1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp

106 904 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 17,14 MB

Nội dung

Vì thế xã hội hóa giáo dục là động lực quan trọng đề thúc day su phat triển của giáo dục và đào tạo, để nâng cao chất lượng giáo dục thì điều quan trọng là phải nâng cao quản lý công tác

Trang 1

MO DAU

1 LY DO CHON DE TAI

Chúng ta đang ở những năm đầu thế kỷ XXI - thế kỷ dự báo có sự bùng

nô và phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin Sự bùng nỗ và phát triển ấy một mặt làm cho một số nước trên thế giới có những bước tiến nhảy vọt, nhưng mặt khác dễ dẫn đến tạo khoảng cách ngày càng lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, làm cho các nước đang

phát triển càng tụt hậu xa hơn các nước phát triển Do đó, một vấn đề bức thiết,

có tính chất sống còn đặt ra cho các nước đang phát triển là phải làm sao thoát

khỏi sự tụt hậu Về phương diện lý luận được thực tiễn của các nước phát triển chứng minh, có thể khẳng định chỉ có đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược con

người, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì mới có thể giải quyết vấn đề

đặt ra có hiệu quả nhất Để đạt được vấn đề trên thì công tác xã hội hóa giáo dục được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong mọi hoạt động giáo dục theo hướng toàn diện

Giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định sự tỔn tại và

phát triển của một con người nói riêng và của xã hội nói chung Quản lý công

tác xã hội hóa giáo dục ở nhà trường THPT là một khâu then chốt, cơ bản, có

tính chất quyết định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Vì thế xã

hội hóa giáo dục là động lực quan trọng đề thúc day su phat triển của giáo dục

và đào tạo, để nâng cao chất lượng giáo dục thì điều quan trọng là phải nâng cao quản lý công tác xã hội hóa giáo dục đối với mọi hoạt động của mỗi nhà trường trung học phổ thông

Trường trung học phổ thông là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân rất quan trọng của giáo dục phố thông Đây là cấp học tạo điều kiện cơ bản

để nâng cao dân trí và trang bị nền tảng kiến thức hết sức quan trọng để phát

triển toàn diện con người Việt nam Điều này đòi hỏi nhà trường phải làm thế

nào để hoàn thiện nhân cách người học dé người hoc có thể học lên bậc cao hơn

hoặc hoà nhập với cuộc sống lao động sản xuât Điêu này có nghĩa là nên giáo

Trang 2

dục của chúng ta là “giáo dục cho mọi người” và mọi người phải tự giáo dục, việc xây dựng “cả nước thành một xã hội học tập” trở thành nhu cầu khách quan, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao

động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”

Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn từ năm 2010 — 2020 đã

nhấn mạnh vai trò then chốt của giáo dục và đào tạo, nhằm tạo bước chuyển

biến mạnh mẽ phát triển nguồn nhân lực, góp phần đắc lực đưa nước ta ra khỏi

tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước phát triển kinh tế tri

thức Trong đó, công tác xã hội hóa giáo dục là một nhiệm vụ cần được coi

trong và tiếp tục đầy mạnh đề tiến tới xây dựng một xã hội học tập

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự đối mới, trong đó có đối mới các hoạt động giáo dục và

nhất là đôi mới quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần hỗ trợ giáo

dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nguôn lực, nguồn lao động hiện nay

Nhìn chung, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua từng bước đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém Thực tiễn hoạt động ở các trường phổ thông những năm qua chứng tỏ XHHGD dong vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại ở mỗi trường tạo

nguồn nhân lực tiếp sức cho việc quản lý và giáo dục học sinh, nguồn tài lực

góp phần hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động sư phạm như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, khen thưởng học sinh, giúp đỡ học sinh nghèo Nếu làm tốt được điều này thì có nghĩa là các trường đã thành công mối kết hợp của ba môi trường giáo dục: “nhà trường, gia đình, xã hội” Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số trường trung học phô thông ở huyện Cao Lãnh thời gian qua chưa xem trọng công tác xã hội hóa giáo dục theo đúng nghĩa của nó, từ đó làm hạn chế bước tiến của các nhà trường Vì thế, việc tìm một số giải pháp quản lý công tác

xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan

trọng cần tập trung thực hiện Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn dé tai nghiên cứu

Trang 3

“Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo đục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” với hy vọng góp phần nhỏ của mình

phục vụ cho yêu cầu đổi mới công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng

giáo dục của địa phương

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thự tiên, đề xuất một số giải pháp quản

lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

3 KHÁCH THE, DOI TUGNG VA PHAM VI NGHIEN CUU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

3.2 Đắi tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

3.3 Phạm vị nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu, đề xuất, thăm dò một số giải pháp quản lý công tác

xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong những năm gân đây Giới hạn khảo sát: trong những năm học 2010

— 2011; 2011 — 2012; 2012 — 2013

4 GIA THUYET KHOA HOC

Nếu xây dựng được một số giải pháp có tính khoa học và tính thực tiễn thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

5 NHIEM VỤ NGHIÊN CỨU

- Tổng hợp những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục, về quản lý giáo dục Tông hợp các quan điểm luận điểm cơ bản của các công trình khoa học đã nghiên cứu và công bố liên quan về vấn đề này

- Điều tra, khảo sát, tổng kết thực trạng và kết quả hoạt động công tác xã

hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng

Trang 4

Tháp Tổng kết được những kinh nghiệm tiên tiến về quản lý công tác xã hội

hóa giáo dục ở trường trung học phố thông huyện ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Tìm ra những bat cập, những tồn tại về việc hạn chế công tác xã hội hóa giáo

dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

- Xây dung, đề xuất được một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước các cấp liên quan đến đề tài Nghiên cứu các công trình khoa học, các đề án đã công bố liên quan đến dé tài Tông hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu

6.1 Các phương pháp nghiên cứu thực tiên: Phương pháp điều tra (bảng hỏi Anket): phương pháp quan sát: quan sát, tổng kết kinh nghiệm: phương pháp điều tra xã hội học

6.3 Các phương pháp khác: Phương pháp sử dụng toán thống kê, phương pháp phỏng vấn

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Một số giải pháp quân lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Trang 5

Chuong 1

CO SO LY LUAN CUA CONG TAC XA HOI HOA GIAO DUC

Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG

1.1 Sơ lược lịch sử quá trình nghiên cứu vấn đề xã hội hóa giáo dục và

xã hội hóa giáo dục bậc học trung học phổ thông

Lịch sử nghiên cứu vấn đề xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đã có từ rất lâu,

đó không phải là vấn đề hoàn toàn mới nếu nhìn nhận nó về bản chất Hoạt

động xã hội hóa giáo dục đã xuất hiện và có bề dày lịch sử trong các chế độ xã

hội và thể chế chính trị Đảng ta luôn coi trọng vai trò của xã hội hóa giáo dục, xác định là một chủ trương lớn đề phát triển giáo dục và được thực hiện từ

nhiều năm qua với phương châm: "Giáo đực là sự nghiệp của toàn dân" Tư tuong "/dy dan lam gốc” đã thể hiện sâu sắc trong quá trình phát triển của lịch

sử, và chân lý về vai trò của quần chúng nhân dân đã được khẳng định: "Dễ tram lan không dân cũng chịu, khó vạn lân dân liệu cũng xong" Sự nghiệp giáo dục của Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn nêu cao khẩu hiệu: "Cách mạng là sự nghiệp của quân chúng nhân đân” Những tư tưởng đó đã trở thành định hướng và được vận dụng có hiệu quả trong công tác giáo dục ở Việt Nam

Nhân dân ta đã có truyền thống coi trọng việc học Theo lịch sử hình

thành và phát triển nền giáo dục Việt Nam, ngay từ thời phong kiến, Nhà nước chỉ mở rất ít trường đề dạy học cho con cháu của các quan lại, con em nhà giàu

Vấn đề học của con em nhân dân đều đo nhân dân lao động tự lo liệu, đưới hình

thức các thầy đồ tự mở lớp (trường tư) hoặc nhân dân tự nguyện góp tiền tổ chức mời thầy dạy (dân lập) Trong hương ước của một số địa phương còn ghi

rõ về chế độ học điền (ruộng dành cho việc học), chăm lo vật chất, khích lệ, cổ

vũ người học, tôn vinh những người học hành thành đạt, thể hiện sự quan tâm

chăm lo của xã hội đối với giáo dục Những điều đó đã trở thành truyền thống,

đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta

Trang 6

Chú tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn dé dân trí, Người khẳng định:

"Một dân tộc đốt là một dân tộc yếu” Sau Cách mạng Tháng Tám, tháng 10-

1945 Người ra "Lời kêu gọi chống nạn thất học”, phát động phong trào xóa nạn

mù chữ trong toàn quốc với phương châm: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ Những người chưa biết chữ hay gắng sức mà

học cho biết, vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa

biết thì con cái bảo, người ăn người làm không biết chữ thì chủ nhà bảo; các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ Người nhấn mạnh: Giáo đục là sự nghiệp của quân chúng, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, cứ là người Liệt Nam thì phải tham gia học tập, tham gia xóa nạn

mù chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra cương lĩnh hành động cho phong trào

Bình dân học vụ, là cơ sở để tạo lập và xây dựng một nền giáo dục toàn dân

ngay sau khi đất nước giành được độc lập

Từ năm 1946, đất nước tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng nền giáo dục Việt Nam vẫn duy trì và phát triển, góp phần đáng kế vào việc nâng cao trình độ dân trí, làm nền móng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc

Mùa xuân năm 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất, chúng ta

có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sự nghiệp giáo dục Giai đoạn

này, giáo dục Việt Nam đạt được một số kết quả nhất định trong việc thống

nhất hệ thống giáo dục hai miền Nam - Bắc Song do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nền giáo dục của chúng ta chưa phát huy được tiềm năng sẵn có để phát triển mạnh mẽ và bền vững CSVC của giáo dục bị xuống cấp và lạc hậu, động lực của người dạy và người học giảm sút kéo theo sự kém phát triển của nên giáo dục cả về số lượng và chất lượng Đảng và Nhà nước đã thực hiện các đợt cải cách giáo dục nhưng còn chắp vá, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng

được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội nhất là vào thời điểm nhân loại đã bước

sang thời kỳ khoa học và kỹ thuật phát triển mạnh: xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, đa phương hóa là quy luật tất yếu đề phát triển đất nước

Trang 7

Với đường lối đổi mới của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng VI (năm 1986), đất nước ta bước sang thời kỳ kinh tế thị trường với xu thế mở cửa

Những yếu tố khách quan và chủ quan đã đặt nhiều cơ hội và thách thức đối với giáo dục, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo phải cải cách, phải có giải pháp phù hợp mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1996) đã khẳng định "xế bội hóa" là một trong những

quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội Từ sau Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ VII, trên các văn kiện của Đảng, Nhà nước đã phố biến thuật ngữ "xã hội hóa” đối với các lĩnh vực hoạt động như giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao Sự kiện lịch sử đánh dấu quá trình đổi mới nền giáo dục Việt Nam là Hội nghị Trung ương 4 khóa VỊI - năm 1993- của Đảng Cộng

sản Việt Nam Đây là lần đầu tiên Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung

ương Đảng thảo luận và ra nghị quyết về giáo dục - đào tạo Đặc biệt, Đảng ta

khẳng định giáo dục - đào tạo là động lực, là điều kiện cơ bản đề thực hiện các

mục tiêu kinh tế - xã hội

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa

VIII) da đề cập đến công tác XHHGD một cách toàn diện và sâu sắc:

Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo đục nhưng vấn đề rất quan trọng

là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn

xã hội Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu

tư phát triển Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính tạo

điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã

hội Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức xây dựng nên giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục xác định chủ

trương thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo: "Tăng cường đầu tư cho giáo dục

từ ngân sách Nhà nước và day mạnh xã hội hóa giáo duc - dao tao", đồng thời thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa"

Trang 8

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: Giáo dục và đào

tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động

lực thúc đầy CNH - HĐH đất nước: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,

thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt

Nam; dé cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đồi mới mạnh mẽ giáo dục mam non và giao duc phé thông: thực hiện xã hội hóa giáo dục Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo

dục [1]

Đề thực hiện chủ trương xã hội hóa, Chính phủ ban hành Nghị quyết số

90/CP ngày 21/08/1997 về "Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt

động giáo dục, y tế, văn hóa": Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về Chính sách

XHHGD nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực trong nhân dân, trong các tô chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động xã hội hóa

lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao Ngày 18/04/2005 Chính phú ban hành

Nghị quyết số 05/NQ-CP về đây mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn

hóa, thể dục thể thao

Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo trong

thời kỳ đối mới: trước xu thế phát triển tất yếu của thời đại, các nhà khoa học,

các nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu và đưa ra các luận điểm về vấn đề xã hội hóa giáo dục Trong cuốn "Giáo đực Liệt Nam trước ngưỡng cửa thế lạ; XXI"

Giáo sư Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: Xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát

triển giáo dục nước ta Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước mà

là của toàn xã hội: mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo duc [11]

Giáo sư Phạm Tất Dong cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nay, khang định qua mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam, khái niệm xã hội hóa giáo dục được củng cô thêm, mở rộng và phong phú hơn về cả nội hàm và ngoại diên [10] Văn kiện Đại Hội Đảng XI cũng đã chỉ rõ: Đỗi mới

tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung,

Trang 9

phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tô chức, cơ chế quản lý để tạo được

chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình

độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục đối mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời đáp ứng yêu cầu CNH -

HĐH đất nước [1]

Viện Khoa học Giáo dục đã tiến hành nghiên cứu về xã hội hóa công tác

giáo dục, tổng kết kinh nghiệm đề phát triển lý luận và đề xuất chính sách nhằm

hoàn thiện về nhận thức lý luận và thực tiễn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây

dựng Đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010" Tháng 12/2002 Hội nghị toàn quốc về việc tiếp tục đây mạnh công tác xã hội

hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được tổ chức để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm thực tiễn công tác XHHGD Tại Hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải đã

phát biểu ý kiến chỉ đạo: Cần phải chú ý nghiên cứu lý luận, tông kết thực tiễn

để giải quyết một số vấn đề cơ bản về xã hội hóa, nhằm tạo sự nhất trí cao trong

xã hội về nhận thức, giải quyết tốt các vấn đề về tài chính, đất đai, cơ sở vật chất nhân lực và kỹ thuật cho công tác xã hội hóa

XHHGD không chỉ là kêu gọi sự đóng góp của dân vào đầu tư trường, lớp mà cần huy động các tầng lớp này tham gia xây dựng chương trình giáo dục

và đánh giá giáo dục, xây dựng mạng lưới thu thập và xử lý cung cấp thông tin

về giáo dục cho mọi người

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới đều rất quan tâm đến việc xây dựng và củng cố công tác giáo dục gắn liền với phát triển cộng đồng với mục đích vì lợi ích cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống

Như vậy, XHHGD là một hệ thống định hướng hoạt động của mọi người, mọi lực lượng nhằm trả lại bản chất xã hội cho giáo dục, và giáo dục có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của xã hội đặt ra

Có thê nói, việc nghiên cứu xã hội hoá giáo dục được các nhà khoa học

quan tâm và đã có nhiều thành tựu về vấn đề này Cụ thé:

Trang 10

- Xã hội hóa giáo dục bậc trung học phổ thông ở các nước trong khu vực

và frên thế giới Từ lâu, giáo dục đã được coi là quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới Tìm hiểu cách làm giáo dục ở nhiều nước cho thấy xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là cách làm phố biến, kế cả ở những nước có nền công nghiệp hiện đại - kinh tế phát triển cao

Có thể khẳng định rằng, mặc dù bản chất của giáo dục ở các nước có

khác nhau nhưng đều có điểm chung là huy động mọi nguồn lực và mọi điều

kiện cho phát triển giáo dục ở những nước tiên tiến, việc quan tâm đầu tư cho

giáo dục qua quá trình huy động sức mạnh của nhà nước và các tầng lớp xã hội, nâng cao mặt bằng tri thức, đưa dân trí ngang tầm thời đại để con người làm chú nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp ở những nước đang phát triển, việc huy động mọi nguồn lực cho giáo dục là phương thức tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm phong phú tài năng trí tuệ để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việc đầu tư đúng mức cho con người sẽ tạo tiền đề cho sự ồn định và phát triển bền vững ở những nước có nền kinh tế đang phát triển Và chỉ có bằng cách ấy, các quốc gia này mới có thể "đi đắt”,

"don dau" gop phan phat trién kinh tế - xã hội đạt đến trình độ hiện đại, hội

nhập với các nước tiên tiến

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện khá rộng rãi sự phân

quyên, giao trách nhiệm từ cấp trung ương sang cấp cơ sở, mở rộng quyên lực của cấp cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề và ra quyết định Trong bối cảnh

đó, "quản lý dựa vào nhà trường" xuất hiện như một tất yếu nhằm thu hút và tạo

điều kiện cho mọi người, trong đó có giáo viên và học sinh được tham gia một cách dân chủ vào việc quản lý và quyết định những vấn đề liên quan đến nhà trường Theo xu hướng này, ở nhiều nước như: Mĩ, Anh, Australia, New

Dealand, Canada SBM xuất hiện theo các cách gọi khác nhau và có bai tính

chất cơ bản: tăng quyền tự chủ cho nhà trường đối với hoạt động tài chính, nhân sự và chương trình dạy học: trường học là đơn vị có quyền ra quyết định, giải quyết các vấn đề nảy sinh ngay tại chỗ với sự tham gia đông đảo của các thành viên trong trường và những người có liên quan

Trang 11

- Các tiêu chuẩn thực hiện phương thức quản lý dựa vào nhà trường Nhà trường thực hiện các cải cách như đối mới phương pháp giảng dạy, linh

hoạt trong việc quản lý và thực hiện chương trình, có hệ thống chỉ dẫn quá trình

dạy và học Được tự quản về tài chính: Nhà trường có quyền được nhận, phân

bổ, sử dụng tài chính theo yêu cầu của nhà trường, được phép chuyển tiền dư

thừa sang năm sau Tự quản về nhân sự, chủ động trong việc điều hành nhân

sự: hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, sa thải, tăng lương, dé bạt cho giáo viên và cán bộ nhân viên Xây dựng tương lai phát triển của nhà trường bằng ý kiến của tập thể Có chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phù hợp với chuẩn chung của quốc gia và yêu cầu của địa phương Chất lượng học sinh đạt chuẩn cao.- Phân quyền quản lý rõ ràng và được thay đối cơ cầu tổ chức nhà trường đề có nhiều người tham gia vào việc ra quyết định: giáo viên, nhân viên phục vụ, phụ huynh, các thành viên cộng đồng Thường xuyên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ Giáo viên và nhân viên nhà trường có nhiều sáng kiến cải tiến, chủ động

trong việc Giáo viên và nhân viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao,

hoàn thành mọi công việc được giao Có phương thức và chủ động khen thưởng bằng vật chất và tinh thần cho các thành viên của nhà trường Thỏa mãn các nhu cầu về giáo dục Cha mẹ và cộng đồng tham gia tích cực vào việc giáo dục học sinh Có hệ thống thông tin và thường xuyên truyền thông tin về nhà trường trong nội bộ và trong cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

và quản lý nhà trường Đảm bảo sự công bằng trong giáo dục Kiểm tra, đánh giá dựa trên tiêu chuẩn Bầu không khí sư phạm hợp tác, dân chủ Phát triển năng khiếu của học sinh, học sinh có phương pháp tự học, tự quản tốt Nhà trường được chính quyền địa phương hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động cải cách như hỗ trợ về kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện

để trường tự quản

Thực chất của quản lý dựa vào nhà trường là sự phân quyền, tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà trường và cộng đồng tự quyết định vận mệnh của nhà trường Đây là vấn đề quản lý liên quan tích cực đến dân chủ, thực hiện quyên làm chủ của người dân trong việc tham gia xây dựng giáo dục Điều 11

Trang 12

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi:

"Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công

việc của Nhà nước và xã hội ", do đó khi bàn đến vấn đề dân chủ trong giáo

dục, không thê không bàn đến một số vấn đề thuộc về quản lý, đó là xã hội hóa

công tác giáo dục, tương tự vấn dé nhà trường tự quản

- Xã hội hóa giáo đục bậc trung hoc phổ thông ở nước ta

Xã hội hóa bậc học trung học phô thông là một hoạt động mang tính xã

hội với sự tác động, chi phối và có mối liên hệ mật thiết với bậc học THPT

trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học ở mọi loại hình công lập

cũng như tư thục dưới sự quản lý, chỉ đạo chung của Nhà nước Thực hiện phân

luồng làm cơ sở cho đào tạo nghề, là tiền đề cho quá trình hình thành một lực

lượng lao động sau khi đào tạo chuyên nghiệp

Đánh giá thực trạng giáo dục phố thông nói chung và giáo dục bậc trung học phô thông nói riêng là một công việc đầu tiên rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết để xác định đúng các mục tiêu chiến lược và các giải pháp khả thi Nhưng đó là một việc khó khăn và phức tạp, bởi lẽ "sản phẩm" của hoạt động giáo dục là nhân cách được hình thành trong một quá trình qua nhiều giai đoạn, chịu sự chỉ phối của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục, do

đó không thể dễ dàng thấy được, đo lường được như sản phẩm của các quá trình

sản xuất vật chất khác Chang hạn như ở nước ta hiện nay, để có được một học vấn THPT đầy đủ cần 12 năm, đảo tạo đại học - chuyên nghiệp cần từ 2 đến 6

năm, còn đào tạo và bồi dưỡng sau đại học thường diễn ra trong suốt thời gian hoạt động nghề nghiệp Như vậy những gì được tiến hành trong nhà trường hôm nay có khi phải hàng chục năm sau mới có điều kiện đánh giá đầy đủ, chính Xác

Giáo dục bậc THPT là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân: nó vừa bị chi phối, vừa có tác động qua lại với nhiều nhân tố khác

như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ Những mối quan hệ này

có lúc trực tiếp, có lúc gián tiếp có lúc tức thời, có lúc lâu dài Do vậy, việc

thực thi các chủ trương, chính sách về giáo dục THPT và kết quả mang lại của

Trang 13

nó phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết một cách đúng đắn, hợp quy luật các mối quan hệ này

Từ năm 1986, đất nước ta bước vào giai đoạn chuyền đối của nền kinh tế,

từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước

theo định hướng xã hội chủ nghĩa Xuất phát từ đường lối đổi mới do Đại hội

Đảng lần thứ VI, VII đề ra, Nhà nước ta đã chuyên hệ thống giáo dục quốc dân

từ mục tiêu phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phục vụ cho

nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chú nghĩa Trong thời kỳ chuyên đối này về giáo dục, Nhà nước đã có những chủ trương:

- Đối với các cấp bậc học trên tiểu học thì huy động sự đóng góp của nhiều tầng lớp dân cư

- Đào tạo không chỉ thỏa mãn nhu cầu về nhân lực của kinh tế quốc doanh

và biên chế Nhà nước mà còn thỏa mãn nhu cầu nguồn lực lao động của mọi thành

phần kinh tế và nhu cầu xã hội, đào tạo bằng nhiều nguôn tài chính và theo phương

thức, kế hoạch mềm dẻo Người tốt nghiệp tự tìm, tự tạo việc làm

- Mở rộng cơ hội học tập để mọi người có thể cập nhật, đồi mới kiến thức

và rèn luyện các kỹ năng làm việc

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, thực hiện chính

sách của Nhà nước ta, mở cửa trong công tác đối ngoại, hợp tác với các nước

trên các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục

Như vậy, XHH bậc học THPT không nằm ngoài quy luật tất yếu trong xu

thế phát triển của thời đại, khi đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập thực hiện

chủ trương CNH - HĐH thì bậc học THPT là tiền đề quan trọng cung cấp

nguồn nhân lực có trình độ học vấn, có sức khỏe, có đạo đức tác phong công

nghiệp nhưng vẫn mang bản sắc tốt đẹp của người Việt Nam đề xây dựng và

Trang 14

tế quốc tế Bên cạnh các trường THPT công lập đã có các trường THPT dân lập,

tư thục được hình thành đi vào hoạt động và đã huy động được nhiều thành phần xã hội tham gia vào hoạt động này Hoạt động giáo dục XHH bậc học

THPT đã đa dạng và phong phú hơn về loại hình, đáp ứng nhu cầu học tập của thanh thiếu niên trong độ tuổi và bước đầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục, từng bước thúc đây chất lượng giáo dục bậc THPT nâng lên

Tuy nhiên, công tác XHHGD bậc THPT vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu của người học và yêu cầu chuẩn bị cung cấp nguồn nhân lực sau bậc học trung học phố thông Do khả năng học tập, làm việc phù hợp với năng lực nhận

thức và định hướng nghề nghiệp, chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh THPT học lên đại học, đại đa số học sinh bậc học THPT mong muốn được học nghề Và CÓ

nhu cầu được đi làm sau khi tốt nghiệp Trong khi đó, hệ thống trường THPT của nước ta chưa có các trường THPT phân luỗng và học nghề như giáo dục

phô thông của một số nước tiên tiến khác, một vấn đề mấu chốt cha "dau ra cho

sản phẩm giáo dục" chưa được giải quyết nên những tác động tích cực của khía

cạnh xã hội hóa giáo dục chưa thực sự có hiệu quả

1.2 Một số khái niệm liên quan

1.21 Xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục

121L Xã hội hóa

Thuật ngữ xã hội hóa (socialization) đã được các nhà xã hội học sử dụng

để mô tả những phương pháp, cách thức mà con người học hỏi các giá trị, các

chuẩn mực mà xã hội dé ra, tao cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân

cách con người Đồng thời con người con người có đủ điều kiện để hòa nhập với xã hội đó, đảm bảo sự phô quát, đại chúng và phù hợp

XHH là quá trình qua đó cá nhân con người chịu tác động của các yếu tố của môi trường xã hội, hòa nhập vào cấu trúc nhân cách dưới ảnh hưởng của các tác nhân xã hội và những kinh nghiệm cá nhân, vì vậy cá nhân thích nghi

với môi trường xã hội Trong kinh tế - chính trị học, thuật ngữ “xã hội hóa”

Trang 15

đó là quá trình phát triển của lực lượng sản xuất từ trình độ hợp tác giản đơn lên trình độ hợp tác có phân công, chuyên môn hóa cao trên phạm vi toàn xã hội

Tw dau thé ky XX, Emilo Dur Kheim (1858-1917) nhà xã hội học người

Pháp cho rằng "Giáo dục vừa có chức năng phân hóa vừa có chức năng xã hội hóa" Trong ba thập niên gần đây, khái niệm xã hội hóa được quan tâm thảo

luận nhiều hơn, khái niệm "xã hội hóa" chủ yếu được xem xét và hiểu biết ở bình diện xã hội học Đây là một lý thuyết khoa học về sự hình thành và phát

triển nhân cách

Năm 1968, trong cuốn "Giáo dục học" Boloiview đã từng cho rằng: xã hội

hóa là quá trình cá nhân hòa nhập vào xã hội hay vào một trong các nhóm của họ thông qua quá trình chuân mực và giá trị của từng nhóm xã hội

Năm 1989, theo G.Endrweit quan niệm: xã hội hóa được hiểu chung như

là một quá trình biện chứng, trong đó, mỗi người, với tư cách là thành viên của

xã hội trở nên có năng lực hành động trong xã hội đó và mặt khác, thông qua quá trình này duy trì và tái sản xuất xã hội

Đến năm 1994, F.W.Kron phát biểu: Quá trình xã hội hóa được hiểu

chung như là một quá trình biện chứng, trong đó mỗi người, với tư cách là

thành viên của xã hội trở nên có năng lực hành động trong xã hội đó và mặt

khác, thông qua quá trình này, duy trì và tái sản xuất xã hội

Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh than XHH, Nha

nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tô chức xã hội, các cá nhân và tô chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết vấn đề xã hội XHH là quá trình hội nhập của một cá nhân nào vào xã hội hay một trong các nhóm của xã hội thông qua quá trình học các chuẩn mực

và các giá trị xã hội Đó cũng là quá trình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực và khuôn mẫu hành động mà trong đó mỗi thành viên xã hội tiếp nhận và

duy trì được năng lực hành động xã hội

Những quan điểm trên đây đã nêu lên nội dung cơ bản thuộc phạm trủ

XHH Cho dù các định nghĩa có khác nhau nhưng cốt lõi của xã hội hóa là sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng đông diễn ra

Trang 16

trên tất cả lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong mối quan

hệ tương hỗ lẫn nhau: có thê hiểu xã hội hóa một cách đầy đủ nhất theo định

Khái niệm “xã hội hóa” nói trên không đồng nghĩa với khái nệm "xã hội

hóa" một hoạt động nào đó (như XHHGD, văn hóa, y tế, thể dục thé thao) ma

chúng ta đặt ra Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn vận dụng

và phát triển chủ trương XHH, coi trọng việc phát huy lực lượng toàn xã hội vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị như một đường lối vận động quần

chúng trong từng thời kỳ cách mạng nó chứa đựng tư tưởng chiến lược, quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đối với công cuộc phát triển đất nước

1.2.1.2 Xã hội hóa giáo dục

XHHGD) là một hoạt động giáo dục có tính chất đa dạng về mặt xã hội,

có sự tham gia của nhiều thành phan, nhiéu luc lượng trong xã hội Hoạt động

giáo dục trong phạm trù XHHGD không đơn thuần là hoạt động dạy của người

thầy đối với hoạt động học của các đối tượng tham gia học tập mà hoạt động

giáo dục còn hướng tới những yêu cầu, những nhu cầu tất yếu cấp thiết trong

xu thế phát triển của xã hội một cách đại chúng và phố quát; ngược lại đối tượng được thụ hưởng quyền lợi giáo dục và có trách nhiệm tham gia mọi hoạt

động giáo dục không bó hẹp trong phạm vi người học mà đó là quyền lợi và

trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và các đối tượng, các thành phần xã hội

có liên quan trực tiếp tới hoạt động giáo dục nói riêng

XHHGD là một xu thế tất yếu mang tính quy luật trong sự phát triển của

xã hội hiện đại, nó là một phạm trù thuộc phương thức làm giáo dục Khái nệm

này có thê hiểu như hai tác động qua lại có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau ở

giác độ thứ nhất, XHHGD được quan niệm là sự thể hiện bản chất của những

hoạt động mang tính xã hội cho hoạt động giáo dục Đây cũng là bản chất cơ

Trang 17

bản phải được nhà trường đề cập đến trong mục tiêu chiến lược và kế hoạch hoạt động của mình Muốn vậy, quá trình giáo dục phải thê hiện sự phù hợp với đặc trưng và yêu cầu thực tế của xã hội: Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại nhằm đào tạo

nguồn nhân lực có đủ khả năng để phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước Chúng ta phải hiểu một quy luật mang tính ngẫu nhiên rằng trong hoạt động giáo dục của nhà trường đã có bản chất xã hội Nhà trường

không thể chỉ thực hiện công việc dạy học một cách độc lập, không thể tự khép

mình trong phạm vi khuôn viên của mình, mà phải có sự hòa nhập, đáp ứng các

nhu cầu của xã hội Nếu chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo

quy định, rồi tìm mọi cách đạt tỷ lệ cao về chuyền lớp, chuyển cấp, thi tốt

nghiệp thì làm sao có thể có bản chất xã hội và đáp ứng được mọi nhu cầu như

mong muốn của xã hội? Đó là vấn để rất quan trọng mà các nhà quản lý giáo dục, trực tiếp là quản lý các trường học phải hết sức quan tâm

Theo giác độ thứ hai, đó là những tác động về mọi mặt của xã hội có tác động trở lại đối với hoạt động giáo dục vì giáo dục được coi la su nghiệp của

quần chúng đó là việc huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân, các lực lượng xã hội đóng góp các nguồn lực cho giáo dục, góp phần

XHH nền giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước Như vậy, việc phát triển sự

nghiệp giáo dục không thê lệ thuộc vào một số quan điểm chủ quan của những người làm công tác giáo dục mà còn phụ thuộc vào quan điểm và tác động của toàn xã hội Trong hai giác độ có tác động qua lẫn nhau trong hoạt động giáo dục mang tính chất xã hội hóa thì tác động của xã hội đối với giáo dục là quan trọng

hơn cả Và đề XHHGD được thực hiện một cách có hiệu quả, đúng với bản chất

và ý nghĩa của nó, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại cần phải hết sức

chú ý thực hiện triệt để một nguyên tắc, một cơ sở của hoạt động XHHGD, đó

là vấn đề dân chủ trong giáo dục

1.22 Giáo dục trung học phố thông, bản chất, xã hội hóa giáo dục,

mỗi quan hệ giữa xã hội hóa và dân chủ ở trường trung học phổ thông 1.2.2.1 Giáo dục trung học phồ thông

Trang 18

Giáo dục trung học phô thông là cấp học rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học tiền đề tạo nền móng khẳng định cho sự phát triển nhân cách, khả năng năng lực nghề nghiệp dé các em bước vào cuộc sống

và trở thành một nguồn lực cho xã hội Việc chú trọng đầu tư, tác động tích cực cho bậc học THPT phát triển là trách nhiệm của toàn xã hội, cu thể là của

các cấp chính quyền, của ngành giáo dục và các ngành liên quan, mọi gia

đình, phụ huynh học sinh thực hiện XHH bậc học THPT dưới sự lãnh đạo của

Đảng và sự quản lý của Nhà nước Đặc trưng của XHHGD bậc THPT là các cấp chính quyền phải có chủ trương thể hiện trong chương trình hành động

cùng với cơ chế chính sách tạo điều kiện cho XHHGD bậc học phát triển Nói một cách hình tượng là có một "cơ chế mở" dé cho bac hoc THPT đa dạng hóa các loại hình, tăng cường quyền tự chú, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo

dục bậc Trung học Tuy nhiên "cơ chế mở" đó phải được đặt dưới sự quản lý

của Nhà nước bằng Luật và các quy định cụ thể, rõ ràng, trên cơ sở đó kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Một đặc trưng nữa của XHHGD THPT la

phân luồng mạnh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh dưới tác động của

nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của xã hội (Hiện nay bậc học THPT

thực hiện phân ban)

Hoạt động XHH bậc học THPT đặc trưng trên các khía cạnh: Cộng đồng trách nhiệm, đa dạng hóa các loại hình giáo dục THPT, đa dạng hóa thu hút các nguồn lực cho giáo dục THPT, thể chế hóa các quy định chế tài đối với nghĩa vụ trách nhiệm cua các LLXH đối với việc tham gia giáo dục

THPT

1.2.2.2 Bản chất xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông Hoạt động giáo dục nói chung đều mang bản chất của XHH Vậy bản chất của xã hội hóa là gì? Đó là sự tham gia của toàn xã hội vào hoạt động giáo

dục và giáo dục phải đáp ứng được các nhu cầu do xã hội đặt ra cho giáo dục Một cách khái quát về bản chất XHHGD như một hoạt động dục mang tính đại chúng, với sự tác động qua lại mật thiết với nhau, thực chất XHHGD bậc THPT

là quá trình hình thành và phát triển khả năng năng lực cá nhân, định hướng

Trang 19

nghề nghiệp đề các em có thê chuẩn bị bước vào cuộc sống của người công dân

là một phương thức để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục con người, hình

thành và phát triển nhân cách, tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp

CNH - HĐH đất nước Đề thực hiện được điều này đòi hỏi phải huy động được

toàn xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giáo dục đào tạo, đồng thời khai thác được tối ưu tiềm năng của các LLXH tham gia vào việc hỗ trợ cho bậc học

phát triển Quá trình đó phải thê hiện được bản chất của hoạt động XHH là thực

hiện công bằng dân chủ và huy động sức mạnh tổng hợp của các LLXH trong

việc hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng bậc THPT

Như vậy, bản chất của XHHGD bậc THPT là việc thể hiện tính cộng

đồng trách nhiệm trong hoạt động giáo dục với những đặc thù riêng của nó mang tính quy luật và mang tính xu thế phát triển tất yếu của xã hội trong quá

trình đối mới, cải cách và hội nhập

1.2.2.3 Mối quan hệ giữa xã hội hóa và dân chủ ở trường THPT

Khái niệm dân chủ nói chung là quyền của người dân được tham gia vào các hoạt động xã hội đề góp phần xây dựng đất nước và đảm bảo quyền lợi của

mình Dân chủ được hiểu như một nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển một cách bền vững mọi hoạt động mang tính xã hội trong đó có sự đảm bảo cho nhu cầu, nguyện vọng của ca nhân trong thể chế chính trị, xã hội đó

Dân chủ trong giáo dục là một loại quyền của nhân dân Đề người dân có

quyền thực sự về giáo dục, không những họ phải được học mà còn được tạo điều kiện để có trình độ và năng lực tham gia giáo dục, làm chủ giáo dục Nếu xem dân chủ trong giáo dục là mục đích thì XHHGD là phương tiện thực hiện mục đích Như vậy là XHHGD và dân chú về giáo dục là cặp phạm trù thống

nhất biện chứng XHHGD và dân chủ về giáo dục đều hướng vào mục tiêu của

Trang 20

chiến lược con người là tạo ra những chú thể đích thực của đời sống nhân tính

Đó là những cá thê đang sống cuộc sống người và đang trở thành động lực của

sự phát triển xã hội Hiệu quả của XHHGD phản ánh mức độ dân chủ trong giáo dục Nơi nào giáo dục càng gắn với xã hội, càng được xã hội chăm sóc

nhiều bao nhiêu thì nơi đó nhân dân và con em họ càng được hưởng nhiều bấy nhiêu quyền về giáo dục Về vấn đề này, giáo dục ở một số nơi đã cho thấy nhiều bài học quý báu Người dân coi giáo dục và nhà trường là của mình Kết quả là dân trí nâng cao, đó là chìa khóa mở cửa cho sản xuất và đời sống phát

triển Nếu dân chủ hàm chứa tự do thì XHHGD được thực hiện trên cơ sở tự

nguyện của quần chúng Do đó XHHGD chỉ trở thành đích thực khi nó được quân chúng chấp nhận với tư cách là chủ thể tự giác và tích cực

XHHGD va dan cht trong giáo dục xét theo khía cạnh khác có thê coi là

lợi ích và phương tiện đạt lợi ích Dân chủ của nhân dân trong giáo dục là một

loại quyền về giáo dục, là lợi ích giáo dục Song về nguyên tắc, lợi ích giáo dục

lại là kết quả của hoạt động: hoạt động thỏa mãn lợi ích Do đó ở đây thể hiện

hai quan hệ: quan hệ giữa chủ thể và đối tượng thỏa mãn lợi ích; quan hệ giữa các chủ thể có cùng đối tượng thỏa mãn lợi ích Nếu trong quan hệ thứ nhất chủ thể hoạt động nhằm thỏa mãn lợi ích thông qua hoạt động phù hợp với ưu thế

trội của mình thì trong quan hệ thứ hai các ưu thế trội của các chủ thể được phối

hợp với nhau Trong trường hợp này cơ chế hợp tác là nôi bật Do đó XHHGD

phải thỏa mãn hai yêu cầu sau đây:

Thứ nhái, trong từng việc làm cụ thể cần nêu bật lợi ích của từng thành

viên cũng như lợi ích của toàn cộng đồng Chẳng hạn, việc ngăn ngừa có kết quả hiện tượng lưu ban, bỏ học không những đảm bảo phát triển quy mô giáo dục, bảo

đảm uy tín của nhà trường mà còn giảm thất thoát về kinh tế cho Nhà nước và gia

đình học sinh: mặt khác, hiện tượng bỏ học không xảy ra chẳng những ngăn chặn

tệ nạn xã hội, bảo đảm sự lành mạnh, trong sạch môi trường xã hội mà còn ngăn chặn nguy cơ lệch lạc trong sự phát triển nhân cách học sinh

Thứ hai, quan hệ giữa các chủ thể cùng chung đối tượng thỏa mãn lợi ích chính là quan hệ tương tác, hợp tác giữa các LLXH tham gia XHHGD trong

Trang 21

cộng đồng Nếu coi các lực lượng này là những thành tố của hệ thống tạo thành môi trường giáo dục thì chất lượng của hệ thống phụ thuộc vào quan hệ tương tác giữa các lực lượng giáo dục trong cộng đồng mà biểu hiện của nó là thể chế

và cơ chế XHHGD Thẻ chế là hiện thực hóa những giá trị dân chủ về giáo dục

nhằm kích thích khả năng phát triển nội sinh của cộng đồng về giáo dục Cơ chế được xem là cách thức vận hành của hệ thống theo những nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhất định nhằm bảo đảm quyền dân chủ của các lực lượng trong cộng

đồng Nói cách khác, cơ chế là sự bảo đảm bằng tổ chức trong việc thực hiện

quyền công dân: nhờ sự vận hành của cơ chế mà những quy định được thực

hiện

Là một hiện tượng xã hội, giáo dục được coi vừa là phương thức phát

triển xã hội vừa là phương thức hình thành và phát triển nhân cách, tạo điều

kiện cho mỗi người có trình độ và năng lực làm chủ Đó cũng là nội dung cơ ban của khái niệm dân chủ làm chủ đó cũng là nội dung cơ bản của khái nệm dân chủ tham gia như đã nói ở trên Do đó, thực hiện dân chủ trong giáo dục là

thực hiện quyền được học của thế hệ trẻ và người lao động Biện pháp trước

mắt và lâu dài là củng có, phát triển thành quả của phô cập giáo dục tiểu học, tiến tới phô cập trung học cơ sở, THPT khuyến khích phát triển các ngành học, các hình thức học nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Quyền "được học" phải gắn liền với "khả năng học được" Không tạo

điều kiện cho người học học thì quyền được học chỉ là khẩu hiệu suông về dân

chú Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có hệ thống những biện pháp đối mới

đồng bộ tất cả các yếu tố từ mục tiêu giáo dục đến nội dung, phương pháp giáo

dục và cả đánh giá thị cử Việc đổi mới những yếu tố trên, đặc biệt là đổi mới

phương pháp giáo dục phải hướng vào người học, nhằm đề cao vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình giáo dục nhằm kích thích tiềm năng trí tuệ của con người

Dân chủ hóa giáo dục được coi là nhân tố đảm bảo chất lượng giáo dục

và QLGD Ngày nay, trên thế giới đã xây dựng một học thuyết được gọi là Thuyêt dân chủ về giáo dục bàn về cách mà các công dân cân có và cân được

Trang 22

trao quyền đề tham gia xây dựng giáo dục Tuy nhiên, dân chủ thê hiện trước

tiên trong quá trình giáo dục Chẳng hạn, trước đây giáo dục và dạy học diễn ra

theo kiểu áp đặt, một chiều từ người dạy đến người học (mất dân chủ) Nhưng bây giờ, xu thế chung coi giáo dục nói chung và dạy học nói riêng là quá trình vận động của các chủ thể (người được giáo dục và người giáo dục) trong mối quan hệ tương tác giữa ba tác nhân: người học, người dạy và môi trường Trong quá trình này, người học là người thợ của chính của quá trình đào tạo Như vậy

có thê khẳng định: theo nghĩa rộng hiệu quả của quá trình dạy học nói chung và quá trình học nói riêng phụ thuộc vào tiềm năng của người học Vai trò của người đạy trong quá trình này là người hướng dẫn Người dạy đồng hành với người học để phối hợp với người học, hướng dẫn người học, giúp cho người học hình thành phương pháp học, đặc biệt là phương pháp tự học Trong dạy

học, tỉnh thần dân chủ được thể hiện trong một số cách tiếp cận dạy học hiện

đại, như: Tiếp cận cùng tham gia: Dạy học giải quyết vấn đề: Dạy làm chủ; Dạy học theo tình huống: Dạy học lấy trẻ làm trung tâm

Do phương thức giáo dục thay đổi nên phương thức quản lý giáo dục

cũng phải thay đồi Thiên chức của nhà QLGD bây giờ là tạo điều kiện đề thuộc

cấp hoặc người học và người dạy phát huy nội lực của mình Chắng hạn, việc quản lý chương trình ở nhiều nước trên thế giới đang theo phương thức phân cấp từ Trung ương xuống đến tận cơ sở Trong nhà trường, người Hiệu trưởng phải thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của giáo viên và học sinh theo

Quy chế thực hiện dân chủ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo

Quyết định số 04/2000/BGD&ĐT ngày 01-3-2000 nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị 30/CT/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng "về xây dựng và thực

hiện quy chế dân chủ ở cơ sở" ngày 18-2-1998 Theo tinh thần dân chủ, người quản lý nhà trường phải quan tâm thích đáng đến việc xây dựng và phát huy vai

trò tự quản của tất cả các thành viên, các nhóm, tổ trong nhà trường: mặt khác,

cần tạo ra cơ chế phối hợp đồng bộ vấn đề tự quản ở ba cấp độ: cấp độ nhà trường, cấp độ nhóm (tổ) và cấp độ cá nhân trong mọi hoạt động của nhà trường

Trang 23

1.23 Quản lý, quan lý giáo duc, quản lý nhà trường và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông

1.2.3.1 Khải niệm quản lý

Quản lý nói chung là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính

chất xã hội, đó là sự tác động có tô chức có định hướng và mục đích của chủ thể

quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra

Hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy và học nói riêng là

những hoạt động cơ bản trong nhà trường phô thông Lãnh đạo Sở, Hiệu trưởng các trường là các chủ thể quản lý, các phòng ban của Sở, giáo viên các trường, học sinh và các LLXH ngoài nhà trường là các đối tượng quản lý Như vậy, quản lý các hoạt động dạy học nói riêng và QLGD nói chung là những tác động

có mục đích, có kế hoạch của những nhà QLGD đến các đối tượng trực tiếp

giáo dục được giáo dục hoặc tham gia giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm

huy động các đối tượng, các lực lượng đó thực hiện, tham gia, cộng tác, phối hợp trong mọi hoạt động giáo dục đề đạt được các mục tiêu đã đề ra Cần phải

chú ý quy luật của quản lý là sự tác động chủ quan nhưng đề đạt được hiệu quả phải phù hợp với quy luật khách quan của đối tượng quản lý Có thể nói khái quát rằng, quản lý giáo dục có đối tượng là hoạt động giáo dục mà hoạt động giáo dục có bản chất là một quá trình nên khi thực hiện công tác QLGD phải đảm bảo quy luật biện chứng thống nhất với mỗi yêu cầu và điều kiện xã hội Hiệu quả của quản lý giáo dục phụ thuộc vào việc tổ chức hợp lý những hoạt động và giao lưu với người được giáo dục, đảm bảo tính quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động giáo dục của nhà giáo dục và hoạt động tự giáo dục của người được giáo dục Hiệu quả của quản lý giáo dục phụ thuộc vào sự phù hợp của mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đối với các đặc điểm của đối tượng được giáo dục Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động qua lại phức tạp, nhiều tình huống, nhiều mâu thuẫn nên phải sử dụng các hình thức tổ chức và biện pháp giáo dục khác nhau

1.2.3.2 Khái niệm về quản lý giáo dục

Trang 24

Quản lý giáo dục trong trường phố thông nói chung và QLGD THPT nói riêng phải đảm bảo tính nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc này phản ánh mối quan hệ giữa chủ thê và đối tượng quản lý: đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả giữa tập trung và dân chủ, càng mở rộng dân chủ thì yêu cầu tập trung thống nhất càng cao Tập trung phải dựa trên cơ

sở dân chủ, dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập trung Nguyên tắc này phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng trong quản lý hoạt

động giáo dục, cụ thể về mục tiêu, biện pháp thực hiện mục tiêu Trong tổ chức

chỉ đạo, các nhà QLGD cần chăm lo xây dựng tô chức Đảng vững mạnh đề thực

hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là XHHGD Đảm bảo kỷ luật chặt chẽ trong tổ chức giáo dục, xác định cụ thể phạm vi trách nhiệm của từng cá nhân

và tập thể trong tô chức quản lý giáo dục

1.2.3.3 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là hệ thống con của QLGD Là

một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, cơ sở

vật chất nguồn vốn, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của

nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục

tiêu dự kiến

1.2.3.4 Quan lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông

Trước hết, phải khẳng định hoạt động quản lý giáo dục có mối liên hệ

chặt chẽ với hoạt động XHHGD QLGD với vai trò tổ chức thực hiện các hoạt

động giáo dục phải chú ý đến các yếu tố tác động của xã hội như nhu cầu học tập, loại hình học tập khả năng đáp ứng nhu cầu học tập kinh phí đào tạo và xu thế lựa chọn: phương pháp học tập, ngành nghề học tập Không thể đưa ra và thực hiện một chủ trương tăng mức đóng góp học phí quá cao so với sức đóng góp của nhân dân Không thể chỉ đi vào giáo dục và đào tạo một đội ngũ cử nhân các ngành nghề mà thiếu đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề đề dẫn

Trang 25

đến tình trạng thừa thầy - thiếu thợ Không đáp ứng được nhu cầu về nhận thức

trong tiến trình CHH - HĐH đất nước Các hoạt động QLGD không thể thờ ơ

với "bệnh thành tích" trong giáo dục giờ đây đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, cho rằng các cho các cháu một cái bằng tốt nghiệp lớp 12 bởi vì có nó cũng không giải quyết được vấn đề gì để dẫn tới các tiêu cực trầm trọng trong thi cử QLGD đứng trước một tiến trình hội nhập với yêu cầu cấp thiết là phải tạo ra nguồn nhân lực lao động có tính chất lượng về trình độ và kỹ năng sống, kỹ

năng làm việc hiện đại, khoa học và hiệu quả cao

QLGD với vai trò định hướng phải tham mưu với chính quyền địa phương tăng cường vận động nhân dân, các tô chức tham gia tích cực vào hoạt động XHHGD, đóng góp nhân lực, vật lực, tài chính, thúc đầy sự nghiệp giáo dục phát triển

QLGD trong phạm vi quản lý các loại hình giáo dục đa dạng phong phú phải tạo ra một "sân chơi" công bằng, giáo dục công lập cũng như giáo dục giáo dục ngoài công lập, tạo thế cạnh tranh lành mạnh, phát huy tối đa khả năng tài

chính, trí tuệ, tâm huyết cho giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lực có văn hóa, có đạo đức, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng "Chiến lược con người" của Đảng

Ngược lại, các hoạt động mang tính XHHGD phải có mối liên hệ mật

thiết và tác động trực tiếp với quản lý giáo dục thì mới tạo được tiền đề thuận

lợi để hình thành chủ trương giải pháp thực hiện Các hoạt động giáo dục đáp ứng các nhu cầu mà XHHGD đặt ra: XHHGD có vai trò làm cho QLGD buộc phải vừa năng động hơn, uyên chuyền hơn đề tiếp cận và giải quyết các nhiệm

vụ liên quan đến phạm vi hoạt động của mình Nói chung XHHGD như một

yếu tố tích cực hàng đầu tác động trực tiếp và chỉ phối các hoạt động QLGD

124 Giải pháp, hiệu quả và giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông

Tạo lập phong trào học tập rộng khắp trong toàn xã hội, mọi người đều được học, học thường xuyên, học suốt đời, mọi người trong xã hội xem việc

học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mình, việc học tập trở thành phong trào

Trang 26

thường xuyên phát triển vì lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đất nước

Huy động các LLXH tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội,

làm cho mọi người, mọi tổ chức, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế,

xã hội, các doanh nghiệp và mọi cá nhân trong xã hội nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục của địa

phương và cả nước

Huy động các LLXH trong việc đầu tư các nguôn lực cho giáo dục, đây

là hình thức tham gia mang tính gián tiếp, đóng góp bồ sung nguồn tài lực, vật lực cho giáo dục Trong bối cảnh nước ta còn nghèo, Nhà nước đã cố gắng tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục cũng chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu, thì việc huy động các nguôn lực của xã hội đóng góp cho giáo dục là yếu tố quan

trọng và rất cần thiết

Sự huy động các nguồn tài lực bao gồm: đóng học phí của người học, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ sử dụng lao động, đóng góp xây dựng trường lớp của nhân dân, các nguồn tài chính khác của địa phương và viện trợ của các tổ chức phi chính phú, các nguồn thu của các cơ sở giáo dục, hướng

nghiệp dạy nghề, nghiên cứu khoa học và viện trợ của nước ngoài

Các nguồn vật lực bao gom: Đất đai, phòng học, sân chơi, bãi tập, nhà

Xe, cơ sở sản Xuất, máy móc, thiết bị kỹ thuật, phương tiện, thư viện trường học,

nơi thí nghiệm thực hành Họ có thê tham gia vận động mở lớp, tham gia giáo dục trẻ trong gia đình và ngoài xã hội ở mức độ cao, những người có kinh nghiệm có năng lực có thể trực tiếp tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hoặc trực tiếp tham gia giảng dạy Đây là việc huy động nhân lực theo chiều sâu và cũng là một yêu cầu cao của việc huy động các

nguồn lực

Tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình học tập và loại hình

nhà trường, đây vừa là nội dung của XHHGD, đồng thời là một chủ trương lớn

của Đảng và Nhà nước ta nhằm mở rộng quy mô đào tạo, tạo cơ hội thuận lợi

Trang 27

cho người học, bằng các loại hình trường công lập và ngoài công lập, các hình thức đào tạo chính quy, không chính quy, do các tổ chức hoặc cá nhân tiền hành trong khuôn khổ chính sách, pháp luật Nhà nước Có thể nói rằng đa dạng hóa giáo dục là một trong những giải pháp rất cơ bản để phát triển XHH các hoạt

động giáo dục - đào tạo, nó tập hợp được nhiều lực lượng xã hội và lực lượng

kinh tế tham gia vào quá trình GD & ĐT

Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc quản lý giáo dục - đào tạo: quá trình này gắn chặt với quá trình dân chủ hóa nhà trượng và đa dạng hóa các loại hình giáo dục Muốn XHHGD nhà trường phải đối mới cách quản lý cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, đối mới về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, cách tổ chức các hoạt động giáo dục và phương tiện điều kiện giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục Mặt khác, các lực lượng

xã hội phải cùng nhà trường tham gia việc quản lý các nguồn đóng góp của học

sinh, xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, quản lý dạy thêm, học thêm, thi

cử quá trình đó làm cho nhà trường và xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau Đồng

thời, phải thực hiện thể chế hóa trách nhiệm, quyền lợi của các lực lượng xã

hội, của nhân dân trong việc tham gia xây dựng giáo dục, đây cũng là việc cần

thiết để thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thể hiện tính định hướng, tính mục đích của sự tham gia của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục

1.3 Nội dung công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý nội dung công

tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông

1.31 Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục về trách nhiệm, nhận thức các văn bản của Đảng và Nhà nước

Bao gồm 5 nội dung sau đây:

- Giáo dục hóa xã hội: Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn

xã hội; vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn cho xã hội, có thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học

tập

Trang 28

- Cộng đồng trách nhiệm: Toàn dân có trách nhiệm tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ

giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các tô chức đoàn thể đối với sự nghiệp giáo dục

- Đa dạng hóa loại hình: Trên cơ sở củng cố loại hình công lập, lấy đó làm nòng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập, tạo cơ hội cho mọi người nâng cao trình độ

- Da dang hoa nguồn lực: Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội cho giáo dục Cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu

quả ngân sách Nhà nước là nguồn chủ yếu cần tìm thêm các nguồn kinh phí khác trong nước và cân tranh thủ sự giúp đỡ của các tô chức quốc tế, của nước ngoài đề phát triển giáo dục Cải tiến chế độ học phí, huy động sự đóng góp của

cha mẹ học sinh và của các tổ chức sản xuất kinh doanh để phát triển giao duc

- Thé ché héa chi trương: Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho

việc tổ chức thực hiện chủ trương XHHƠD

Năm nội dung XHHƠD nói trên cũng chính là các nội dung của công tác quản ly XHHGD bac THPT

1.3.2 Quản lý việc quán triệt các nguyên tắc chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục bậc trung học phổ thông

Nguyên tắc đầu tiên là phải đảm bảo sự thống nhất trong quan điểm, chủ trương về xã hội hóa giáo dục của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo thực hiện XHHGD theo các quy định của Nhà nước, của ngành Giáo dục - Đào tạo trong khung pháp lý hiện hành Nếu thực hiện sự chỉ đạo thống nhất trong tông hòa của hệ thống chính trị thì mới có khả năng huy

động mọi tiềm lực của các thành phần xã hội tham gia vào XHH

Một nguyên tắc nữa là phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong hoạt

động XHHGD và đa dạng hóa các loại hình giáo dục sản phẩm của giáo dục bậc THPT là tiền đề cơ bản cho nguồn nhân lực của xã hội phải được xã hội

đánh giá một cách công bằng dân chủ, thể hiện ở việc tham gia quản lý các

Trang 29

nguồn đóng góp, xây dựng, kế hoạch phát triển tiếp nhận "đầu ra" của sản phẩm giáo dục

Bên cạnh đó, hoạt động XHH còn phải thể hiện nguyên tắc phù hợp với tiềm năng tham gia XHHGD như: điều kiện kinh tế, xã hội, mức tham gia đóng góp trình độ dân trí, các nhu cầu thực tế của xã hội về sản phẩm giáo dục

Không thể thực hiện XHHGD khi nhận thức và điều kiện kinh tế của nhân dân

không cho phép

Tóm lại, nguyên tắc chỉ đạo công tác XHHGD bậc học THPT phải đảm

bảo tính Đảng, tính nhân dân, tính phù hợp và phố quát, đảm bảo tính công

bằng và dân chủ thì hoạt động XHH của bậc học mới thực hiện được một cách

có hiệu quả

1.33 Quản lý việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảng day, kiém tra

đánh giá kết quả về xã hội hóa giáo dục

Chất lượng giáo dục nói chung theo quan điểm trước đây là kết quả kiêm

tra đánh giá của một quá trình giáo dục nhằm đạt được các yêu cầu đặt ra theo

quy định của Nhà nước hoặc của ngành Trong thời kỳ bao cấp, quản lý hành chính hóa chất lượng giáo dục phụ thuộc vào tâm huyết của người làm giáo dục Càng gần đây chất lượng giáo dục càng giảm sút và trở thành chất lượng ảo bởi

vì tác động ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố xã hội không rõ rệt, không thiết

thực, chủ yếu hô hào khẩu hiệu để đạt thành tích trong trong giáo dục Ngay cả

quan niệm của người dân cũng lệch lạc vì quan trọng con họ có một tắm bằng

(nhất là bậc trung học phô thông): thế còn chất lượng tắm bằng đó như thế nào thì họ cũng không cần biết

Khái niệm mới về chất lượng giáo dục được hiểu đó chính là sự phù hợp của sản phẩm giáo dục so với nhu cầu thiết yếu của xã hội hiện tại hay nói cách khác chất lượng giáo dục là những khả năng năng lực của con người được hình

thành từ giáo dục, được các nhu cầu của cá nhân và xã hội chấp nhận Chất

lượng giáo dục tùy thuộc vào một hệ thống trong đó có 3 yếu tố có tính chất quyết định là: Người QLGD, giáo viên và người học Một tính đặc thù trong hoạt động giáo dục là giáo viên cũng là người quản lý Người giáo viên thực sự

Trang 30

yêu nghề, yêu trẻ, giỏi chuyên môn, có phương pháp truyền thụ kiến thức cho

học sinh

Người QLGD giỏi biết cách xử lý chuẩn xác và kịp thời những tình

huống diễn ra trong hệ thống học đường, đảm bảo việc thực hiện tất cả các

đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có ý thức và khả năng

đề xuất những chính sách mới thích hợp, giữ gìn được hệ thống trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò thì tất nhiên giáo dục sẽ có chất lượng

Người học có động cơ học tập đúng đắn, học để biết, học để làm, để biết

giải quyết vấn đề, biết ứng xử, biết làm người có nhân cách Người học biết cách phát huy tự học và theo lôgic học - hỏi - hiểu - hành thì giáo dục sẽ có chất

lượng

Thực tiễn giáo dục những năm qua người học thụ động, trò chép thầy đọc, học vì điểm vì văn bằng chứng chỉ thì đương nhiên chất lượng ngày càng thấp và giá trị đạo đức trong giáo dục ngày càng suy thoái, nguyên nhân cơ bản thuộc về các nhà quản lý giáo dục, người làm công tác giảng dạy Ngoài ra còn

phải kế đến tác động của một cơ chế quản lý vận hành xã hội tại những thời

điểm đó Một trào lưu đễ nhận thấy là dung dưỡng lối thi đua thành tích, hình

thức gian đối từ dưới lên trên tạo thành bệnh thành tích với "khối ø" là chất

lượng ảo Tiêu cực gian dối trong các kỳ thi đã trở thành "gốc nạn" tình trạng trên đã nói lên chất lượng giáo dục đã xuống cấp đến mức đáng báo động Tuy nhiên trong những năm gần đây chất lượng giáo dục dần dần được củng có, tệ nạn tiêu cực trong thi cử đã giảm hẳn nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Bộ giáo

dục và đào tạo thông qua các cuộc vận động “Hai không” và sự ủng hộ của toàn

xã hội

Như vậy chất lượng giáo dục được hình thành từ một tông hòa trong đó

có nhiều nhân tố cấu thành Nhưng chúng ta khẳng định rằng: Quản lý là nhân

tố có ý nghĩa then chốt đảm bảo chất lượng giáo dục

- Chất lượng của nên giáo dục nói chung và chất lượng của giáo dục một nhà trường (nói riêng) phụ thuộc vào một số nhân tố sau:

+ Có đội ngũ nhân lực tốt (giảng viên, giáo viên)

Trang 31

+ Có đầu vào tốt: Tuyền sinh đảm bảo chất lượng

+ Đảm bảo về kinh tế

+ Cơ sở vật chất thiết thực hiện đại

+ Gắn việc đào tạo với nơi đào tạo tiếp hoặc sử dụng

134 Quản lý xã hội hóa về cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và các

điều kiện đảm bảo

Công tác tham mưu với các cấp có thầm quyền, tranh thú sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương về công tác xây dựng CSVC Đề kế hoạch

xây dựng CSVC, trang thiết bị trở thành hiện thực thì công tác tham mưu của

Hiệu trưởng của các trường quyết định đến sự thành công hay thất bại kế hoạch

đó Sự cần thiết phải xây dựng CSVC và trang thiết bị cho trường theo chiến lược phát triển của Ngành Từ việc “ mắt thấy, tai nghe” đã tác động rất lớn đến cách nhìn nhận của các cấp Lãnh đạo và quần chúng, nhân dân về CSVC va trang thiết bị là hết sức cần thiết trong công tác phục vụ dạy và học, từ đó có hướng đầu tư và huy động mới Nhà trường (Hiệu trưởng) phải tham mưu với

Sở GD & ĐT, chính quyền địa phương về xây dựng, quy hoạch đất đai khuôn viên nhà trường (Tổng diện tích) số lượng các phòng học, diện tích từng loại phòng cơ cấu bố trí các phòng học, phòng chức năng nhà vệ sinh, công trình

điện nước, hệ thống thoát nước Quy hoạch sân chơi, bãi tập, vườn thiên

nhiên Tham mưu về huy động nguồn vốn, xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị ngân sách do nhân dân đóng góp và công khai minh bạch

Ngoài ra, ngân sách Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng nhà công vụ ở các xã vùng sâu: xây dựng mới hàng rào, phòng học, kinh phí trên hàng tỷ đồng, bô sung nhiều trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học như máy vi tính, máy chiếu và máy vi tính xách tay, nhiều trường được trang bị bàn ghế đúng quy cách, tăng số lượng đầu sách thư viện đạt chuẩn

Có thể nói, công tác XHHGD được đây mạnh đã làm thay đổi đáng kê

diện mạo của các trường học trong huyện về cảnh quan trường lớp, điều kiện dạy và học của thầy và trò, góp phần thúc đầy nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương

Trang 32

Việc thực hiện kết hợp 3 môi trường giáo dục đã huy động mọi nguồn lực

đối mới nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục toàn

điện học sinh: hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học, giữ vững và nâng chất thành

quả phố cập giáo dục tiêu học đúng độ tuôi, phố cập giáo dục trung học cơ sở

và thực hiện phô cập giáo dục THPT

Từ những kết quả đạt được trong công tác XHHGD trên địa bàn huyện đã góp phần giúp địa phương thực hiện tốt sự nghiệp trồng người, phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước

1.4 Vai trò, vị trí và các yếu tố chỉ phối công tác xã hội hóa giáo dục

ở trường trung học phố thông

1.41 VỊ trí, vai trò của công túc xã hội hóa giáo dục ở trường THPT

XHHGD bic THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT

Trong điều kiện của đất nước đang bước vào quá trình đổi mới để hội

nhập đòi hỏi giáo dục bậc THPT phải đối mới để tạo tiền đề đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội Nhờ XHHGD bậc THPT mà cộng đồng có thể tham gia

vào thực hiện các mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương và cá

nhân, việc XHH ở nhiều phương diện tác động tích cực cho hoạt động của các trường học bậc THPT tạo thành một môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, đa dạng và phong phú Việc XHHGD dục bậc trung học còn làm giảm tải

sức nặng kinh phí đè lên vai ngân sách Nhà nước Việc XHHGD bậc THPT còn

tạo ra thế cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục Nhờ vậy mà chất lượng giáo dục của bậc học được cải thiện Thực hiện có hiệu quả công tác

XHHGD bậc THPT còn góp phần tạo ra sự công bằng và dân chủ trong giáo dục, mọi người dân đều tham gia giáo dục và được biết về giáo dục thông qua

việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu học tập của chính con em họ

Tom lai, XHHGD bac THPT là làm cho hoạt động giao dục của bậc học

mang tính phô biến đại chúng và hiệu quả hơn dưới tác động của XHHGD Huy

động được mọi tiềm năng của xã hội về nhân lực, vật lực, tài chính, giáo dục

trong sạch lành mạnh và phong phú XHHGD THPT tạo tiền đề cho phát triển

Trang 33

nguồn nhân lực và là xu thế tất yếu của sự phát triển giáo dục nói riêng cũng như phát triển xã hội nói chung

1.42 Các nghị quyết, chính sách, quy định, về xã hội hóa giáo dục ở

trường trung học phố thông

XHHGD là tư tưởng chiến lược, một chủ trương lớn của Đảng và Nhà

nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân, của toàn xã hội vào việc tham công tác giáo dục Đại hội VII (1991) khang định: Giáo dục — Đào tạo

cùng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu đề phát triển nguồn lực nhằm

đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến trên thế

giới Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã cụ thể hóa quan điểm chiến lược này và

chính thức đề cập đến nội dung công tác XHHGD: Nhà nước cần đầu tư nhiều

hơn cho giáo dục, nhưng vấn đề rất quan trọng là phải quán triệt sâu sắc và tiền hành tốt các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục

trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội Phải coi đầu tư cho phát triển là một trong những hướng chính, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước

và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Huy động toàn xã

hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nên giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước, giáo dục — đào tạo là sự nghiệp

của toàn Đảng, toàn dân

Văn kiện của Đảng và Nhà nước khẳng định cần tiếp tục tăng đầu tư cho

giáo dục từ ngân sách Nhà nước, đầy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo;

khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất

cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đầy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các

tô chức khuyến học, bảo trợ giáo dục

Các chủ trương của Đảng chính sách của Nhà nước về xã hội hóa sự

nghiệp giáo dục đã được thể chế hóa bằng pháp luật

Điều I1 của Luật Giáo dục 2005 ghi rõ: “Mọi tổ chức, gia đình và công

dân đều có trách nhiệm chăm sóc sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường việc thực hiện

Trang 34

mục tiêu giáo dục Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển sự

nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và điều kiện để tổ chức, cá nhân tham

gia phát triển sự nghiệp giáo dục”[23]

1.43 Các yếu tố chí phối đến công tác xã hội hóa giáo ở trường trung học phổ thông

Một số yếu tố chi phối vào quá trình XHH Chỗ làm việc là một tác

nhân quan trọng vì nếu đang ở trong độ tuôi lao động và không thất nghiệp thì

thời gian ở chỗ làm việc chiếm một phần lớn Với những kiến thức, kỹ năng

đã thu nhận được ở chỗ làm việc, con người tiếp tục được xã hội hoá thành

nghề nghiệp và ứng xử phù hợp với nghề nghiệp đó Dấu ấn của nghề nghiệp trong XHH có thể thấy rõ qua bệnh nghề nghiệp Ngoài tập thê chính, con người cũng chịu tác động của dư luận - thái độ của những người trong xã hội về những vấn đề đang tranh cãi và cá nhân thường hành động theo hướng

thích ứng với thái độ của người khác đề tránh bị xem là khác biệt hoặc gán

nhãn hiệu lệch lạc Tôn giao, nhà nước cũng là những tác nhân XHH Những nghi lễ tôn giáo và những quy định của nhà nước (như độ tuôi được phép lái

xe, độ tuôi kết hôn ) cũng định hình nhận thức, hành vi của cá nhân

XHH liên tục diễn ra trong suốt chu kỳ đời sống của một con ngừời, mặc dù không phải là yếu tố quyết định, những thay đối về sinh học tạo ra khuôn hành vi của từng cá nhân Các nhà xã hội học thường phân đoạn chu kỳ đời sống thành bốn giai đoạn: Thơ ấu, thanh niên, trưởng thành, tuổi già Tuôi

ấu thơ, sự XHH diễn ra trong sự quan tâm, bảo vệ của người lớn; đến thời thanh niên, những nhận thức, hành vi thường bị xáo trộn; nhân cách cơ bản

đã định hình ở tuổi trưởng thành và cá nhân thường đạt được những thành tựu chủ yếu: khi về già lại phải đối mặt với sức khoẻ Mỗi giai đoạn trong

chu kỳ đời sống là sự thể hiện của kết cấu kinh nghiệm xã hội đồng thời

cho thấy những gì con người tiếp thu được những điều gì mới lạ trong quá trình xã hội hoá không ngừng

XHHGD) THPT là quá trình huy động lực lượng đã hội cùng làm công

Trang 35

tác giáo dục THPT dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước Bản chất của

XHH sự nghiệp GDTHPT là động viên, lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát triển GD THPT để thực hiện GD cho trẻ em trong độ tuổi Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các công ty, xí nghiệp, các

doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia sự nghiệp GDTHPT dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước Sự nghiệp giáo dục học sinh THPT là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các trường THPT, của gia

đình và cộng đồng xã hội tham gia Ở lứa tuổi học sinh THPT việc đảm bảo cho các em được chăm sóc, giáo dục vé thé chat, tâm hồn, tình cảm là hết sức

quan trọng Vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục các em không chỉ diễn ra trong

trường, lớp mà phải ở cả gia đình và cả xã hội XHHGD chính là điều kiện, là

cơ hội tốt nhất để thực hiện môi trường giáo dục trẻ em một cách lành mạnh

và có định hướng Trong điều kiện nền kinh tế cả nước cũng như từng địa phương, đặc biệt là các ở vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, thì XHHGD THPT là phương thức hữu hiệu để thực hiện mục tiêu GD THPT góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu về nguồn lực lao động có chất lượng cao trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Đề làm được điều đó, trước hết phải huy động được

toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trường học, lớp học

XHHƠD bậc THPT thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học,

xây dựng CSVC, trang thiết bị lớp học, phát triển mở rộng hệ thống trường lớp và các loại hình GD THPT khắc phục những khó khăn của quá trình phát

triển GD, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện sự công bằng,

dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng GD THPT XHH sự nghiệp GD THPT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về GD và phát huy được truyền thống GD tốt đẹp của dân tộc

Trang 36

Kết luận chương 1 Như vậy XHH bậc học THPT không nằm ngoài quy luật tất yếu trong xu

thế phát triển của thời đại, khi đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập, thực hiện

chủ trương CNH - HĐH thì bậc học THPT là tiền để quan trọng cung cấp nguồn nhân lực có trình độ học vấn, có sức khỏe, có đạo đức tác phong công nghiệp nhưng vẫn mang bản sắc tốt đẹp của người Việt Nam đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thực tế hiện nay, XHHGD nói chung và XHH bậc học THPT nói riêng

đã có nhiều khởi sắc và thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ Công tác XHHGD THPT ở nước ta đã thực sự phát triển cùng với tiến trình mở cửa hội

nhập kinh tế quốc tế Hoạt động giáo dục XHH bậc học THPT đã đa dạng và phong phú hơn về loại hình, đáp ứng nhu cầu học tập của thanh thiếu niên trong

độ tuổi và bước đầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục,

từng bước thúc đây chất lượng giáo dục bậc THPT nâng lên

Các khái niệm cơ bản về giáo dục, về XHH, XHHGD, chất lượng giáo

dục cũng như các khái niệm về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường là những vấn đề cơ sở để nghiên cứu thực trạng XHHGD nói chung cũng như XHHGD THPT nói riêng Cùng với việc hiểu rõ bản chất, đặc trưng và vai trò của XHHGD giúp chúng ta có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về những vấn đề cần quan tâm Đó chính là các nội dung về xã hội hóa giáo dục, các phương diện quản lý công tác xã hội hóa giáo dục cũng như các yếu tố chi phối hoạt động này

Những nội dung lý luận nói trên là cơ sở để chúng tôi khảo sát, đánh giá

thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục bậc trung học phô thông ở huyện Cao

Lãnh, tỉnh Đồng Tháp sẽ được trình bày trong chương 2

Trang 37

Chuong 2 THUC TRANG QUAN LY CONG TAC XA HOI HOA GIAO DUC

Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH DONG THAP

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

2.11 Về vị trí, điều kiện tự nhiên của huyện Cao Lãnh

Huyện Cao Lãnh là huyện cửa ngõ của tỉnh Đồng Tháp với diện tích 490,8 km” Phía Đông giáp huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang: phía Tây giáp huyện Thanh Bình và Thành phố Cao Lãnh: phía Nam giáp sông Tiên: phía Bắc giáp huyện Tam Nông Huyện có Quốc lộ 30 dài hơn 25 km chạy qua và là huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười với hai mùa rõ rệt: 8 tháng mùa khô (từ tháng

12 đến tháng 7 năm sau), 4 tháng mùa nước (từ thang 8 đến tháng 11) Là một huyện nông nghiệp, Cao Lãnh có đất đai phù sa màu mỡ với nhiều kênh rạch ching chit, hệ thống thủy lợi, đê bao bảo vệ lúa và vườn cây ăn trái khép kín Huyện giáp sông Tiền với chiều dài hơn 30 km nên được xem là thế mạnh dé phát triển nuôi trồng thủy sản và vận chuyền hàng hóa bằng đường thủy

2.12 Về điều kiện kinh tế - xã hội

Huyện Cao Lãnh có 3 dân tộc chính sinh sống là người Kinh, Khơ-me và người Hoa, trong đó người Kinh chiếm đa số Nơi đây cũng là một vùng đất đa tôn giáo và tín ngưỡng Ngoài các tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên Chúa giáo còn có đạo Cao Đài và các tôn giáo mang sắc thái bản địa như Phật giáo Hòa

Hảo, Phật giáo Tứ Ân

+ Về dân số, lao động: Dân số huyện Cao Lãnh là 207.743 người với

40.122 hộ dân bình quân 423 người/1km? phân bố không đồng đều giữa các xã vùng sâu với vùng ven Quốc lộ 30

* Phân theo giới tính: Nam là 100.875 người: nữ là 100.868 người

* Phân theo thành thị: 13.749 người: nông thôn: 193.994 người

Trang 38

Hàng năm tỉ lệ sinh là 1,34, tỉ lệ tử là 0,38, tỉ lệ tăng tự nhiên là 0,95 Dân

số có độ tuôi từ 15 tuôi trở lên là 161.740 người, trong đó số người còn mù chữ

là 8.066 người, chiếm tỉ lệ 4,98%, chưa qua đào tạo là 131.314 người chiếm ti

lệ 81%, công nhân kỹ thuật không bằng cấp là 17.830 người chiếm tỉ lệ 11,02%, công nhân kỹ thuật có bằng cấp là 2.294 người chiếm tỉ lệ 1,41%,

trung học chuyên nghiệp trở lên là 10.302 người chiếm tỉ lệ 6,36%

- Về hành chính: Huyện Cao Lãnh có 18 đơn vị hành chính cấp xã, thị

trấn Trong đó có 5 đơn vị xã vùng sâu gồm xã Phương Thịnh, xã Gáo Gidng,

xã Ba Sao, xã Tân Hội Trung và xã Bình Thạnh; 89 khóm, ấp, trong đó có

1.825 tổ “dân phòng liên kết” là mô hình mới, làm điểm của huyện Cao Lãnh

được lãnh đạo tỉnh chỉ đạo nhân rộng trong thời gian tới

- Về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng: Từ nhiều năm qua huyện Cao Lãnh đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, bờ bao bảo vệ lúa, vườn cây ăn trái, đây mạnh công tác khuyến nông, phát triển dịch vụ nông nghiệp chuyên đổi giống cây con để ứng dụng thích hợp với điều kiện địa phương Huyện đã tích cực cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái, trồng mới rừng tràm, khuyến khích chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản theo những mô hình thích hợp đầu tư các trạm bơm điện, đây mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng, giữ vững và phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống nhân dân Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng mới, góp phần làm thay đối đáng kể bộ

mặt nông thôn Sự nghiệp GD, ŸY tế, Văn hóa có nhiều tiến bộ: các chính sách

xã hội ngày càng được quan tâm nhiều hơn phù hợp với nhịp độ phát triển của

nên kinh tế: an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững Thế trận quốc

phòng toàn dân và an ninh nhân dân luôn được phát huy mạnh mẽ, ý thức đề

cao cảnh giác chống mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch

ngày càng được tăng cường, quân đội và công an ngày càng được xây dựng

hiện đại, chính quy

Mặc dù nền kinh tế huyện tăng trưởng đáng kế ở các năm qua nhưng tốc

độ vẫn còn chậm, chưa vững chắc, thiếu đồng bộ, cơ cầu luôn mất cân đối: lĩnh

Trang 39

vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao: công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp thấp

kém, nhỏ lẻ, lạc hậu và phân tán

2.1.3 Truyền thống lịch sử văn hóa

Cao Lãnh là một vùng đất mới, có lịch sử khoảng 300 năm; được khai

phá khoảng đầu thế kỷ thứ XIX (khoảng 1802- 1820), bởi ông Nguyễn Tú, người gốc Qui Nhơn, với việc thành lập hai làng đầu tiên là Mỹ Trà và An

Bình: địa giới xưa kia được xác định phía đông giáp Tiền Giang, phía tây giáp Hồng Ngự, phía nam giáp sông Tiền, phía bắc giáp Đồng Tháp Mười Cao Lãnh, theo nghĩa Hán- Nôm có nghĩa là núi cao Thực chất, tên Cao Lãnh gắn liền với một truyền thuyết mang tính nhân bản Truyền thuyết kế rằng:

Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, hoà trong đám lưu dân khai hoang lập nghiệp ở vùng ven Đồng Tháp Mười có vợ chồng ông Đỗ Công Tường, tục danh là Lãnh Sau một thời gian chí thú làm ăn, ông bà cùng những người khác thành lập nên làng Mỹ Trà Do hai ông bà có lòng thương người, ông có tính

cương trực nên được dân làng bầu giữ chức câu đương, làm nhiệm vụ hoà giải

những vụ tranh tụng trong làng Phần đất của ông bà được trồng quít, do ở vị trí

thận tiện, nên dân làng thường tụ tập mua bán, trao đổi hàng hoá, sản vật, lâu

ngày thành một cái chợ nhỏ, được gọi là chợ Vườn Quít hay chợ ông Câu

Năm Canh Thìn (1820), làng Mỹ Trà bị bệnh dịch tả hoành hành, có nhà

chết gần hết Không thể ngồi yên nhìn cảnh tượng đau thương ấy, ông bà tắm

gội sạch sẽ, lập miéu giữa chợ, cầu xin trời đất cho tai qua nạn khỏi và xin được

chết thay dân làng, Ba ngày sau, ông bà lần lượt qua đời Sau đó, bệnh dịch chấm dứt Dân làng nhớ ơn, lập đền thờ ông bà, được gọi là miếu Ong Bà Chủ chợ, hay đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, hiện thuộc phường II thị xã Cao lãnh Cao Lãnh trở thành một địa danh nôi tiếng của vùng đất đồng bằng sông Cứu Long Năm 1914, Cao Lãnh được nâng lên thành cấp quận thuộc phủ Kiến

Tường, tỉnh Định Tường

Đặc điểm về tính cách của con người Cao Lãnh Cư dân của vùng đất Cao Lãnh là những lưu dân Quảng Nam- Bình Định vào nam khai phá vùng đất mới Là những người, hoặc nghèo khổ, bị địa chủ phong kiến ức hiếp phải tha

Trang 40

phương cầu thực, hoặc bị tù đày hay là lính thú nên những lưu dân này mang trong mình dòng máu thượng võ, hiếu học, gan lì, có ý chí sắt đá, đồng thời

phải đoàn kết gắn bó nhau để chống chọi với thiên nhiên hoang dại, mặt khác,

trước khung cảnh bao la, tài nguyên thiên nhiên phong phú "trên cơm dưới cả",

nên những lưu dân xưa dần hình thành tính cách độc đáo: dũng cảm, cần cù, đoàn kết, phóng khoáng, hiếu học

Lịch sử, truyền thống cách mạng Với vị trí địa lý đặc thù (giáp sông Tiền

và Đồng Tháp Mười bao la, gần biên giới với Kam-pu-chia ) và đặc điểm về tính cách con người cũng như sản vật thiên nhiên, nên vùng đất Cao Lãnh là nơi

có vị trí chiến lược, một nơi hiểm yếu vế mặt quân sự, thuận tiện cho những

người có ý chí muốn mưu cầu việc lớn

Từ khi có tổ chức và họat động của Việt Nam Thanh niên Cách mạng

đồng chí hội, phong trào yêu nước của nhân dân Cao Lãnh bước vào thời kỳ

mới Cuối năm 1929, Chi bd Cộng sản được thành lập ở làng Hoà An, là một

trong những chỉ bộ An Nam Cộng sản Đảng đầu tiên ở Nam bộ Cao Lãnh cũng

là một trong những nơi ủng hộ mạnh mẽ Xô viết nghệ- Tĩnh trong cao trào cách mạng 1930- 1931 Lúc 9 giờ, ngày 25/8/1945, Cao Lãnh giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần cùng cả nước làm nên cách mạng tháng Tám

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Cao Lãnh được chọn là

nơi dừng chân hoặc đóng quân của nhiều cơ quan như UBKCHC Nam bộ,

Quân khu VIII, các cơ quan lãnh đạo tỉnh Sau Hiệp định Giơ- ne-vơ 1954, Cao Lãnh được chọn là một trong những nơi tập kết, chuyền quân Bước vào cuộc

kháng chiến chống Mỹ, Cao Lãnh tiếp tục được chọn làm nơi đóng quân của

Trung ương Cục Miền Nam, các cơ quan lãnh đạo của Sài Gòn- Chợ Lớn và

của tỉnh Kiến Phong Phong trào đấu tranh với phương châm ba mũi giáp công của nhân dân Cao Lãnh phát triển mạnh mẻ: mở đầu là cuộc đấu tranh chống địch phá đài liệt sĩ và ngôi mộ của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ ở Thị trấn Cao Lãnh do bộ đội và nhân dân xây dựng trong 100 ngày tập kết Bất chấp hiểm nguy, nhân dân Cao Lãnh bằng nhiều cách, mưu trí, sáng

tạo đã gìn giữ, bảo vệ trọn vẹn ngôi mộ của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Ngày đăng: 29/08/2014, 05:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w