Những chuyển biến về mặt nhận thức và hành động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 49)

Hầu hết học sinh THPT đều cho rằng: Cuộc vận động là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn; là cơ hội tốt, giải pháp thiết thực, có hiệu quả để xây dựng Đảng, khắc phục tình trạng suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng nền tảng đạo đức xã hội hiện nay, đặc biệt đối với học sinh trường THPT là thế hệ trẻ sẽ trở thành lực lượng xã hội trong tương lai.

Bảng 2.1.Đánh giá tầm quan trọng của việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Can Lộc

Đối tượng Rất quan trọng Quan trọngMức độ đánh giáKhông quan trọng

Học sinh 97,86% 2,14% 0

Giáo viên 97,67% 2,33% 0

Qua kết quả ở bảng 2.1 thấy rằng: Tỷ lệ học sinh các trường THPT huyện đã nhận thức rất đúng đắn đến việc rèn luyện đạo đức nói chung và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng (tỷ lệ cao 97,86%).

- Cuộc vận động đã tạo nên sự đoàn kết gắn bó, nhất trí cao của tập thể nhà trường và đây là yếu tố quyết định giúp các trường xác định mục tiêu, phương thức hoàn thành các chỉ tiêu của đơn vị, của ngành.

- Các hình thức tổ chức, biện pháp thực hiện nêu trên đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều bài học về tấm gương của Bác được vận dụng vào thực tế công tác như:

+ Phải sống bằng sức lao động của mình, sống trung thực, làm gương cho học sinh, thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD& ĐT, mỗi học sinh phải nêu cao tinh thần phải tự học, học suốt đời để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, của xã hội.

+ Phải tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng điện, nước, máy lạnh, văn phòng phẩm... đảm bảo làm việc đúng giờ, tôn trọng nội quy của nhà trường.

+ Trong cách cư xử, giao tiếp giữa mọi người với nhau, phải thể hiện tình thương yêu, tôn trọng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Bảng 2.2.Đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinhcác trường THPT huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh Đối tượng Mức độ đánh giá Phong phú Không phong phú Đầy đủ Không đầy đủ Học sinh 55,47% 44,53% 54,44% 45,56% Giáo viên 60,12% 39,88% 57,35% 42,65%

- Đa số các trường đã xây dựng kế hoạch, biện pháp chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót về phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, chú ý trong xây dựng các mối quan hệ giữa học sinh - nhà trường - xã hội.

- Qua từng đợt học tập các chuyên đề về Bác có sức hút đối học sinh THPT. Qua đó thấy rằng: Trung ương Đảng phát động Cuộc vận động trong thời điểm hiện nay là rất đúng đắn, sáng suốt. Là cơ hội tốt, giải pháp có hiệu quả để xây dựng Đảng, tạo sự chuyển biến mạnh về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận học sinh THPT hiện nay.

- Nhận thức của học sinh THPT chuyển biến ngày càng rõ nét từ việc xem: Cuộc vận động chỉ là một đợt học tập chính trị đơn thuần, qua từng năm “học tập” từ tấm gương đạo đức của Bác đã khuyến khích, thúc đẩy các hành động “làm theo”, góp phần chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động trong và ngoài nước.

- Hầu hết học sinh THPT đã biết, quan tâm, đặt niềm tin, thể hiện sự đồng tình và hưởng ứng thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong cán bộ, đảng viên được nâng cao.

- Mặt khác, Cuộc vận động còn là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành và của từng đơn vị cụ thể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w