Đặc trưng cơ bản của dạy học hướng vào người học là coi người học vừa là mục đích vừa là chủ thể của quá trình học tập, để người học tham gia tích cực vào quá trình hình thành và kiểm soát hoạt động học, huy động kinh nghiệm và nguồn lực của họ, tôn trọng nhu cầu và mong muốn của họ, để họ tự lực hiện thực hoá những tiềm năng của bản thân nhằm phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết những vấn đề của đời sống thực tế.
Về mục tiêu: chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng, lợi ích của học sinh.
Về nội dung: chú trọng các kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho tìm kiếm việc làm, hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng.
Về phương pháp: phương pháp dạy học coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, phát huy sự suy nghĩ tìm tòi độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, thông qua thảo luận, thí nghiệm thực hành, thâm nhập thực tế. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể của học sinh để xây dựng bài học. Giáo án được thiết kế nhiều phương án theo kiểu phân nhánh được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học theo sự tham gia tích cực của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của từng cá nhân.
Về hình thức tổ chức: hình thức bố trí lớp học thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, thậm chí trong từng phần của tiết học. Có nhiều bài học được tiến hành trong phòng thí nghiệm, ở các cơ sở sản xuất, hoặc tại viện bảo tàng, triển lãm.
Về đánh giá: học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình,
được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt được các mục tiêu
của từng giai đoạn học tập, chú trọng mặt chưa đạt được so với mục tiêu.
1.3.2. Dạy học tương tác
Thường gặp 2 loại tương tác: tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp. Tương tác trực tiếp là quá trình “hỏi – đáp” giữa người hỏi và người được hỏi. Điều này thường xảy ra giữa người với người, và ngày nay lại còn có thể xảy ra giữa người và máy tính cùng phần mềm có tính năng tương tác. Tương tác gián tiếp xảy ra khi người được hỏi không phải là những trường hợp được nêu; thí dụ: người hỏi đi tra cứu sách, nhận được lời đáp của sách,có thể thấy chưa thoả mãn, nên tra cứu tiếp tục, có thể cả ở những nguồn khác… cho đến khi “tạm hài lòng” hoặc “được thoả mãn”[22].
Khi nói về dạy học tương tác, người ta đưa ra ba tác nhân: người học, người dạy và môi trường [19]. Người học là người đi học chứ không phải là người được dạy, phải có tính tự nguyện và chủ động. Nhiệm vụ của người dạy là giúp đỡ người học, phục vụ người học để làm nảy sinh tri thức ở người học và tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho người học. Còn môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh và bên ngoài người học là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc dạy và việc học. Có thể biểu diễn dạy học tương tác theo sơ đồ sau:
Trong đó;
Giáo viên: khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, tính huống để khám phá; dự đoán, tìm hiểu kiến thức vốn có của học sinh; tạo môi trường học tập thuận lợi, tạo cho học sinh cơ hội để trình bày, đưa ra nguyện vọng tìm hiểu khám phá vấn đề…;
Người học ( cá nhân – nhóm)
GV tạo nội dung học tập phức hợp
Môi trường học tập
Tương tác - Nội dung học tập - Giáo viên
và cuối cùng là người khẳng định lại các kiến thức khoa học cho học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tư vấn, trợ giúp, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình học tập;
Học sinh: nắm bắt được vấn đề học tập, xây dựng kế hoạch tạo dựng kiến thức cho mình bằng mối liên hệ kiến thức đã có; tự thể hiện mình bằng các bài viết hoặc lời nói phát biểu hoặc qua sự trao đổi đối thoại với bạn bè với giáo viên; và cuối cùng căn cứ vào kết luận của giáo viên và ý kiến của các bạn để tự kiểm tra
đánh giá tự sửa sai tự điều chỉnh tri thức, thực hiện hoạt động kiến tạo kiến thức
một cách tích cực với sự trợ giúp của giáo viên.
Mục đích của dạy học tương tác cũng như các khuynh hướng dạy học khác đều nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Dạy học có sự phân hoá phù hợp với từng đối tượng học sinh, và quan trọng hơn là dạy học sinh cách học, rèn luyện thói quen và phương pháp tự học cho học sinh.
Để thực hiện dạy học tương tác, người giáo viên cũng phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học như: trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại,… phối hợp với
sự đổi mới hình thức tổ chức dạy học như thảo luận nhóm, xemina,…và cải tiến
phương tiện dạy học áp dụng công nghệ thông tin, internet trong dạy học.
Vậy dạy học tương tác là một khuynh hướng dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới, phù hợp với quan niệm mới về dạy và học, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của giáo dục Việt Nam là dạy học chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đặc biệt bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh.
Chương 2