Phối hợp giữa gia đình, cộng đồng xã hội và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua cuộc vận động “Học tập và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 72)

- Sự phối hợp giữa các đơn vị, đặc biệt là tổ chức Đoàn phải nhịp

3.2.5. Phối hợp giữa gia đình, cộng đồng xã hội và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua cuộc vận động “Học tập và

công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

3.2.5.1. Ý nghĩa, nội dung của giải pháp:

Để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT, một trong những giải pháp không thể thiếu đó là sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội thành một thể thống nhất.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội, là môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con người, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng con người lớn khôn. Giáo dục gia đình có thế mạnh là có sự hiểu biết, tình thương yêu và trách nhiệm giữa những người thân với nhau. Điều này tạo nên sức mạnh cảm hoá to lớn mà nhà trường và xã hội không thể có được. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, muốn phát huy vai trò của giáo dục gia đình, trước hết cần quan tâm xây dựng văn hoá gia đình.

Giáo dục đạo đức trong nhà trường không những là sự tiếp tục của giáo dục gia đình mà còn là môi trường đào tạo cho con người có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhằm phát triển toàn diện con người. Cùng với gia đình, nhà trường là “cái nôi” đầu tiên trong quá trình giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách con người.

Cùng với gia đình, nhà trường, xã hội giữ vai trò hết sức to lớn trong việc hoàn thiện và phát triển các phẩm chất đạo đức, lối sống của học sinh, xã hội làm phong phú thêm những điều mà học sinh học được ở nhà trường. Xã hội là nơi diễn ra mọi hoạt động đa dạng của con người, cũng là nơi thử thách ý chí, bản lĩnh, năng lực của từng cá nhân. Xã hội vừa là nơi giáo dục, hoàn thiện, kiểm định đạo đức cho con người; đồng thời cũng là nơi mà con người dễ bị xoáy mòn về đạo đức nếu như các em không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không có kinh kỹ năng sống, nhất là khi các em đang sống trong thời kỳ

bùng nổ thông tin, kinh tế phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay.

3.2.5.2. Tổ chức thực hiện

Để nâng cao sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Để nâng cao việc rèn luyện đạo đức cho học sinh, giữa gia đình và nhà trường phải có sự thống nhất về quan điểm, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục. Gia đình phải quan tâm đến con em mình, phải luôn nắm được những thông tin từ phía nhà trường, không cản trở, đồng thời ủng hộ, động viên con em mình tích cực tham gia các phong trào chính trị - xã hội, các hoạt động ngoại khoá do đoàn thanh niên tổ chức.

- Tăng cường ý thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục, quản lý học sinh, nhất là học sinh ở trọ. Nếu gia đình, nhà trường, xã hội không phối hợp chặt chẽ với nhau, không có kỷ luật nghiêm minh thì sẽ không thành công trong việc giáo dục học sinh. Do đó nhà trường không chỉ dạy kiến thức, mà phải có trách nhiệm giữ nề nếp, kỷ cương trong nhà trường, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh. Nhà trường cần phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương, để quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Học sinh ngày nay được sống trong môi trường văn hoá phong phú, đa dạng, các em được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trong nước và quốc tế, cả những thông tin tốt lẫn những thông tin xấu, được học hỏi giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Điều đó có tác động to lớn đến đời sống văn hoá tinh thần và lối sống của học sinh, các em là những người hết sức nhạy cảm với tình hình mới. Do đó, nhà trường phải phối hợp với các đơn vị bộ đội, công an ở địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp để học sinh tự ý thức rèn luyện cho bản thân mình và phải thường xuyên có sự tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm

trong sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục này nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế, thiếu sót.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w