Trong giai đoạn phát triển mới, xãhội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non là một tư tưởng giáo dục lớn của Đảng,chủ trương của Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồidưỡng nhâ
Trang 1Cảm ơn Ban tổ chức thành ủy Vinh,Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Vinh; Văn phòng HĐND, UBND Thành phố; UBMTQ và các đòan thể;Hội khuyến học thành phố; Bí thư đảng ủy và Chủ Tịch UBND các Phường xã, các Trường MN trên địa bàn Thành phố Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi thu thập tài liệu, số liệu và tư liệu khoa học trong quá trình nghiên cứu;
Đặc biệt, tác giả xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Đình Phương đã giúp đỡ,hướng dẫn quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã được PGS.TS Ngô Đình Phương - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ nhưng chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được
sự góp ý và giúp đỡ của quí thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học
Tôi chân thành cảm ơn!
Thành phố Vinh, tháng 9 năm 2014
TÁC GIẢ
Trần Thị Cẩm Tú
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh 3
3.2.Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh 3
4 Giả thuyết khoa học 4
5.Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận, xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non 4
5.1.2.Khảo sát thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Vinh 4
5.1.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh 4
5.2 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Đóng góp của luận văn 4
8 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Lịch sử nghiên cứu xã hội hóa giáo dục mầm non 9
1.3 Các khái niệm cơ bản của đề tài 12
Trang 31.3.1 Xã hội hóa giáo dục 12
1.3.2 Quản lý và quản lý XHHGD 14
1.3.3 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác XHHGD 16
1.4 Bản chất và các đặc trưng của XHHGD 17
1.4.1 Bản chất của công tác XHHGD 17
1.4.2 Đặc trưng của công tác XHHGDMN 17
1.4.3 Vai trò của công tác XHHGDMN trong giai đoạn hiện nay 19
1.4.4 Nội dung và phương thức thực hiện công tác XHHGDMN 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ VINH 30
2.1.Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Vinh 30
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội: 31
2.1.3 Về truyền thống lịch sử, văn hoá – du lịch: 34
2 2.Tình hình giáo dục thành phố Vinh 37
2.3 Giáo dục mầm non thành phố Vinh 43
2.4 Thực trạng công tác quản lý XHHGD ở thành phố Vinh 46
2.4.1 Nhận thức chung về XHH giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay .47
2.4.2 Mục tiêu và lợi ích mà Xã hội hóa giáo dục mang lại 49
2.4.3 Nhận thức về nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non 51
2.4.4 Đánh giá về vai trò của các cấp, ngành, các lực lượng xã hội về xã hội hóa giáo dục mầm non 52
2.4.5 Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp Quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố 53
2.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục 55
2.4 7 Mức độ tham gia công tác XHHGDMN của các lực lượng xã hội 56
Trang 42.5 Đánh giá chung về thực trạng 62
2.5.1 Thành tựu 62
2.5.2 Hạn chế và khuyết điểm 63
2.6 Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm 63
Kết luận chương 2 65
CHƯƠNG III: mỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XHHGDMN Ở THÀNH PHỐ VINH 66
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 66
3.1.1.Đảm bảo tính mục tiêu 66
3.1.2.Đảm bảo tính khoa học 66
3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 66
3.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả 66
3.2 Một số giải pháp quản lý công tác XHHGDMN ở thành phố Vinh 67
3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGDMN ở thành phố Vinh 67
3.2.2 Nâng cao chất lượng của nhà trường mầm non, phát huy tác dụng của nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng 70
3.2.3 Huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục .75
3.2.4 Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân cùng chăm lo giáo dục mầm non 78
3.3 Đánh giá các giải pháp 83
3.4 Đánh giá mức độ cấp thiết của các giải pháp 85
Kết luận chương 3 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 5KÝ HIỆU CỤM TỪ VIẾT TẮT
Trang 6xã hội hóa giáo dục mầm non 52 4Bảng 2.7: Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp Quản lý xã hội hóa
giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố 53 5Bảng 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp quản lý
xã hội hóa giáo dục 54 7Bảng 2.9: Mức độ tham gia công tác XHHGDMN của các lực lượng xã
hội 55 8Bảng 3.1: Đánh giá về tầm quan trọng của các giải pháp 85Bảng 3.2: Đánh giá mức độ cấp thiết của các giải pháp 86Bảng 3.3: Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp 87
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã được Đảng,Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm Đất nước ngày càng phát triển thì đòihỏi về giáo dục và đào tạo càng cao, càng toàn diện để đáp ứng được các nhucầu của xã hội Đó cũng là quy luật tất yếu của một xã hội hướng tới sự giàu
có, văn minh, hiện đại công bằng và dân chủ Rất nhiều nhiệm vụ đã đặt racho giáo dục và đào tạo trong thời gian tới trong đó có nhiệm vụ xã hội hóagiáo dục Tại hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) kết luận về kết quả 5 nămthực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã nhấn mạnh nhiệm vụ: Đẩy mạnh xãhội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, là giải pháp quantrọng để tiếp tục phát triển giáo dục Nhà nước khuyến khích mọi đóng góp,mọi sáng kiến của xã hội cho giáo dục Kể từ đó tới nay chúng ta đã có đượcnhững kết quả đáng khích lệ về sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục,trong đó có cả giáo dục mầm non Trong thực tế, xã hội hóa sự nghiệp giáodục mầm non phải được coi là triệt để nhất bởi lẽ: trẻ em ở độ tuổi này (dưới
6 tuổi) đang còn non nớt, tự nó khó bảo vệ được mình nếu không có sự chămsóc và bảo vệ của người lớn và toàn xã hội Trẻ em từ 0 - 6 tuổi là thời kỳvàng, là cửa sổ của các cơ hội giáo dục khai mở tiềm năng cho trẻ Nhà giáodục Nga A.X.Macarenko đã kết luận rằng: Nền tảng của giáo dục được xâydựng vững chắc từ trước 5 tuổi, nó chiếm 90% cả quá trình giáo dục Thựcchất đó là khai phá và phát triển tiềm năng con người Những gì không cóđược ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này khó mà có được Nếu mầm mống nhâncách lệch lạc ở độ tuổi này hình thành thì sau này sửa lại nhân cách vô cùngkhó khăn
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dạy rằng:
Vì lợi ích 10 năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người
Trang 8Tuy nhiên trong một thời gian dài trước đây chúng ta chưa chú trọngnhiều đến sự nghiệp giáo dục mầm non Trong giai đoạn phát triển mới, xãhội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non là một tư tưởng giáo dục lớn của Đảng,chủ trương của Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồidưỡng nhân tài ngay từ ban đầu để tạo ra lớp công dân mới phát triển toàndiện, năng động, sáng tạo đáp ứng đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới.Những khẳng định của các nhà nghiên cứu đã cho thấy sự cần thiết của sựnghiệp giáo dục mầm non và tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng, Nhà nước, hoạt động của các tổ chức, cá nhân, mọi người, mọi nhà,mọi tổ chức xã hội trong việc chung tay để chăm sóc giáo dục trẻ em, có nhưvậy trẻ em mới trở thành những người đủ ý thức và trách nhiệm để lao độngxây dựng và bảo vệ tổ quốc mai sau, và để bảo đảm sự phát triển của đấtnước.
Hồ Chí Minh, người khẳng định rằng giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệmcủa toàn dân Thanh niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, vìvậy chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân
Chính vì vậy đây không chỉ là một tư tưởng giáo dục, một xu thế giáodục của thời đại mà còn là phương thức để phát triển giáo dục ở mọi nền kinh
tế xã hội khác nhau
Thực tế công tác quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phốVinh trong những năm gần đây đã đạt được kết quả tích cực Tuy nhiên, vẫncòn nhiều yêu cầu đặt ra nhưng chưa được đáp ứng một cách cơ bản như:Trình trạng quá tải liên tục trong nhiều trường mầm non, cơ ở vật chất, trangthiết bị dạy học chưa đáp ứng được các điều kiện quy định về giáo dục mầmnon, một số cơ quan, ban ngành, tổ chức, cá nhân có điều kiện còn thờ ơ,chưa tích cực trong việc hỗ trợ, phối hợp với các trường mầm non trong cáchoạt động giáo dục,đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,
Trang 9công tác kêu gọi,thu hút, tuyên truyền vận động xã hội hóa một số trường họccòn thiếu phương pháp khoa học và hiệu quả chưa cao, nguồn lực đầu tư từngân sách Thành phố cho bậc học mầm non tuy đã có nhiều cố gắng, tậptrung nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra, vì vậy đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng và hiệu quả của sự nghiệp giáo dục mầm non Thành phốVinh.
Nghiên cứu xã hội hóa giáo dục và tăng cường quản lý nhằm nâng caohiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh không chỉ
là lời giải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ….mà còn có ý nghĩa hết sứcquan trọng cung cấp các cơ sở cho việc dự đoán và định kỳ cho sự phát triển
xã hội giáo dục và tăng cường quản lý xã hội hóa giáo dục trong đó có giáodục mầm non trong giai đoạn phát triển mới đưa Thành phố Vinh xứng tầm làTrung Tâm kinh tế, văn hóa vùng bắc trung bộ Mặt khác trong giai đoạn hiệnnay khi chúng ta có một số khó khăn về nguồn lực để thực hiện thành côngcác nhiệm vụ đặt ra cho việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục thì việcđẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục mầm non là mộtvấn đề hết sức quan trọng và cần thiết
Chính vì vấn đề này tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý
xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những giải pháp quản lý công tác Xã hội hóa giáo dục mầm non từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý công tác xã hội hóa giáodục mầm non ở thành phố Vinh
3.2.Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý quản lý công tác xã hộihóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh
Trang 104 Giả thuyết khoa học
Hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục mầm non sẽ được nâng cao nếu đề xuất
và thực hiện các giải pháp có tính khoa học và tính khả thi
5.Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận, xã hội hóa giáo dục và quản lý côngtác xã hội hóa giáo dục mầm non
5.1.2.Khảo sát thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý côngtác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Vinh
5.1.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dụcmầm non ở Thành phố Vinh
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề trong phạm vi Thành phố Vinh
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp tổng hợp,phân tích hệ thống các tài liệu
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này nhằm xử lý các số liệu đã thu được
7 Đóng góp của luận văn
-Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý công tác xã hội hóagiáo dục mầm non ở Thành phố Vinh
Trang 11- Đề xuất được các giải pháp quản lý hiệu quả công tác xã hội hóa giáodục mầm non ở Thành phố Vinh
8 Cấu trúc luận văn.
Chương 1.Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác xã hội hóa giáodục mầm non ở Thành phố Vinh
Chương 2 Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
ở Thành phố Vinh
Chương 3 Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầmnon ở Thành phố Vinh
Trang 12“Dựng nước, trước tiên phải lo việc học” là câu nói bất hủ lưu đời củaVua Quang Trung, Nguyễn Huệ trong triều trị Tây Sơn vào thế kỷ XVIII(năm 1788) với chủ trương mở rộng nền giáo dục đến tận nhân dân Chiếuhọc tập được ban hành và lập ra các nhà xã học Với các chính sách về giáodục thời kỳ đó Vua Quang Trung đã mong muốn xây dựng một dân tộc có trithức để nâng cao ý thức dân tộc vươn lên thoát khỏi những ràng buộc của nềngiáo dục khuôn sáo cũ – Trước đó vào thế kỷ XI (1070) Vua Lý Thánh Tông
là người rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo Quốc Tử Giám là minh chứngcho chính sách đào tạo hiền tài đúng đắn của nhà vua – là cơ sở giáo dục đầutiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam
Đến thế kỷ XV- XVI nền giáo dục Việt Nam đã phát triển rực rỡ Cácphủ, lộ đều có các trường công [37] Sau khi nhân dân giành được chínhquyền và tuyên bố nền độc lập, tại phiên họp đầu tiên ngày 3 tháng 9 năm
1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định 3 nhiệm vụ trọng yếu của chínhquyền là: “Chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm” [21]
Bác khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [21] Sau cách
mạng tháng 8, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền giáo dục củaViệt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ và vượt
Trang 13qua rất nhiều những khó khăn, thiếu thốn của một Nhà nước non yếu đểchuyển mình sang quyết tâm xây dựng một nền giáo dục mới đó là: Nềngiáo dục của toàn dân.
Tuy nhiên trong giai đoạn sau khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳđổi mới (1986) do tác động của cơ chế quan liêu,tập trung bao cấp đất nước nóichung và giáo dục Việt Nam nói riêng đã rơi vào khủng hoảng Giáo dục toàndân chưa được coi trọng, nguồn lực xã hội không được quan tâm thu hút đểphát triển giáo dục, bản chất xã hội của giáo dục không được coi trọng và pháthuy đúng hướng Ở giai đoạn này nền giáo dục của Việt Nam không có sựphát triển và tụt hậu nghiêm trọng vì vậy giáo dục đã không theo kịp với yêucầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thời đại
Từ những yếu kém của nền giáo dục và xác định rõ tầm quan trọngcũng như mức độ ảnh hưởng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước.Giáo dục đứng trước thử thách buộc phải phát triển với một trình độ mới đểđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng:”Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, vănhóa” [21] Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến Đại hội Đảng lần thứ XI(2011) cũng như trong các văn kiện quan trọng của Đảng và văn bản của Nhànước, giáo dục và đào tạo đã được nhìn nhận lại và luôn được khẳng định là
“Quốc sách hàng đầu” “là động lực của sự phát triển đất nước” Xã hội hóa đãđược coi là quan điểm chủ trương lớn trong hoạch định các chính sách xã hội.Trong thời kỳ đổi mới này nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đãnghiên cứu,bàn bạc nhiều về xã hội hóa giáo dục Trong cuốn “Xã hội hóacông tác giáo dục” xuất bản năm 1997 tác giả Phạm Minh Hạc đã khẳng định
“Xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận củađường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta” [19]
Trang 14“Coi sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của xã hội tham gia vào công tácgiáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện và có hiệu quả sựnghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng và nên giáo dục quốc dân nói chung ”.[19]
Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam tới ngưỡng cửa của thế kỷ XXI” tácgiả một lần nữa nêu rõ “Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước,
mà là của toàn xã hội mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội,Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục tạo nên một cao trào học tậptrong toàn dân” [20]
“Phát triển giáo dục theo tinh thần xã hội hóa Tư tưởng “Xã hội hóa”giáo dục được thừa nhận như là một nhân tố mới trong sự phát triển giáo dụchiện nay “Với tư cách là nhân tố mới của sự nghiệp giáo dục, tư tưởng xã hộihóa công tác giáo dục lại tạo ra những điều kiện để xuất hiện nhiều nhân tốmới khác trong quá trình đi lên của các phong trào giáo dục” [15]
Tác giả Đặng Quốc Bảo khẳng định: “Xã hội hóa giáo dục phản ánh bảnchất của luận đề giáo dục cho tất cả mọi người, tất cả cho sự nghiệp giáo dục.Ông cũng nhấn mạnh rằng” “Không có xã hội nào có thể tồn tại nếu không có
sự giáo dục và mọi sự giáo dục đều hướng tới sự tiến bộ của xã hội Như vậy
là luôn luôn tồn tại nền giáo dục xã hội” [7]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt cho rằng: “Xã hội hóa giáo dục làtinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, bảo đảm sựthành công của cách giáo dục” “Xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa là Nhà nướcphải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành mộtkhu vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục,thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục tức là giáo dục phải thuộc về
xã hội” [8]
Trang 15Viện khoa học giáo dục đã triển khai khá nhiều năm một hệ thống đề tài
về xã hội hóa giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, phát triển lý luận và đề xuất các
cơ chế xã hội hóa giáo dục
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu như: Hồ Thiện Hùng, Nguyễn ThanhBình, Võ Tài Quang, Nguyễn Mậu Bành cũng đã có nhiều nghiên cứu, bàiviết về xã hội hóa giáo dục
1.2 Lịch sử nghiên cứu xã hội hóa giáo dục mầm non
Vào thời pháp thuộc trước khi Cách mạng tháng 8 thành công Việt Namkhông có nền giáo dục cho các trẻ em trước tuổi đi học Cả nước chỉ có mộtvài trại tế bần để nuôi trẻ mồ côi Sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh
đã ban hành sắc lệnh số 146/SL ngày 10/8/1946 nêu những nguyên tắc cơ bảncủa nền giáo dục mới trong đó ghi rõ: “Bậc học ấu trĩ nhận giáo dục trẻ emdưới 7 tuổi và tổ chức theo điều kiện của Bộ Quốc gia giáo dục ấn định sau”.Hiến pháp 1946 nêu rõ: “Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho những người mẹ củatrẻ em, đảm bảo phát triển các nhà đỡ đẻ, các nhà trẻ và vườn trẻ”
Nghị định 05 ngày 10/9/1945 của Bộ cứu tế đã nêu: “Khuyến khích cácnhà bảo anh, dục anh ấu trĩ viên”
Ngày 15/12/194 - Ban giáo dục ấu trĩ được thành lập cùng với trườngmẫu giáo đầu tiên được thành lập ở Tây Hồ - Hà Nội Trong giai đoạn khángchiến chống Pháp tuy còn bỡ ngỡ nhưng chúng ta đã thành lập được các lớp
ấu trĩ viên, lớp vỡ lòng, lớp nhà trẻ, nhiều nơi mở Dục Anh viện, cô nhi viện
để nuôi dạy con các liệt sỹ, thương binh và gia đình quân nhân không nơinương tựa Ngày 02/01/1949, Bộ Quốc gia giáo dục đã tổ chức Hội nghị mẫugiáo toàn quốc đầu tiên trong lịch sử Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng vàNhà nước ta đã rất quan tâm đến giáo dục mầm non Ngày 12/8/1966, Thủtướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 153/CP nêu rõ: “ Công tác nhà trẻ, mẫu
Trang 16giáo ngày càng được coi trọng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho các cháu,tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ đảm đương nhiệm vụ ”.
Vượt qua những khó khăn gian khổ của 2 cuộc chiến tranh và những tồntại, yếu kém trước thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướngXHCN, nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa, giáo dục mầm non đã khắc phụcđược tình trạng suy giảm, thử thách để phát triển tạo nên sự chuyển biến mộtcách rõ nét
Trong các hình thức giáo dục thì giáo dục mầm non có thể khẳng địnhđược xã hội hóa hơn bất kỳ bậc học nào Đó là sự thể hiện rõ nét và sinh động
về nguyên tắc Nhà nước, xã hội, nhân dân cùng làm Tuy nhiên, việc đầu tưnghiên cứu về xã hội hóa giáo dục mầm non còn hạn chế Trong một báo cáotổng quan về tình hình nghiên cứu xã hội hóa giáo dục của Ban khoa giáoTrung ương đã nêu rõ: “Đã có một số nghiên cứu chuyên đề về xã hội hóa sựnghiệp giáo dục – các nghiên cứu này góp phần làm rõ, bổ sung thêm nhữngnghiên cứu chung Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chưa được nghiên cứusâu như xã hội hóa đối với giáo dục mầm non Đó là những vấn đề cần tiếptục được nghiên cứu” [6]
Năm 1999 – 2000, Ban nghiên cứu mầm non Viện nghiên cứu phát triểngiáo dục đã có đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục mầm nonnông thôn” trong đó xã hội hóa giáo dục cũng đã được đề cập là một trongnhững giải pháp của hệ thống tuy nhiên chưa đi sâu được vào nghiên cứuriêng cho giải pháp xã hội hóa giáo dục mầm non Trong cuốn sách “Xã hộihóa giáo dục” của Viện khoa học giáo dục năm 2001 đã đề cập một cách hếtsức khái quát đến một số điểm xuất phát của việc định hình xã hội hóa giáodục mầm non và vận dụng phương thức xã hội hóa trong giáo dục mầm non.Thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ IX, ngày 25/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức
Trang 17Hội nghị bàn về công tác giáo dục mầm non Tại Hội nghị đã đề ra đượcnhiều giải pháp cơ bản cho chiến lược phát triển giáo dục mầm non trong đónhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh biện pháp xã hội hóa giáo dục mầm non, đadạng hóa các loại hình giáo dục mầm non”.
Ngày 23/6/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số149/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn
2006 - 2015 với quan điểm chỉ đạo: “Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu
tư phát triển giáo dục mầm non, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế,chính sách, đẩy mạnh công tác xã hội hóa” và nhấn mạnh giải pháp: “Thựchiện triệt để công tác xã hội hóa theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQCPngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa
và thể thao” “khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoàinước Trong quá trình thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giaiđoạn 2006 – 2016 để tăng cường và đảm bảo vững chắc việc thực thi hiệu quảcác giải pháp đã được đề ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyếtđịnh số 60/2011/QĐ-TTg về quy định một số chính sách phát triển giáo dụcmầm non giai đoạn 2011 – 2015
Ngoài ra còn nhiều bài viết về xã hội hóa giáo dục các nước trên thếgiới và khu vực của các tác giả đã cung cấp nhiều tư liệu và bài học kinhnghiệm quý giá,làm cơ sở cho việc định hình quan điểm về xã hội hóa giáodục trong đó có xã hội hóa giáo dục mầm non và quan trọng hơn nữa là vậndụng những quan điểm đó vào thực tiễn một cách phù hợp và đạt hiệu quả.Ngoài ra nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong nước cũng đã đềcập đến nhiều khía cạnh khác nhau của XHHGD.Một số nội dung củaXHHGD ở thành phố Vinh cũng đã được nghiên cứu và đề xuất những giảipháp quan trọng có tính khả thi trong công tác quản lý công tác
Trang 18XHHGDMN Tuy nhiên những nghiên cứu này còn có hạn chế về việc chưatập trung vào những vấn đề có tác động mạnh mẽ và hiệu quả trong quản lýcông tác XHHGDMN như: các cơ chế, chính sách khuyến khích và tăngcường quản lý công tác XHHGDMN, các biện pháp phối hợp thực hiện quản
lý công tác XHHGD
1.3 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.3.1 Xã hội hóa giáo dục
a Xã hội hóa:
Có nhiều định nghĩa khác nhau:
- Xã hội hóa là làm cho trở thành của chung của xã hội [39]
- Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội (tập thể),trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng vànhững phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội [40]
- Xã hội hóa là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhâncách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên,tức XHH đượcdùng để chỉ XHH cá nhân, là quá trình cá nhân học tập, lĩnh hội kinh nghiệm
xã hội-lịch sử để trở thành cá nhân và thành nhân cách-con người xã hội [38]Mặc dầu có các định nghĩa khác nhau nhưng cốt lõi của xã hội chính là
sự tương tác mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng đồngnhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội Trên các lĩnh vực đờisống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hoạt động của con người, của cộngđồng diễn ra trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau Vì vậy chúng ta có thểhiểu xã hội hóa theo định nghĩa sau:
Xã hội hóa là quá trình cá nhân nhờ hoạt động, tiếp thu giáo dục, giaolưu…mà học hỏi được cách sống trong cộng đồng, trong đời sống xã hội vàphát triển được khả năng đảm nhiệm các vai trò xã hội với tư cách vừa là cáthể vừa là một thành viên của xã hội
Trang 19Trong giai đoạn hiện nay xã hội hóa trở thành một phương châm hànhđộng của các cấp các ngành, các tổ chức xã hội nhằm phát huy nội lực, huyđộng sức lực của cộng đồng, nguồn vốn xã hội từ nhân dân, theo cơ chế:
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” “Nhà nước và nhândân cùng làm”
b Xã hội hóa giáo dục:
Xã hội hóa giáo dục là quá trình tương tác giữa giáo dục và xã hội,trong đó giáo dục gia nhập và hòa nhập vào xã hội vào cộng đồng, đồng thời
xã hội tiếp nhận giáo dục như là công việc của mình, do mình, vì mình Đóchính là mối quan hệ mật thiết và biện chứng Xã hội hóa giáo dục có tácdụng rất tích cực đến quá trình xã hội hóa con người, xã hội hóa cá nhân.Như vậy xã hội hóa giáo dục là bộ phận không thể tách rời của hệ thống
xã hội Giáo dục và khoa học, công nghệ chính là động lực phát triển kinh tế
-xã hội Xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính quy luậtcùng giáo dục và cộng đồng xã hội
Xã hội hóa giáo dục là: Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viêncác tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản
lý của Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập
Nghị quyết 05/2005/NQ.CP chỉ ra rằng: Thực hiện xã hội hóa nhằm 2mục tiêu lớn:
Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huyđộng toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục…, thứ hai là tạo điều kiện đểtoàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụhưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao
Khi nói về những chủ trương, chính sách và những biện pháp lớn vềphát triển giáo dục đào tạo, Đảng ta đã yêu cầu: “Huy động các nguồn đầu tưtrong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay vốn của nướcngoài để phát triển giáo dục”
Trang 20“Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi giađình và mọi người cùng với ngành giáo dục đào tạo chăm lo xây dựng sựnghiệp giáo dục theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xâydựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội” [3]
Tác giả Phạm Minh Hạc đã nêu: Xã hội hóa giáo dục là “Làm cho xãhội nhận rõ trách nhiệm đối với giáo dục, giáo dục phục vụ đắc lực chophát triển kinh tế - xã hội, thực hiện việc kết hợp giáo dục trong nhà tr ườngvới ngoài nhà trường, tạo điều kiện để giáo dục kết hợp với lao động, học
đi đôi với hành; xã hội hóa giáo dục có quan hệ hữu cơ với dân chủ hóagiáo dục” [19]
Xã hội hóa giáo dục là một quan điểm cơ bản, có tính chiến lược trongviệc xây dựng và phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạnhiện nay Đó là sự thể hiện đường lối vận động quần chúng, huy động sứcmạnh của toàn thể xã hội vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị mà Đảng
ta luôn coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng
Hồ Chủ tịch cũng đã căn dặn và nêu rõ quan điểm: “Giáo dục là sựnghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa,xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy
và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhândân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó…” [22]
Như vậy, XHHGD cần phải được hiểu trên phương diện rộng là toàn thể
xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, là cho hoạt động giáo dục trở thànhhoạt động chung của toàn xã hội
1.3.2 Quản lý và quản lý XHHGD
a Quản lý:
Quản lý được hình thành từ khi xã hội loài người xuất hiện bởi ở đó cócác quan hệ giữa con người với nhau, con người với thiên nhiên, con ngườivới xã hội điều này làm nảy sinh nhu cầu về quản lý
Trang 21Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý:
- Quản lý là trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định [39]
- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổchức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động [31]
- Quản lý là xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân và hìnhthành những chức năng chung, xuất hiện trong toàn bộ cơ chế sản xuất, khácvới vận động của những bộ phận riêng lẻ của nó [9]
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: Quản lý là những tác động của chủ thểquản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng điều chỉnh, điều phốicác nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu lànội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả caonhất [25]
Từ trên những khái niệm ta có thể nêu ra 4 chức năng cơ bản của quản
lý đó là:
+ Chức năng kế hoạch: Là công tác xác định trước mục tiêu của tổchức, đồng thời chỉ ra các phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu,trong điều kiện biến động của môi trường
+ Chức năng tổ chức: Là sắp xếp, phân công các nhiệm vụ, các nguồnlực (con người, các nguồn lực khác) một cách tối ưu nhằm làm cho tổ chứcvận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đặt ra
+ Chắc năng chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lýnhằm điều hành tổ chức vận hành đúng theo kế hoạch, thực hiện đúng mụctiêu quản lý
+ Chức năng kiểm tra: Là phương thức hoạt động của chủ thể quản lýlên đối tượng quản lý nhằm thu thập thông tin phản hồi, đánh giá và xử lý cáckết quả vận hành của tổ chức từ đó ra các quy địnhquản lý điều chỉnh nhằmthực hiện được mục tiêu đề ra
Trang 22b Quản lý công tác XHHGD:
Quản lý XHHGD là quá trình chỉ đạo, điều hành công tác XHHGD, là
hệ thống những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, phù hợp vớiquy luật của chủ thể quản lý đến các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dụcnhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục
Hay nói cách khác đó là hệ thống các tác động có hướng đích của chủthể quản lý các cấp đến các đối tượng quản lý nhằm làm cho công tácXHHGD đạt được các mục tiêu dự kiến:
Quản lý XHHGD chính là tăng cường hiệu quả của công tác XHH đượcthể hiện bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, các quy định, quyết định,thông tư, hướng dẫn…
Hệ thống văn bản là hành lang pháp lý để khuyến khích, phát huy côngtác XHHGD Quản lý XHHGD cần phải mềm dẻo và linh hoạt để tạo đượcnhững phong trào, định hướng phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân,huy động mạnh mẽ nội lực của nhân dân và toàn xã hội để phục vụ cho sựnghiệp phát triển giáo dục
Đảng và Nhà nước phải có các chủ trương chính sách, quy định để tạođiều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân được tự do tham gia XHHGD và can thiệpkhi có các hành vi vi phạm các chủ trương, chính sách và quy định đó
Trên cơ sở chức năng quản lý chúng ta có thể xác định các nội dung củaquản lý công tác XHHGD như sau:
- Lập kế hoạch công tác XHHGD
- Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHHGD
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác XHHGD
- Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác XHHGD
1.3.3 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác XHHGD
- Giải pháp:
“Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể” [39]
Trang 23Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chúng ta cần phân biệt với một
số khái niệm như phương pháp, biện pháp – chúng giống nhau ở chỗ là đềunói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, một vấn đềnào đó Tuy nhiên biện pháp khác ở chỗ chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm,các hành động cụ thể trong khi đó thì phương pháp nhấn mạnh đến trình tựcác bước có quan hệ với nhau để tiến hành công việc có mục đích Giải phápcũng là phương pháp nhung được thực hiện ở tầm vĩ mô
- Giải pháp quản lý công tác XHHGD:
Giải pháp quản lý công tác XHHGD chính là hệ thống các biện pháp,phương pháp, cách thức quản lý việc thực hiện công tác XHHGD nhằm huyđộng toàn thể xã hội tham gia một cách có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục
1.4 Bản chất và các đặc trưng của XHHGD
1.4.1 Bản chất của công tác XHHGD
Xã hội hóa giáo dục mầm non (XHHGDMN) là một bộ phận củaXHHGD- Chính vì vậy khi xem xét vấn đề XHHGDMN phải đặt nó trongmối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, khăng khít với XHHGD và nghiên cứu rộng
ra XHHGDMN không bao giờ tách rời sự phát triển của xã hội Sự tồn tại vàphát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội vàngược lại Bản chất của XHHGDMN là lôi cuốn mọi lực lượng xã hội pháttriển giáo dục mầm non (GDMN) để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáodục cho mọi trẻ em trong độ tuổi
1.4.2 Đặc trưng của công tác XHHGDMN
- Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốcdân đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em Xét vềcác loại hình giáo dục cơ sở các bậc học, ngành học khác GDMN mang tính
xã hội cao nhất, rộng khắp và sâu đậm nhất vì nó đòi hỏi cả về nuôi nấng vàchăm lo về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ cho trẻ của gia đình, trường lớp, mầm
Trang 24non, mọi ngành, mọi cấp và tất cả cộng đồng Vì vậy phải thực hiện mục tiêunâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em trên cơ sở một sự phát triển đadạng và ổn định, đổi mới phương thức nuôi dạy bằng những cải cách cơ bản
và toàn diện
- Nếu xét về quá trình xã hội hóa (XHH) theo phân đoạn thì xã hội hóa
ở giai đoạn trẻ mầm non là gia đoạn XHH sớm nhất được bắt đầu từ khi trẻsinh ra cho đến khi đi học Nó là một quá trình hình thành và phát triển nhâncách cho trẻ em từ 0 – 6 tuổi và diễn ra theo con đường XHH cá nhân trong
đó trẻ tiếp thu các chuẩn mực giá trị xã hội và có sự luyện tập, học hỏi dưới
sự hướng dẫn của giáo viên và những người lớn khác Trẻ tiếp nhận kinhnghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, hệ thống quan hệ
xã hội với người khác Trẻ mầm non là đối tượng chăm sóc giáo dục được sựchăm lo của giáo dục nhà trẻ, trường lớp mẫu giáo và của gia đình một cách
tự giác lẫn tự phát Chất lượng và hiệu quả của quá trình XHHGDMN phụthuộc vào việc lựa chọn phương thức hoạt động chăm sóc giáo dục đối với trẻ
em sao cho vừa khai thác tối ưu các nguồn lực đảm bảo mục tiêu phát triểnGDMN cả về quy mô và chất lượng, đồng thời vừa tạo ra những cơ hội nhiềumặt để phát triển tiềm năng của trẻ
- Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là đối tượng quan tâm của nhiều ngành(giáo dục, y tế, UBCS – GDTE, phụ nữ ) nhiều lực lượng (gia đình, nhàtrường và các lực lượng xã hội) nhiều chương trình cùng đồng thời thực hiệnviệc chăm sóc giáo dục trẻ em mầm non, nên việc tham gia vào GDMN làmột trong những nhiệm vụ của các ngành, các lực lượng xã hội
- Giáo dục mầm non có nhiều loại hình, nhiều chương trình mang tính
xã hội cao như: Các hình thức trường mầm non công lập, bán công, dân lập,
tư thục, các nhóm, lớp mầm non tư thục, dân lập, nhóm trẻ gia đình, nhómtuổi thơ Các chương trình chính quy thực hiện tại nhà trẻ, trường mẫu giáo,
Trang 25trường mầm non là chương trình chỉnh lý ở nhà trẻ, chương trình cải cách ởmẫu giáo, chương trình với mục tiêu ưu tiên: Chương trình chăm sóc giáo dụctrẻ ở nhóm trẻ gia đình, chương trình giáo dục các bậc cha mẹ, chương trìnhmẫu giáo chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào tiểu học Vì vậy việc huy động các lựclượng tham gia vào XHHGDMN có nhiều điều kiện thuận lợi nhất là trongviệc thực hiện đa dạng hóa các loại hình, đa phương hóa các nguồn lực.
- Giáo dục mầm non là bậc học không bắt buộc nên sự tồn tại, phát triểnphục thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương và nhận thức của nhân dân
Đề thực hiện có hiệu quả XHHGDMN cần quan tâm 4 vấn đề sau:
+ Cộng đồng hóa trách nhiệm, nhiệm vụ của các chủ thể trongXHHGDMN
+ Đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non
+ Đa phương hóa thu hút các nguồn lực cho GDMN - Nhà nước - nhândân, Trung ương - địa phương, ngành giáo dục - các ngành hữu quan trongnước - ngoài nước
+ Thể chế hóa thành các quy định, chế tài đối với nhiệm vụ, trách nhiệmcủa các lực lượng xã hội đối với việc tham gia vào GDMN
1.4.3 Vai trò của công tác XHHGDMN trong giai đoạn hiện nay
1.4.3.1 XHHGDMN khai thác được tối ưu tiềm năng của xã hội, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển giáo dục mầm non
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ những kết quả khiêm tốnban đầu của GDMN, đến nay qua nhiều thập kỷ hệ thống GDMN trên cả nước
đã phát triển rộng khắp, thu hút được số trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao so với một sốnước đang phát triển trong vùng Đông Nam Á Đảng và Nhà nước ngày càngquan tâm hơn đến công tác GDMN vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
em nhiều nơi đạt kết quả rất tốt Tuy nhiên một thực tế khi chuyển sang nền
Trang 26kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước và kinh phí tập thể đã không thể tài trợcho GDMN Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng bao cấp trong một thời gian dài,chỉ tập trung xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo chính quy với nguồn kinh phí doNhà nước và khu vực kinh tế tập thể (HTX) công tác XHHGDMN đã khôngđược quan tâm nên dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng, một số các nhà trẻ,trường mẫu giáo đã không còn hoạt động.
Hiện nay GDMN đang đứng trước những thử thách lớn – Đó là mâuthuẫn giữa nhu cầu phát triển GDMN và sự đầu tư hạn hẹp cho GDMN từngân sách nhà nước Mâu thuẫn giữa một mặt là yêu cầu của phổ cập giáo dụctiểu học đòi hỏi phát triển với quy mô rộng lớn của lớp mẫu giáo 5 tuổi, đảmbảo cho 100% trẻ 5 tuổi được chuẩn bị vào tiểu học với một mặt là không đủđiều kiện để phát triển mà khó khăn trước hết là đội ngũ giáo viên và cơ sởvật chất Một vấn đề cần quan tâm đó là chính sách đầu tư cho GDMN vẫncòn bất hợp lý cả về phương diện kế hoạch và thực tiễn, mới chỉ đầu tư chotrẻ em ở khu vực mầm non công lập mà còn thiếu quan tâm đến đầu tư trẻthuộc khu vực ngoài công lập
Sự mâu thuẫn giữa yêu cầu của việc đào tạo con người của thế kỷ XXI
và tương lai với điều kiện, khả năng kinh tế có hạn của Nhà nước đã thấy rõ.Chính vì vậy trong giai đoạn hiện nay XHHGD nói chung và XHHGDMNnói riêng có vai trò hết sức quan trọng bởi nó có yếu tố đóng góp hết sức tíchcực và cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển của giáodục XHHGDMN sẽ mang lại nhiều nguồn lực phục vụ mọi hoạt động củaGDMN Huy động các nguồn lực và đa dạng hóa các nguồn lực bao gồmnguồn lực vật chất (nhân lực, vật lực, tài lực), nguồn lực tinh thần (sáng kiếnkinh nghiệm, góp ý tư vấn ), nguồn lực vừa có ý nghĩa vật chất lẫn tinh thầnnhư công nghệ thông tin, thông tin Những nguồn lực này sẽ góp phần giải
Trang 27quyết được mâu thuẫn và khắc phục được những khó khăn của quá trình pháttriển GDMN.
1.4.3.2 XHHGDMN góp phần nâng cao chất lượng GDMN, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách của trẻ khi vào tiểu học
XHHGDMN huy động được các nguồn lực sẽ góp phần tạo nên nhữngchuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục Mục tiêu hàng đầu của giáo dục
là chất lượng - chất lượng nhân cách của những con người được giáo dục, đàotạo Nhờ XHHGDMN mà cộng đồng có thể tham gia vào việc cụ thể hóa mụctiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương và cộng đồng Các lựclượng xã hội có thể tham gia vào việc cải tiến nội dung và phương pháp giáodục, tham gia xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, tham giatrực tiếp vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mầm non và vì vậy
nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của thế hệ trẻ XHHGDMN sẽ làm tăngcường lực lượng của người dạy và người học, phát triển yếu tố con ngườitrong giáo dục Do đó có thể nói XHHGDMN là một phương thức tích cựcgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Giáo dục hình thành và phát triển nhân cách góp phần tạo ra nguồn lựccon người qua các thành tố tri thức, thái độ và hành động kỹ năng cuộc sống.XHHGD chính là nhằm mục tiêu mọi người làm giáo dục để giáo dục chomọi người, từ đó tạo ra được một xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí
Từ nền tảng dân trí đó mới có thể đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lựcquý giá cho đất nước Trên nền tảng đó phát hiện và bồi dưỡng các nhân tài.Nhưng để có một nguồn nhân lực có chất lượng cao đủ sức đảm đương cácyêu cầu nhiệm vụ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chúng ta phảithực sự quan tâm đến lứa tuổi mầm non bởi sự bắt đầu nhân cách được hìnhthành do kết quả của việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non
Trang 28Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu thì trẻ em dưới 5 tuổi học nhanhnhất nhưng chưa có nhiều quốc gia đặt trọng điểm giáo dục vào giaiđoạn này
Như vậy GDMN ngoài việc tạo điều kiện để phát triển hiệu quả của lựclượng lao động hiện tại trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, nhóm xã hội, lựclượng vũ trang, đồng thời còn tạo tiền đề để phát triển nguồn nhân lực chotương lai XHHGDMN là một phương thức phát triển GDMN, làm GDMNbằng cách huy động sức mạnh của Nhà nước, xã hội, các tổ chức cá nhân, banngành, của gia đình từng cá nhân trong cộng đồng
1.3.3.3 XHHGDMN sẽ tạo ra sự công bằng dân chủ trong hưởng thụ
và trách nhiệm xây dựng GDMN
Thực hiện XHHGDMN có nghĩa là xây dựng được một cộng đồng tráchnhiệm của mọi lực lượng xã hội không chỉ “tham gia” mà phải “cùng làm”.XHHGDMN sẽ là giải pháp quan trọng để thực hiện công bằng xã hội trongphát triển GDMN Công bằng xã hội thể hiện ở việc đa dạng hóa các hìnhthức học tập, các loại hình trường lớp, mở rộng các cơ hội cho mọi thànhphần kinh tế, cho mọi tầng lớp nhân dân chủ động và bình đẳng tham gia vàocác hoạt động GDMN
Đó chính là việc được hưởng thụ một cách công bằng những phúc lợigiáo dục, làm cho mọi trẻ em đều được hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc, giáodục, có cơ hội được nuôi dưỡng, học tập bình đẳng như nhau (kể cả trẻ em ởgia đình hay ở các nhà trẻ, trường lớp mầm non công lập, bán công, tư thục,dân lập và nhóm trẻ gia đình Đảng ta đã chỉ rõ: “Thực hiện công bằng tronggiáo dục: người đi học phải đóng học phí, người sử dụng qua đào tạo phảiđóng góp chi phí cho đào tạo, có chính sách đảm bảo cho người nghèo và cácđối tượng chính sách đều được đi học (nghị quyết TƯ2 khóa VII)
Trang 29Dân chủ hóa GDMN là nhằm xóa bỏ tính khép kín của hệ thống giáodục và trường học để trẻ em có cơ hội được hưởng mọi quyền lợi chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục và để mọi người dân có thể thực hiện quyền làm chủ với
sự nghiệp giáo dục – Dân chủ hóa quá trình GDMN là dân chủ hóa việc thựchiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đánh giá GDMN, thựchiện dân chủ của người dạy và người học
Nhờ thực hiện dân chủ hóa GDMN nên các thành phần tham gia côngtác GDMN không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành giáo dục mà trở nên rộngkhắp trong địa phương, cộng đồng Như vậy XHHGDMN chính là con đường
để thực hiện dân chủ hóa trong GDMN
1.3.3.4 XHHGDMN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc.
Các chủ trương, đường lối, văn bản pháp quy chỉ có thể trở thành hiệnthực và đi vào cuộc sống khi được quần chúng nhân dân nhận thức đúng đắn
và thực hiện đầy đủ
Các chiến lược phát triển giáo dục mầm non của nhà nước ta đều nhấnmạnh việc chăm lo phát triển GDMN, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớpmẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư Đa dạng các loại hình trường, lớp mầm noncông lập, bán công, dân lập, tư thục theo quy mô khác nhau để khai thácnguồn lực, phát triển các hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cácbậc cha mẹ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ thơ của nhân dân Phảiđược nhân dân hiểu, đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia thì các chủtrương, mục tiêu, nhiệm vụ mới thực hiện được và công tác quản lý nhà nướcmới thực sự có hiệu lực và hiệu quả XHHGDMN là chủ trương phù hợp vớitruyền thống dân tộc và nguyện vọng của mọi người (truyền thống hiếu học,truyền thống chăm lo giáo dục vì con cái ) với mong muốn con cái phải cótrí thức và điều kiện phát huy tốt hơn cha mẹ và các thế hệ đi trước
Trang 30Tóm lại, thực hiện XHHGDMN sẽ góp phần khắc phục được những khókhăn, giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển GDMN.Qua đó càng thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện XHHGDMNtrong giai đoạn hiện nay.
1.4.4 Nội dung và phương thức thực hiện công tác XHHGDMN
1.4.4.1 Nội dung
Bao gồm các nội dung chính sau đây:
a Tạo lập phong trào học tập rộng khắp trong xã hội, mọi người đềuhọc, học thường xuyên, học suốt đời, mọi người trong xã hội xem việc họctập là nhiệm vụ và quyền lợi của mình và phong trào toàn dân học tập trởthành phong trào thường xuyên phát triển vì lợi ích của mỗi công dân và củađất nước
b Xây dựng môi trường giáo dục mầm non lành mạnh, phối hợp chặtchẽ giữa giáo dục trong nhà trường, giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xãhội Làm cho mọi người, mọi tầng lớp từ cấp ủy Đảng, HĐND, UBND, cácđoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế xã hội, đến các doanh nghiệp và mọi
cá nhân trong xã hội nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục và trách nhiệmcủa mình đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nóiriêng của đất nước
c Huy động sự tham gia của toàn dân đối với sự nghiệp GDMN với nộidung này phải huy động các lực lượng xã hội tham gia trực tiếp hoặc giántiếp vào sự nghiệp GDMN, phải tập trung được sức mạnh của cộng đồng, pháthuy được những năng lực vốn có của từng thành viên trong cộng đồng trướchết là các đoàn thể xã hội, khai thác tận dụng lợi thế, chức năng giáo dụcriêng của các tổ chức đó để giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ
Trang 31là ở các thành phố, thị xã.
Đa dạng hóa được thể hiện ở những nội dung:
- Đa dạng hóa về nội dung, chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ
- Đa dạng hóa hình thức trường lớp mầm non
Phát triển các loại hình cơ sở GDMN theo 3 loại hình: Công lập, dân lập
và tư thục Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào quá trình đa dạng hóacác hình thức học tập và các loại hình trường lớp mầm non sẽ góp phần làmcho trẻ em được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện, làm choGDMN gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộngđồng
Trang 32b Tổ chức các lực lượng xã hội tích cực tham gia vào việc thực hiện quá trình giáo dục trẻ.
Trẻ mầm non là đối tượng của nhiều ngành, nhiều lực lượng, nhiềuchương trình, vì thế việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quátrình giáo dục là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo choviệc thực hiện được mục tiêu GDMN Các lực lượng xã hội có tiềm năng vàthực sự có khả năng tham gia vào quá trình giáo dục như cụ thể hóa mục tiêuđào tạo, kế hoạch chăm sóc giáo dục, đóng góp ý kiến vào nội dung vàphương pháp giáo dục, tham gia quản lý, đánh giá kết quả nuôi dạy trẻ, gipúnnhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, sưu tầm cung cấp các tư liệu đểbiên soạn các tài liệu, các bài giảng trong nội dung GDMN hoặc trực tiếptham gia một số nội dung trong chương trình như chăm sóc sức khỏe ban đầu,chương trình dinh dưỡng, phát triển thể chất…
Đó là hình thức cả cộng đồng cùng tham gia giáo dục thế hệ trẻ, để đạtđược mục tiêu chung thì đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhàtrường, các cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội,các bậc cha mẹ…
c Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho GDMN.
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhâncách trẻ em vì vậy XHHGDMN phải hướng tới việc huy động toàn xã hộitham gia xây dựng môi trường giáo dục để đảm bảo cho các môi trường đượclành mạnh có tính tích cực và có tính thống nhất trong tác động đến việc hìnhthành nhân cách của thế hệ trẻ
Các môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của trẻ đó là: Môitrường nhà trường, môi trường gia đình, môi trường xã hội
Trang 33- Môi trường nhà trường phải là môi trường có khung cảnh sư phạm, cơ
sở vật chất đáp ứng yêu cầu, nề nếp kỷ cương, không khí học tập, quan hệtrong sáng tình cảm giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, thầy trò vớinhân dân địa phương đó chính là môi trường thuận lợi cho việc xây dựng mốiquan hệ tốt đẹp giữa con người với con người
- Môi trường gia đình phải là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người,
là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và tính cách
Nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ với gia đình để cung cấp cáckiến thức cho cha mẹ trẻ, thống nhất các nội dung, phương pháp chăm sóc,nuôi dạy và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ
- Môi trường xã hội: Hiện nay đang biến động nhanh chóng và mạnh mẽ
có tác động rất lớn đến việc giáo dục thế hệ trẻ Cần khai tác những yếu tốtích cực nhưng phải hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường Cầnphải huy động lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường xã hội lãnhmạnh có ý nghĩa giáo dục tích cực Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống vàchất lượng cuộc sống, đề cao các giá trị xã hội chân chính, xây dựng nếp sốngvăn minh, tạo ra dư luận xã hội đúng đắn
Các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội đồng thời cùng tác độngvào thế hệ trẻ làm cho thế hệ trẻ được nuôi dưỡng giáo dục ở mọi lúc, mọinơi, chất lượng cuộc sống được nâng cao và được chuẩn bị chu đáo về thểlực, sức khỏe, trí tuệ Ngược lại chính lớp trẻ được giáo dục chu đáo này sẽchính là người làm trong sạch và lành mạnh hơn các môi trường trên
d Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho GDMN.
Là việc huy động toàn xã hội đóng góp nguồn lực vật chất (nhân lực,vật lực, tài lực), nguồn lực tinh thần (sáng kiến kinh nghiệm, góp ý tư vấn),nguồn lực nữa có ý nghĩa về vật chất và tinh thần (thông tin, công nghệ thôngtin) thực hiện đa dạng hóa các nguồn đầu tư vật chất cho giáo dục mầm non
Trang 34để phục vụ cho việc đổi mới hoàn thiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo,phương pháp đào tạo, cải thiện nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ giáoviên và học sinh mầm non.
Mặc dầu nhà nước đã rất cố gắng trong việc đầu tư cho giáo dục nhưngchưa đủ để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của phát triển giáo dục Cơ sởvật chất còn hạn chế đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi, đời sồng giáoviên so với mặt bằng chung còn thấp, một bộ phận con em nhà nghèo không
có tiền ăn học Do đó việc xã hội hóa huy động các lực lượng xã hội đầu tưcho GDMN rõ ràng là một yêu cầu bức xúc hiện nay Chúng ta cần đến việchuy động các nguồn lực đó là:
- Nhân lực: Cần huy động, lôi cuốn các lực lượng xã hội và cá nhântrong cộng đồng mang tâm huyết và tài năng của mình tham gia vào các hoạtđộng của GDMN
- Vật lực: Đó chính là các phương tiện và điều kiện vật chất nhất định.Nếu chỉ trông chờ vào nhà nước thì không thể đáp ứng được yêu cầu pháttriển GDMN Những nội dung này nằm trong tiềm lực đáng kể của nhân dâncủa xã hội Cần phải huy động về đất đai, xây dựng nhà trẻ, trường lớp mẫugiáo, nhà ở giáo viên, trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng học tập, các lương thực,thực phẩm, thuốc men phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ…
- Tài lực: Việc đóng góp tài chính của các cơ quan nhà nước, các tổchức phi chính phủ, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các đoàn thể, giađình và cá nhân cho GDMN chính là nguồn tài chính được huy động qua cuộcvận động XHHGDMN Cần phải làm tốt công tác XHHGDMN để dễ dàngtạo động lực cho sự đóng góp của nhân dân theo cách mỗi người có thể thamgia thực hiện XHHGDMN theo khả năng của mình
Trang 35Kết luận chương 1
Tiếp tục XHHGDMN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhànước ta trong gia đoạn cách mạng mới, là điều kiện quan trọng để thực hiệnđạt hiệu quả các mục tiêu giáo dục mầm non phù hợp với xu hướng phát triểnmạnh mẽ của xã hội Việt Nam và hội nhập quốc tế Qua nghiên cứu chúng tathấy rõ XHHGDMN chính là trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị
và toàn xã hội Mọi người đều có nhiệm vụ chăm lo, phát triển GDMN Côngtác XHHGDMN mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.Tăng cường công tác quản lý XHHGDMN là đảm bảo chất lượng và hiệu quảXHHGDMN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo từ đó nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng phát triển nhân tài, đóng góp quantrọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 36CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở THÀNH PHỐ VINH
2.1.Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Vinh
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
a Vị trí địa lý:
Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh
tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thànhtrung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ
Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc,
từ 105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông Vinh là thành phố nằm bên
bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáphuyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên Thànhphố Vinh cách thủ đôHà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ ChíMinh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây
c Khí hậu:
Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có
sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác
Trang 37Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5đến tháng 9 và gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từtháng 10 đến tháng 4 năm sau.
d Diện tích và Dân số
Thành phố Vinh có diện tích 104,96 km² Dân số khoảng 480.000người (2013) Nhằm thực hiện đề án "Phát triển thành phố Vinh trở thànhtrung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ" đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt, từ nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giớihành chính để có diện tích 250 km² với dân số dự kiến là 800.000 - 1.000.000người Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phốVinh hiện nay và toàn bộ diện tíchthị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện NghiLộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên Ranh giới thành phố mới sẽ là phía Bắc
là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam vàphía Đông là biển Đông
đ.Về hành chính:
Thành phố Vinh có 25 phường, xã, (16 phường và 9 xã, trong đó có 4
xã mới nhập vào từ tháng 7/2008); gồm 374 khối, xóm, gần 70.000 hộ dândân số sống ở các xã chiếm 29%, dân số sống ở các phường chiếm 71% Cótrên 200 cơ quan, đơn vị hành chính và sự nghiệp đóng trên địa bàn, gần
3000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (gồm: Cty TNHH 1 TV, Cty
CP, công ty TNHH, DN tư nhân và HTX tiểu thủ công nghiệp và dịch vụnông nghiệp), hơn 150 công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp cấp tỉnh, 91 đơn vịthuộc các thành phần kinh tế của Trung ương đóng trên địa bàn
Vinh có tất cả những điều kiện cần thiết để có thể trở thành một vùngkinh tế phát triển
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội:
a Kinh tế:
Trang 38Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (ThanhHóa ) và Vũng Áng (Hà Tĩnh ), bên cạnh thành phố là khu kinh tế ĐôngNam (Nghệ An ).
Nền kinh tế có tốc độ phát triển khá cao trên các lĩnh vực, giai đoạn
2011 – 2013 tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 7,9% Tổng đầu tưtoàn xã hội giai đoạn 2011 – 2013 bình quân đạt 28.027 tỷ đồng Ngành côngnghiệp - xây dựng giai đoạn 2011-2013 có tốc độ tăng trưởng bình quân4,8%; dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân 10,1% Thu nhập bình quânđầu người năm 2011-2013 là 59 triệu đồng
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng, hướng đẩymạnh CNH - HĐH, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần cácngành công nghiệp xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong những năm qua đãđạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quảcác nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân,khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng KT-XH (điện, đường, trường, trạm, kiên cố hoá kênhmương …) Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố năm
2013 đạt 9.752 tỷ đồng
Các cấp uỷ, chính quyền đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để xoáđói giảm nghèo Do vậy, tỷ lệ hộ hộ nghèo năm 2013 chỉ còn 0,96 % (Theochuẩn mới), số hộ khá và giàu ngày càng tăng; triển khai thực hiện tốt cáchoạt động từ thiện và các chính sách xã hội khác
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng
an ninh luôn được quan tâm, củng cố; thực hiện tốt công tác dân quân, tự vệ;tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội được giữ gìn, chủ động phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội,
Trang 39tạo môi trường và bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân, góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế xã hội.Bộ
b.Công nghiệp:
Là đô thị hạt nhân có tác động lan toả mạnh mẽ đến tốc độ công nghiệphoá vùng Bắc Trung Bộ, trong nhiều năm qua cơ cấu kinh tế thành phố Vinhchuyển dịch tích cực và đúng hướng, trong đó tốc độ phát triển côngnghiệp khá nhanh tập trung chủ yếu là công nghiệp sạch Tạo tiền đề pháttriển nhiều ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ với các ngành chếbiến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng,
cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sảnxuất bao bì, nhựa, giấy
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 7 khu công nghiệp và một sốcụm công nghiệp: Khu công nghiệp Bắc Vinh; Cụm công nghiệp Nghi Phú;Cụm công nghiệp Hưng Đông; Cụm công nghiệp Hưng Lộc; Cụm côngnghiệp Đông Vĩnh; Cụm công nghiệp dệt may, khai thác cảng Bến Thủy;Cụm công nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng Trung Đô
c Thương mại - Dịch vụ:
Các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch, kháchsạn cũng phát triển nhanh chóng và ổn định Với hệ thống ngân hàng, cáccông trình chợ đầu mối bán buôn bán lẻ, siêu thị, hệ thống khách sạn đa cấp,đầu mối các tour du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cơ sở để trởthành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của khu vực Bắcmiền Trung Từ năm 2011 - 2013, tỷ trọng dịch vụ đạt hơn 60% GDP củathành phố và so với tính quy luật chung thì tỷ trọng dịch vụ trên thể hiện sựtiến bộ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh ngày càng rõ nét
d Định hướng phát triển:
Trang 40Theo Quyết định Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phốVinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2025 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, quy
mô dân số thành phố khoảng 900.000 người vào năm 2030; có diện tíchnghiên cứu phát triển khoảng 250 km2, vùng phụ cận có quy mô khoảng1.230 km2, bao gồm: huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Xuân(Hà Tĩnh) và thị xã Cửa Lò
Chức năng của thành phố Vinh đối với tỉnh Nghệ An và vùng BắcTrung Bộ bao gồm:
- Chức năng đầu tầu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu
về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ
- Chức năng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoahọc - công nghệ, văn hoá - thể thao và y tế của vùng
- Chức năng trung tâm công nghiệp của vùng đối với sự phát triển côngnghiệp chung của vùng Bắc Trung Bộ
- Chức năng Trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tácđộng mạnh trên phạm vi vùng Bắc Trung Bộ
- Chức năng đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của vùng BắcTrung Bộ, cả nước và quốc tế
2.1.3 Về truyền thống lịch sử, văn hoá – du lịch:
a Về truyền thống lịch sử:
Thành phố Vinh thuộc vùng kẻ Vang hoặc kẻ Vịnh ngày xưa Sau đó, lầnlượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi Cuối cùng, tênchính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tạimãi cho đến tận bây giờ Chữ Vinh là gọi chệch từ chữ Vịnh
Cách đây hàng ngàn năm, người Việt cổ đã sinh sống trên vùng đất nàykhá đông đúc Việc tìm thấy hai trống đồng thuộc thời đại Hùng Vương (cách