6. Bố cục Luận văn
3.3.2 Dòng ý thức với giọng điệu
Nói đến giọng điệu tức là nói đến “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn... Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả.” [31, 112, 113]. Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm. L.Tolstoi đã suy nghĩ kỹ và chuẩn bị xong tƣ liệu để viết Khátgi- Murat nhƣng vẫn chƣa tìm ra một giọng điệu thích hợp nên đành gác lại. Bởi giọng điệu là sợi dây xuyên suốt toàn mạch tác phẩm, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác, đặc biệt nó sẽ tạo cho truyện một không khí thích hợp và cuốn hút ngƣời đọc.
Đối với các nhà văn cổ điển, thông thƣờng họ bày tỏ thái độ qua nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học. Đến lƣợt những cây bút hiện đại, cùng với những cách tân trong việc sử lí kỹ thuật viết, giọng điệu nhà văn chủ yếu thể hiện thông qua giọng điệu ngƣời kể chuyện (có thể trùng hoặc không trùng hợp với nhân vật). Mỗi một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có một giọng điệu, bởi giọng điệu chính là mối giao lƣu cảm nhận giữa ngƣời kể và ngƣời đọc bên ngoài tác phẩm, là hiệu quả ngƣời đọc cảm nhận đƣợc khi đọc hoặc nghe truyện. Giọng và điệu là sự kết hợp tự nhiên, hài hòa mang tính bền vững ở ngƣời sử dụng ngôn ngữ. Bất kỳ một tác phẩm nào cũng có một giọng điệu chủ yếu, giọng điệu này quyết định việc xây dựng tác phẩm cũng nhƣ khắc họa tính cách nhân vật.
Giọng điệu nghệ thuật biểu thị cảm xúc, tƣ thế của ngƣời nghệ sĩ. Theo
Từ điển Thuật ngữ Văn học: “giọng điệu trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, đó là cái giọng điệu chủ yếu của nhân vật mang mặt nạ đứng ra tự sự, trữ tình với người đời, thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và
85
đối tượng mà lời văn ấy hướng vào.” [31, 23]. Còn Khrapchenco khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện... trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh.”. [37, 167, 168].
Đến với văn học Trung Quốc hiện đại, ta thấy các nhà văn đều có ý thức tạo cho mình một môi trƣờng giọng điệu đặc trƣng nên khi nhắc đến họ, độc giả nhớ đến Mao Thuẫn với giọng điệu trần thuật khách quan, tỉ mỉ; Cù Thu Bạch có tiếng cƣời nhạy bén và chiến thắng; Ân Phu có giọng điệu lạc quan; Quách Mạt Nhƣợc thiên về ca ngợi, Lỗ Tấn thiên về châm biếm... Còn với nhà văn Vƣơng Mông thì giọng điệu trữ tình, u mua, châm biếm có phần nổi trội hơn cả. Các tác phẩm của Vƣơng Mông, dù là truyện dài, vừa hay ngắn thì đa số cũng kén bạn đọc. Giữa ký hiệu ngôn ngữ và ngữ nghĩa, giữa điều muốn chỉ và điều có thể chỉ, chẳng những không có mối quan hệ đối xứng trực tiếp mà còn có sức co giãn rất lớn. Muốn hiểu thì ngƣời đọc phải biết nắm bắt, nhấm nháp ngữ điệu và ý hƣớng độc đáo của tác giả đƣợc tiềm ẩn trong tác phẩm. Ở đấy ý nghĩa trên mặt chữ và nội dung lôgic không mấy quan trọng mà quan trọng là ẩn tàng trong từ ngữ.