Quan niệm về con người hiện đại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương Mông (Trang 35)

6. Bố cục Luận văn

2.1.2 Quan niệm về con người hiện đại

M.Gorki nói “Văn học là nhân học”, con ngƣời chính là đối tƣợng hàng đầu của văn chƣơng, là trung tâm chú ý của các nhà văn. Khi hƣớng tới đối tƣợng trung tâm của mình, tác phẩm văn chƣơng không chỉ thể hiện đời sống và phẩm chất của con ngƣời, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời, giữa con ngƣời và giới tự nhiên, mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra những bí ẩn nằm trong chiều sâu, những chiều kích khác nhau của con ngƣời.

Nền văn hóa Trung Quốc nói chung, nền văn học Trung Quốc nói riêng từ lâu chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng Tam giáo (Nho, Phật, Đạo), đặc biệt là Nho giáo. Nho giáo chú ý đến con ngƣời nhƣng nhấn mạnh tới con ngƣời chức năng xã hội, xóa mờ con ngƣời cá nhân, con ngƣời bản năng với những khao khát tự nhiên.

Nhà nghiên cứu Lƣu Tái Phục cho rằng: “Dưới chế độ xã hội phong kiến chuyên chế kéo dài ở Trung Quốc, giá trị của con người bị miệt thị, bị chà đạp, do đó quan niệm về con người chưa từng được hình thành. Trong văn học Trung Quốc, việc nghiên cứu về con người đặc biệt mỏng. Con người chỉ trong phạm vi luân lý phong kiến mới được thừa nhận, nhưng loại “người” này là loại người được xếp vào quy phạm luân lý chính trị phong kiến, là loại người được “Luân thường” phong kiến cho phép tồn tại”.[55,

32

16]. Trong mắt một số nhà đạo đức thời cổ đại Trung Quốc, con ngƣời là vật phụ thuộc vào ý niệm tuyệt đối của “Lễ”. Trong suốt mƣời năm “Cách mạng văn hoá” (1966- 1976) do chịu sự chỉ đạo của những tƣ tƣởng quan điểm ấu trĩ, cực đoan, “con người bị chà đạp, tha hóa đến mức “không thành con người”. [55, 15]. Nói nhƣ Tiền Trung Văn, “khắp nơi trong cuộc sống hiện thực đều là “Thành lũy” và “Phán quyết” kiểu Kafka”, [55, 15]. Nhà văn Ba Kim phải phẫn nộ thét lên: “Chúng ta phải xây dựng nhà bảo tàng “Cách mạng văn hóa”. Vì theo ông, “xây dựng nhà bảo tàng “Cách mạng văn hóa không phải việc của cá nhân ai. Chúng ta phải có trách nhiệm làm cho con cháu muôn đời của chúng ta ghi nhớ bài học thảm khốc của mười năm ấy. Không để cho lịch sử tái diễn” [55, 15]... Nói nhƣ nhà văn Vƣơng Mông, văn học Trung Quốc sau khi trải qua giai đoạn bộc lộ, gào thét, sẽ đi vào giai đoạn khái quát, hồi cố suy ngẫm lại. Dần dà, ngƣời ta cảm thấy vấn đề con ngƣời bị chà đạp không phải chỉ có ở “Cách mạng văn hóa”, đó chỉ là giai đoạn “nƣớc tràn ly”, mà truy ngƣợc lên trƣớc nữa, trƣớc nữa, tóm lại phải tìm nguyên nhân từ trong truyền thống văn hóa xa xƣa của ngƣời Trung Quốc.

Thế là vấn đề con ngƣời không chỉ đƣợc nêu ra trong các sáng tác, mà đã lan sang các lĩnh vực khác nhƣ Lí luận văn học, Triết học, Luân lí học, Tâm lí học, Nhân loại xã hội học... tạo thành một cuộc tranh luận khắp toàn quốc.

Đến thời kỳ cải cách mở cửa (1976), cùng với sự đổi mới tƣ tƣởng, quan điểm, học thuật... quan niệm về con ngƣời cũng có nhiều cởi mở. Con ngƣời giờ đây đƣợc nhìn nhận hoàn thiện hơn với sự hiện hữu của đời sống riêng tƣ nhƣ nó vốn có. Nhịp điệu phong phú của cuộc sống đã mang lại cho con ngƣời một diện mạo mới. Mỗi cá nhân là một thế giới phức tạp và bí ẩn.

Con ngƣời đƣợc nhìn nhận ở nhiều kiểu dạng: con ngƣời ý thức, vô thức, con ngƣời cá nhân với những đặc điểm tâm, sinh lý, tính cách phong

33

phú. Chính sức hút của sự bí ẩn và những vùng tối sâu thẳm đã cuốn các nhà văn vào hành trình nỗ lực khám phá để nhận ra những điều kỳ diệu muôn mặt của con ngƣời. Văn học hƣớng đến khai thác “tiểu tự sự” trong cuộc sống, buộc ngƣời viết cũng phải thực sự “phiêu lƣu” và “trôi dạt” vào một thế giới chơi vơi của cảm xúc.

Bên cạnh đó, thì sự cởi mở giao lƣu với văn hóa phƣơng Tây- nền văn hóa từ lâu đã nêu ra vấn đề con ngƣời tự nhiên, bản thể, cũng góp phần làm thay đổi cách nhìn và quan điểm về con ngƣời. Tiểu thuyết hiện thực đƣơng đại Trung Quốc xuất hiện hàng loạt các nhân vật, thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi, địa vị khác nhau. Điểm nổi bật hết sức lý thú của tiểu thuyết thời kỳ này là các nhân vật đều đƣợc soi sáng dƣới nhiều góc độ, trở nên lung linh hơn, sinh động hơn.

Ngày nay để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mới của công chúng, văn chƣơng cần trở về với đặc trƣng vốn có của mình, vì văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó là phƣơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tƣợng. Thông qua văn học nhà văn thể hiện nhận thức của chủ thể sáng tạo nghệ thuật đối với hiện thực khách quan. Nhân vật chính là ngƣời dẫn dắt ngƣời đọc vào một thế giới riêng của đời sống lịch sử nhất định nào đó.

Con ngƣời hiện đại có cá tính mạnh mẽ, độc lập thƣờng biểu hiện ra ở tính dũng cảm, dám mạo hiểm, dám cạnh tranh và dám chịu thua thiệt. Nhà văn Vƣơng Mông từng nói: “Ở Trung Quốc do chịu ảnh hưởng lâu dài của nền kinh tế tiểu nông phong kiến, tâm lí của người tiểu sản xuất là thâm căn cố đế, luôn nói khiêm nhường, trung dung, làm cho tính cách thiếu dũng cảm, tự tin, từ nhỏ đã tạo thành tâm lí nô lệ quen cẩn thận giữ gìn, vâng vâng dạ dạ, rút lui né tránh. Không những không dám nghĩ, không dám làm mà còn không dám bộc lộ tình cảm hỉ lộ ai lạc của mình. Việc gì cũng không dám xông lên, hễ một mình xông lên thì rất nhiều người xung quanh chê bai dị nghị. Mặc một bộ quần áo cũng phải ngó trái, ngó phải. Đó là tâm lí dân tộc

34

vô cùng đáng thương và đáng buồn.” [62, 118]. Tự mình đổi mới, tự mình vƣơn lên, có tinh thần tiến thủ là đặc điểm của con ngƣời hiện đại trong tiểu thuyết đƣơng đại.

Nhãn quan hiện thực và con ngƣời thay đổi mang đến cho văn chƣơng nhiều bình diện, từ lịch sử, sự kiện chuyển sang đời sống cá nhân thƣờng nhật. Văn học thể hiện tính chất bất toàn, phức tạp của cuộc đời, con ngƣời. Con ngƣời không chỉ là tổng hòa mối quan hệ xã hội mà còn là sản phẩm tự nhiên. Hiện thực không chỉ là đối tƣợng phản ánh mà còn là phƣơng tiện phản ánh của văn học.

Nhà văn Cao Hành Kiện, trong lời đề từ cho một cuốn truyện ngắn của mình đã viết: Điều mong mỏi đối với các nhà văn là sự nhận biết bản thân con ngƣời. Con ngƣời hiện đại mới thoát ra khỏi tình trạng mông muội chƣa đƣợc bao lâu, để có đƣợc sự tƣờng tỏ ở chính bản thân mình sợ rằng con ngƣời còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, còn tôi hy vọng có thể tìm ra một ngôn ngữ chân thật hơn để nhận thức bản thân con ngƣời.

Tiểu thuyết Trung Quốc đƣơng đại từ không tự giác đến tự giác sáng tạo ra hình tƣợng con ngƣời hiện đại. Ngày càng có nhiều nhà văn từ bỏ thuyết “không anh hùng” ở thời đại mới , mà nhiệt tình lao vào công cuộc cải cách để tìm hình tƣợng những con ngƣời mới- con ngƣời hiện đại. Đó là xu hƣớng tất yếu của văn học đƣơng đại Trung Quốc nói chung, của tiểu thuyết nói riêng.

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ở Vƣơng Mông đƣợc thể hiện độc đáo. Ông chú trọng đời sống nội tâm của con ngƣời. Bởi trọng tâm của lịch sử chính là cá nhân và đánh dấu sự tồn tại của mỗi cá nhân lại là đời sống nội tâm, những “ý nghĩ” của họ. Vƣơng Mông luôn đào sâu vào thế giới tâm hồn của con ngƣời, nơi ít có mối quan hệ giao tiếp với bên ngoài nhƣng ở đó con ngƣời phần lớn lại sống thành thật nhất. Điều này đòi hỏi cái nhìn tinh tế và

35

thái độ chấp nhận dấn thân của nhà văn. Vƣơng Mông còn tiếp cận con ngƣời ở phƣơng diện bản năng với sức sống tiềm ẩn nhƣng đầy mạnh mẽ cùng với dòng chảy ý thức và sự chồng chéo của suy tƣ.

2.2 “ Dòng ý thức” trong tiểu thuyết Vƣơng Mông

Nghệ thuật “dòng ý thức” “phát tích” từ văn học phƣơng Tây đầu thế kỷ XX, đƣợc các nhà văn ở những nƣớc có nền văn học đang phát triển sử dụng nhằm khám phá thế giới nội tâm của con ngƣời. Đặc biệt điều đó tạo nên phong cách trần thuật độc đáo cho tiểu thuyết. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại lựa chọn cho mình kiểu thể hiện riêng. Linh Sơn của Cao Hành Kiện là cả hành trình khám phá “Núi hồn” của chính con ngƣời bằng cuộc viễn du đến những vùng núi xa xôi của nhân vật. Tác phẩm lấy bối cảnh không gian, thời gian Trung Hoa những năm Cách mạng văn hóa nhƣng đôi lúc bị đẩy lùi về thời phong kiến, những năm kháng Nhật với những địa danh nhƣ Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Tây Tạng... qua dòng hồi ức của nhân vật, tức là đƣợc kết cấu theo dòng chảy tâm lí. “Dòng ý thức” trong Linh Sơn chỉ còn lại là một dòng thác lũ của mộng mị, suy tƣởng, giải thoát khỏi thời gian. Nó đồng hiện với trạng thái tâm lí căng thẳng, cô đơn, cần một ngƣời giãi bày đôi lúc tƣởng nhƣ nhân vật đang phân thân để trò truyện với chính mình.

Nhà văn viết theo “dòng ý thức” của nhân vật. Dựa vào liên tƣởng, ngƣời viết có thể xáo trộn không gian và thời gian, nó giúp cho tiểu thuyết có đƣợc dung lƣợng lớn. Ý thức của con ngƣời có thể tự do bay lƣợn, vƣợt qua núi cao biển cả, trở về quá khứ, hƣớng tới tƣơng lai, thu tóm toàn “thế giới” vào trong tầm nhìn của tác giả. Ở đây liên tƣởng, tƣởng tƣợng, ảo tƣởng, mộng tƣởng đều có khoảng trời rộng lớn, kết quả là làm cho tác phẩm đƣợc mở rộng nhiều chiều. Tiểu thuyết của Vƣơng Mông là tiêu biểu cho loại tiểu thuyết này.

36

Với việc vận dụng nhuần nhuyễn thủ pháp “dòng ý thức” của lý luận chủ nghĩa hiện đại phƣơng Tây, trong quãng thời gian từ hơn một năm (1979 đến 1980), Vƣơng Mông cho ra đời 6 tiểu thuyết, gây chấn động văn đàn lúc đó. Ông cho rằng những cuốn tiểu thuyết của ông không tuân theo kết cấu của bản thân cuộc sống, mà là tuân theo hình ảnh phản chiếu của cuộc sống trong tâm linh mọi ngƣời, trải qua sự nhấm nháp nghiền ngẫm nhiều lần nơi tâm linh con ngƣời, trải qua những ký ức, lắng đọng, hoài niệm, quên lãng rồi lại hồi ức lại, ông còn nói cách làm của ông là dùng truyền thống đột phá truyền thống.

Vƣơng Mông đã tái hiện khúc quanh co của lịch sử, cam go của cuộc sống một cách nghệ thuật, nêu lên những vấn đề khiến mọi ngƣời phải suy ngẫm, nhƣng điều cốt yếu mà tác giả muốn gửi gắm ở trong các tác phẩm là khơi dậy dòng chảy tƣơi mát sinh động của cuộc sống.

2.2.1 “Dòng ý thức” với kết cấu

Kết cấu là một yếu tố của hình thức tiểu thuyết, ra đời cùng với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Để hình thành nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, nhà văn trong quá trình sáng tạo cần có một cách thức tổ chức nhất định. Từ cùng một chất liệu đời sống nhƣng mỗi ngƣời nghệ sĩ lại sử dụng một cách tổ chức kết cấu riêng, và cũng nhƣ ngôn ngữ, kết cấu là điều kiện tất yếu và phƣơng diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Kết cấu khiến tác phẩm trở nên mạch lạc, có “vẻ duyên dáng của trật tự” (Horatius).

Nói đến nghệ thuật tiểu thuyết chúng ta không thể bỏ qua vai trò của kết cấu. Các hình thức kết cấu của tiểu thuyết cũng phong phú nhƣ mọi hình thức tổ chức và kết cấu của đời sống hiện thực. Kết cấu của tiểu thuyết không phải là cái khuôn định sẵn để chứa đựng nội dung, mà là một hình thức sinh động để biểu hiện nội dung. Kết cấu tiểu thuyết thƣờng mang tính xác định rõ rệt trong một thời gian và không gian của mối quan hệ xã hội. Một điều dễ

37

dàng có thể nhận thấy trong tiểu thuyết hiện thực truyền thống Trung Quốc có kết cấu đơn tuyến và cấu trúc mặt bằng. Thông thƣờng có hai tuyến nhân vật song song: tốt- xấu, chính- tà phát triển tách rời nhau, tính cách ổn định không thay đổi. Kiến trúc truyện vẫn là nhân vật chính, các nhân vật phụ và các chi tiết khác xoay quanh. Vì vậy, lựa chọn và tổ chức kết cấu trong mỗi tác phẩm văn học chính là một biểu hiện của nghệ thuật “dòng ý thức”.

Ở phƣơng Tây từ những năm 20 của thế kỉ XX, nhà văn J.Joyce đã thay đổi kiểu kết cấu biên niên bằng kiểu kết cấu tâm lí với kiệt tác Ulysses. Trong

Ulysses, thời gian tác phẩm bị xáo trộn tới mức trôi nổi một cách tuyệt đối, mọi hành động, tính cách, cốt truyện hòa tan trong dòng ý thức. Tất cả trôi đi trong dòng hỗn độn mà không hề dính vào nhau.

Đi tiên trong việc đổi mới tiểu thuyết đƣơng đại Trung Quốc về phƣơng diện kết cấu là nhà văn Vƣơng Mông. Những tác phẩm viết trƣớc những năm 1979, ông vẫn viết theo hình thức cũ, nhƣng những tác phẩm viết sau năm 1979 nhƣ Lời chào Bônsêvich (布 礼), Tiếng mùa xuân (春之 声), Mộng của biển (海 的 梦), Mắt đêm (夜 的 眼), Dải cánh diều

(风 筝 飘 带 ), Hồ điệp (蝴 蝶),... Ông đã mạnh dạn phá vỡ phƣơng thức kết cấu tiểu thuyết truyền thống, mƣợn kỹ xảo sáng tác dòng ý thức của phƣơng Tây, hình thành lối kết cấu tâm lý. “Trọng tâm của tiểu thuyết Vương Mông là mô tả hoạt động tâm lý như độc bạch nội tâm, liên tưởng tự do, lấy dòng ý thức của các nhân vật tạo thành kết cấu của truyện. Các tác phẩm của ông không kết cấu theo một trật tự thời gian, không gian mà theo dòng ý thức. Dòng ý thức của con người tự do bay lượn, nó có thể vượt qua núi cao sông sâu, vượt qua lịch sử, thời đại,đi sâu vào thế gới vĩ mô và vi mô, nhờ đó dung lượng của truyện được mở rộng rất nhiều.” [62, 192].

38

Vƣơng Mông là tác giả đầu tiên đã vay mƣợn thủ pháp “dòng ý thức” phƣơng Tây để hiện đại hóa cách viết truyền thống. Với hàng loạt các tác phẩm đƣợc viết theo bút pháp dòng ý thức, ông đã mang tới cho văn đàn một làn gió mới và thực sự làm cho tiểu thuyết Trung Quốc khởi sắc. Các tác phẩm “dòng ý thức” của ông là sự kết hợp của lối kết cấu tâm lý với kết cấu tình tiết. Đó là “lối kết cấu lấy nhân vật và cốt truyện làm kinh tuyến, lấy miêu tả tâm lý làm vĩ tuyến” .

Hồ điệp là sự kết hợp của lối kết cấu tâm lí với kết cấu tình tiết. Truyện khoảng 66 trang, với 13 tiêu đề nhỏ: Hải Vân, Mĩ Lan, Biến đổi, Đông Đông, Phán xét, Bản làng, Phục chức, Thu Văn, Lên đường, Mưa táo, Khoảng cách, Cáo biệt, Cây cầu. Mỗi tiêu đề nhỏ là sự liên tƣởng, hồi tƣởng, suy nghĩ, là những phản ứng rất tinh tế của nhân vật chính. Vƣơng Mông chủ yếu lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật Trƣơng Tƣ Viễn làm cơ sở để tổ chức tác phẩm.

Dòng suy tƣ của nhân vật Trƣơng Tƣ Viễn trong Hồ điệp bị ngắt quãng với các tình tiết đan xen giữa quá khứ- hiện thực. Với Hồ điệp, kết cấu tình tiết có tác dụng làm sáng tỏ chủ đề tƣ tƣởng tác phẩm và tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện. Mặc dù qua hoạt động tâm lý của nhân vật, song không phải vì thế mà làm mờ cốt truyện, làm mờ những khúc đoạn chính trong cuộc đời của nhân vật. Kết cấu của truyện đƣợc xác định rõ trong một thời gian và không gian của mối quan hệ xã hội.

Hồ điệp, hành trình của nhân vật chính chứa đầy những thăng trầm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương Mông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)