KẾT LUẬN: (gsk trang 29)

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh quan môn văn học thpt long thành (Trang 26 - 29)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSHS NỘI DUNG CẦN ĐẠTNỘI DUNG CẦN ĐẠT

2. Bài tập 2: Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh (chị) tiếp thu được khi học và đọc những bài thơ trong tập Nhật

kí trong tù của Hồ Chí Minh? IV. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1:

- Gợi ý :

+ Bút pháp cổ điển: Ngôn ngữ hàm súc uyên thâm, miêu tả chấm phá, gợi hơn là tả, nhân vật trữ tình ung dung tự tại...

+ Bút pháp hiện đại: Tư tưởng và hình tượng thơ luôn vận động hướng ra ánh sáng, sự sống, tương lai. Nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ, luôn ở tư thế làm chủ thiên nhiên hoàn cảnh. Chi tiết hình ảnh gần gũi, tự nhiên, sống động...

2. Bài tập 2:

- Những bài học sâu sắc thấm thía rút ra từ tác phẩm Nhật kí trong tù: Tình cảm yêu nước, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người; tinh thần lạc quan, ung dung, bản lĩnh nghị lực phi thường

3. Củng cố, dặn dò:

* Củng cố:

Nhấn mạnh trọng tâm bài học cần nắm là: Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM, chú ý vận dụng những kiến thức đã học vào việc phân tích những tác phẩm văn học của Người. Từ đó có ý thức học tập và làm theo tấm gương của Bác.

* Dặn dò: - Học bài cũ

3. Đề kiểm tra 15

Trường THPT Phước Thiền Tổ Ngữ văn

Họ và tên:... Lớp:...

ĐỀ KIỂM TRA SAU KHI HỌC XONG BÀI TÁC GIA HỒ CHÍ MINH

Thời gian: 15 phút

Điểm Lời phê

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?

A. Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng và mục đích tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

B. Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

C. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ.

D. Người quan niệm khi viết phải lựa chọn từ ngữ để nhân dân dễ hiểu.

Câu 2: Dòng nào sau đây không phải là tên một tác phẩm chính luận của Hồ Chí

Minh?

A. Bản án chế độ thực dân Pháp B. Đường cách mệnh.

C. Tuyên ngôn độc lập. D. Đồng tâm nhất trí.

Câu 3: Trong bài cảm tưởng đọc " Thiên gia thi", Hồ Chí Minh viết:

" Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong"

Hai câu thơ cho thấy quan niệm gì của Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và nhà văn nói chung?

A. Văn học nghệ thuật là một thứ hàng hóa, các nhà văn phải thi đua sáng tác để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

B. Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, các nhà văn là những chiến sĩ trên mặt trận ấy.

C. Văn học nghệ thuật là một thứ vũ khí sắc bén, nhà văn phải biết sử dụng thành thạo thứ vũ khí ấy.

D. Văn học nghệ thuật là thứ vũ khí tinh thần cao quý, nhà văn là những con người cao quý .

Câu 4: Ý nào sau đây không trùng với quan điểm của Hồ Chí Minh về văn học?

A. Văn chương phải có thế trận đuổi nghìn quân giặc ( Trần Thái Tông). B. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà ( Nguyễn Đình Chiểu).

C. Văn học là nhân học ( M. Go - rơ - ki ).

D. Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng- Một ngòi lông mà trống mà chiêng. ( Phan Bội Châu).

Câu 5: Thơ tuyên truyền của Hồ Chí Minh có đặc điểm nổi bật về phong cách

nghệ thuật?

A. Thường viết bằng tất cả các thể thơ truyền thống của dân tộc như Lục bát, Song thất lục bát, Hát nói.

B. Thường viết theo thể thơ tứ tuyệt cổ điển, mang màu sắc thơ ca cổ phương Đông.

C. Thường được viết theo hình thức bài ca mang màu sắc dân gian hiện đại.. D. Thường được viết bằng chữ Hán, được dịch sang thể thơ lục bát.

Câu 6: Biểu hiện của sự đa dạng trong phong cách văn chương Hồ Chí Minh là

A. Sáng tác nhiều thể loại văn chương. B. Đa dạng về thể loại, bút pháp, giọng văn. C. Đặt nhiều câu hỏi khi sáng tác.

D. Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị.

Câu 7: Hồ Chí Minh sáng tác tập Nhật kí trong tù vào thời gian nào?

A. Mùa thu năm 1941 đến mùa thu năm 1942 B. Mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943 C. Mùa thu năm 1941 đến mùa thu năm 1943 D. Mùa thu năm 1943 đến mùa thu năm 1944

Câu 8: Nhận xét nào không đúng về nghệ thuật viết truyện kí của Hồ Chí Minh?

A. Tạo được những tình huống truyện độc đáo. B. Xây dựng nhân vật điển hình

C. Nghệ thuật trào phúng sắc bén D. Hài hước, hóm hỉnh, thâm thúy.

II.Phần tự luận (6đ)

Những bài học sâu sắc thấm thía rút ra từ việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm ( mỗi câu 0,5 điểm) 1d; 2 d; 3b; 4c; 5d; 6d; 7b; 8b. II. Phần tự luận

HS cần đảm bảo nêu được những ý sau: • Lòng yêu nước, nồng nàn.

• Lối sống giản dị

• Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người. • Bản lĩnh nghị lực phi thường...

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh quan môn văn học thpt long thành (Trang 26 - 29)