0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Tuyên truyền giáo dục học sinh học tập và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 59 -59 )

- Sự phối hợp giữa các đơn vị, đặc biệt là tổ chức Đoàn phải nhịp

3.2.1. Tuyên truyền giáo dục học sinh học tập và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

mực đạo đức Hồ Chí Minh

3.2.1.1. Ý nghĩa, nội dung của giải pháp:

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống nhất là giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, để cho các giá trị này tiếp tục khẳng định là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước;khơi dậy ước mơ, hoài bão lớn trong thanh thiếu niên qua các buổi toạ đàm, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, nói chuyện truyền thống, tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, làm cho đoàn viên thanh niên giữ vững lập trường, trung thành với lý tưởng cách mạng, tự hào với truyền thống của các thế hệ cha anh, soi mình vào những tấm gương tiêu biểu trong xã hội, để từ đó, đặt ra cho mình mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng

ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Công tác tuyên truyền giáo dục, định hướng giá trị xã hội cho thanh thiếu niên cần xây dựng cho tuổi trẻ ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện để đạt đến các hệ giá trị xã hội chung của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đây là quá trình vừa để nâng cao các giá trị truyền thống và tạo ra các giá trị xã hội mới, góp phần chống lại những hạn chế tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và những xâm nhập thiếu lành mạnh của quá trình toàn cầu hoá

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện:

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác tổ chức quản lý giáo dục đạo đức học HS THPT trên địa bàn huyện Can Lộc, phải được quán triệt một cách thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau.

Phải quán triệt một cách đầy đủ về tư tưởng, nhận thức, nội dung, chương trình về quản lý giáo dục đạo đức cho CB GV và HS, thấy được trách nhiệm của mình đối với công tác này. Chi bộ - BGH nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, trong nhà trường cần có những giải pháp chỉ đạo đồng bộ từ trên xuống dưới và phải được tuyên truyền một cách thường xuyên tới từng CB GV và HS nhà trường. GV là người trực tiếp tổ chức quản lý giáo dục đạo đức cho HS, người chịu trách nhiệm chính về kết quả học tập rèn luyện, tu dưỡng của HS. Trong quá trình công tác, giảng dạy, GV luôn luôn phải chú ý tới việc “ dạy người - dạy chữ ”

Về phía nhà trường, cần đưa việc giáo dục đạo đức vào nề nếp theo chương trình cụ thể cho HS nhà trường. Hiện nay, việc giảng dạy môn đạo đức học chưa được chú trọng, bởi vậy cơ hội cho HS tiếp cận với những tri thức và giá trị đạo đức mới còn bị hạn chế. Do vậy cần phải có sự phối hợp đồng bộ trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho HS, hình thành môi trường giáo dục mới, thuận lợi để hình thành nên các phẩm chất đạo đức của HS.

- Tổ chức cho HS học tập nghị quyết, nghe thời sự chính trị thông qua các buổi chào cờ để các em nắm kịp thời các đường lối chủ trương của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, nắm bắt được những định hướng, nắm bắt được tình hình thời sự, chính trị trong và ngoài nước, từ đó các em có những định hướng trong học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên để trở thành những công dân mới, đóng góp cho sự nghiệp CHH, HĐH đất nước.

Đối với thanh niên HS, việc thông qua giáo dục của nhà trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống các đoàn thể trong nhà trường, tạo ra ý thức trách nhiệm của từng người đối với xã hội, trước hết mỗi HS phải chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường, pháp luật của nhà nước, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ cá nhân, tập thể và cộng đồng, nhằm hạn chế cao nhất tính vị kỷ cá nhân, vô trách nhiệm của mình trước tập thể.

Các nhà trường phải thường xuyên làm tốt công tác nêu gương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về tác dụng của việc nêu gương sáng đạo đức” một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [17]

- Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa theo các chuyên đề về những giá trị truyền thống của cha ông, bản sắc văn hoá dân tộc của con người Việt Nam, giáo dục về đạo đức, pháp luật, tình bạn, tình yêu cách phòng chống ma tuý… thông qua đó giúp HS nhận thức rõ, xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức trong sự phát triển nhân cách của mình trong tương lai. Các em phải biết đặt mục đích giáo dục tu dưỡng đạo đức ngang tầm với mục tiêu tích lũy tri thức, trong quá trình thực hiện sự hoàn thiện nhân cách. Từ đó hình thành tính tích cực, tự giác trong việc chủ động tiếp thu những giá trị chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu đặt ra.

- Ban Tuyên giáo Huyện Ủy, Ban biên tập Website Huyện Đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Can Lộc, xây dựng tài liệu sinh hoạt chi đoàn hàng tháng; Tổ chức biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ học tập,

sinh hoạt và tăng cường phát hiện và biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, cổ vũ tuổi trẻ tham gia có hiệu quả các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Quá trình giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài và phức tạp, diễn ra theo con đường của sự tự giác, chứ không phải tự phát. Do vậy, các tổ chức phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức nhiều hoạt động, phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức nhiều hoạt động, phải biết vận dụng và khai thác triệt để một cách đồng bộ từ nhiều phía, từ nhiều hoạt động khác nhau, các hoạt động giảng dạy và học tập nội khoá, ngoại khoá, các hoạt động của đoàn thể….để khai sáng nhận thức đạo đức cho niềm tin, tình cảm về hành vi đạo đức cho HS, để các em có điều kiện làm quen và tiếp cận các giá trị đạo đức, các chuẩn mực đạo đức của người chủ tương lai đất nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 59 -59 )

×