- Sự phối hợp giữa các đơn vị, đặc biệt là tổ chức Đoàn phải nhịp
3.2.6. Đánh giá, kiểm tra việc quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
3.2.6.1. Ý nghĩa, nội dung của giải pháp:
Để đảm bảo hiểu quả của các biện pháp nâng cao việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì vấn để kiểm tra đánh giá là một nhiệm vụ quan trọng, không thể bỏ qua. Đây có được coi là bước tổng kết cho cả một quá trình thực hiện một nhiệm vụ, một công việc.
Thanh tra, kiểm tra nhằm xem xét việc thực hiện các quyết định quản lý ở mức độ nào, phát hiện những trục trặc, trì trệ, xử lý những sai phạm và đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên nhân để đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Động viên, khuyến khích tính tích cực, những mặt tốt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý để hoạt động quản lý đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát đã góp phần ổn định, nâng cao chất lượng và uy tín của các giải pháp thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị tổ chức mà cụ thể ở đây là các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát đã giúp cho các trường THPT, cá nhân các học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; từng bước khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo của các nhà trường đối với công tác kiểm tra, giám sát, góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong tất cả các cơ đơn vị nhà trường THPT, thúc đẩy và làm chuyển biến tốt việc chấp hành nghiêm túc việc thực hiện cuộc thi và vận động; đồng thời góp phần nâng cao
bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng cho học sinh THPT nói chung trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện tốt quá trình đánh giá, kiểm tra sẽ góp phần tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện cuộc vận động nói riêng và các cuộc thi nói chung.
Các cuộc kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, quy định, đúng nội dung, đối tượng; kết luận rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng công việc thực hiện. Đồng thời sau mỗi cuộc đánh giá, kiểm tra cần rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết để các hoạt động triển khai sau này sẽ tránh được các hạn chế đã gặp trước đó, và thực hiện được mục đích cuối cùng là nâng cao được hiệu quả công tác quản lí việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
3.2.6.2. Tổ chức thực hiện
Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và đột xuất. Trong đó: Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình đã được duyệt; thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Nội dung của công tác kiểm tra bao gồm:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các trường THPT;
- Kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các trường THPT;
- Nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của các đơn vị; - Biểu dương những gương điển hình thực hiện tốt và phê bình, kiểm điểm đối với những đơn vị, cá nhân thực hiện yếu kém.
Để nâng cao việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện, cần làm tốt các công việc cơ bản sau:
a. Công tác chuẩn bị
- Tập hợp thông tin về đơn vị được thanh tra, kiểm tra, thu thập các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra, dự kiến thành lập đoàn, thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra, dự trù kinh phí, phương tiện.
- Trình người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
- Họp đoàn thông báo quyết định thanh tra, phổ biến kế hoạch thanh tra, kiểm tra, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng mẫu biên bản và những việc cần thiết khác.
b. Tiến hành thanh tra, kiểm tra.
- Tổ chức công bố quyết định, thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra với lãnh đạo đơn vị được thanh tra.
- Nghe báo cáo của lãnh đạo đơn vị về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học, chất vấn, trao đổi của đoàn với lãnh đạo đơn vị.
- Kiểm tra hồ sơ về công tác quản lý của nhà trường về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Hội ý tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra của từng bộ phận; chuẩn bị nội dung làm việc với đơn vị và các cơ quan liên quan.
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra. c. Kết thúc thanh tra, kiểm tra
- Tập hợp hồ sơ cuộc thanh tra, kiểm tra và lưu trữ theo quy định.
- Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra cho cơ quan quản lý theo quy định.
d. Sau thanh tra, kiểm tra
- Thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra đến đối tượng được thanh tra, kiểm tra, cơ quan chủ quản và các đơn vị có liên quan.
- Sau khi có kết quả thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm xem xét, xử lý kết luận thanh tra theo quy định hiện hành.
- Có kế hoạch chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra.