1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp

24 719 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 249,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : TRƯỜNG THPT NAM HÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯA VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Huế Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Toán  - Lĩnh vực khác: sinh hoạt chủ nhiệm  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học : 2013 – 2014 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ________________ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Huế 2. Ngày tháng năm sinh: 25-1-1976 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 491C/A2 - Nhị Hòa - Hiệp Hòa - Biên Hòa - Đồng Nai 5. Điện thoại: (cơ quan ) - ĐTDĐ: 0974365111 6. Fax: E-mail: nguoibienhoa@gmail.com 7. Chức vụ: 8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Toán và chủ nhiệm lớp 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân Toán - Năm nhận bằng: 2000 - Chuyên ngành đào tạo: Toán học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán -Số năm có kinh nghiệm: 13 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: “Kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng của giờ sinh hoạt chủ nhiệm” (sáng kiến trong năm học 2006-2007), “Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới” (2007- 2008), “Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học” (2008-2009), “Tìm lời giải cho bài toán | | ,A B A B = = ” (2009 – 2010). “ Tạo hứng thú học tập cho học sinh với bài toán Tổ hợp” (2010 – 2011), “Tạo hứng thú học tập cho học sinh với bài toán Tổ hợp - Bài toán Tổ hợp với thực tế” (2011- 2012)… 2 Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp Mục lục Mục lục 3 1.Lý do chọn đề tài 4 2.Mục đích của đề tài 4 3.Bố cục của đề tài 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Cơ sở lý luận 6 1.2. Cơ sở thực tiễn 6 CHƯƠNG 2: ĐƯA VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP 8 2.1.Phương pháp triển khai 8 2.2. Ứng dụng vào thực tế một số chủ điểm tiêu biểu 9 Hướng về đồng bào vùng lũ 17 CHƯƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP 20 3.1. Kết quả thực hiện 20 3.2 Bài học kinh nghiệm 20 PHẦN KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 PHỤ LỤC…………… …………………………………………………………………22 Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Là người giáo viên, ngoài công việc truyền thụ tri thức cho học sinh thì công tác giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh là công việc vô cùng quan trọng. Đặc biệt, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh còn là trách nhiệm của người thầy làm công tác chủ nhiệm lớp. Với vai trò trực tiếp theo dõi và đánh giá hạnh kiểm của học sinh nên giáo viên chủ nhiệm có nhiều điều kiện định hướng và giáo dục tư tưởng, lối sống học sinh. Trong nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, như: học tập chuyên đề về đạo đức, xử lý kỷ luật thì việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm là một hướng cần thiết. Bởi lẽ, việc triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách rộng khắp đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, đây là công việc có đặc thù mang tính chất vận động, tính chất tư tưởng, rất khó định lượng và cần phải được làm thường xuyên. Do đó, một yêu cầu có tính thời sự là đưa ra nhiều mô hình hay để mọi tầng lớp nhân dân, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này là học sinh, có thể học và làm theo Bác. Bản thân là giáo viên chủ nhiệm bậc THPT, tôi nhận thấy việc hướng dẫn, tạo ý thức tự giác cho học sinh học tập và làm theo gương Bác có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong tình hình có nhiều luồng văn hóa ngoại lại đan xen, ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, lối sống của các em. Làm sao để học sinh có được sự tự giác để học và làm theo Bác, để học sinh phát triển tư tưởng, nhân cách đúng hướng? Đó chính là động lực để tôi triển khai nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm đưa vấn đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp”. 2.Mục đích của đề tài Khi giáo viên - học sinh cùng thực hành tốt đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp” sẽ giúp học sinh có thêm kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt tập thể, tạo hứng khởi hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Do vậy, giờ sinh hoạt lớp không còn đáng sợ với học trò với các công việc kiểm điểm, phê bình nặng nề. Ngược lại đó là 4 Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp giờ học các em mong muốn để được sinh hoạt tập thể, hát, cười vui vẻ,tự tin hơn, yêu đời hơn sau một tuần học tập vất vả. - Học sinh tích cực hơn, năng động hơn, sáng tạo trong các hoạt động của lớp. Tinh thần đoàn kết tương thân tương ái ngày càng được gắn chặt. - Học sinh biết quan tâm đến các vấn đề chính trị, thời sự, xã hội, biết yêu quê hương đất nước, thương con người, không vô cảm trước nỗi đau của người khác 3.Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài Đưa vấn đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp” có 3 chương chính, được bố cục như sau: Chương 1: Những vấn đề chung Chương này trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Từ các cơ sở có được giúp người viết có nền tảng đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất được nêu trong chương 2 và 3. Chương 2: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp Chương chính của đề tài trình bày nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. Chương có 2 mục là: Phương pháp triển khai và Ứng dụng vào thực tiễn một số chủ điểm tiêu biểu. Chương 3: Nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp Chương cuối cùng nêu lên kết quả thực hiện đề tài, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm. Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Cơ sở lý luận *Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh Sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trách nhiệm của người thầy "không phải là gõ đầu trẻ để kiếm cơm" mà phải chăm lo, dạy dỗ, đào tạo các em thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt, trung với nước, hiếu với dân, có lòng yêu nước nồng nàn, có đạo đức trong sáng, cần- kiệm-liêm-chính-chí-công-vô-tư, có tri thức và sức khỏe để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp giáo dục, phải đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức. Đó là vì sự nghiệp, vì cuộc sống của chính các em học sinh để sau này, các em trở thành những con người tốt, những công dân tốt, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Người cho rằng, việc dạy trẻ cũng như trồng cây non. Cây non được trồng tốt thì sau này cây sẽ lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các em sẽ thành người tốt. Theo Người, tài phải đi đôi với đức, đức đi đôi với tài, nếu chỉ có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Dựa trên tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học: dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập và thực sự tạo được môi trường “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Giáo dục đạo đức cho học sinh - mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục trong nhà trường. 1.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh, mô hình quản lý học sinh các cấp học chủ yếu là phân bổ đến từng đơn vị lớp. Mô hình này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Tùy theo từng đặc điểm, tình hình 6 Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp của lớp học mà có những phương án giáo dục đạo đức, định hướng nhân cách cho học sinh một cách phù hợp. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi có một số nhận định sau: *Mặt thuận lợi: 1. Học sinh tương đối ngoan, thực hiện tốt nội quy nhà trường. 2. Nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con mình. Phụ huynh hợp tác với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường trong việc giáo dục học sinh. *Mặt khó khăn: 1.Hình ảnh học sinh ngán ngẩm khi đến giờ chủ nhiệm, không khí tẻ nhạt với các ánh mắt lơ đễnh, những cái đầu mệt mỏi gục xuống bàn, nhóm thì chơi cờ tướng, nhóm lại ngồi tán chuyện gẫu, có em mở điện thoại di động chơi game Những học sinh vi phạm nội quy trong tuần trơ ra với những điệp khúc kiểm điểm, phê bình của giáo viên chủ nhiệm đã ám ảnh tôi rất nhiều năm qua. Tuổi 15, 16, 17 của các em là tuổi đẹp nhất, là những gương mặt sáng ngời thánh thiện, là những tâm hồn tràn đầy nhựa sống, là sự hoạt bát, năng động có chút huyên náo dễ thương cớ sao lại trở thành những con chim xuội cánh đáng thương trong giờ sinh hoạt cuối tuần? 2. Một số học sinh có bố mẹ ly dị, thiếu sự chăm sóc, quan tâm của gia đình. 3.Nhiều học sinh thụ động, nhút nhát, kỹ năng sống cũng như sinh hoạt tập thể yếu. 4.Ý thức học tập của nhiều học sinh chưa tốt, học sinh còn lười học. 5.Một số ít học sinh thường xuyên vi phạm nội quy. Kết quả xếp hạng năm học trước của lớp là hạng cuối. 6.Không ít học sinh sống cùng mẹ, thiếu sự yêu thương, chăm sóc của người bố vì bố mẹ ly dị. 7.Có một vài phụ huynh thể hiện thái độ không hợp tác với giáo viên chủ nhiệm năm học trước. Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 7 CHƯƠNG 2: ĐƯA VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP 2.1.Phương pháp triển khai Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp theo từng chủ điểm. Các chủ điểm đó sẽ được giáo viên chủ nhiệm triển khai, gợi mở khéo léo vào đầu mỗi tiết sinh hoạt lớp, giúp học sinh rút ra những bài học đạo đức cho chính mình. Mô hình triển khai được thể hiện như sau: Trong các bước triển khai, thì việc tìm chủ điểm cho buổi sinh hoạt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tương tác giữa chủ đề - giáo viên - học sinh, tâm lý tiếp cận của học sinh Thông thường, giáo viên thường căn cứ vào dòng chủ lưu thời sự - chính trị - xã hội để đưa ra các chủ điểm. Chẳng hạn, trước tình hình học sinh THPT quan tâm thiên lệch giữa các môn khoa học xã hội (đặc biệt là môn sử) với các môn khoa học tự nhiên, giáo viên đã đưa chủ điểm việc tìm hiểu lịch sử của đất nước - thông qua đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Tuy vậy, việc chủ 8 Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp điểm tìm hiểu lịch sử phải được cụ thể hóa bằng đề tài sinh động, thời sự mà hầu hết học trò nào cũng biết, như: vấn đề biển đảo Trong quá trình triển khai, người giáo viên đóng vai trò gợi mở và lắng nghe học sinh, khuyến khích để học sinh nói lên suy nghĩ, nguyện vọng của mình. 2.2. Ứng dụng vào thực tế một số chủ điểm tiêu biểu 2.2.1. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước thông qua việc tìm hiểu lịch sử của đất nước Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung giáo dục phải chứa đựng tính dân tộc, tính khoa học và tính nhân dân; phải làm cho người học hiểu được những truyền thống quý báu của dân tộc như tinh thần yêu nước nồng nàn, đoàn kết, tương thân tương ái, anh hùng trong chống giặc ngoại xâm, cần cù trong lao động sản xuất. Tự hào với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, với những chiến công hiển hách từ trận Bạch Đằng đánh đuổi quân Nam Hán của tướng quân Ngô Quyền (năm 938) đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) của nước Đại Việt với bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên: Nam quốc sơn hà của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Sau Hội nghị Diên Hồng, toàn quân và dân ta đã quyết tâm, đồng lòng đánh đuổi quân Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi. Với bản Bình Ngô Đại Cáo - bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc (Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi khẳng định chủ quyền đất nước) đã kết thúc 20 năm thống trị của nhà Minh (1407 - 1427)…; Cách mạng tháng Tám (1945) thành công khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến thắng lợi Điện Biên Phủ “Chấn động địa cầu” năm 1954 đã kết thúc trăm năm đô hộ của thực dân Pháp. Cùng cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta đã đánh tan đế quốc Mỹ thống nhất đất nước(1975). Bác Hồ thường nêu gương các vị khai quốc công thần, anh hùng dân tộc để giáo dục thế hệ ngày nay. Đặc biệt mỗi lần nhắc đến Nguyễn Trãi, Bác biểu lộ một tấm lòng ưu ái và khâm phục sâu sắc. Chỉ có nhân dân là sức mạnh vô địch dù kẻ thù mạnh đến đâu và vai trò làm chủ đất nước sau khi đã giải phóng đất nước khỏi bọn xâm lược là những tư Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc Huế 9 tưởng lớn của Nguyễn Trãi, đã vượt lên trên thời đại của ông, mãi mãi có sức sống cho đời sau Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm và là giáo viên dạy Toán, tôi luôn nhắc nhở và mong học sinh không quên lịch sử nước nhà, tự hào và sống có trách nhiệm với đất nước. Tôi thường hướng dẫn các em tìm hiểu thêm những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử qua sách, báo và các phương tiện thông tin truyền thông khác. Tôi đã đưa ra chủ đề sinh hoạt tháng tám là “Huyền thoại mùa thu” yêu cầu các em tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong cách mạng tháng tám năm 1945. Các em đã rất tích cực tham gia. Giờ sinh hoạt tuần cuối của tháng đã trở thành một buổi trao đổi những kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, hào hứng. Là giáo viên, khi nhìn xuống thấy những ánh mắt chăm chú lắng nghe pha niềm tự hào khi cô giáo kể cho các em nghe về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, về những câu chuyện đời thường của ông (Báo Tuổi Trẻ 26-8-2012), tôi cảm thấy cuối tuần vui và ý nghĩa. Đặc biệt, trong tháng 10-2013, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia đến Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để dự lễ viếng Đại tướng và tìm hiểu thêm về những thông tin quanh cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng. Qua đó các em hiểu rõ hơn về lịch sử cách mạng Việt Nam thông qua những hình ảnh, câu chuyện liên quan đến con người cụ thể là vị tướng huyền thoại - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là hình thức giáo dục ngoài giờ sinh động, thiết thực và ý nghĩa đối với học sinh. Tôi cũng giới thiệu cho các em một bộ phim hoạt hình hay “Bạch đằng Giang” trên Intenet, những bộ phim tài liệu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với mong muốn các em khắc sâu hơn lịch sử dân tộc Đã có lần một học sinh hỏi “Cô ơi, tại sao mình không dám đánh Trung Quốc để mất Hoàng Sa, Trường Sa?”. Tôi khen học sinh biết quan tâm đến vận mệnh đất nước đồng thời nói rõ cho các em biết rằng quần đảo Trường Sa vẫn sừng sững hiên ngang dưới những những tay súng vững chắc của những người lính Việt Nam. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của mọi người. Về phía quốc gia, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đều có những bước đi, phương pháp đấu tranh phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nhân dịp đó, giáo viên đã đưa nội dung “Trường Sa - Hoàng Sa thân yêu” vào giờ sinh hoạt lớp. Hàng tuần, các tổ sẽ lên trao đổi những thông tin, hiểu biết của mình về Trường Sa - Hoàng Sa, về tình hình Biển Đông. Tôi hướng dẫn các em tìm đọc báo Thanh Niên (10-8-2012) lên án việc “Tập sách bản đồ của Trung Quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường Sa”, báo Tuổi Trẻ (10- 8- 2012), báo Tuổi trẻ (25- 11- 2012) với “ Ôi, con cháu 10 [...]... đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp BM04-NXĐGSKKNa CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GD-ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Nam Hà Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -Biên Hòa, ngày 24 tháng 10 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013 - 2014 Tên sáng kiến kinh nghiệm: ĐƯA VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ... Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 7.Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 3-8-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015 8.Nhiều tác giả (2009), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Báo Đồng Nai - NXB Đồng Nai 9.Nhiều tác giả (2009), Cảm nhận và làm theo. .. sinh noi theo - Lên kế hoạch sinh hoạt tuần, tháng theo các chủ điểm, hướng dẫn, phân công học sinh chuẩn bị - Giáo viên kịp thời có các hình thức động viện, khích lệ: khen ngợi, cộng điểm hạnh kiểm… 20 Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp PHẦN KẾT LUẬN Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được tổ chức thường xuyên,... tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Đồng Nai 10.Nhiều tác giả (2010), Tài liệu tập huấn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hoạt động giáo dục - ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục Việt Nam 11.Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên) (2010), Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam 22 Sáng kiến: Đưa vấn. .. hơn Tập thể lớp đạt được nhiều thành tích trong các hoạt động của Đoàn trường, nhiều học sinh tham gia và đạt giải các cuộc thi về ATGT, về Sức khoẻ sinh tuổi vị thành niên cấp thành phố 3.2 Bài học kinh nghiệm - Đưa vấn đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt sinh hoạt chủ nhiệm là vấn đề rất cần thiết, quan trọng - Giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu tâm lý lứa tuổi học. .. Tôi không phải là giáo viên chủ nhiệm giỏi, kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể hạn chế Tôi còn phải học hỏi nhiều ở đồng nghiệp, những giáo viên có kinh nghiệm, có phương pháp hay trong công tác chủ nhiệm lớp. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã cố gắng đưa vấn đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt lớp với mong muốn các em học sinh ngoan hơn, vui hơn, biết... người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập Hãy bước vào lớp với nụ cười Khi học trò chào, 16 Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp hãy nhìn vào mắt từng em để... ngập ngừng không dám bước vào lớp chỉ đứng nép sau lưng mẹ mà khóc Cô nhẹ nhàng nắm lấy tay em, lau nước mắt cho em và dẫn em vào lớp Bàn tay cô như truyền thêm sức mạnh giúp em bớt sợ hơn rất nhiều Cả ngày hôm đó em luôn nhớ đến đôi bàn tay của cô” 18 Sáng kiến: Đưa vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp Hay với Hồng Vân, cô học trò rất ít nói, cảm xúc... em, những tấm lòng tri ân giúp tôi có thêm niềm vui và thêm yêu cái nghề mình đã chọn – nghề dạy học Trường THPT Nam Hà GV: Nguyễn Ngọc19 Huế CHƯƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP 3.1 Kết quả thực hiện Những giờ sinh hoạt chủ nhiệm đã không còn những gương mặt căng thẳng, lo âu trong không khí nặng nề nữa Thay vào đó là... Trung ương (2003), Tài liệu học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia 4.Các bài viết về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên website Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai http://tuyengiao.dostdongnai.gov.vn 5.Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc tổ chức thực hiện điểm Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh 6.Chỉ thị số 03-CT/TW . đưa vấn đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp . 2.Mục đích của đề tài Khi giáo viên - học sinh cùng thực hành tốt đề tài Học tập và làm theo tấm. ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP 2.1.Phương pháp triển khai Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp theo từng chủ điểm. Các chủ điểm. học kinh nghiệm - Đưa vấn đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ sinh hoạt sinh hoạt chủ nhiệm là vấn đề rất cần thiết, quan trọng. - Giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu

Ngày đăng: 27/02/2015, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w