Dòng ý thức với ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương Mông (Trang 84)

6. Bố cục Luận văn

3.3.1Dòng ý thức với ngôn ngữ

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất của tiểu thuyết. Bakhtin đã từng nhận định: “Ngôn ngữ tiểu thuyết là cả một hệ thống những ngôn ngữ soi sáng lẫn nhau, đối thoại với nhau. Không thể mô tả và phân tích nó như một ngôn ngữ thống nhất” [14, 87]. Đồng thời Bakhtin cũng chỉ rõ: “ngôn ngữ tiểu thuyết không thể nào sắp đặt trên một bình diện, kéo nối thành một tuyến. Đó là một hệ thống những bình diện tương giao.” [14, 89]. Các bình diện tƣơng giao này chính là những đơn vị lời nói mà ở đó có sự hòa trộn giữa lời ngƣời kể và lời nhân vật; độc thoại và đối thoại; lời ngƣời kể và độc thoại nội tâm; lời kể và lời tả. Tiểu thuyết là sự tái tạo thế giới hiện thực của tác giả. Cái thế giới sống động ấy đƣợc tái tạo và tồn tại trong ngôn ngữ. Ngôn từ của tiểu thuyết có tính bao hàm rất lớn, nên có thể tiếp thu ngôn ngữ của mọi thể loại văn học khác. Ngôn ngữ của tiểu thuyết có thể coi là “ngôi nhà” để cho thế giới tiểu thuyết tồn tại. Thế giới tiểu thuyết chứa đựng hai phƣơng thức tồn tại: thế giới tâm hồn và thế giới tiểu thuyết trên văn bản. Thế giới tiểu thuyết trên văn bản là sự ngoại hóa của thế giới tiểu thuyết trong tâm hồn, với hình thức văn tự- thế giới của nội tâm là do ngôn ngữ cấu thành. Vì vậy ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong các tác phẩm thể hiện một cách chân xác phong cách sáng tác của tác giả.

81

Trƣớc đây ngôn ngữ luôn đƣợc coi nhƣ một công cụ để truyền đạt tƣ tƣởng và tình cảm của con ngƣời bởi nó có khả năng tái hiện thế giới hiện thực và thế giới nội tâm một cách chuẩn xác, sống động. Tuy giữa ngôn ngữ Hán và các ngôn ngữ khác có sự khác biệt khá lớn, nhƣng văn học Trung Quốc đƣơng đại những năm gần đây đã có những đột phá mới trong ngôn ngữ của tiểu thuyết khi các nhà văn tiếp nhận quan niệm của những nhà triết học Wollgang Kayser, Martin Heidegger về ngôn ngữ: “Nghĩ đến một ngôn ngữ có nghĩa là nghĩ đến một phương thức sống” (Martin Heidegger), “Bên ngoài ngôn ngữ thì không có thế giới” (Wollgang Kayser). Nhƣ vậy, ngôn ngữ không còn mang ý nghĩa là “công cụ”, “vật chuyên chở”, “vỏ bọc” nhƣ ở thế kỷ XIX nữa, mà ngôn ngữ là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời, là một thế giới độc lập tự chủ.

Chất liệu cơ bản nhất để tạo nên tiểu thuyết là ngôn ngữ, bất cứ một sự thay đổi nào của tiểu đều phải biểu hiện qua ngôn ngữ. Xƣa kia, ngƣời ta thƣờng nhấn mạnh đến tính thông tục hóa của ngôn ngữ. Ở thời kì trình độ văn hóa của đại chúng còn chƣa cao, chủ trƣơng thông tục hóa là đúng. Nhƣng giờ đây không còn phù hợp nữa. Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của văn hóa. Ngôn ngữ tiểu thuyết trong văn học đƣơng đại đã thoát đƣợc ngôn ngữ kiểu thuần ngữ đơn thuần. Mỗi nhà văn đều đã thể hiện đƣợc phong cách ngôn ngữ đầy cá tính. Ngôn ngữ tiểu thuyết của Giả Bình Ao vừa cổ vừa kim, vừa chất phác vừa tao nhã, không chuộng hoa mĩ hào nhoáng, mà là cái đẹp bình dị.

Vƣơng Mông là nhà tiểu thuyết cách tân hàng đầu, ngôn ngữ tiểu thuyết của ông cũng rất độc đáo, sắc sảo, biến ảo trữ tình, nhịp điệu nhanh, hƣớng tới tâm trạng, “dòng ý thức” của nhân vật hơn là hƣớng tới sự kiện. Ông thƣờng sử dụng ngôn ngữ độc thoại để các nhân vật tự bộc lộ, phơi bày con ngƣời thật của mình.

82

Trong văn Vƣơng Mông lời trần thuật của tác giả và lời độc thoại của nhân vật có khi hòa nhập vào nhau, xuyên thấm nhau tạo thành lời nửa trực tiếp. Bakhtin khi nói về tiểu thuyết của Turghenep đã đánh giá cao hình thức lời trực tiếp có sự đan xen giữa tác giả và lời nhân vật. Theo ông đó là cách thức “cho phép kết hợp hữu cơ và cân đối tiếng nói nội tâm của ngƣời khác với văn cảnh của tác giả, cho phép giữ đƣợc cái kết cấu biểu cảm của tiếng nói nội tâm nhân vật”. Vƣơng Mông sử dụng ngôn ngữ này để khám phá tâm hồn con ngƣời.

Trong Hồ Điệp, Vƣơng Mông miêu tả Trƣơng Tƣ Viễn, nhiều lúc nhƣ có sự đối thoại của hai nhân vật nhƣng thực ra lại là độc thoại, đoạn miêu tả Trƣơng Tƣ Viễn sau khi đƣợc khôi phục chức, lên đƣờng nhận nhiệm vụ: Anh đã sắp sáu chục tuổi rồi, đảm nhiệm trọng trách trong Đảng và trong chính quyền; nhiệt tình tưởng tượng và buông thả theo cảm tình không những không cần thiết đối với anh mà còn là một lỗi lầm không thể tha thứ. Anh hà tất tự tìm khổ sở để mà chịu đựng.” [3, 173].

Có thể nói không có gì bộc lộ rõ ràng hơn tính cách, sự lựa chọn, quan niệm sống của nhân vật hơn là để họ tự độc thoại với chính mình. Họ có thể tự tranh luận, tự cắt nghĩa về những việc làm của mình tức là bản thân họ đang diễn ra một quá trình đấu tranh tƣ tƣởng. Và quá trình này đƣợc Vƣơng Mông vận dụng nhiều nhất khi nhân vật đối diện những suy tƣ cuộc sống mang đậm tính triết luận. Vốn dĩ các nhân vật của ông là những nhân vật hay nghĩ, lúc nào họ cũng nghĩ, cũng liên tƣởng. Nhƣ khi miêu tả Trần Cảo trong

Mắt đêm: “Dẫu sao thì mình cũng không vì quyền lợi cá nhân mà làm việc này. Mình thì từ trước đến nay chưa hề ngồi chiếc xe mác Thượng Hải này, về sau này cũng sẽ không ngồi.” [5, 171]. Nhân vật “anh” ở Chiếc lá phong triền miên trong nỗi buồn sâu thẳm khi nhớ về “chị”: “Nghĩ đến lại đau lòng, hơn

83

nữa còn tức giận. Đó là sự ngoảnh mặt cả về hai phía: Lí tưởng và tình yêu.” [3, 219]. Trong Dải cánh diều, tác giả miêu tả Tố Tố sau khi tan vỡ những giấc mộng, cô lại đắm mình trong nỗi nhớ về Giai Nguyên: “Bây giờ anh đang ở đâu. Cao lớn, đẹp trai, thông minh, hiền lành, anh ấy lúc nào cũng cười ngây thơ...” [5, 182]. Tiểu thuyết Vƣơng Mông sử dụng ngôn ngữ độc thoại đời thƣờng một cách phổ biến. Vƣơng Mông để cho nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ nỗi niềm của mình.

Bằng những kinh nghiệm sống của bản thân nhà văn, những trải nghiệm trực tiếp trong thời “Cách mạng văn hóa”, mỗi hình ảnh, chi tiết trong các tiểu thuyết “dòng ý thức” đều đƣợc Vƣơng Mông miêu tả rất sắc nét và chân thực. Ngôn ngữ của ông vừa có tính chất đời thƣờng vừa giàu hình tƣợng, súc tích.

84

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương Mông (Trang 84)