1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh quan môn văn học thpt long thành

29 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế dạy học, từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã lựa chọn một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp với đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍCH HỢP

"HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH"

TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trước xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện đại trên thế giới có thể thấy,chưa bao giờ nền giáo dục và đào tạo ở nước ta đứng trước thử thách to lớn nhưhiện nay, nhất là khi nó được xem là bộ phận chủ yếu của nền kinh tế tri thức.Những nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng về văn hóa giáo dục quacác nhiệm kì đã cho thấy nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là đào tạonguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước ở kỉ nguyên mới Đó phải là những conngười vừa "hồng" vừa "chuyên", có tài, đức , luôn năng động, sáng tạo, làm chủbản thân và làm chủ xã hội

Dạy văn là cách tư duy, dạy cách đi tìm và chiếm lĩnh kiến thức Đó là mộtđịnh hướng quan trọng Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kìmới, ngành giáo dục Việt Nam đã có sự đổi mới toàn diện về nội dung và phươngpháp dạy học như: thay sách giáo khoa, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh,đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại - lấy người học là trung tâm,tích hợp liên môn, dạy học tích hợp giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho họcsinh qua môn học Sự đổi mới ấy đã thu được những thành tựu rất đáng ghi nhận,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước ta lên tầm cao mới

Tuy nhiên thực tế dạy học hiện nay cho thấy sự đổi mới này còn nhiều bấtcập: Cách dạy học bộ môn Văn từ lâu đã không bắt kịp với guồng quay nhanhchóng của xã hội hiện đại, chương trình SGK còn nặng về hình thức; sự vận dụngcác phương pháp dạy học tích cực chưa đạt hiệu quả; vai trò trung tâm của ngườihọc chưa được phát huy, ta vẫn chú trọng việc dạy chữ hơn dạy người - trong khimột bộ phận giới trẻ của nước ta đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh đáng có dấu hiệusuy đồi về đạo đức rất đáng báo động Trong giờ học, GV vẫn chưa phát huyđược tính hiệu quả của việc lồng ghép tích hợp giáo dục HS qua môn học, đặcbiệt là tích hợp giáo dục HS " học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh" Việc giáo dục học tập và làm theo tấm gương của Người chưa lan tỏa sâurộng trong học tập cũng như trong cuộc sống của các em

Trang 2

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh gồm nhiều bộ phận, trong đó tư tưởng đạođức có vai trò, ý nghĩa quan trọng, bởi đạo đức là nền tảng của người cách mạng.Hơn nữa, nhân dân cả nước đang triển khai cuộc vận động" học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nên việc quán triệt và làm theo tấm gươngđạo đức của Người ngày càng cấp thiết Công việc này sẽ góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục và đạt mục tiêu giáo dục đã xác định.

Môn Ngữ văn trong nhà trường có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợpnội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Bởi nó vừa là môn học vừa là môn nghệ thuật nâng cao đời sống tâm hồn cũngnhư rèn luyện đạo đức cho học sinh Vì vậy muốn khơi dậy sự yêu thích bộ mônVăn cho học sinh, điều đầu tiên là chúng ta phải đem đến sự mới lạ trong cáchgiảng dạy, trong tư duy, kích thích sự sáng tạo, ham hiểu biết của tuổi trẻ giúphọc sinh chủ động trong học tập Từ đó các em mới thích học và yêu thích mônVăn Điều này cũng rất phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học,tăng cường phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh và của ngànhgiáo dục hiện nay

Xuất phát từ thực tế dạy học, từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tôi

đã lựa chọn một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp với đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp "học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh" trong môn Ngữ văn ở trường THPT với mong muốn góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục học sinh " học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh" trong giờ học môn Văn ở trường THPT

II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lí luận

Có thể nói công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ là một hoạtđộng quan trọng hàng đầu trong chương trình giáo dục của mỗi quốc gia, nó gópphần quyết định sự hưng thịnh của quốc gia đó Bởi mục tiêu giáo dục là đào tạo

ra những con người vừa có tài vừa có đức để đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước.Xác định được tầm quan trọng cấp thiết của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đứccho thế hệ trẻ hiện nay, ngày 7-11-2006, Bộ chính trị khóa X đã ban hành chỉ thị

số 06 về tổ chức cuộc vận động" học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Trang 3

Minh" Yêu cầu chung của cuộc vận động là: "làm cho toàn Đảng, toàn dân, toànquân thấm nhuần nội dung và nhận thức sâu sắc vị trí vai trò, giá trị to lớn củatấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần của xã hội Tạo sựchuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các cấp các ngành, các địa phương và mỗi người

về yêu cầu, nhiệm vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Hìnhthành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương của Bác thật sự sâurộng trong toàn xã hội, đặc biệt là trong thanh niên, học sinh góp phần đẩy lùisuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội"

Cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đượctriển khai sâu rộng trong đời sống của nhân dân, đã tạo sự chuyển biến tích cựctrong đời sống tinh thần của đất nước Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gươngngười tốt việc tốt trong xã hội có sức tác động đến tư tưởng tình cảm của mọingười đặc biệt là giới trẻ

Thực hiện chị thị của Bộ chính trị, Bộ giáo dục đã có văn bản chỉ đạo các

cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh" trong các hoạt động giáo dục: hoạt động ngoài giờlên lớp, giảng dạy các môn khoa học xã hội, sinh hoạt ngoại khóa

2 Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có những đổi mới quan trọng vàbước đầu đã thu được những thành tựu đáng kể, đưa nền giáo dục nước nhà từngbước bắt kịp sự phát triển của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Một trongnhững nội dung đổi mới được dư luận xã hội quan tâm hiện nay đó là việc tíchhợp giáo dục học sinh "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"qua môn các môn học trong nhà trường THPT, đặc biệt là qua môn Ngữ văn.Thấy được tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục học sinh học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong xã hội hiện nay, đội ngũ giáo viêntrực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn đã tích cực nghiên cứu các tài liệu hướng dẫntích hợp của ngành giáo dục, đồng thời tìm cách phối hợp các hoạt động dạy vàhọc phù hợp để đưa nội dung tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy

tự nhiên và có hiệu quả Những nỗ lực này, bước đầu đã thu được những hiệuquả: các bài học có nội dung tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đều được

Trang 4

giáo viên tích hợp đầy đủ trong bài học; nhiều học sinh rất hứng thú đối vớinhững bài dạy có tích hợp nội dung này qua những câu chuyện về Bác, về những

tư tưởng của Người qua các tác phẩm mà các em được Tuy nhiên những kết quảnhư đã nói trên còn khá ít giáo viên làm được, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tếcủa việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó cũng có những giáo viên cho rằng việc tích hợp là không cầnthiết bởi mỗi tác phẩm của Hồ Chí Minh đã chứa đựng vẻ đẹp tâm hồn củaNgười, học sinh có thể tự học được mà không cần có sự định hướng của giáoviên Tôi thấy điều này không phù hợp, bởi ở lứa tuổi học sinh các em chưa thểhiểu hết và tự rút ra những bài học bổ ích cho bản thân mình Giáo viên cần phảiphát huy vai trò hướng dẫn, định hướng giáo dục tư tưởng cho học sinh quanhững bài dạy Đó là điều rất quan trọng để phát triển và hoàn thiện nhân cáchcủa học sinh

Thực tế dạy học cho thấy, việc tích hợp giáo dục HS "học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vào dạy học môn Văn chưa đạt hiệu quả nhưmong muốn, chỉ mang tính hình thức, máy móc, chưa tạo ra được những chuyểnbiến tích trong việc giáo dục học sinh Đây là hạn chế tồn tại khá lâu nhưngchúng ta vẫn chưa tìm ra được những giải pháp để khắc phục Có nhiều giáo viêncho rằng do kiến thức môn học nhiều không đủ thời gian để tích hợp giáo dục họcsinh trong bài dạy, nếu tích hợp được thì cũng chỉ liên hệ ở cuối bài học Vì thếtrong các giờ học ta vẫn thấy một thực trạng: giáo viên chỉ chú ý dạy chữ chứ ítquan tâm đến việc dạy người, chính điều đó đã tạo nên sự yếu kém trong nền giáodục nước ta hiện nay - sự suy thoái đạo đức nghiêm trọng của giới trẻ hiện nay

mà chủ yếu là các em trong độ tuổi đến trường : sống ích kỉ, vô cảm, thích hưởngthụ, lười lao động, tội phạm vị thành niên gia tăng Theo tôi, những hạn chế nàyvẫn tồn tại là do chúng ta chưa phát huy được tính tích cực, năng động sáng tạo,tinh thần tự học của học sinh và bản thân giáo viên của chưa làm tốt vai trò củangười tổ chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh trong quá trình dạy và học: chưahướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp; Hệ thống câu hỏitrong bài dạy chưa định hướng giáo dục cho người học hoặc để người học tự liên

Trang 5

hệ rút ra bài học cho bản thân; việc kiểm tra đánh giá kết quả tiếp thu bài họctrong tiết dạy cũng chưa chú ý đến kết quả giáo dục tích hợp

Thấy được thực tế ấy, Thầy Lê Minh Hoàng đã từng trăn trở làm thế nào

để việc tích hợp giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh được nâng cao đặc biệt là qua môn Ngữ văn trong hội nghị kí kết thiđua cụm tại Trường THPT Phước Thiền Đây cũng là câu hỏi mà bản thân tôi vàcác giáo viên dạy Văn đang nỗ lực đi tìm lời giải đáp

Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong trườngTHPT, khi giảng dạy các bài dạy có tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THPT tôi gặp khá nhiều khó khăn:bài dạy chưa thu hút được học sinh, hiệu quả giáo dục chưa cao, việc lồng ghéptích hợp còn máy móc, công thức, học sinh chưa nhận thức được giá trị của tưtưởng Hồ Chí Minh đối với việc học tập và hoàn thiện nhân cách của các em Từnhững khó khăn đã gặp phải tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu học tập và làm theo tấmgương của Người, đồng thời tìm ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợpgiáo dục học sinh "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trongchương trình Ngữ văn THPT và tiến hành thực nghiệm trên một bài dạy cụ thể:Tác gia Hồ Chí Minh

- Kết hợp kể chuyện giáo dục

- Hướng dẫn học sinh tìm và đọc tài liệu tham khảo

- Xây dựng hệ thống câu hỏi

- Khai thác hiệu quả hình ảnh trực quan

Những biện pháp này đã giúp tôi nâng cao hiệu quả tich hợp trong các bài dạy cótích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh phản ánh phẩm chất, đạo đức của bản thân

Hồ Chí Minh Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của người cách mạng, nên đạođức của Người là đạo đức cách mạng, đạo đức mới, chống lại đạo đức phản động,lỗi thời của các giai cấp thống trị, song biết tiếp nhận có chọn lọc những yếu tốtích cực, tiến bộ của đạo đức cũ

Trang 6

Bản chất đạo đức của Hồ Chí Minh là đạo đức của giai cấp công nhân,đồng thời là đạo đức của dân tộc, bởi vì đạo đức của Người được hình thành trên

cơ sở đạo đức của dân tộc kết hợp với quan điểm lí luận đạo đức của chủ nghĩaMác - Lê nin và tinh hoa văn hóa, đạo đức nhân loại Đồng thời, Hồ Chí Minhcũng nêu gương sáng về đạo đức cho nhân dân noi theo

Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh gồm các điểm sau:

Thứ nhất, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đối lập với đạo đức cá nhân chủ

nghĩa, ích kỉ Đạo đức cách mạng này trước hết phục vụ lợi ích dân tộc, củaĐảng, của loài người,chứ không phải là công cụ để thống trị nhân dân, góp phầnxóa bỏ chế độ áp bức bóc lột Vì vậy, nội dung đầu tiên của đạo đức Hồ ChíMinh là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Thứ hai, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng Đạo đức cách mạng thể

hiện ở mặt trung với nước, hiếu với dân, dũng cảm không sợ khó khăn gian khổtrong đấu tranh và lao động; khiêm tốn, không kiêu căng tự phụ; giữ vững cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đảm bảo tinh thần đoàn kết dân tộc, hữu nghịvới nhân dân các nước

Những nội dung trên đã được Hồ Chí Minh phát triển ngày càng sâu sắc hơn, trởthành cơ sở khoa học của đạo đức Hồ Chí Minh Các nội dung này có quan hệvới nhau, tạo thành một chỉnh thể bao gồm việc tu dưỡng của bản thân, mối quan

hệ giữa người với người, giữa người với công việc

Trung với nước hiếu với dân gắn bó chặt chẽ với nhau; vì nước là nước của dân,dân là chủ nhân của đất nước Giữ nước gắn liền với dựng nước

Trung với nước hiếu với dân thể hiện ở việc suốt đời phấn đấu, hi sinh vì độc lậpdân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũngvượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất trung tâm của đạo đức cáchmạng Đó là phẩm chất đạo đức cần thiết, gắn liền với hoạt động hàng ngày củamỗi người Nó là biểu hiện sinh động của phẩm chất " trung với nước, hiếu vớidân" Theo Hồ Chí Minh " cần, kiệm, liêm, chính" thể hiện những yếu tố cơ bảncủa đạo đức cách mạng, là nền tảng của đời sống mới Những đức tính này khôngthể thiếu đối với mỗi con người

Trang 7

Thứ ba, yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa là một trong những phẩm

chất đạo đức cao đẹp nhất Đây là những phẩm chất thể hiện mối quan hệ giữacon người trong cuộc sống đời thường: yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, người già,thương yêu người nghèo khổ, thân thiết với bạn bè Yêu thương quý trọng conngười, sống có tình, có nghĩa, nâng đỡ con người là đạo lí đạo lí truyền thống củanhân loại, dân tộc, là đạo đức của người cộng sản, mà lí tưởng đấu tranh là giảiphóng con người Người đã căn dặn toàn Đảng:" phải có tình đồng chí yêuthương lẫn nhau", sống với nhau phải có nghĩa, có tình nhưng không "dĩ hòa viquý"

Thứ tư, tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung là một trong những đặc điểm

quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa Nội dung tinh thần quốc tế được

Hồ Chí Minh diễn tả trong hai câu thơ:

" Quan sơn muôn dặm một nhà,Bốn phương vô sản đều là anh em"

Hồ Chí Minh cũng xác định những nguyên tắc, phương pháp tu tưỡng và giáodục đạo đức cách mạng:

- Phải tiến hành thường xuyên, tích cực, tự giác rèn luyện đạo đức

- Nói đi đôi với làm

- Xây dựng, giáo dục phải đi đôi với đấu tranh chống những biểu hiện saitrái

- Gắn lí luận với thực tiễn cách mạng

- Tiến hành đồng bộ giữa các mặt giáo dục

- Phát huy dân chủ

Như vậy, nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm nhiều mặt: đạo đứccủa mỗi người trong cộng đồng xã hội, trong đời sống bình thường; đạo đức củacông dân đối với đất nước; đạo đức của một Đảng viên cộng sản; đạo đức củamột cán bộ công chức, học sinh, sinh viên, quân nhân trong nhiệm vụ cụ thể củamình Ở mỗi một lĩnh vực, Người xác định những chuẩn mực phẩm chất cụ thểtrên cơ sở đạo đức chung về yêu, ghét, trung thành, chân thành, hết lòng vì dântộc, cách mạng

Trang 8

2 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Ngữ văn trong trường THPT.

Hồ Chí Minh là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức

và khí phách của dân tộc ta Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tưtưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, vừa là nhiệm vụ

cơ bản lâu dài Đẩy mạnh việc giáo dục, xây dựng đạo đức, lối sống cho thế hệtrẻ trong thời kỳ mới thông qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm khơi dậy

và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suythoái về đạo đức, lối sống; xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cónhân cách đẹp

Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước Nếu không có nhâncách tốt các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,cộng đồng và đất nước Hơn nữa, với lứa tuổi học sinh trung học, các em đang ởgiai đoạn hình thành nhân cách, còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội Đặc biệt làbối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyênchịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được dặt vàohoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị Nếu không được giáo dục nhân cách, các

em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, sống ích kỉ, lai căng, thựcdụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách Vì thế giáo dục các em theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm rất cần thiết

Bộ môn Ngữ văn với tính chất vừa là môn học vừa là môn nghệ thuật, có nhiều

ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh Với đặc trưng củamột môn khoa học xã hội và nhân văn, môn Ngữ văn bên cạnh nhiệm vụ hìnhthành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhậnvăn bản văn học và các loại văn bản khác còn giúp học sinh có được những hiểubiết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm của con người Với tính chất làmôn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập,giao tiếp và nhận thức về xã hội, con người Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, mônNgữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ vàđịnh hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách Vì thế, môn Ngữ văn làmôn học có khả năng đặc biệt trong tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,

Trang 9

phù hợp với việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với cách tiếp cận làmthay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các giá trị nhân cách HồChí Minh.

3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục " học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong môn Ngữ văn ở trườngTHPT 3.1 Kết hợp kể chuyện tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.

Kết hợp kể chuyện trong bài dạy là một trong những biện pháp đem lạihứng thú cho học sinh trong giờ học môn Văn Biện pháp này còn giúp giáo viênnâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục học sinh qua bài dạy, đặc biệt trong việc tíchhợp giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Giáoviên có thể tích hợp kể những câu chuyện ngắn trong phần tiểu dẫn để học sinhthấy rõ vẻ đẹp con người của Hồ Chí Minh bên cạnh những kiến thức về tác giả

và tác phẩm mà SGK đã cung cấp: những câu chuyện về cuộc đời hoạt động củaBác hoặc những câu chuyện liên quan đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; haycuối bài khi liên hệ giáo dục học sinh học tập theo gương của Bác giáo viên cóthể nêu gương những học sinh trong trường hoăc ở địa phương đã học tập tốt tấmgương đạo đức của Bác Những câu chuyện nhỏ nhưng có sức tác động rất lớnđến tư tưởng tình cảm của học sinh, giúp các em nâng cao nhận thức trong việc

tự giác học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

3 2 Hướng dẫn học sinh tìm và đọc tài liệu tham khảo.

Đây là một trong những biện pháp rèn luyện năng lực tự học, tự nhận thứccủa học sinh Thông qua việc tìm và đọc tài liệu tham khảo học sinh sẽ hiểu rõhơn về tác phẩm mình được học cũng như nhận thức sâu sắc hơn về tấm gươngđạo đức của Người Chẳng hạn khi học bài thơ Chiều tối học sinh sẽ tìm đọcnhững tài liệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật kí trong tù, những câuchuyện về Bác khi ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, những bài phân tích, bình luận vềbài thơ Chiều tối và tập thơ Nhật kí trong tù không chỉ sẽ giúp học sinh cảm nhậnđánh giá cái hay cái đẹp của tác phẩm, sự đóng góp của Người cho thơ ca cáchmạng Việt Nam mà trên hết là tấm gương đạo đức sáng ngời để thế hệ trẻ học tập

và noi theo

3 3 Xây dựng hệ thống câu hỏi

Trang 10

Có thể nói việc xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp trong giờ học Vănquyết định sự thành công của giờ học Cách đặt câu hỏi, nội dung và việc sử dụngcâu hỏi như thế nào trong giờ học văn không chỉ cho thấy bản lĩnh, trình độ, tácphong sư phạm của người đứng lớp mà nó còn thể hiện phẩm chất nghệ sĩ củangười thầy giáo Hệ thống câu hỏi có hay, có đúng, phù hợp với đặc trưng thểloại của tác phẩm văn học thì mới kích thích hứng thú, cảm xúc của người học,trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cơ bản khi tiếp nhận tác phẩm.

Như đã nói ở trên việc lựa chọn câu hỏi trong giờ học văn là một quá trình chuẩn

bị, cân nhắc lựa chọn, căn cứ vào văn bản tác phẩm (các yếu tố trong văn bản tácphẩm và các yếu tố ngoài văn bản tác phẩm), căn cứ vào trình độ, đặc điểm tâm lílứa tuổi học sinh, căn cứ vào mục đích, yêu cầu của bài học để có những câu hỏithật phù hợp Hệ thống câu hỏi không những phải đảm bảo nội dung bài học màcòn đảm bảo nội dung tích hợp giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh Chẳng hạn hệ thống câu hỏi trong bài dạy tác gia Hồ ChíMinh, tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo của sáng kiến kinh nghiệm

3 4 Sử dụng hiệu quả hình ảnh trực quan để nâng cao hiệu quả tích hợp

Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học để làm tăng hiệu quả dạyhọc là một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học của nước ta hiệnnay Vận dụng phương pháp trực quan vào giờ dạy học sẽ giúp HS khắc sâu kiếnthức, ghi nhớ lâu hơn, cảm nhận thấu đáo hơn là GV chỉ diễn giảng bằng líthuyết, không những thế những đoạn phim, những hình ảnh sẽ làm cho tiết họctrở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn HS tham gia tích cực vào việc tìm hiểu,chiếm lĩnh bài học Ví dụ trong bài Tuyên ngôn độc lập, giáo viên sẽ cho họcsinh xem phim tài liệu sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảngtrường Ba Đình, hay trong bài Bác ơi, giáo viên có thể cho học sinh xem phim vềcuộc đời Hồ Chí Minh trước khi mất, hình ảnh nước ta những ngày tang lễ củaNgười để thấy được hình ảnh vĩ đại nhưng gần gũi thân thiết của Người đối vớitoàn dân Việt Nam Từ đó học sinh sẽ có ý thức tự giác tích cực học tập và làmtheo tấm gương của Bác

4 Tích hợp giáo dục"học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong bài dạy Tác gia Hồ Chí Minh.

Trang 11

4.1 Những khó khăn khi dạy bài tác gia Hồ Chí Minh

Đây là bài dạy văn học sử, kiến thức khá nhiều vì vậy việc làm thế nào để

có một tiết dạy hấp dẫn phát huy được tinh chủ động sáng tạo của người họckhông phải là chuyện dễ dàng

Bản thân tôi và các đồng nghiệp khi giảng dạy bài này đều gặp những khó khănsau:

- GV chưa nắm vững phương pháp dạy một bài văn học sử

- Lượng kiến thức nhiều nên chủ yếu GV đặt câu hỏi cho học sinh nêu hệ thốnglại kiến thức đã trình bày trong SGK

- Tiết học đảm bảo kiến thức trọng tâm nhưng đơn điệu, ít gây được hứng thú vớicác em

- Ít GV ứng dụng thành công CNTT vào bài dạy này

- Hệ thống câu hỏi chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trongtiết học

- Việc tích hợp học tập vào bài này không đạt hiệu quả vì GV sợ cháy giáo ánnên chỉ liên hệ ở cuối bài học

4.2 Một số yêu cầu khi dạy bài Tác gia Hồ Chí Minh

Để khắc phục những khó khăn đã nêu ở trên, mỗi GV khi soạn giảng bàidạy này cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc hiểuvăn bản trước ở nhà, tóm lược những nội dung chính của bài học để các em cótâm thế tiếp nhận bài học tốt tại lớp Đồng thời giáo viên cần thiết kế bài giảng vàvận dụng phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tiếp thu bài họchiệu quả, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giờhọc

4.2.1 Yêu cầu đối với giáo viên

- Nắm vững phương pháp dạy văn học sử về tác gia văn học

- Nghiên cứu bài dạy kỹ càng theo chuẩn kiến thức kỹ năng

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

- Thiết kế bài giảng khoa học, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặcđiểm bài dạy

- Ứng dụng hiệu quả CNNT vào bài dạy

Trang 12

- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc trưng bài dạy.

- Nắm vững nguyên tắc và nội dung tích hợp để kết hợp khéo léo giữa việc dạykiến thức và tích hợp giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh

4.2.2 Yêu cầu đối với học sinh

- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

- Nghiên cứu thêm các tài liệu liên quan đến cuộc đời và văn thơ Hồ Chí Minh

4 3 Nguyên tắc và nội dung tích hợp

4 3.1 Nguyên tắc tích hợp

Việc giáo dục nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong giờ học môn Ngữ văn cầntuân thủ những nguyên tắc sau:

- Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

- Phải dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của từng bài học để tích hợpnội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập

- Phải vận dụng sáng tạo, cụ thể những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh tronghoạt động thực tiễn

- Phát huy tính tích cực của học sinh trong giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh (vận dụng sáng tạo nguyên tắc tự giáo dục, hình thành và phát triểnnăng lực của học sinh trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo)

- Phải sử dụng các thiết bị nghe nhìn và các phương tiện dạy học để nâng caohiệu quả giáo dục trong giờ học

4.3.2 Nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong bài dạy Tác gia Hồ Chí Minh

- Chủ đề: Tấm gương đạo đức, yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

Trang 13

5 Vận dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong bài dạy Tác gia Hồ Chí Minh 5.1 Kết hợp kể chuyện nâng cao hiệu quả tích hợp

Trong chương trình Ngữ văn ở THPT những bài học có nội dung tích hợp " họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chiếm số lượng 10 bài, chủ yếunằm ở lớp 11 và 12 Phần lớn các tác phẩm học sinh được học đều là những sángtác của Người trong quá trình hoạt động cách mạng Vì thế việc giáo viên tìm vàkết hợp kể những câu chuyện về Bác và các tác phẩm của Người là rất cần thiết.Biện pháp này không chỉ giúp giờ văn thêm hấp dẫn, sinh động, giúp học sinhhiểu sâu hơn nội dung bài học mà còn cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh Trong bài Tác gia Hồ Chí Minh giáo viên sẽ kếthợp kể một câu chuyện về Bác khi hoạt động cách mạng nước ngoài, hoặc câuchuyện ở quê nhà khi Người còn nhỏ thấy nhân dân bị cảnh nô lệ lầm than Bác

đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước tích hợp giáo dục lòng yêu nước, đạođức cách mạng ; hay trong phần Quan điểm sáng tác, giáo viên có thể kết hợp kểcâu chuyện khi Bác nói chuyện với văn nghệ sĩ về văn học nghệ thuật để khắcsâu quan điểm sáng tác của Người Để việc kết hợp kể chuyện tích hợp giáo dụchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, giáo viên cầnvận dụng khéo léo, tự nhiên, phù hợp với nội dung bài dạy, chỉ lựa chọn nhữngcâu chuyện ngắn sát với nội dung bài học để đảm bảo thời lượng tiết học vàkhông sa đà vào việc kể chuyện

5.2 Hướng dẫn học sinh tìm và đọc tài liệu tham khảo

Việc tìm và đọc tài liệu tham khảo về Tác gia Hồ Chí Minh sẽ giúp học tự trang

bị cho mình những kiến thức phục vụ tốt cho việc học của mình, bên cạnh đó cònrèn luyện cho các em thói quen đọc sách và yêu thích đọc những tác phẩm vănhọc của Người Đối với bài dạy này, GV yêu cầu HS đọc các tư liệu về cuộc đời

Hồ Chí Minh; đọc tuyển tập thơ văn Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh tác giả - tácphẩm Ở mỗi thể loại cần đọc một đến hai tác phẩm (Văn chính luận: Bản ánchế độ thực dân Pháp; Tuyên ngôn độc lập : Truyện và kí: Vi hành, Con rùa ),riêng thể loại thơ ca HS cần đọc lại các bài thơ đã được học để hiểu sâu sắc hơnnội dung, nghệ thuật cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua các bài thơ (Cảnh

Trang 14

khuya, Rằm tháng riêng, Chiều tối, Tức cảnh Pác Pó, Không ngủ được từ đócác em sẽ rút ra được những bài học giáo dục cho bản thân, chủ động học tập vàlàm theo tấm gương của Bác.

Thông qua hoạt động tìm và đọc tài liệu tham khảo ở nhà, học sinh sẽ hiểusâu hơn về cuộc đời, con người, thơ văn của Hồ Chí Minh Sự chuẩn bị chu đáonày sẽ giúp HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra; chủ động tích cực tham giahoạt động học tập cùng các bạn dưới sự hướng dẫn của giáo viên; mạnh dạn phátbiểu và bảo vệ ý kiến của mình trong giờ học Những hoạt động này còn phát huyđược vai trò trung tâm của học sinh trong giờ học, làm cho giờ học văn học sửvốn đơn điệu sẽ trở nên sinh động hấp dẫn, đạt hiệu quả giáo dục cao

5.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục "học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong bài dạy Tác gia Hồ Chí Minh

5.3.1 Cơ sở xây dựng thống câu hỏi trong giờ dạy học tác gia Hồ Chí Minh

Trong chương trình Ngữ văn 12 tập một, Tác gia Hồ Chí Minh là bài văn học

sử cung cấp những kiến thức cơ bản về sự nghiệp văn học và phong cách nghệthuật độc đáo, đa dạng của Hồ Chí Minh, đồng thời có nội dung tích hợp giáo dục

HS " học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

Thời gian dành cho bài là 1 tiết, thời lượng như vậy là tương đối ngắn đối vớimột bài dạy có khá nhiều nội dung Vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung

và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp vừa để đảm bảo đủ thời lượng củamột tiết dạy vừa để hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung trọng tâmtrong sự nghiệp thơ văn của Hồ Chí Minh cũng như định hướng cho các em họctập và làm theo tấm gương của Bác

Đối tượng giáo dục của chúng ta là học sinh lớp 12, ở vào lứa tuổi mà nănglực văn học của các em đang phát triển, các em có khả năng tri giác ngôn ngữ khásắc sảo; có khả năng khái quát, tổng hợp các kiến thức cơ bản; biết bộc lộ nhữngcảm xúc tình cảm của mình và cũng có thể mạnh dạn phát biểu những nhận xét,đánh giá của bản thân về con người, về giá trị của tác phẩm, về những vấn đề đặt

ra trong bài học Về mặt xã hội, với học sinh lớp 12, các em cũng đã có sự ý thức

về bản thân trong mối liên hệ với thế giới xung quanh mình, có thể tự liên hệ và

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w