- Sự phối hợp giữa các đơn vị, đặc biệt là tổ chức Đoàn phải nhịp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức, bao gồm: vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức; những phẩm chất đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới, yêu cầu rèn luyện đạo đức với mỗi người.
Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Đạo đức Hồ Chí Minh đa dạng và phong phú, đặc biệt mang tính thực tiễn rất cao. Phương pháp giáo dục đạo đức của Hồ Chí Minh là thuyết phục, cảm hoá, khơi dậy lòng tự tin, tự trọng, tự hào và lòng nhân ái vị tha ở mỗi con người, được xây dựng trên nguyên tắc lịch sử cụ thể, có tính định hướng phù hợp với từng giai đoạn, có sự kết hợp chặt chẽ với thế giới quan khoa học, giáo dục chính trị, thẩm mỹ, lao động, thể chất... Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức đã trở thành một bộ phận của sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Những giải phải đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt đã cụ thể hoá tấm gương đạo đức của Người bằng những việc làm, những hành động, hành vi đạo đức cụ thể; qua đó đã nâng cao nhận thức của sinh viên, xây dựng nên một môi trường sư phạm.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải được xem là một nếp sinh hoạt hàng ngày của học sinh, phải được duy trì thường xuyên, tránh hiện tượng theo kiểu phong trào, có như vậy chúng ta mới tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, góp phần nâng cao công tác giáo dục của huyện nhà.
2. Kiến nghị