Phát động phong trào “Nói không với tiêu cực trong kiểm tra, thi cử” trong nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 67)

- Sự phối hợp giữa các đơn vị, đặc biệt là tổ chức Đoàn phải nhịp

3.2.3. Phát động phong trào “Nói không với tiêu cực trong kiểm tra, thi cử” trong nhà trường

thi cử” trong nhà trường

3.2.3.1. Ý nghĩa, nội dung của giải pháp:

Trường học là nơi đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Nhưng hiện nay trường học lại trở thành mối quan tâm của xã hội bởi bệnh thành tích và những tiêu cực trong thi cử. Vì vậy, hiện nay đã có cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Trước hết hãy tìm hiểu về tiêu cực trong thi cử. Ta có thể hiểu tiêu cực trong thi cử bao gồm những hành động gian lận, lo lót hay sửa điểm trong các cuộc thi dù lớn hay nhỏ. Có thể hiểu một cách rõ hơn đó là những hành động như quay cóp, mở tài liệu khi làm bài thi, hay đút lót cho những người tổ chức để sửa điểm. Khi nói về bệnh thành tích, điều đó lại càng đáng buồn hơn khi những người tham gia lại là những người hoạt động trong giáo dục. Họ sửa điểm, nâng điểm không lí do, cho điểm ảo rồi tự ý đưa ra những thành tích mà họ không hề đạt được. Cả tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích đều là sự thiếu trung thực trong giáo dục. Vì vậy, cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” có ý nghĩa to lớn trong việc đẩy lùi hai căn bệnh này, đem lại sự trung thực cho ngành giáo dục nước ta.

Cuộc vận động được phát động, đó là mong muốn của xã hội và đất nước, để giáo dục thực sự hoàn thành nhiệm vụ của nó, đó là đào tạo nên những con người trung thực về mặt nhân cách. Khi đó, chúng ta sẽ có được những người có tài thực sự, và xã hội phát triển, đất nước hoàn thiện, dân giàu nước mạnh, với những con người có tài năng cầm quyền, tham nhũng bị loại

bỏ. Đó cũng chính là những lợi ích to lớn mà cuộc vận động mang lại, nếu mọi người đều thực hiện đúng.

Phong trào “Nói không với tiêu cực trong kiểm tra, thi cử” trong nhà trường bao gồm các nội dung sau:

- Tiếp tục xây dựng kỷ cương nề nếp trong dạy và học, khắc phục những yếu kém trong tổ chức quản lý, đánh giá thi đua, tổ chức các kỳ thi, kiểm tra xét lên lớp…; nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Giáo dục phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Ngăn chặn kịp thời các tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Tạo động lực để cán bộ giáo viên nhà trường có nhận thức đúng đắn, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ; hưởng ứng, tham gia tích cực có hiệu quả cuộc vận động này.

- Từ khâu đột phá “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” tạo nên những bước phát triển mới, tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2.3.2. Tổ chức thực hiện

- Chỉ đạo giáo viên tiến hành khảo sát chất lượng thực từ đầu năm học, trên cơ sở đó, giao chỉ tiêu chất lượng cho từng giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy, phụ đạo học sinh đảm bảo yêu cầu, nâng cao thường xuyên.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác chuyên môn. Cán bộ quản lý trong trường vào cuộc quyết liệt, huy động và yêu cầu mọi giáo viên phải có trách nhiệm tham gia, tận dụng mọi địa điểm, thời gian, vận dụng hình thức cá biệt để phụ đạo học sinh không thu tiền .

- Tổ chức hội nghị giao ban hàng tháng, nội dung tập trung chủ yếu và kiểm điểm, đánh giá tiến độ và kiểm tra trực tiếp kết quả phụ đạo học sinh yếu kém.

- Nhiệm vụ cụ thể:

a. Ban giám hiệu các trường:

+ Xây dựng kỷ cương, nề nếp, quy chế làm việc, phát huy dân chủ, sáng tạo, đổi mới cách đánh giá cán bộ giáo viên, nghiêm túc đánh giá và tự đánh giá kết quả giáo dục của nhà trường theo từng kỳ và cả năm học.

+ Cụ thể hoá các tiêu chí và chỉ tiêu thi đua tới mỗi giáo viên, học sinh trong nhà trường để có được kết quả đánh giá đúng sau mỗi đợt thi đua và cuối năm học.

b. Đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường:

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm người thầy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Dân chủ- kỷ cương- Tình thương - Trách nhiệm”. Thực hiện đúng yêu cầu mỗi Thầy giáo, Cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

+ Ký cam kết thực hiện tốt cuộc vận động “nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” đối với Ban giám hiệu nhà trường; tuyên truyền sâu rộng nội dung và ý nghĩa của cuộc vận động trong học sinh và nhân dân.

+ Thực hiện tốt kỷ cương nền nếp trong công tác giảng dạy. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, chống lối dạy học đọc chép, dạy theo kiểu thuyết trình, học sinh học tập thụ động, không có đồ dùng dạy học. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Chấm dứt tình trạng hạ thấp yêu cầu trong việc kiểm tra đánh giá, chấm chữa bài, tự ý nâng sửa điểm đánh giá xếp loại sai quy định, không đúng thực chất.

+ Không làm các việc tiêu cực để chạy theo thành tích. Không vi phạm nội quy, quy định của ngành. Không dung túng, bao che cho các việc làm sai trái của đồng nghiệp và học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w