“Dòng ý thức” với nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương Mông (Trang 44)

6. Bố cục Luận văn

2.2.2 “Dòng ý thức” với nhân vật

Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phƣơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tƣợng. Thông qua nhân vật nhà văn thể hiện chủ thể sáng tạo nghệ thuật đối với hiện thực khách quan. Nhân vật chính là ngƣời dẫn dắt ngƣời đọc vào một thế giới riêng của đời sống lịch sử nhất định nào đó.

Trong việc sáng tạo hình tƣợng các nhân vật, ta thấy tác giả vừa miêu tả tâm lí nhân vật, lại miêu tả tình tiết, sự kiện, đạt đƣợc sự thống nhất giữa bản chất hóa, khái quát hóa, cá tính hóa của hình tƣợng nghệ thuật. Điều này rõ ràng là “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Vƣơng Mông khác với “dòng ý thức” của phƣơng Tây trong việc sáng tạo hình tƣợng nhân vật. Chính vì vậy mà ngƣời ta gọi tiểu thuyết của ông là “dòng ý thức phƣơng Đông”.

Không cực đoan nhƣ các nhà tiểu thuyết phƣơng Tây đầu thế kỷ XX trong việc xây dựng tính cách nhân vật. Vƣơng Mông cũng nhƣ phần lớn các nhà văn Trung Quốc không vứt bỏ hoàn toàn sự miêu tả tính cách nhân vật

41

trong tác phẩm. Việc miêu tả tính cách vẫn đƣợc coi là điểm chú ý chính trong tác phẩm nghệ thuật sáng tạo của nhà văn, chỉ khác là nó không hoàn toàn tuân theo nguyên tắc điển hình hóa khuôn mẫu nữa. Tiểu thuyết hiện thực Trung Quốc hiện nay tránh dồn vào tính cách nhân vật tất cả những đặc điểm chung, khái quát, tiêu biểu nổi bật và độc đáo của một giai cấp, giai tầng nào đó mà ta thƣờng gặp trong các tiểu thuyết Trung Quốc những thời kì trƣớc. Đổi mới việc miêu tả tính cách là một yêu cầu tất yếu linh hoạt tránh sự cứng nhắc công thức. Tiểu thuyết Trung Quốc ngày nay khai thác tính cách không phải ở mức độ điển hình mà ở mức độ hoàn thiện. Trong việc xây dựng nhân vật, các nhà văn đƣơng đại Trung Quốc không phân loại từ trƣớc, không tập trung mọi chi tiết làm nổi bật tính cách của nhân vật đã đƣợc ban trƣớc là “tốt” hay “xấu”, mà hƣớng ngƣời đọc “đồng sáng tạo”, vừa đọc, vừa suy ngẫm, cảm nhận.

Trong các tác phẩm của nhà văn Vƣơng Mông ngƣời đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự thể nghiệm của cá nhân ông. Tác giả chủ yếu đi sâu vào phản ánh nội tâm, về thế giới chủ quan, về “dòng ý thức” của nhân vật. Thông qua “dòng ý thức” của nhân vật, nhà văn Vƣơng Mông muốn gửi gắm ý tƣởng gắn liền với lịch sử Trung Quốc và số phận của ông.

Nếu nhƣ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, tính cách nhân vật đƣợc khắc họa với những nét tính cách nhất quán, điển hình tới mức phi thƣờng thì tính cách nhân vật Trƣơng Tƣ Viễn (Hồ điệp) đƣợc miêu tả nhƣ một thứ ánh sáng nhiều màu sắc, lung linh khó nắm bắt. Nhân vật khi là nhà cách mạng “lão thành” đầy nhiệt huyết, hăng hái tích cực, là thần tƣợng của giới trẻ mặc dù ông mới hai mƣơi chín tuổi, khi là một con ngƣời nguyên tắc, tƣ tƣởng tả khuynh không thể tất nhân tình, xem việc vợ bị lôi ra đấu tố là hợp lý, phù hợp với nguyên tắc cách mạng, khi là một ngƣời cha đầy xúc động “xao xuyến cả tâm tình khiến sóng trào dâng trong tim ông” lúc ông chợt nhìn thấy

42

gƣơng mặt bé Đông Đông áp sát vào cửa kính ngắm mƣa, khi là một ngƣời đàn ông đầy khao khát yêu đƣơng với cô gái trẻ Hải Vân, sau là vợ của ông... Những nét tính cách nhân vật rất đời thƣờng khiến ngƣời đọc cảm nhận nhƣ nhân vật đang ở xung quanh mình.

Nhân vật thứ nhất trong dòng hồi ức của Trƣơng Tƣ Viễn là chính bản thân anh ta. Trƣơng Tƣ Viễn- nhân vật “dòng ý thức”, thực ra là hai nhân vật. Một, nhân vật là đối tƣợng; Hai, nhân vật là ngƣời ý thức lại. Nhân vật- ngƣời ý thức lại là ngƣời đại diện cho trí tuệ, tình cảm, lƣơng tâm để nhìn nhận lại, cảm nhận lại. “Dòng ý thức” của Trƣơng Tƣ Viễn chính là quá trình ý thức lại, suy ngẫm lại chính mình, quá trình đó thể hiện thái độ của nhân vật với thế giới xung quanh.

Với nhân vật “dòng ý thức” thì những suy nghĩ nội tâm đã quyết định phần lớn sức sống của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trƣớc những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật chứng kiến, thể nghiệm trên những bƣớc đƣờng đời của mình. Những nhân vật kiểu này thì hành động của nhân vật đƣợc miêu tả gián tiếp, thông qua những hồi ức, ký ức và nó tự đánh giá những hành động đó.

Sau khi chia tay với bà con bản làng và những ngƣời thân thiết, trên đƣờng trở về văn phòng bộ trƣởng ở Bắc Kinh, Trƣơng Tƣ Viễn đã hồi tƣởng về ba mƣơi năm sóng gió đã qua của cuộc đời mình. Những hồi tƣởng, liên tƣởng, mọi ký ức, phán xét cứ đan chồng lên nhau trong “dòng ý thức” của nhân vật. Các sự kiện, các tình tiết đƣợc tái hiện không theo một trình tự trƣớc sau mà nó đƣợc sắp xếp theo trật tự “đảo lộn” giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Nhân vật Trƣơng Tƣ Viễn đƣợc nhìn nhận ở mỗi giai đoạn, mỗi chặng đƣờng lịch sử. Nhà văn đã gắn số phận nhân vật với những bƣớc thăng trầm của một chặng đƣờng lịch sử dân tộc, tác giả đã đặt trƣớc ngƣời đọc vấn đề số phận con ngƣời- nạn nhân của những tƣ tƣởng, chính sách tả khuynh một

43

thời. Thông qua hoạt động tâm lí của Trƣơng Tƣ Viễn, nhân vật chính của truyện, ngƣời đọc nhƣ đƣợc chứng kiến một cuộc đời thăng trầm đầy tai biến: thủa nhỏ mẹ anh gọi là “thằng cu Đá”, lớn lên tham gia cách mạng trở thành cán bộ của Bát bộ quân, rồi trở thành Bí thƣ Thị ủy. Sau giải phóng, trong “Cách mạng văn hóa”, chỉ một đêm trở thành “tên phản bội”, “lũ hắc bang”, bị đấu tố, bị giam ba năm ròng; sau đó về nông thôn lao động cải tạo, trở thành nông dân thực thụ. Sau khi “bọn bốn tên” bị lật đổ, ông đƣợc đề bạt chức phó bí thƣ tỉnh ủy, sau đƣợc điều về Bắc Kinh làm thứ trƣởng một bộ thuộc Quốc vụ viện. Quá trình thay đổi thân phận, địa vị và hoàn cảnh khiến Trƣơng Tƣ Viễn phải suy ngẫm sâu sắc về mối quan hệ giữa con ngƣời và quyền lực, giữa lãnh đạo và quần chúng. Sự thay đổi số phận theo kiểu “Trang Tử nằm mộng thấy mình thành bƣớm” khiến Trƣơng Tƣ Viễn “phản tỉnh” cuối cùng tìm lại đƣợc mình, khôi phục đƣợc nhân cách tìm lại đƣợc linh hồn của mình, quyết tâm làm “đứa con của đất”, làm đầy tớ của nhân dân.

Dƣới ngòi bút của Vƣơng Mông, Trƣơng Tƣ Viễn không đƣợc miêu tả rõ về ngoại hình mà chỉ đƣợc phác thảo với những nét chung chung ở từng thời điểm khác nhau: “Ông lúc đó hai mươi chín tuổi, trên mép đã có hàng râu mờ xanh, mặc quần áo cán bộ màu xám, trước ngực và cánh tay đều cài, cuốn vòng băng “Ban tiếp quản quân sự thành phố..., thuộc giải phóng quân nhân Trung Quốc”. Ánh mắt và cử chỉ của ông- Trương Tư Viễn, tràn đầy thần sắc đắc thắng của Prômêtê, mang ánh sáng tự do, hạnh phúc đến cho loài người”. [3, 99]. Hay thời kỳ Trƣơng Tƣ Viễn bị đấu tố nhục mạ thì: “Cái lưng còng xuống kia là lưng của ông tức Bí thư Thị ủy Trương Tư viễn chăng? Chiếc áo bông dính bê bết những hồ là hồ kia (Hồng vệ binh dán báo chữ to lên lưng áo ông, tiện tay đổ cả hồ còn nóng vào cổ áo ông) là áo ông đang mặc trên người sao?...”. [3, 124, 125]. Có lẽ điều cốt yếu nhất của Vƣơng Mông là tập trung biểu hiện hoạt động tinh thần phong phú và phức

44

tạp của nhân vật, tức “diện mạo tinh thần” mà lƣợc đi “diện mạo vật chất” là những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài, đƣợc các nhà văn thƣờng khai thác và sử dụng nhƣ một phƣơng tiện để bộc lộ tính cách. Vƣơng Mông cho rằng “Sáng tác là sự rung động và sự thổ lộ của tâm linh, nhà văn cần phải có một trái tim cao cả, nóng hổi và mẫn cảm.” [64, 184]. Bởi vậy ông thƣờng đề cập đến hoạt động nội tâm sôi động phong phú của con ngƣời nên gợi đƣợc sự đồng cảm tâm linh của độc giả.

Trong “dòng ý thức” của nhân vật Trƣơng Tƣ Viễn có sự xuất hiện của ba ngƣời đàn bà: Hải Vân, Mỹ Lan và Thu Văn. Với Mỹ Lan, là sự gán ghép, sắp đặt của đồng nghiệp, với Thu Văn đó là một ngƣời bạn để trút bầu tâm sự. Còn với Hải Vân, thì đó là tình yêu, nỗi nhớ, là dằn vặt, đau khổ của ông. những ký ức và liên tƣởng về Hải Vân luôn xuất hiện trong ông, nhiều khi đó là tiếng nức nở của những câu hỏi dồn dập: “Hải Vân ơi, Hải Vân? Anh hiểu em chăng? Em hiểu anh chăng? Tại sao em không tha thứ cho anh? Và tại sao em lại tha thứ cho anh?...” [3, 113]. Từ những liên tƣởng về Hải Vân, ông nhớ lại sự chia tay quyến luyến của bà con, của vợ chồng bác Thuyên Phúc, Thu Văn và Đông Đông...

Biết bao sự kiện, hành động gián tiếp, cách nhìn và suy ngẫm khác nhau đƣợc khơi gợi thông qua hoạt động tâm lý của Trƣơng Tƣ Viễn. Tính cách nhân vật đƣợc bộc lộ muôn màu, hết sức phong phú. Ở thời điểm đƣơng chức, đƣơng quyền hay khi bị đấu tố giam hãm, lúc nào nhân vật cũng lạc quan tin tƣởng vào Đảng, tin tƣởng vào quần chúng. Ông là một cán bộ tận tụy, hăng hái đầy trí tuệ, đam mê trong công việc. “Một người mà bần cùng và áp bức hun đúc lên tuổi thơ, máu và lửa nhuộm đỏ tuổi thanh xuân, Đảng và lãnh tụ chỉ dẫn cho đường đi, được nhân dân tôn kính và tin cậy, trông ngóng tất cả đang thúc đẩy bước chân ông. Ông đã quen lạc quan và đầy hy vọng”. [3, 153]. Năm 1949, khi là phó chủ nhiệm của ủy ban quân quản thành

45

phố thì: “Mỗi ngày ông có thể làm việc mười sáu giờ, mười tám giờ, cả hai mươi giờ nữa. Ông không biết mệt. Ông có sức mạnh xoay chuyển càn khôn. Ông đang xoay chuyển càn khôn. Ông trẻ hơn cả lớp người trẻ vì tiền đồ của ông là vô cùng. Ông có kinh nghiệm hơn cả lứa người già vì ông là nhà cách mạng “lão thành”, hiếm như lông chim phượng, vẩy kì lân, chỉ chiếm mấy phần nghìn số dân trong thành phố...” [3, 99]. Hay khi giữ chức Bí thƣ thị ủy của thành phố, năm 1956, con ngƣời tận tâm tận lực với công việc ấy “dốc hết tinh lực để làm tốt công tác của thành phố, bất kể là diệt ruồi hay xây nhà máy. Thành phố ông bao giờ cũng đi đầu trong mọi việc. Ông trở thành một bộ phận của cỗ máy lớn lao và huy hoàng đó. Khi cỗ máy vận hành, ông cảm nhận được sự giác ngộ trí tuệ, tinh lực và tinh thần trách nhiệm của mình...” [3, 111]. Con ngƣời sống đầy lí tƣởng, trách nhiệm ấy, cũng là một ngƣời rất nguyên tắc, bị nhiễm tƣ tƣởng tả khuynh một thời. Năm 1957, khi vợ bị lôi ra đấu tố thì ông đã lấy giọng “hách dịch” kết tội vợ:

- “Tôi thực không ngờ cô lại trụy lạc đến mức đó. Sao cô dám khen những cuốn tiểu thuyết chống Đảng đó? Cô là người thế nào? Cô quên cả rồi sao?

Ông chắp tay sau lưng, bước tới bước lui, lập trường vững vàng, mặt sắt không nể tình riêng.

- Chỉ có cúi đầu nhận tội, làm lại từ đầu, đổi mặt rửa lòng, thay xương thoát xác!”. [3, 114].

Hành động, thái độ và những lời nói của ông không thể tất nhân tình, làm cho Hải Vân “co rút lại như bị những mũi kim đâm vào người”. Những việc làm thái quá của ông, sau này ông phải trả giá quá đắt cho chính bản thân mình và ngƣời thân của ông. Song chính con ngƣời cứng nhắc, tả khuynh ấy cũng có những khoảnh khắc yếu mềm, nhạy cảm khi nhìn thấy hình ảnh con trai mình: “Đông Đông ngắm mưa làm xao xuyến cả tâm tình, khiến sóng

46

trào dâng trong tim ông... Ông không muốn con mình phải giật mình. Ôi, con trai ta, con trai ta! Đứa trẻ khiến ông hồi tưởng, mà căn bản cũng chẳng phải hồi tưởng, ông chỉ mơ hồ cảm thấy đó chính là ông...” [3, 128, 129]. Tình cảm của ngƣời cha dành cho con không ôm ấp vỗ về, âu yếm vuốt ve nhƣ tình cảm của ngƣời mẹ mà ngƣời cha chỉ đứng quan sát ngắm nhìn.

Trong “dòng ý thức” của Trƣơng Tƣ Viễn còn đề cập đến những nhân vật có mối liên hệ tác động tới số phận và chi phối đời sống nội tâm của ông. Nhân vật thứ hai trong hồi ức của ông là Đông Đông. Nếu nhƣ Trƣơng Tƣ Viễn là thế hệ đi trƣớc thì Đông Đông- con trai ông là đại biểu của thế hệ đi sau. Dƣờng nhƣ là một tất yếu khách quan, thế hệ đi sau bao giờ cũng có suy nghĩ, quan niệm khác với thời trƣớc, đặc biệt trong thời kì “Cách mạng văn hóa”. Thế hệ sau dám nghĩ, dám làm, không đi theo bƣớc chân của ngƣời đi trƣớc đã đi và vạch sẵn cho họ. Qua hồi ức của ngƣời cha, Đông Đông từ thuở bé đến lúc trƣởng thành, cậu luôn thiếu thốn tình cảm và chịu nhiều thiệt thòi. Đông Đông là kết quả của một cuộc hôn nhân vì hành động cách mạng nhiều hơn vì tình yêu giữa Trƣơng Tƣ Viễn và Hải Vân. Tình cảm của ông dành cho con là thứ tinh thần trách nhiệm, đó là thói quen: “người cha cần phải yêu con mình. Song đó không phải là tình yêu, nếu là tình yêu thì trước hết chỉ đối với Hải Vân. Ông biết Hải Vân đã yêu đứa con rứt ruột đẻ ra như si như mê như thế nào, cho nên trong tuần đầu sau khi cô sinh nở, vì Hải Vân, Trương Tư Viễn đã phải làm ra bộ rất yêu quý Đông Đông, điều đó từng khiến ông cảm thấy xấu hổ, mất tự nhiên.” [3, 126]. Sự không tận tụy chăm lo cho sinh linh bé bỏng cộng với sự xa cách của ngƣời mẹ trẻ đã sớm hình thành ở bé sự tƣ lự không vui. Song bé Đông Đông vẫn hiện lên với bao nét đáng yêu: “cái mũi trắng xanh, xấu xí mà đáng yêu...”. Nhìn thấy hình ảnh con trai, ngƣời cha xúc động khôn tả, từ đó ông quan tâm đến con hơn, dành nhiều thời gian rỗi cho con.

47

Cuộc sống vợ chồng giữa ông và Hải Vân tan vỡ thì Đông Đông ở với mẹ. Dƣờng nhƣ hoàn cảnh, cảnh ngộ đã khiến Đông Đông khôn trƣớc tuổi, sớm hiểu biết để sống và đối xử với mọi ngƣời xung quanh. Đông Đông gọi bố dƣợng bằng ba, còn gọi ông là bố và khi nào cũng ăn nói lễ phép. Khi tiếp xúc với bố thì Đông Đông luôn có thái độ khách khí và đề phòng. Tết năm 1965, ông cho ngƣời mang bánh gatô đến trƣờng cho Đông Đông, nhƣng nó đã trả lại với lời nhắn: “Cảm ơn bố. Không cần phải gửi đồ ăn cho con, mong bố đừng giận.” [3, 133]. Hành động của Đông Đông thể hiện lập trƣờng giai cấp giữa bần nông và tiểu tƣ sản có sự phân biệt lớn. Đông Đông coi bánh gạo và kẹo xịn của bố là thứ của giai cấp khác, là thứ hoàn toàn khác biệt với giai cấp bần nông của nó.

Trong thời kì Trƣơng Tƣ Viễn bị đấu tố, nhục mạ thì chính con trai ông đã xông đến sỉ nhục ông: “Chính vào lúc đó một em bé thiếu niên đã xông tới, cũng đúng lúc ông hé mắt ngước nhìn. Trời ơi, Đông Đông! Thằng bé giơ phắt bàn tay lên tát bốp vào tai trái ông. Cái tát căm hờn đến nghiến răng nghiến lợi, chỉ có ai muốn giết người, muốn thấy máu đổ mới đánh người như thế, mới chỉ một cái tát đã làm cho Trương Tư Viễn nảy bặt lên trong tay những tiểu tướng đang bẻ quặt cánh tay ông. Đầu ông ù như bị điện giật, cái

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương Mông (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)