3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác HSSV 67 3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT trong quản lý HSSV 69 3.3. THĂM DÒ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP 71 3.3.1. Mục đích, phạm vi, đối tượng thăm dò 71 3.3.2. Nội dung, phương pháp thăm dò 71 3.3.3. Kết quả thăm dò 72 Tiểu kết chương 3 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 1. Kết luận 77 2. Kiến nghị 78 Tài liệu tham khảo 80 Phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCS Ban cán sự CBQL Cán bộ quản lý CCVC Công chức, viên chức CNTT Công nghệ thông tin CNH Công nghiệp hóa CT Công tác HĐH Hiện đại hóa HSSV Học sinh, sinh viên GV Giảng viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo QL Quản lý QLGD Quản lý Giáo dục QĐ Quyết định TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TNCS Thanh niên Cộng sản VC Viên chức 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới trong phát triển giáo dục - đào tạo. Mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam; có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ. Tại Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về: “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đại hội XI của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI - Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định quan điểm chỉ đạo “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” và “Đổi mới căn 2 bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà trường là công tác HSSV. Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định “Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của Hiệu trưởng nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nội dung công tác HSSV bao gồm: công tác tổ chức hành chính; công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV; công tác y tế, thể thao; thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV; thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú. Việc quản lý tốt công tác HSSV góp phần tạo sự minh bạch, công khai và công bằng trong việc đảm bảo các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của HSSV trong nhà trường, góp phần rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật của HSSV, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội,… là những nhân tố làm cho một bộ phận thanh niên, HSSV xa rời với truyền thống đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, bị những cám dỗ của đời 3 sống vật chất, chạy theo những thói hư tật xấu, thậm chí sa vào tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Vì vậy công tác HSSV trở thành vấn đề rất được quan tâm hiện nay của gia đình, nhà trường và xã hội. Cùng với đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, việc tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức lối sống cho HSSV luôn được các nhà trường quan tâm. Từ yêu cầu đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ thực tiễn hoạt động của công tác giáo dục cần phải đổi mới quản lý công tác HSSV. Là một cán bộ đang phụ trách quản lý công tác HSSV, vấn đề mà tác giả luôn trăn trở là làm thế nào để công tác HSSV được quản lý một cách khoa học nhất, xây dựng được nề nếp học tập và rèn luyện tốt nhất cho HSSV, thực hiệc các chính sách chế độ đối với HSSV được nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất, đảm bảo quyền lợi cũng như các nghĩa vụ của HSSV. Các thủ tục hành chính phải được thực hiện nhanh nhất, HSSV phải được xem như là khách hàng, là đối tượng được phục vụ. Công tác HSSV góp phần quan trọng tạo nên môi trường học tập nề nếp, kỷ luật, thân thiện trong trường học. Trường Cao đẳng Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã được xã hội, các doanh nghiệp sử dụng lao động đánh giá cao, là một trong các trường cao đẳng có uy tín trong đào tạo về khối ngành kinh tế của TP Hồ Chí Minh và khu vực lân cận. Tuy nhiên, do số lượng HSSV nhiều, chính sách liên quan đến HSSV luôn thay đổi, nội dung công tác HSSV quá nhiều; trong công tác quản lý việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá CT HSSV cũng còn nhiều mặt cần phải điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả CT HSSV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác học sinh, sinh viên tại trường Cao đẳng Kinh tế TP Hồ Chí Minh” [...]... vấn đề giáo dục và quản lý HSSV Đó là những nghiên cứu của nhà khoa học Phạm Minh Hạc trong công trình Một số vấn đề về giáo dục và quản lý giáo dục , Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục ; các tác giả Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ với Giáo dục học”[19] [20]; tác giả Trần Kiểm với Một số vấn đề lý luận về quản lý trường học”; “Khoa học giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”[21]; tác giả... diện khác nhau Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý đã đề cập đến vấn đề quản lý và giáo dục thế hệ trẻ, quản lý và giáo dục HSSV trong các cơ sở giáo dục ở các bậc học, cấp học, ngành học khác nhau Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều văn bản quy định về công tác này và thể hiện những quá trình phát triển, đổi mới trong công tác quản lý HSSV ở các trường ĐH-CĐ,... của xã hội 1.2.2 Quản lý nâng cao hiệu quả 1.2.2.1 Quản lý Quản lý bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động, là một hoạt động có từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người Xã hội loài người xuất hiện thì hoạt động quản lý cũng đồng thời xuất hiện Sự phát triển của xã hội loài người dựa vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố lao động, tri thức và quản lý là ba yếu tố cơ bản Quản lý là một hoạt động, một. .. [7] Công tác HSSV bao gồm các nội dung: Công tác tổ chức hành chính; công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV; công tác 15 y tế, thể thao; thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV; thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú Về mặt tổ chức quản lý, ở cấp Bộ Giáo dục. .. tài đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác học sinh, sinh viên tại trường Cao đẳng Kinh tế TP Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý nhà trường 3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường Cao đẳng 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác học sinh,... học sinh, sinh viên ở trường Cao đẳng Chương 2: Thực trạng quản lý nâng cao hiệu quả công tác học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG... hay tâm lý – giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả của công việc 1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả 1.2.3.1 Giải pháp Giải pháp là sản phẩm, là quy trình công nghệ do con người sáng tạo ra chứ không phải là những gì đã tồn tại trong thiên nhiên được con người phát 18 hiện ra Giải pháp là phương pháp, cách thức để giải quyết một vấn đề được đặt ra Theo Từ điển tiếng Việt thì Giải pháp là... và thực hiện được một số giải pháp quản lý có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì sẽ nâng cao được hiệu quả công tác học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Kinh tế TP Hồ Chí Minh 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả công tác học sinh, sinh viên ở trường Cao đẳng - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả công tác học sinh, sinh... các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.4 Hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh, sinh viên 1.3.4.1 Trách nhiệm của Hiệu trưởng [7] - Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tác HSSV - Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành, địa phương trong công tác HSSV,... học quản lý Nhà trường”; tác giả Thái Văn Thành với Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường”, [24] Tuy nhiên, công tác quản lý HSSV tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hầu như dựa nhiều vào quy chế của Bộ, kinh nghiệm của các trường Trong những năm qua, công tác HSSV dần đi vào nề nếp và đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo Nhà nước đã có Luật Giáo dục . giáo dục và quản lý HSSV. Đó là những nghiên cứu của nhà khoa học Phạm Minh Hạc trong công trình Một số vấn đề về giáo dục và quản lý giáo dục , Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục ;. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 27 1.4.1. Quản lý công tác quán triệt nhận thức, tư tưởng về vai trò, vị trí của công tác HSSV 27 1.4.2. Quản lý công tác xây dựng kế. 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC