1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở trường mẫu giác vĩnh mỹ thành phố châu đốc đến năm 2015

26 988 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Khi nói đến “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chúng ta thường nghĩ đến học tập lòng yêu nước, thương dân bao la của Bác, nghĩ đến vàlàm theo những lời dạy: “Mọi

Trang 1

MỞ ĐẦU

Khi nói đến “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chúng

ta thường nghĩ đến học tập lòng yêu nước, thương dân bao la của Bác, nghĩ đến vàlàm theo những lời dạy: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấmnhuần đạo đức cách mạng hay là không”; “phải có chính trị trước rồi có chuyênmôn”; “chính trị là đức, chuyên môn là tài Có tài mà không có đức là hỏng Đứcphải có trước tài”; “cũng như sông thì có nguồn mới có nước Không có nguồn thìsông cạn Cây phải có gốc, không có gốc, thì cây héo Người cách mạng phải cóđạo đức Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhândân ”

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đối với đội ngũ cán

bộ, đảng viên đã có rất nhiều tấm gương phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng; biết locho dân, sâu sát gần gũi học hỏi nhân dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhândân, đồng thời làm cho dân hiểu, dân tin; họ sống giản dị, khiêm tốn, chính trực,vượt qua những cám dỗ, ham muốn tầm thường về vật chất cũng như danh vị, chức,quyền xứng đáng với sự tin cậy yêu mến của nhân dân Mặc dù vậy, trong điềukiện mới hiện nay, trước tác động của cơ chế kinh tế thị trường, bên cạnh đại bộphận cán bộ, đảng viên thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đứctốt, hết lòng vì nước vì dân thì vẫn còn đó một số ít cán bộ, đảng viên suy thoái vềđạo đức, lối sống, xa rời lý tưởng cách mạng, trung bình chủ nghĩa, nói không điđôi với làm, cửa quyền hách dịch với nhân dân, xa rời quần chúng

Vì vậy, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06 tổ chức cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một “chủ trương lớn,vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dàiđối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Hơn lúc nào hết chúng ta cần phảiđẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cuộc vận động bằng nhiều nội dung phong phú và

Trang 2

thiết thực Để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, mỗi cán bộ, đảngviên cần nêu cao tinh thần nghiêm túc phê và tự phê bình, chống thói quan liêu,chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quyết tâm xâydựng nếp sống đẹp, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn, nói phải đi đôi với làm.Phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, khôngngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước, hết lòng vìnhân dân phục vụ

Qua triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh”, Trường Mẫu Giáo Vĩnh Mỹ đã thu được những kết quả đáng kể Tuy

nhiên cũng không phải là không có những hạn chế nhất định Thẳng thắn nhìn nhậnnhững hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế ấy nhằm tìm ra giải pháp thiếtthực góp phần nâng cao việc thực hiện cuộc vận động này trong những năm tiếp

theo là động lực thúc đẩy tôi chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở Trường Mẫu giáo Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc đến năm 2015” làm tiểu luận cuối khóa trung cấp lý luận chính trị

- hành chính B71

Trang 3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1.1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ ĐẠO ĐỨC

Theo Mác và Ăngghen, trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc baogồm cả triết học và luân lí học, con người đã hoạt động, tức là đã sản xuất ra các tưliệu vật chất cần thiết cho đời sống Ý thức xã hội của con người là phản ánh tồn tại

xã hội của con người Các hình thái ý thức xã hội khác nhau tuỳ theo phương thứcphản ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt đối với đời sống xã hội Đạo đứccũng vậy, nó là hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồntại xã hội của con người Và cũng như các quan điểm triết học, chính trị, nghệthuật, tôn giáo điều mang tính chất của kiến trúc thượng tầng Chế độ kinh tế xã hội

là nguồn gốc của quan điểm này thay đổi theo cơ sở đã đẻ ra nó Ví dụ: Thích ứngvới chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở bóc lột những người nông nô bị cột chặt vàoruộng đất là đạo đức chế độ nông nô Thích ứng với chế độ tư bản, dựa trên cơ sởbóc lột người công nhân làm thuê là đạo đức tư sản Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ramột nền đạo đức biểu hiện mối quan hệ hợp tác trên tình đồng chí và quan hệ tươngtrợ xã hội chủ nghĩa của những người lao động đã được giải phóng khỏi ách bóclột Như vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá trình

do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định

Theo Lênin: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng

xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận

xã hội Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội,

phán ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội

Trang 4

Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người Loài người

đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người: phong tục, tậpquán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức… Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi conngười theo khuôn khép chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện thành những kháiniệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa Những khuôn khép(chuẩn mực) và qui tắc đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhấtđịnh đề ra cho hành vi mỗi cá nhân Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội(đối với tổ quốc, nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối địch…) và đối với ngườikhác Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội,hay một giai cấp, dân tộc thừa nhận Ở đây quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ củamình đối với xã hội và đối với người khác (khuôn phép hành vi) là tiền đề của hành

vi đạo đức của cá nhân Đã là một thành viên của xã hội, con người phải chịu sựgiáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình vàtrong hoàn cảnh nào đó còn chịu sự khiển trách của lương tâm…Cá nhân phảichuyển hóa những đòi hỏi của xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu cầu,mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình Biểu hiện của sự chuyển hóa này

là hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩnmực phù hợp với những đòi hỏi của xã hội…Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mangtính tự nguyện, và xét về bản chất, đạo đức là sự lựa chọn của con người

Đạo đức là một hệ thống các giá trị Giá trị là đối tượng của giá trị học (giátrị học phân loại các hiện tượng giá trị theo quan niệm đã được xây dựng nên mộtcách truyền thống về các lĩnh vực của đời sống xã hội, các giá trị vật chất và tinhthần, các giá trị sản xuất, tiêu dùng, các giá trị xã hội – chính trị, nhận thức, đạođức, thẩm mỹ, tôn giáo) Đạo đức là một hiện tượng xã hội, mang tính chuẩn mực:mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hìnhthức khẳng định, hoặc là phủ định một hình thức chính đáng, hoặc không chínhđáng nào đó Nghĩa là nó bài tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành

Trang 5

vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định.

Vì vậy, đạo đức là một nội dung hợp lệ thống trị xã hội Sự hình thành phát triển vàhoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ýthức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với

sự phát triển, tiến bộ, thì hệ thống ấy có tính tích cực, mang tính nhân đạo Ngượclại, thì hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động, phản nhân đạo

1.2 TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắtnguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam và kế thừa tư tưởng đạo đứcphương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tưtưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin Nhìn chung, tư tưởng củaChủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng có thể khái quát thành bốn nội dung

cơ bản, là : Trung với nước, hiếu với dân ; Yêu thương con người; Cần kiệm liêmchính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng

Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh khôngnhững kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượtqua những hạn chế của truyền thống đó Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì trung vớinước là trung thành với sự nghiệp cách mạng, với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.Nước ở đây là nước của dân, còn dân chính là chủ nhân đích thực của nước Trong tưtưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, với Đảng và hiếu với dân là hai mặt thống nhấtcủa một vấn đề, gắn bó chặt chẽ với nhau Đã tận trung với nước thì phải tận hiếu vớidân Tận hiếu với dân nghĩa là phải thấy rõ sức mạnh, vai trò thực sự của nhân dân.Dân là gốc của nước, là những người sáng tạo, làm nên lịch sử Do đó, phải gắn bó,kính trọng và lắng nghe ý kiến của dân, hòa mình với dân; tổ chứ, vận động nhân dânthực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thường xuyên

Trang 6

chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dântrí…

Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng

mà rất cụ thể, sâu sắc và bao dung Hồ Chí Minh chẳng những yêu thương tất cảnhững người lao động, mà còn đặc biệt thương yêu những người bị áp bức, bóc lột,

bị đọa đày đau khổ, bị nô dịch giai cấp… Sống có tình có nghĩa, giúp người, cứungười, hướng tới giải phóng triệt để con người là động cơ mạnh mẽ, là mục tiêu lítưởng cao cả của Hồ Chí Minh Và theo Người, để giải phóng triệt để con người thìkhông chỉ đánh đổ bọn thực dân, đế quốc xâm lược, giải phóng dân tôc mà còn phảixóa bỏ tình trạng người bóc lột người…

Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là một phẩm chất đạo đức gắn liền vớicác hoạt động hàng ngày của mọi người Người coi cần kiệm như hai chân của conngười, phải đi đôi với nhau, có khi Người coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tínhquan trọng của mỗi con người, nếu thiếu một đức tính thì không thành người TheoNgười, cần, kiệm, liêm, chính sẽ đẫn đến chí công vô tư và ngược lại Chí công vô

tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mìnhnên đi sau, tức là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Người nhấn mạnh, thực hànhchí công vô tư cũng có nghĩa là chống chủ nghĩa cá nhân

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế trong sáng phải gắn liền, thốngnhất với chủ nghĩa yêu nước chân chính Người cho rằng, không thể có tinh thần quốc

tế trong sáng nếu không có tinh thần yêu nước chân chính Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi,nước lớn, biệt lập, ki thị chủng tộc đều là những khuynh hướng cản trở cho việc thựchiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phá vỡ khối đoàn kết quốc tế, thậmchí dẫn đến tình trạng đối đầu, đối đich giữa các quốc gia, dân tộc

Những nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng:

* Tu dưỡng đạo đức bền bĩ suốt đời, chủ yếu trong thực tiễn cách mạng

Trang 7

Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời, thường xuyên chăm lo tu dưỡngđạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó là công việc kiên trì, bền bỉ suốt đời Chủtịch Hồ Chí Minh thường nêu lại tấm gương của người xưa: Mỗi buổi tối đều tựkiểm điểm để bỏ đỗ đen, đỗ trắng vào hai cái lọ, để cứ nhìn vào đó có thể biết mìnhtốt xấu ra sao? Trong thực tiễn, có người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trungthành, không sợ nguy hiểm, không sợ gian khổ, hy sinh, nhưng đến khi có ít quyềnhạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, biến thànhngười có tội với cách mạng.

Đối với mỗi con người việc rèn luyện đạo đức cách mạng phải được thựchiện trong hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong đời công, sinh hoạt, họctập, lao động, chiến đấu; trong mọi mối quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đếnlớn, từ gia đình đến nhà trường, đoàn thể, xã hội; từ quan hệ bạn bè đến đồng chí,anh em, cấp trên, cấp dưới, với Đảng, với nước, với dân và cả trong quan hệ quốc

tế Có rèn luyện theo các nguyên tắc trên đây thì con người mới có được phẩm chấtđạo đức tốt đẹp, những phẩm chất ấy sẽ ngày càng được bồi đắp và nâng cao

* Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm

Nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về đạo đức Điều này đã đượcNgười đề cập trong “Đường Kách mệnh” khi nói đến tư cách của một người cáchmệnh Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người đã giáo dục mọingười và ngay chính bản thân mình đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủnhất Đối với mỗi người đều nói nhiều mà làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nóimột đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng

Trong gia đình: Đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối vớicác em; trong nhà trường thì đó là tấm gương của thầy, cô giáo đối với học sinh; trong

tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những người đứng đầu, phụ trách,lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội thì đó là tấm gương của ngườinày đối với người khác mà biểu hiện ở gương “Người tốt việc tốt”, một bài diễn văn

Trang 8

hay không bằng một tấm gương sống - điều mà Hồ Chí Minh nói về Lênin đã đặt racho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạođức

* Để xây dựng nền đạo đức mới phải luôn đấu tranh với những hiện tượng phi đạo đức, nhất là chống chủ nghĩa cá nhân

Trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạođức và cái vô đạo đức vẫn còn đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi củamỗi một con người khác nhau Thậm chí, những đan xen và đối chọi ấy còn diễn rangay trong bản thân mỗi một con người Do đó việc xây và chống trong lĩnh vựcđạo đức hoàn toàn là điều không đơn giản Xây phải đi đôi với chống, muốn xâyphải chống, chống nhằm mục đích xây

Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thờichống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân Để xây và chống

có hiệu quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Chủ tịch Hồ Chí Minh đãphát động rất nhiều phong trào như vậy Đó là phong trào thi đua thực hành tiết kiệm,chống tham ô, lãng phí, quan liêu (năm 1952); đó là phong trào: 3 xây, 3 chống” năm1963) từ đó, để mọi người phấn đấu, tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, đạo đứccách mạng

1.2.2 Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Sinh thời Bác Hồ thường dẫn câu nói: “Một tấm gương sáng còn hơn 100 bàidiễn văn tuyên truyền” Thiết nghĩ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh không phải chỉ là những lời nói, những lý luận một chiều mà việc tu dưỡngđạo đức này phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn trong sinh hoạt, họctập, lao động, trong các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội, từ quan hệ bạn bè,đồng chí, anh em đến quan hệ tập thể, giữa cấp trên với cấp dưới, với Đảng, vớinhân dân … đó mới chính là điều ý nghĩa nhất thể hiện sự biết ơn và ngưỡng vọng

vô hạn của mình đối với tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác

Trang 9

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụcách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gươngđạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, để trở thành mộtngười cách mạng, người công dân tốt trong xã hội Tấm gương đạo đức của Ngườithể hiện tập trung trong các điểm sau:

- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệpgiải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại

Ngay từ thưở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêuphấn đấu cho cả cuộc đời mình là vì nước, vì dân Trên con đường phục vụ mục tiêu đó,Người đã chấp nhận sự hy sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sángsuốt để vượt qua mọi khó khăn, thách thức thực hiện bằng được mục tiêu đó

Sự kiên định mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ ChíMinh đã được nhân dân thế giới thừa nhận và kính phục Trong bức điện chia buồngửi Đảng ta khi Bác mất, Đảng Cộng sản Cu Ba viết: “Hiếm có một nhà lãnh đạonào, trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quênmình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy”

- Đạo đức Hồ chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn,vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng

Cuộc đời của Người là một chuỗi năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ Vượtqua bao khó khăn, Người kiên trì mục đích của cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quanđiểm, khí phách; bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi thách thức Người tự răn mình:

“Muốn nên sự nghiệp lớn,Tinh thần càng phải cao”

- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh củanhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân Hồ Chí Minh

có tình thương yêu bao la với tất cả mọi kiếp người Người luôn luôn tin ở conngười, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm

Trang 10

gốc, nguyện làm “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”; “người lính vângmệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”.

- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha,khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người

Với tình yêu thương bao la, Người dành tình yêu thương cho tất cả, chia sẻvới mỗi người những nỗi đau Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗiđau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lạithì thành nỗi đau khổ của tôi”

- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô

tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường Hồ ChíMinh sống thật sự cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng nhữngnghi thức trang trọng Suốt cuộc đời Người sống trong sạch, vì dân, vì nước, vì conngười, không gợn chút riêng tư Người đã đề ra tư cách người cách mạng cho cán

bộ, đảng viên phấn đấu và tự mình gương mẫu thực hiện

Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm chotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cao thượng tuyệt vời Nhưng cũng chính

từ sự kết hợp của những đức tính đó, Người là tấm gương cụ thể, gần gũi mà mọingười đều có thể noi theo

1.3 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể tách rời tư tưởng Hồ ChíMinh Thông qua thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam từngbước đi đến kết luận: tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam chohành động của Đảng và của dân tộc

Với kết luận đúng đắn trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X của Đảng, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TƯ, ngày

07-11-2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Trang 11

Minh” Với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của các cấp ủy và tổ chức đảng; sựtham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, thời gian qua, cuộc vận động

đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vàthực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng Kết quả triển khai cuộc vậnđộng đã khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làrất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt màcòn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân

ta Và đến ngày 14 tháng 5 năm 2011, Ban chấp hành Trung ương lại ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh Có thể nói một cách khái quát, cả hai Chỉ thị số 06 và 03 nóitrên là biểu hiện cụ thể nhất của Đảng ta về tầm quan trọng của việc “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Trong những năm qua với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của các cấp ủy

và tổ chức đảng; sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cuộc vậnđộng đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Kết quả triển khaicuộc vận động đã khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh là rất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trướcmắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng vànhân dân ta

Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp

ủy, tổ chức đảng, các ngành, các cấp nắm vững, quán triệt và thực hiện tốt một sốvấn đề đã triển khai:

- Tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, baogồm cả việc học tập và làm theo tác phong, phong cách của Bác, thể hiện cụ thể

Trang 12

trong công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp Đặc biệt nhấn mạnh việc làm theo qua những hành vi thiết thực, cụ thể.

- Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng

và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngành,từng địa phương, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn hiện nay

- Quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt,người đứng đầu các cấp, cán bộ,đảng viên Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của tổchức đảng và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên

- Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạtthường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể Xây dựng và tổ chức thực hiệntốt chương trình hành động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; chương trình tu dưỡng, rènluyện của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Lấy kết quả học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loạiđảng viên, tổ chức đảng hằng năm

- Tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn chương trình, giáo trình về đạo đức Hồ Chí Minh

để giảng dạy ở các cấp học, bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồidưỡng cán bộ ở các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…

- Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Cấp ủy, chính quyền,Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức, chỉ đạo thực hiệntốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo đức Bác Hồ

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, phát hiện và biểu dương cácđiển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Phê bình,uốn nắn các nhận thức lệch lạc, các việc làm thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm.Đấu tranh với các quan điểm sai trái, các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí

- Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vềcác điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ bằngnhiều hình thức phong phú và sinh động

Trang 13

Chương 2

THỰC TRẠNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC

HỒ CHÍ MINH” CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO VĨNH MỸ GIAI ĐOẠN 2012 -2013

2.1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG MẪU GIÁO VĨNH MỸ

Phường Vĩnh Mỹ là phường có điều kiện kinh tế mức trung bình so với cácphường ở thành phố Châu Đốc Phường Vĩnh Mỹ có 779,6 ha diện tích tự nhiên

2.2 THỰC TRẠNG

2.2.1 Kết quả đạt được

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được nhà trường xácđịnh là nhiệm vụ trọng tâm, được chú trọng triển khai nghiêm túc, cán bộ, đảngviên, nhân viên nhà trường hưởng ứng tích cực bằng nhiều việc làm cụ thể, thiếtthực Những năm gần đây, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị thìviệc học và làm theo Bác được thực hiện toàn diện hơn

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” (NXB Chính trị - Hành chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính)
7. Kế hoạch: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015” của trường mẫu giáo Vĩnh Mỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
2. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009 Khác
4. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Vĩnh Mỹ nhiệm kỳ 2010-2015 Khác
5. Các báo cáo trường mẫu giáo Vĩnh Mỹ năm 2011-2012-2013 Khác
6. Kế hoạch: học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2011,2012,2013 của trường mẫu giáo Vĩnh Mỹ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w