Khái niệm “chủ nghĩa tự do” trong triết học chính trị

Một phần của tài liệu Triết học chính trị phương Tây hiện đại (Trang 41)

Bất kỳ ai cố gắng đƣa ra nhận định ngắn gọn về chủ nghĩa tự do đều ngay lập tức đối mặt với câu hỏi gây nhiều bối rối: chúng ta đang nói về một chủ nghĩa tự do hay nhiều chủ nghĩa tự do? Liệt kê một số nhà triết học chính trị theo chủ nghĩa tự do là điều không khó, nhƣng để vạch ra rõ ràng điểm chung giữa họ lại là vấn đề nan giải. Trong cuộc gặp gỡ ban đầu với triết học chính trị, chủ nghĩa tự do gợi nhớ tới những phong trào, chính sách chính trị cụ thể gắn liền với Đảng Dân chủ tại Mỹ, và ở khía cạnh nhất định với Đảng Dân chủ Tự do và Công Đảng Anh… Tƣơng tự, nhiều ngƣời cho rằng chủ nghĩa tự do hiện nay là một đối trọng với chủ nghĩa bảo thủ và đặc biệt khi bàn về chủ nghĩa tự do hiện nay, nhiều nhà lý luận thƣờng hiển nhiên mặc định đó là chủ nghĩa tân tự do (chủ nghĩa tự do về kinh tế).

Bàn về vấn đề này, John Christman cho rằng: “Khái niệm chủ nghĩa tự do (liberalism) trong triết học chính trị có nghĩa rộng hơn thế nhiều, ý nghĩa của chúng thể hiện ở những nguyên tắc triết học ẩn giấu dƣới mô hình dân chủ lập hiến đã nổi lên ở Tây Âu và Bắc Đại Tây Dƣơng vào thế kỷ XVII, XVIII. Nhìn chung, đó là những thể chế thừa nhận pháp quyền, chủ quyền phổ biến và bảo vệ quyền con ngƣời” [36; 6]. Do vậy, ông cho rằng, chủ nghĩa tự do trong triết học chính trị là thuật ngữ có thể dùng thay thế cho các thuật ngữ nhƣ “mô hình dân chủ tự do” (the liberal democractic model), “chủ nghĩa tự do triết học” (philosophical liberalism), và “chủ nghĩa tự do chính trị” (political liberalism) cho dù thuật ngữ “chủ nghĩa tự do chính trị” có nghĩa hẹp hơn. Đồng tình với quan niệm này, Kymlicka cũng cho rằng về đại thể chủ nghĩa tự do trong triết học chính trị (liberalism) là xu hƣớng gồm có thuyết vị lợi (utilitarianism), thuyết bình đẳng tự do (liberal equality), và chủ nghĩa tự do (libertarianism) nhƣng ông thể hiện sự khác biệt nhất định với John Christman về nguyên tắc chủ đạo của chủ nghĩa tự do khi xếp chủ nghĩa vị lợi thuộc về chủ nghĩa tự do (liberalism).

Mặc dù về mặt ngoại diên, các nhà nghiên cứu đều định vị một số lý thuyết triết học chính trị thuộc trào lƣu chủ nghĩa tự do (liberalism) nhƣng rất khó để chỉ ra những đặc trƣng thống nhất của nó. Ngay cả những nhà triết học chính trị tự do đƣơng đại nhƣ Rawls, Berlin cũng không tán thành các ranh giới của khoan dung, tính hợp pháp của nhà nƣớc phúc lợi, nền dân chủ… thậm chí về quyền tự do, một vấn đề mà về bản chất những ngƣời theo chủ nghĩa tự do phải bàn đến. Nếu định nghĩa chủ nghĩa tự do là niềm tin cho rằng quyền tự do cá nhân là giá trị chính trị cao nhất mà các thể chế cũng nhƣ các hoạt động thực tiễn phải đƣợc đánh giá thông qua mức độ thành công trong việc thúc đẩy giá trị này, thì khái niệm này ngay lập tức bị đặt vào vòng thẩm tra của hàng loạt câu hỏi nảy sinh từ chính định nghĩa này nhƣ: Tự do là gì? Nó mang tính tích cực hay tiêu cực? Làm thế nào tự do của quốc gia lại có quan hệ với quyền tự do của từng công dân sống ở đất nƣớc đó? Ai là chủ thể đƣợc hƣởng quyền tự do đƣợc nói đến ở trên: trẻ em, ngƣời già, ngƣời bị bệnh tật? Và câu trả lời của những ngƣời thuộc chủ nghĩa tự do đối với những câu hỏi này lại có sự khác biệt.

Khái niệm chủ nghĩa tự do vì thế là ví dụ điển hình cho vấn đề khái niệm luôn mang bản chất “tranh cãi cốt yếu” mà Gallie (1912 – 1998) nêu ra. Triết lý ẩn giấu dƣới hình tƣợng này chính là tƣ tƣởng cho rằng bất kỳ nghiên cứu tỉ mỉ nào cũng sẽ đẩy cuộc tranh luận đi xa hơn. Và thực tiễn triết học chính trị phƣơng Tây hiện nay đã cho thấy thực trạng đó đã và đang diễn ra trong lòng chủ nghĩa tự do. Một số ngƣời theo chủ nghĩa tự do thƣờng bông đùa khi buộc phải đƣa ra định nghĩa về chính họ nhƣ sau: có thể những ngƣời hay lừa dối và xấu xa không phải là những ngƣời theo chủ nghĩa tự do [xem 69; 361].

Tuy nhiên, trong những công trình nghiên cứu về triết học chính trị phƣơng Tây gần đây cũng có nhiều nhà nghiên cứu nỗ lực vạch rõ nội hàm của chủ nghĩa tự do về phƣơng diện triết học. Trƣớc hết là sự phân biệt hai thuật ngữ “liberalism” và “libertarianism”. Trong tiếng Anh, những thuật ngữ kết

thúc bằng hậu tố “ism” thƣờng để chỉ một tập hợp những lý tƣởng chính trị đƣợc tán thành và đƣợc áp dụng trong thực tiễn hoạt động chính trị. Nhƣng thuật ngữ “liberalism” lại là trƣờng hợp ngoại lệ. Không thể đƣa ra định nghĩa ngắn gọn về thuật ngữ này dựa vào ngữ nghĩa thông thƣờng nêu trên. Điều đặc biệt là trong tiếng Việt, cả “liberalism” và “libertarianism” đều đƣợc dịch ra là chủ nghĩa tự do. Và về mặt ngoại diên, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nghĩa tự do (libertarianism) là một nhánh thuộc chủ nghĩa tự do (liberalism).

Phần lớn những ngƣời theo chủ nghĩa tự do (libertarianism) đều tự nhận mình

là ngƣời theo chủ nghĩa tự do cổ điển (classical liberalism), mặc dù có sự khác biệt nhất định ở trƣờng hợp của Nozick. Do đó có thể gọi liberalism là chủ nghĩa tự do theo nghĩa rộng và libertarianism là chủ nghĩa tự do theo đúng nghĩa (nghĩa hẹp hơn).

Về sự phân biệt giữa chủ nghĩa tự do theo nghĩa rộng và chủ nghĩa tự do, nhà nghiên cứu Dudley Knowles đã cho rằng, nếu chủ nghĩa tự do theo nghĩa rộng rất đa dạng trong cách tiếp cận về các nguyên tắc, giá trị… và có sự thay đổi liên tục về nội dung nghiên cứu thì “chủ nghĩa tự do theo nghĩa của từ “libertarianism” ít nhiều đã đƣợc định hình hơn. Đó là lập trƣờng tƣ tƣởng đòi hoàn toàn hạn chế thẩm quyền của chính phủ trong các vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ quyền tiêu cực (negative rights), quyền không can thiệp và thi hành thỏa thuận. Nhà nƣớc theo quan điểm này chỉ “là ngƣời gác đêm có hai nhiệm vụ chủ đạo là bảo vệ các tƣờng thành ngăn không cho bên ngoài tấn công và tuần tra đƣờng phố để đảm bảo các công dân không bị giết, cƣỡng đoạt, bị trộm hoặc bị lừa đảo. Nhà nƣớc không có vai trò cung cấp giáo dục, chăm sóc y tế và chi trả an sinh xã hội, đồng thời không có nhiệm vụ tái phân phối nguồn lực cho các công dân với nhiều mục đích trừ khi sửa chữa những vi phạm về quyền lợi” [49; 71].

Ngoài ra, “liberalism” là thuật ngữ đƣợc dùng phổ biến trong triết học, chính trị, kinh tế, xã hội và do đó, một số học giả nhƣ Richard Bellamy cũng đƣa ra những nhận định nhằm phân biệt nó từ phƣơng diện triết học, chính trị,

xã hội và ông lƣu ý rằng trên thực tế “liberalism” ở phƣơng diện chính trị, kinh tế, xã hội đều xuất phát từ triết học. Do vậy, sự phân biệt ở đây chỉ mang tính chất tƣơng đối. “Trên phƣơng diện triết học, chủ nghĩa tự do nói chung bao gồm cả toàn thể luận và chủ nghĩa cá nhân về phƣơng pháp luận, duy vật và duy tâm, lập trƣờng quyết định luận và ý chí luận, theo thuyết vị lợi và tán thành học thuyết về quyền tự nhiên; trong khi đó, về phƣơng diện chính trị, nó mở rộng từ việc ủng hộ thị trƣờng tự do của ngƣời theo chủ nghĩa tự do (libertarianism) sang bảo vệ nhà nƣớc phúc lợi” [32; 24 – 25].

Chủ nghĩa tự do theo nghĩa rộng cho thấy sự khác biệt trong quan niệm về giá trị, nguyên tắc, cơ sở xem xét… Một số nhà nghiên cứu triết học phƣơng Tây hiện nay còn bất đồng trong quan niệm về đặc trƣng cơ bản của chủ nghĩa tự do.

Nhìn chung, chủ nghĩa tự do nói chung dùng để chỉ các cách tiếp cận biện minh cho quyền lực chính trị vốn chủ yếu đƣợc xây dựng dựa trên sự tôn trọng quyền và lựa chọn giá trị của các cá nhân riêng biệt. Nói cách khác, chủ nghĩa tự do hƣớng tới một xã hội tự do với môi trƣờng cởi mở và khoan dung, cho phép cá nhân theo đuổi mục tiêu một cách tối đa nhƣng đồng thời tôn trọng trạng thái bình đẳng của cá nhân. Pháp luật đƣợc xây dựng và xã hội đƣợc tổ chức dựa trên những nguyên tắc về khoan dung và công bằng; còn nhà nƣớc thì luôn nỗ lực duy trì lập trƣờng trung lập đối với các phƣơng thức sống khác nhau để bảo vệ tình trạng công bằng cho tất cả công dân. Một dấu hiệu để nhận biết tính liên tục trong lịch sử chủ nghĩa tự do chính là ở điểm này. Chủ nghĩa tự do cho thấy sự phản kháng liên tục chống lại tất cả hình thức của quyền lực tuyệt đối. Bất kể bàn về vấn đề gì thì chủ nghĩa tự do đều cho rằng nên tránh quyền lực tuyệt đối và sự chuyên chế.

Trong lịch sử triết học, có những xu hƣớng nổi bật đã nêu ra những cơ sở lý luận nhằm ủng hộ cho các nền dân chủ lập hiến hiện đại vốn đối lập với các nền quân chủ thời kỳ Trung cổ và Khai sáng ở châu Âu. Trong “Khảo

luận thứ hai về chính quyền” [14], Locke cho rằng quyền lực chuyên chế và

tuyệt đối mâu thuẫn với xã hội dân sự đến mức không thể đƣợc xem là một hình thức của chính phủ. Mặt khác, tƣ tƣởng này gắn liền với ý tƣởng cho rằng quyền lực chính trị tồn tại chỉ vì mục đích trần thế thuần túy. Đây cũng là tƣ tƣởng xuyên suốt trong chủ nghĩa tự do, từ Locke đến Mill, Rawls, Dworkin và cả những ngƣời theo chủ nghĩa tự do đƣơng đại.

Cụ thể, những ngƣời theo chủ nghĩa tự do đã đƣa ra quan niệm về chủ quyền nhân dân. Theo họ, quyền lực chính trị mang tính hợp pháp chỉ khi những công dân mà nó quản lý là nguồn gốc của chính quyền lực đó theo một số phƣơng thức nhất định, thay vì quyền lực thần thánh hoặc trật tự tự nhiên của vũ trụ.

Khi loại bỏ trật tự các giá trị một cách siêu hình, chủ nghĩa tự do cũng đồng thời đƣa ra quan điểm về chủ nghĩa đa nguyên. Theo đó, tồn tại trạng thái đa nguyên của nhiều giá trị mà trong đó, không có giá trị nào quan trọng hơn giá trị nào và do đó không có trật tự các giá trị cố định làm quy chuẩn trong việc quyết định tính hợp lý khách quan của các giá trị. Việc theo đuổi những mục đích sống khác nhau chỉ có thể đƣợc xác định là hợp lý đối với một số ngƣời hoặc nhóm ngƣời; nhƣng sự xác định nhƣ vậy ban đầu cũng không thể độc lập với sự đánh giá của những ngƣời ở các nhóm này. Do vậy, có thể nói, vũ trụ không đƣợc sắp xếp với các giá trị của nó, mà đơn giản giá trị hiện ra thông qua quá trình cá nhân khám phá và tồn tại.

Luận điểm này không phải để khẳng định rằng chủ nghĩa tự do có mối liên hệ mật thiết với chủ nghĩa hoài nghi (không có giá trị đạo đức nào có thể đƣợc nhận thức là mang tính hợp lý) và chủ nghĩa tƣơng đối mang tính chủ quan. Về cơ bản, chủ nghĩa tự do không tán thành lập trƣờng của hai chủ nghĩa trên vì mặc dù phủ định căn cứ hợp lý của các giá trị tách hẳn với sự xác nhận về chúng, nhƣng nó không dựa vào quan điểm cho rằng sự xác nhận giá trị một cách chủ quan là đủ cho tính hợp lý của giá trị đó. Yếu tố làm nên tính hợp lý

của trạng thái đa nguyên về giá trị chỉ khẳng định chức năng của lựa chọn cá nhân. Đúng hơn, chủ nghĩa tự do cho rằng các giá trị đạt đƣợc tính hợp lý phần nào đó thông qua xác nhận của mọi ngƣời.

Chủ nghĩa tự do đề cao các giá trị cơ bản mà cá nhân theo đuổi khi họ cho là chúng xứng đáng. Vì vậy, để nắm đƣợc nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa tự do thì phải nhận thức đƣợc phạm trù cá nhân mà các nhà triết học thuộc chủ nghĩa tự do nói đến với tƣ cách giá trị công bằng về đạo đức là gì? Theo các nhà triết học thuộc chủ nghĩa tự do, cá nhân là sinh vật tự do (là những ngƣời theo đuổi những thứ họ cho là xứng đáng một cách hợp lý và tự chủ). Công bằng đƣợc tạo nên bằng cách biểu lộ giá trị ở khía cạnh này, trong đó, con ngƣời hoàn toàn có khả năng suy tƣ và nắm bắt (hoặc bác bỏ hay sửa đổi) nhận thức về giá trị đối với bản thân họ.

Nhƣ vậy, triết học của chủ nghĩa tự do cam kết bảo vệ lợi ích cá nhân trong quá trình con ngƣời theo đuổi cuộc sống tự chủ. Mặc dù chủ nghĩa tự do cho rằng xã hội đƣợc hình thành từ những cá thể với các quyền tự do riêng chứ không phải một thực thể mang tính tập thể (collectivistic), nhƣng điều này không có nghĩa là triết học tự do ủng hộ việc con ngƣời nên sống cuộc sống tách bạch với lịch sử, truyền thống và cộng đồng…

Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do, công bằng là giá trị quan trọng nhằm đảm bảo khả năng của cá nhân trong việc theo đuổi cuộc sống tự chủ, nên việc bảo đảm các quy tắc công bằng, quyền lợi cho mọi ngƣời về cơ bản quan trọng hơn việc thúc đẩy bất kỳ nhận thức cụ thể nào về giá trị. Nếu theo đuổi lợi ích một cách chính đáng thì quyền tự do của con ngƣời sẽ đƣợc bảo vệ bởi quy tắc công bằng. Điều này có nghĩa là nhà nƣớc có thể thúc đẩy lợi ích của con ngƣời nếu họ không xâm phạm nguyên tắc tôn trọng cơ bản đối với tự do cá nhân. Về luận điểm này, các nhà lý luận nghiên cứu về chủ nghĩa tự do lại thể hiện lập trƣờng khác nhau. John Christman cho rằng luận điểm này cho thấy giữa nguyên tắc công bằng (cái đúng – the right) và việc thúc đẩy tính vị lợi (cái thiện – the good) thì nguyên tắc công bằng là giá trị đƣợc

ƣu tiên so với tính vị lợi. Do vậy, việc đảm bảo nguyên tắc công bằng về cơ bản chiếm vị trí quan trọng hơn việc thúc đẩy tính vị lợi cá nhân. Và sự ƣu tiên cái đúng vƣợt lên trên cái thiện là đặc điểm nổi trội của chủ nghĩa tự do.

Tuy nhiên, Kymlicka lại bác bỏ điều này. Ông cho rằng, tất cả học thuyết chính trị đều có thể chứng minh nhà nƣớc đƣợc lập ra để giúp công dân có cuộc sống tốt đẹp, do vậy, mọi lập trƣờng của nhà nƣớc đều quan tâm tới lợi ích của ngƣời dân với tƣ cách là điểm cốt lõi, trọng tâm của hệ thống. Do đó, đặc điểm để phân biệt chủ nghĩa tự do chỉ là nhận thức cụ thể về những giá trị tạo nên cuộc sống tốt đẹp đƣợc cá nhân thực sự tán thành và theo đuổi (puirsue from the inside). Nói cách khác, quan điểm này đòi hỏi nhà nƣớc thúc đẩy lợi ích công dân bằng cách giúp họ có nhiều cơ hội có đƣợc cuộc sống tự chủ.

Quan niệm này thể hiện sự khác biệt cụ thể về bản chất của nhà nƣớc: nhà nƣớc tôn trọng quyền công bằng của công dân trong việc theo đuổi lợi ích cá nhân khác với việc nhà nƣớc thúc đẩy lợi ích cá nhân (lập trƣờng trung lập của nhà nƣớc). Vì sự khác biệt này, nên nhiều nhà lý luận đã không thừa nhận một số nhà triết học chính trị thuộc chủ nghĩa tự do. Theo nhà nghiên cứu John Christman, chủ nghĩa cầu toàn (perfectionism) là một thách thức của chủ nghĩa tự do nói chung. Trong khi đó, những ngƣời thuộc chủ nghĩa tự do cầu toàn (perfectionist liberalism) nhƣ Raz, Berlin và nhiều nhà nghiên cứu khác thì lại cho rằng đây là một trong những xu hƣớng nội tại của chủ nghĩa tự do.

Tƣơng tự, John Christman cũng cho rằng chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism) chỉ thuộc chủ nghĩa tự do khi nó cho rằng nhà nƣớc thúc đẩy tính vị lợi của các cá nhân mà không vi phạm vào nguyên tắc công bằng. Nhƣ đã nói ở trên, chủ nghĩa tự do là chủ nghĩa đa nguyên trong nhận thức về giá trị, ý nghĩa

Một phần của tài liệu Triết học chính trị phương Tây hiện đại (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)