Có thể khẳng định, chủ nghĩa Mác nhân văn bao gồm lý luận phê phán và triết học Mác nhân văn của Sartre.
Thuật ngữ “lý luận phê phán” hiện nay thƣờng đƣợc dùng để chỉ truyền thống tƣ duy vốn khởi nguồn từ Viện nghiên cứu xã hội đƣợc thành lập ở
Frankfurt vào năm 1923, và sau chiến tranh Thế giới lần thứ hai lại đƣợc tái lập ở đó vào năm 1950. Viện này thƣờng đƣợc biết đến với tên gọi phổ biến và quen thuộc hơn là “Trƣờng phái Frankfurt”. Trong lĩnh vực triết học và học thuyết chính trị, tên tuổi của Max Horkheimer (1895 – 1973), Theodor Adorno (1903 – 1969) và Herbert Marcuse (1898 – 1979) thƣờng đƣợc nhắc tới nhiều nhất, mặc dù Otto Kircheimer (1905 – 1965) và Franz Neumann (1900 – 1954) đã có những đóng góp quan trọng trong việc phân tích toàn bộ trạng thái và điều kiện chính trị mang tính cấp thiết cho sự tồn tại của nền chính trị đa nguyên trong các xã hội dân chủ. Nhiều nhà bình luận cho rằng những nghiên cứu của Jurgen Habermas (1929 - ), Claus Offe (1940 - ) và Albrech Wellmer (1933 - ) đại diện cho một nhánh khác của lý luận phê phán, mà nguồn cảm hứng chủ đạo của nhánh này chủ yếu bắt nguồn từ những nỗ lực của Habermas trong việc tái thiết lại nhận thức của trƣờng phái Frankfurt về lý luận phê phán [xem 29; 390].
Tiếp tục truyền thống của Lukács (1885 – 1971)- nhà Mácxít ngƣời Hungary và Gramsci (1891 – 1937) - một trong những lãnh tụ Đảng Cộng sản Italia, những học giả này không quan tâm nhiều tới những luận điểm khoa học đƣợc Mác đƣa ra. Dƣới con mắt của họ, Mác là một nhà triết học đề cao quyền tự do của con ngƣời, lên án sự tha hóa của xã hội tƣ bản, một xã hội bị tha hóa bởi quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật và sự thờ ơ với những nhu cầu về tinh thần. Trong khi những ngƣời theo chủ nghĩa Mác chính thống kết án chủ nghĩa tƣ bản vì nó tạo ra đói nghèo thì những đại diện của trƣờng phái Frankfurt lại phê phán chủ nghĩa tƣ bản vì nó tạo ra sự thừa thãi và thỏa mãn hàng loạt nhu cầu giả tạo của con ngƣời. Khác với chủ nghĩa Mác truyền thống, Marcuse không nhấn mạnh vào quá trình sản xuất vật chất có năng suất cao, mà đề cao chất lƣợng của cuộc sống và sự giải phóng con ngƣời khỏi những tiềm năng khác biệt của mình. Ngoài ra, họ còn cho rằng, chủ nghĩa Mác do quá nhấn mạnh vào động lực kinh tế xã hội quyết định hành vi của con ngƣời mà quên đi những vấn đề thuộc về phân tâm học cá nhân. Họ tin
rằng xã hội tha hóa đã tạo ra một tinh thần méo mó và tình trạng bất ổn sâu sắc mà việc xóa bỏ chúng đòi hỏi nhiều hơn sự thay đổi đơn thuần về kinh tế.
Trong xã hội tƣ bản, gia đình không còn là nguồn gốc quan trọng của việc hình thành nhân cách cá nhân. Chủ nghĩa tƣ bản hiện đại đã làm xói mòn quyền uy hợp pháp của ngƣời cha nhƣng cũng đồng thời làm mất tính tự lực của cá nhân; do vậy, trẻ nam dễ bị cám dỗ bởi những hình ảnh đƣợc nền công nghiệp văn hóa, truyền thông và tuyên truyền chính trị cổ súy. Trong tác phẩm “One – Dimensional man” (Con ngƣời một chiều) [55], Marscue cũng đã đƣa ra tƣ
tƣởng cho rằng chủ nghĩa tƣ bản với kỹ thuật hiện đại thỏa mãn những nhu cầu vật chất hợp lý của con ngƣời và bằng cách đó đã xóa bỏ những động lực thúc đẩy đấu tranh, biểu tình trong xã hội. Giai cấp công nhân trở thành những công cụ phục tùng trật tự đã đƣợc thiết lập một cách bị động. Ông cho rằng niềm tin của Mác vào số đông những công nhân sống trong điều kiện khốn cùng do chủ nghĩa tƣ bản tạo ra sẽ phản kháng chống lại chế độ đó, nhƣng với chế độ mà ngƣời công nhân có xe hơi, nhà lầu và các tiện nghi cần thiết khác, thì học thuyết của Mác về đấu tranh giai cấp sẽ không còn thích hợp.
Ngoài ra, các đại diện của trƣờng phái này còn thể hiện mối bận tâm về lý tƣởng xã hội của những cá nhân lý trí và tự chủ. Ngoài ảnh hƣởng của Mác, Freud, trƣờng phái này còn chịu ảnh hƣởng của Weber trong việc áp dụng công cụ để đánh giá xã hội công dân mà theo nó là bộc lộ những yếu kém một cách nghiêm trọng bởi vì xã hội này bị thống trị bởi những lực lƣợng áp đặt nhu cầu giả tạo cho con ngƣời khiến họ tƣởng rằng mình đƣợc tự do nhƣng trên thực tế không hề nhƣ vậy. Một xã hội công dân theo kiểu này không thể cung cấp nền tảng cho sự phê phán đạo đức độc lập của quyền lực chính trị. Một trong những nghiên cứu có ảnh hƣởng nhất về lập luận này, Herbert Marscue cho rằng, tự do do đó phải đòi hỏi sự kiềm chế “những nhu cầu và thỏa mãn dị trị nhằm thiết lập nên đời sống xã hội” [55; 192]. Sự bi quan của kết luận này phản ánh một sự bi quan sâu sắc hơn về thời Khai sáng. Trong thực tế, các học giả của trƣờng phái Frankfurt chia sẻ với những dè dặt của
Weber về hậu quả của việc duy lý hóa, đó là việc mất đi ý nghĩa và cả sự lệ thuộc của cá nhân đối với những yêu cầu của bộ máy quan liêu. Những khẳng định của họ về thời kỳ Khai sáng và lý trí do vậy mang tính nƣớc đôi sâu sắc. Ở khía cạnh này, có sự tƣơng đồng quan trọng giữa những tác phẩm ở thời kỳ sau của các học giả Frankfurt với những lập luận của Michel Foucault (1926 – 1984), Jacque Derrida (1930 – 2004) và những nhà hậu hiện đại khác.
Một đại diện khác cũng xem xét chủ nghĩa Mác dƣới góc độ chủ nghĩa nhân văn là J.P.Sartre (1905 – 1980). Ông cố gắng kết hợp chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa hiện sinh. Joseph V. Femia cho rằng mấu chốt của chủ nghĩa hiện sinh theo Sartre chính là sự nhận thức thấy tội lỗi của con ngƣời là “bị bắt buộc phải tự do”. Và tự do ở đây đƣợc hiểu theo ba phƣơng diện. Thứ nhất là, không giống nhƣ trạng thái vật lý, hành vi của con ngƣời không bị kiểm soát bởi quy luật nhân quả. Không giống nhƣ cây cỏ hay những hòn đá, con ngƣời sở hữu trí tƣởng tƣợng, một khả năng lĩnh hội những lựa chọn khác, nhìn nhận thế giới xung quanh chúng ta với những ánh sáng khác nhau. Hay có thể nói, con ngƣời có thể vƣợt lên trên những hoàn cảnh trƣớc mắt với những phƣơng thức không thể đoán trƣớc đƣợc. Yếu tố thứ hai của tự do hiện sinh chính là không có bất kỳ đặc điểm phổ quát nào về bản tính con ngƣời, không có những tâm tính bẩm sinh nào để thừa nhận những thái độ và đạo đức nhất định thay vì những cái khác. Yếu tố thứ ba của tự do, theo Sartre, là không có bất kỳ quy luật đạo đức tuyệt đối nào trói buộc con ngƣời và đƣợc phép ra lệnh cho con ngƣời cho dù chúng bắt nguồn từ Kinh thánh, Lý trí hay Lịch sử trừu tƣợng [xem 42; 119]. Chúng ta tự do lựa chọn những giá trị của chính chúng ta bởi vì vũ trụ vốn dĩ là vô nghĩa hoặc theo ngôn ngữ của Sartre là “vô lý” (absurd). Và bởi vì không có những quy luật đạo đức phổ quát, những quy luật lịch sử xã hội không thể bị phá vỡ, không có những đặc trƣng cố định về bản tính con ngƣời, nên mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với những gì anh ta làm. Khi buộc phải đối mặt với tự do của chính mình, con ngƣời trở nên nản lòng trƣớc hàng loạt những gánh nặng trách nhiệm…
Chủ nghĩa hiện sinh theo kiểu Sartre khẳng định hiện sinh có trƣớc bản chất, nhấn mạnh ý chí tự do, cá tính, tính vô nghĩa của cuộc đời, cho thấy sự đối lập cơ bản với chủ nghĩa Mác. Vậy làm thế nào Sartre có thể hợp nhất hai kiểu chủ nghĩa này thành một lý thuyết thống nhất? Trong “Phê phán lý tính biện chứng”, Sartre cho rằng chủ nghĩa Mác là “nhân học duy nhất có thể”
đồng thời phê phán những “ngƣời Mác-xít lƣời biếng”, với kiểu phân tích cơ học, quy giản tầm thƣờng tồn tại ngƣời trở thành trạng thái tồn tại của những đồ vật vật chất. Sartre cho rằng những ngƣời Mác-xít đã lơ là luận điểm quan trọng của Mác đó là “con ngƣời làm nên lịch sử”. Chính vì thế, đi ngƣợc lại với mục đích của Mác, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã trở thành một công thức mang tính tiền định, giáo điều, thúc đẩy mọi thứ diễn ra theo một lộ trình có sẵn. Chủ nghĩa hiện sinh sẽ giúp những ngƣời Mác-xít nhận ra đƣợc ý chí tự do, cũng nhƣ tính độc đáo của mỗi cá thể và hoàn cảnh cụ thể, để có thể phục sinh chủ nghĩa Mác, “hoàn lại con ngƣời cho chủ nghĩa Mác.” Trong nỗ lực đó, Sartre đã phê phán và bác bỏ hoàn toàn chủ nghĩa duy vật biện chứng, đề cao chủ nghĩa duy vật lịch sử nhƣ là “lối giải thích duy nhất hợp lý đối với lịch sử”.
Không đồng tình với chủ nghĩa duy lịch sử và chủ nghĩa nhân văn của Sartre, L.Althusser (1918 – 1990) và nhiều nhà triết học thuộc chủ nghĩa cấu trúc đã phát triển chủ nghĩa Mác trên bình diện mới. Khác với Gramcis, Sartre, L.Althusser cho rằng lịch sử là một quá trình không có chủ thể, mà phải đƣợc phân tích dƣới dạng những cấu trúc mang tính khách quan và độc lập. Hành động của chúng ta chỉ là mang tính phản ứng lại, không phải đƣợc lựa chọn một cách tự do và chủ động bởi chúng phụ thuộc vào những yếu tố cấu trúc mang tính quyết định. Và nếu những mục đích và sự lựa chọn của con ngƣời đƣợc giải thích dƣới dạng những động lực tích cực thì đó là những nhận thức sai lầm. Trong tác phẩm “Bảo vệ Mác”, Althusser cho rằng những ngƣời theo chủ nghĩa nhân văn Mác-xít đã quá chú ý vào các tác phẩm thời kỳ đầu của Mác trong khi những tác phẩm này vẫn còn chịu ảnh hƣởng nặng nề
bởi những phạm trù và lập luận của triết học Hegel. Đó thực ra là “một sự đoạn tuyệt về nhận thức luận”, không có sự tiếp nối giữa thời kỳ Mác trẻ và thời kỳ sau này khi Mác trở thành ngƣời tiên phong cho cuộc cách mạng trong khoa học xã hội [xem 6; 621]. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác đã thoát khỏi những xiềng xích của chủ nghĩa nhân văn, và trở thành một khoa học thực sự.
Với nỗ lực mang lại một chủ nghĩa Mác thực sự khoa học, Althusser đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy vật cơ giới trong quan niệm của nhiều nhà Mác-xít truyền thống. Althusser loại bỏ mô hình giản đơn về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng. Ông cho rằng kinh tế chỉ là một dạng cấu trúc trong nhiều cấu trúc khác: chính trị, khoa học và ý thức hệ; và xã hội đƣợc miêu tả đúng nhất phải là “cấu trúc của những cấu trúc”, là “tổng số lệch tâm” của bốn loại cấu trúc tƣơng tác với nhau, trong đó từng cấu trúc thay nhau chiếm vị trí chủ đạo, mang tính quyết định và bị quyết định bởi cấu trúc toàn thể.
Quyết định luận xã hội theo quan niệm của Althusser rất phức tạp. Đó là quan niệm đƣợc chính ông gọi là “quy luật của sự vƣợt lên trên quyết định luận”. Thoạt nhìn, quy luật này có vẻ là sự lệch hƣớng cấp tiến với những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhƣng ông vẫn giữ tín điều của chủ nghĩa Mác bằng cách nói rằng tính độc lập của cái đƣợc gọi là kiến trúc thƣợng tầng chỉ mang tính tƣơng đối, và suy tới cùng thực tiễn kinh tế mới mang tính quyết định. Theo mô hình này, nhân quả đƣợc hiểu theo nghĩa cấu trúc hơn là nghĩa tuyến tính và cơ giới. Nó nhấn mạnh vào những quy tắc cùng tồn tại hơn là vào những quy luật nhân quả theo nghĩa “tính nhân quả biểu hiện” và „tính nhân quả tuyến tính”. Thuyết nhân quả Hegel cho phép luật pháp, chính trị, ý thức hệ đƣợc nghiên cứu nhƣ là chỉnh thể hữu cơ do “một nguyên lý nội tại duy nhất” quyết định, ấy là tinh thần tuyệt đối, cả trong những quy tắc về chức năng của các mối quan hệ sản xuất hoặc trong sự đấu tranh của những lợi ích giai cấp đƣợc tạo nên bởi những mối quan hệ này. Ngƣợc lại, thuyết nhân quả cấu trúc cho thấy mối quan hệ giữa cấu trúc và các phần của nó, trong đó các phần của nó cung cấp các điều kiện cho sự tồn
tại của cấu trúc trong khi cấu trúc đƣa ra những điều kiện cho sự tồn tại của các phần. Nó giả định một mô hình về toàn thể xã hội mà theo đó mô hình Althusser khác với mô hình của Hegel ở hai khía cạnh. Đầu tiên, thay vì đƣợc miêu tả ở vài mức độ của tổ chức xã hội khác, nền kinh tế đóng vai trò kép, thiết lập cái mà những mối quan hệ duy trì giữa những mức độ của cấu trúc trong khi cũng xuất hiện với tƣ cách một cấp độ trong mô hình về mối quan hệ mà nó thiết lập. Nó mang tính quyết định ở một khía cạnh nhƣng nó cũng bị tác động bởi những cấp độ ý thức hệ hoặc chính trị pháp lý trong những khía cạnh khác. Trong thực tiễn, quan điểm này không hơn gì phiên bản tinh vi của chủ nghĩa Mác truyền thống trong nỗ lực quy vai trò quyết định luận cho kinh tế. Khác biệt thứ hai với mô hình Hegel chính là cấu trúc của Althusser không bao gồm nguyên tắc về tự hủy diệt chính nó. Ngƣợc lại, Althusser gọi cấu trúc là một thực thể theo nghĩa của Spinoza. Luận điểm này rất khó tƣơng thích với quan niệm của chủ nghĩa Mác truyền thống về đấu tranh giai cấp hoặc với yêu cầu cấp thiết của chính nó, cái mà Althusser tán đồng trong những bối cảnh khác để đƣa ra học thuyết về sự phát triển lịch sử.
Ngoài ra, quan niệm của Althusser về hệ tƣ tƣởng lại dựa trên nền tảng phân tâm học của S.Freud (1856 – 1939) và J.Lacan (1901 – 1981). Theo đó, ý thức hệ đƣợc ông trình bày nhƣ là sự giải mã cái vô thức. Tuy nhiên, khác với cái vô thức của Freud, ý thức hệ trong quan niệm của ông là cái vô thức đƣợc định trƣớc, không có lịch sử, bất biến về mặt cấu trúc và chức năng trong xã hội. Điều này thể hiện rất rõ trong nỗ lực tái tạo mô hình xã hội ba cấp mang tính truyền thống của ông.
Theo quan niệm của thuyết nhân quả cấu trúc, nếu những điều kiện tồn tại của cấu trúc đƣợc đảm bảo bởi những hoạt động của bản thân cấu trúc thì hành vi của mỗi cá nhân cũng phải bị quyết định bởi cấu trúc họ thuộc về. Nói cách khác, cá nhân cũng chỉ là những ngƣời mang những chức năng xuất hiện trong cấu trúc của họ.
Lập luận có ảnh hƣởng nhất của Althusser về công dụng của thuyết nhân quả cấu trúc đối với hiểu biết về cá nhân con ngƣời đƣợc thể hiện trong tác phẩm “Ý thức hệ và những cơ cấu nhà nước mang tính ý thức hệ”. Trong tác phẩm này, ông đƣa ra các cách thức đảm bảo sự tái sản xuất các mối quan hệ tƣ bản chủ nghĩa. Câu trả lời của ông là, đầu tiên, các cá nhân đƣợc phân bổ tới những vị trí theo phân công xã hội về lao động; và tiếp theo, họ đƣợc cung cấp một hình thái ý thức hệ tƣơng thích với vị trí họ đƣợc trù định từ trƣớc. Althusser giả định rằng hệ thống giáo dục đóng vai trò trung tâm trong cả hai khía cạnh. Trong những xã hội tƣ bản hiện đại, sự khác biệt của lực lƣợng lao động đạt đƣợc thông qua sự phát triển của những khả năng đƣợc cụ thể hóa trong mỗi cá nhân. Những khả năng này bao gồm những kỹ năng kỹ thuật và cả sự đánh giá về những quy tắc đối với những hành vi tốt, có nghĩa là thái độ nên đƣợc tôn trọng bởi tất cả chủ thể trong sự phân chia lao động, tùy thuộc công việc anh ta đƣợc trù tính từ trƣớc. Lập luận của Althusser ở