“Dòng ý thức” với yếu tố không thời gian

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương Mông (Trang 71)

6. Bố cục Luận văn

3.1 “Dòng ý thức” với yếu tố không thời gian

Không gian nghệ thuật đƣợc xem là “hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả.” [56, 107], còn thời gian nghệ thuật là “thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong

68

tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai... gắn với thời gian tâm lý.” [56, 77]. Do đó, không gian, thời gian nghệ thuật mang tính tƣợng trƣng và quan niệm. M.Bakhtin từng nói: “Văn học nghệ thuật có sự hợp nhất những đặc điểm về thời gian và không gian vào một chỉnh thể linh hoạt và cụ thể.”. Nó không chỉ là hình chiếu của không- thời gian hiện thực vào tác phẩm mà còn là phƣơng diện thi pháp giúp ngƣời đọc tìm hiểu, nắm bắt thế giới nghệ thuật trong tác phẩm một cách sâu sắc.

Trong văn học nghệ thuật, thời gian luôn đi liền với không gian nghệ thuật. Ở các tác phẩm nghệ thuật truyền thống, nhà văn thƣờng sử dụng không gian ít thay đổi, không gian phụ thuộc vào cảm giác của nhân vật. Tƣơng ứng với thời gian biên niên là không gian gắn liền trực tiếp với sự kiện và đƣợc mở dần ra từng mảng theo lôgic phát triển của các sự kiện cốt truyện. Với các tác phẩm đƣơng đại thì không gian thƣờng biến đổi, một không gian đa chiều, đa lớp đƣợc tạo bởi không gian tâm lý và không gian thực vốn có.

Không- thời gian trong các tiểu thuyết mở ra chồng chất, đa chiều nhƣ một bức tranh lập thể, nó “vô hiệu hoá” cách tìm một toạ độ không- thời gian duy nhất có thể lấy tâm điểm là thời gian cuộc đời nhân vật hoặc thời gian ngƣời kể chuyện.

Với Proust, thời gian đƣợc nhận biết trƣớc tiên qua tính bắc cầu giữa quá khứ và hiện tại: Đứng ở hiện tại nhìn một khoảng xa về quá khứ mới thấy sức ảnh hƣởng và phá hủy của thời gian đến tồn tại to lớn nhƣ thế nào. Đây cũng là quan điểm dẫn đƣờng cho tính hồi cố trong truyện kể, cấu trúc vòng tròn của Đi tìm thời gian đã mất. Trong Đi tìm thời gian đã mất, khi vấp phải viên gạch trong sân khách sạn nhà Guermantes kí ức vô thức một lần nữa trỗi dạy khiến ngƣời kể chuyện tìm thấy lại toàn bộ khoảng thời gian đã mất và hiểu ra tất cả mọi dấu hiệu đƣa đến trong cuộc sống của mình. Hay chúng ta

69

có thể thấy “dòng ý thức” của Proust diễn ra khi ông ăn một chiếc bánh gatô nhúng trà có tên là “petite madeleine”: “Nhưng đúng vào lúc ngụm trà hòa lẫn với mẩu bánh gatô chạm vào vòm miệng, tôi bỗng rùng mình, chăm chú nghe ngóng cái điều bất thường xảy ra trong tôi. Một niềm vui thú vị xâm chiếm lấy tôi, khi tôi đang trong cảnh cách biệt, mà tôi không biết nguyên nhân... Từ đâu mà tôi có thể có được một niềm vui mãnh liệt như vậy? Tôi cảm thấy rằng có liên quan đến cái vị trà và vị bánh gatô, nhưng nó vượt xa cái vị đó, không thể có cùng một bản chất với cái vị đó. Nó từ đâu đến? Nó có ý nghĩa gì? Có thể tóm được nó ở đâu? Tôi uống ngụm trà thứ hai mà tôi chẳng thấy gì hơn so với ngụm trà thứ nhất, ngụm trà thứ ba đem lại cho tôi một cảm giác còn kém hơn cả ngụm trà thứ hai. Đã đến lúc tôi phải dừng lại, hiệu lực của đồ uống có vẻ giảm đi. Rõ ràng là cái sự thật mà tôi đang tìm kiếm không nằm trong tách trà mà là nằm ở trong tôi… Và bỗng nhiên cái kỉ niệm của tôi hiện về. Cái vị này là vị của mẩu bánh madeleine mà buổi sáng chủ nhật ở Combray, cô Léonie đã cho tôi ăn sau khi bà đã nhúng nó vào một tách hãm nước trà hay nước hãm hoa ti- zơn gì đó...” [6, 48]. Chỉ một tách trà và mẩu bánh gatô thôi mà có thể “chứa đựng” cả một khoảng quá khứ với bao kỉ niệm xa xƣa! Đó là phát hiện kì diệu của Proust để rồi sau đó nó trở thành tài sản kể thừa vô giá của văn học hiện đại thế giới. Nói đúng hơn tách trà và chiếc bánh gatô có vai trò của cái công thức “ngày xửa ngày xƣa” thƣờng dùng để mở đầu cho một câu chuyện cổ tích. Cái công thức đó giống nhƣ một chiếc chìa khóa mở ra một thế giới xa xăm và kì ảo. Chọn phƣơng thức hồi tƣởng, nhà văn thoải mái đƣa vào tác phẩm những sự kiện “tạt ngang”, những “khoảnh khắc” nào đó trong quá khứ một cách xáo trộn. Trật tự thời gian tuyến tính của tiểu thuyết truyền thống bị phá vỡ. Trong phần II, Dƣới bóng những cô gái tuổi hoa, ngay đoạn mở đầu, nhân vật “tôi” kể về chuyến đi Balbec nhƣng lại tạt ngang nhớ về kỉ niệm với tiểu thƣ Gilberte rồi quay lại

70

nói về những lạ lẫm, kì thú, vui nhộn bên bờ biển Balbec. Sự liên hệ theo mạch thời gian có khi vắt cả đến hiện tại.

Không- thời gian trong các tiểu thuyết mở ra chồng chất, đa chiều nhƣ một bức tranh lập thể, nó “vô hiệu hoá” cách tìm một toạ độ không- thời gian duy nhất có thể lấy tâm điểm là thời gian cuộc đời nhân vật hoặc thời gian ngƣời kể chuyện.

Nghệ thuật miêu tả thời gian trong Hồ điệp của Vƣơng Mông có bƣớc đột biến kỳ diệu. Có thể thấy ở truyện vừa này một thời gian đa chiều, thời gian xáo trộn, đồng hiện của quá khứ- hiện tại tƣơng lai. Nó bao gồm thời gian thực và thời gian tâm lý. Sự kết hợp giữa thời gian thực tại và thời gian tâm lý tạo thành thời gian đa dòng trong tác phẩm.

Thời gian cốt truyện của Hồ điệp chỉ xảy ra hai ngày. Nhân vật chính Trƣơng Tƣ Viễn rời bản làng rừng núi trở về Bắc Kinh trên một chiếc xe sang trọng của thứ trƣởng. Song, thông qua hoạt động tâm lý của nhân vật, thời gian mở rộng ra ba mƣơi năm. Ba mƣơi năm ấy với biết bao sự kiện, thăng trầm, sóng gió, một cuốn phim quay chậm về cuộc đời của nhân vật. Thuở nhỏ, mẹ anh gọi là “thằng cu Đá”, sau tham gia cách mạng trở thành cán bộ của Bát lộ quân. Hồi đầu giải phóng, anh là phó chủ nhiệm ban quân quản thành phố. Năm 1966, anh bị đấu tố, bị phê là phần tử “tam phản”, bị giam ba năm ròng, năm 1971 đƣợc tha về nông thôn cải tạo. Năm 1975, Tƣ Viễn đƣợc đón về thành ủy và giữ chức vụ phó bí thƣ năm 1977. Năm 1979, ông đƣợc đề bạt thứ trƣởng một bộ của Quốc vụ viện. Trong khoảng thời gian ấy, ông gặp ba ngƣời phụ nữ với ba cách sống khác nhau, tình cảm ông dành cho họ cũng khác nhau. Đó là Hải Vân, Mỹ Lan và Thu Văn. Tuy nhiên, qua hồi ức của nhân vật, thời gian cốt truyện không theo một trật tự biên niên, mà là thời gian xáo trộn, đồng hiện, giao thoa giống nhƣ thủ pháp montage của điện ảnh thƣờng dùng. Thời gian mở đầu tác phẩm là năm 1979, nhân vật đang là thứ

71

trƣởng rời bản làng núi rừng về văn phòng Bộ trƣởng ở Bắc Kinh. Ngồi trên xe ông miên man trong dòng liên tƣởng về Hải Vân, khi nhìn thấy trùm hoa trắng xinh bên đƣờng bị xe cán nát, ông còn hồi tƣởng lại sự quyến luyến tin tƣởng của bà con, của vợ chồng bác Thuyên Phúc, Thu Văn và Đông Đông dành cho ông. Rừng núi càng cách xa, Bắc Kinh càng gần, ông đã trở về phòng mình, ngồi trên ghế xôpha. Nhân vật hồi tƣởng về bao sóng gió, bao vui buồn đã qua. Những sự kiện, những con ngƣời của ngày hôm qua nhƣng dƣờng nhƣ mới xảy ra, đang xảy ra hoàn toàn mới mẻ... Ở tiêu đề nhỏ Hải Vân, ký ức hiện về trong ông nguyên vẹn, ông cảm thấy: “Sự việc mới xảy ra hôm qua chăng? Sóng âm thanh của Hải Vân vẫn còn run rẩy bên tai ông chăng? Tiếng nói của cô còn truyền lan trong không khí chăng? Dù đã giảm gần đến số không, nhưng chưa phải là số không nên vẫn tồn tại...”. [3, 97]. Thời gian tƣơng lai bỗng xuất hiện trong tâm tƣởng nhân vật: “Một trăm năm sau rồi hai trăm năm, năm trăm năm sau có còn ai hồi tưởng lại Hải Vân và những người như Hải Vân chăng? Những hồi ức ngọt ngào, cay đắng, chua xót và nóng bỏng đến chừng này của ông, năm trăm năm sau còn thấp thoáng xuất hiện trong tâm linh của một chàng trai sống trong xã hội hạnh phúc, công bằng (nhưng nhất định không phải là thiên đường) lúc đó chăng?...” [3, 98]. Những suy nghĩ của Trƣơng Tƣ Viễn rất phù hợp với trạng thái tâm hồn ông lúc này. Rồi từ thời gian tƣơng lai, lại quay về quá khứ, mà quá khứ không định hình: “Đời trước, kiếp trước, phải chăng ông và Hải Vân gặp nhau từ kiếp trước?”. [3, 98].

Qua hồi tƣởng của nhân vật, ta thấy tƣơng ứng với mỗi bƣớc đi lịch sử là khúc đoạn trong cuộc đời nhân vật. Năm 1949, cách mạng giải phóng toàn Trung Quốc là thời gian nhân vật đƣợc trọng vọng với vị trí phó chủ nhiệm ủy ban quân quản thành phố. Thời gian này Tƣ Viễn gặp gỡ và lấy Hải Vân. Năm 1950 họ sinh con đầu lòng, thì cũng là năm “tình hình chiến truờng

72

Triều Tiên có biến chuyển lớn, quân chí nguyện Trung Quốc sang Triều Tiên tham gia chiến đấu. Còn thành phố xảy ra một vụ phá hoại của bọn phản cách mạng”. [3, 107]. Năm 1956, khi đất nƣớc bắt đầu ổn định thì thời gian này nhân vật giữ chức bí thƣ thành ủy, gặp Mỹ Lan. Ngay những năm đầu cách mạng văn hóa thì ông bị đấu tố.

Trong tác phẩm, thời gian quay về quá khứ, trở lại hiện tại, vƣơn tới tƣơng lai xuất hịên một cách tự nhiên, không hề đƣợc báo trƣớc. Đó là thời gian của sự chuyển tiếp, sự giao thoa, mà ở mỗi khoảnh khắc nêu ra, nhân vật có thể đƣợc nắm bắt qua hai thực tế: anh ta ở đây, đồng thời anh ta ở kia. Sự xáo trộn nghệ thuật đƣợc biểu hiện bằng sự xáo trộn các biến cố ở các khoảng thời gian khác nhau của tác phẩm. Cái quá khứ cùng sống với cái hiện tại, do đó đã xuất hiện thời gian đồng hiện trong tác phẩm. Ta thấy hình ảnh bác Trƣơng- một bác nông dân thực thụ và hình ảnh thứ trƣởng Trƣơng cùng xuất hiện ở tiêu đề nhỏ Lên đường: “Sau khi khôi phục công tác, ông thường nhớ tới cuộc sống của bác Trương hồi ở bản làng. Có lúc ông tự hỏi, không biết có thể có một Trương Tư Viễn khác, một con người khác, tức cái người được gọi là bác Trương vẫn sống tại bản làng xa xôi, xinh đẹp, lắm mưa và lắm tuyết, lắm cây và lắm cỏ, lắm chim và lắm ong bướm hay không? Khi ông cúi đầu bước vào xe con thì bác Trương chẳng đang nhặt củi trên núi trong tiếng chim hót đó sao? Khi ông phát biểu trong hội nghị, kéo dài giọng ra mà à, à, à thì cái bác Trương kia chẳng phải đang ngồi nghỉ ở đầu bờ, nói chuyện tiếu lâm cùng nông dân và các bà các chị đó sao?...” [3, 178]. Sự thay đổi số phận của Trƣơng Tƣ Viễn phải chăng đó là một cuộc khảo nghiệm biến hình mà ông phải trải qua. Cũng một con ngƣời nhƣng ở hai thời kỳ khác nhau với địa vị khác nhau sẽ là cơ sở tạo nên thái độ và cung cách sống khác nhau. Khi Tƣ Viễn sống ở bản làng thì phải là “bác Trƣơng gần gũi”, cùng nói chuyện phiếm với bà con nông dân, khác với Tƣ Viễn thứ trƣởng “phát biểu trong hội

73

nghị, kéo dài giọng ra mà à, à, à...”. Một ngƣời đang “cúi đầu bƣớc vào xe con” thì một ngƣời lại đang “nhặt củi trên núi”, đang lao động cùng với nông dân bản làng... Thời gian quá khứ, hiện tại đồng hiện giúp cho độc giả hiểu sâu sắc về số phận nhân vật chính Trƣơng Tƣ Viễn.

Ta cũng bắt gặp rất rõ một thời gian chuyển tiếp, giao thoa, khiến cho ngƣời đọc cảm tƣởng nhƣ nhân vật bị phân thân trong tiêu đề nhỏ Mưa táo. Từ một con ngƣời tên là “Đá” chƣa phải là Trƣơng Tƣ Viễn say mê với vai trò đập táo cùng chúng bạn: “Một tuổi thơ mặt đầy cát, đầy mồ hôi, đầy nước mắt nước mũi, đầy vỏ táo dính nước bọt và nụ cười hân hoan. Có lẽ hướng về bình đẳng, chất phác, tình bạn và một xã hội giàu có như mưa táo rơi đầy đất, hướng về sự công bằng chính trực chung cho cộng đồng và đời sống đầy đủ đã tiềm ẩn trong những trái tim bé nhỏ thích huyên náo nhặt táo đó chăng?...”. [3, 195]. Từ ký ức của tuổi thơ, nhân vật lại đƣợc nhìn nhận ở hiện tại: “Bây giờ, Trương Tư Viễn râu tóc hoa râm, thứ trưởng Trương ở chức vụ cao lại trở về với sự huyên náo như hồi tuổi thơ”. [3, 196]. Nhiều lúc thời gian quá khứ và hiện tại cùng hiện diện khiến cho ngƣời đọc có cảm giác sống trong một thời gian đa dòng.

Với việc đi sâu phân tích tâm lí nhân vật trong sự cuộn chảy của dòng ý thức, hình ảnh Trƣơng Tƣ Viễn trong Hồ điệp hiện lên không chỉ bằng các chi tiết khắc họa, qua hành động mà còn thông qua tâm trạng hoài niệm khát khao về quá khứ trong sự song hành với hiện tại. Sự xáo trộn về thời gian các chiều đã làm cho cuộc đời Trƣơng Tƣ Viễn phong phú, sống động hơn với những kỉ niệm.

Mở đầu truyện Hồ điệp là sự dịch chuyển không gian, từ nơi bản làng rừng núi trở về văn phòng Bộ trƣởng. Từ không gian bối cảnh này, đồng thời xuất hiện không gian tâm lý của nhân vật. Trƣơng Tƣ Viễn triền miên trong dòng hồi ức về những buồn vui, day dứt, những ám ảnh và niềm tin vào ngày

74

mai. Không gian sự kiện trong truyện đƣợc tính bằng mốc sự kiện và cũng là mốc của thời gian kể, tạo lên đƣợc độ mạch lạc của truyện và môi trƣờng của nhân vật hoạt động.

Không gian của truyện này là không gian mở, không gian ấy nâng tầm bay bổng của nhân vật, thể hiện những khát khao về một tƣơng lai tƣơi đẹp cho đất nƣớc. Ở tiêu đề nhỏ Cáo biệt, khi chia tay bà con dân làng, Trƣơng Tƣ Viễn trở về Bắc Kinh trên chiếc phi cơ: “Qua cửa sổ máy bay hình tròn, ông ngắm mãi đất đai của tổ quốc. Ông yêu ánh nắng và bóng râm, yêu hết ngọn núi này đến núi khác có hình dáng và màu sắc phân minh chẳng khác gì từng dãy nhân đào lộn hột trần trụi. Ông yêu những ruộng vườn đường nét ngay ngắn như những ô trên bàn cờ. Ông yêu những con đường lớn nhỏ ngang dọc đan nhau như mạng nhện. Khi nào có thể đưa tổ quốc của chúng ta, kể cả bản làng của chúng ta lên máy bay phản lực khiến tổ quốc tiến lên với tốc độ cao cần có?

Phía dưới là mây, các tầng mây, tầng trắng bông, tầng xám xịt. Bất kể bay cao đến đâu, máy bay đến từ đất thì nhất định phải trở về với đất. Bất kể người hay là bướm thì cũng đều là con của đất đai rộng lớn. Ông vặn chặt núm máy điều hòa, hạ ngả lưng ghế ra và bình yên đi vào giấc ngủ.” [3, 211]. Không gian bối cảnh và không gian tâm lý có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành không gian tâm- cảnh. Ở đoạn văn trên, những cảnh vật đƣợc chiếu từ góc độ cao xuống, nhân vật đi đến một kết luận mang tính triết lý: Cái gì sinh ra từ đất thì phải trở về với đất, ngƣời hay bƣớm đều là con của đất.

Thiên nhiên cũng đƣợc miêu tả rất nhiều trong tác phẩm, thiên nhiên là bức tranh đẹp, tạo nên chất thơ, chất nhạc cho tác phẩm. Ở tiêu đề Bản làng,

khi Tƣ viễn phải đi lao động cải tạo sau những năm tù ngục, thì một thiên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương Mông (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)