Những nhà triết học thuộc chủ nghĩa tự do gần đây đều có chung niềm tin cho rằng phẩm chất quý giá của chủ nghĩa tự do ẩn chứa bên dƣới lập trƣờng trung lập đối với các khái niệm còn gây tranh cãi về lợi ích. Họ cho rằng ƣu điểm chủ đạo của triết học tự do về thị trƣờng, dân chủ và công bằng thể hiện ở chỗ giúp con ngƣời sống với các quyền ƣu tiên và thiên vị về vật chất cũng nhƣ đạo đức một cách hòa bình, đem lại lợi ích cho nhau. Do đó, ngƣợc lại với hầu hết những ngƣời theo chủ nghĩa tự do trƣớc đây, họ tách rời những nguyên tắc tự do với những quan điểm mang tính bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức gây tranh cãi. Tuy nhiên, dù cách tiếp cận này nhận đƣợc sự đồng thuận, nhƣng vẫn có sự phân nhánh giữa các hệ tƣ tƣởng chính trong thế giới chính trị đƣơng đại. Thứ nhất là xu hƣớng của chủ nghĩa tự do chuyển dần sang lập trƣờng dân chủ xã hội và thứ hai là xu hƣớng thiên về lập trƣờng của chủ nghĩa bảo thủ. Xu hƣớng thứ nhất gắn liền với tƣ tƣởng về công bằng của John Rawls, bình đẳng các nguồn lực của Dworkin và xu hƣớng thứ hai gắn liền với quan niệm về quyền của Nozick.
Tác phẩm của Rawls “Lý thuyết về công lý” [66] đƣợc xem là công trình triết học chính trị quan trọng nhất đƣợc viết bằng tiếng Anh kể từ chiến tranh thế giới thứ II. Trong công trình này, Rawls sử dụng công cụ của chủ nghĩa tự do cổ điển là khế ƣớc xã hội để đi đến hai nguyên tắc về công bằng mà ông tin rằng sẽ giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội hiện đại.
Cũng nhƣ các nhà lý luận cùng thời, Rawls cho rằng chúng ta cần chấp nhận sự tồn tại một số bất bình đẳng nhƣng không phải mọi bất bình đẳng đều đƣợc chấp nhận và theo ông, những học thuyết về công bằng trƣớc đó và hiện tại đều đã lờ đi một số bất bình đẳng không đáng có. Ông khẳng định, nếu chúng ta cho rằng số phận con ngƣời bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ tầng lớp, giới tính, chủng tộc là không công bằng, vậy tại sao chúng ta không nhìn nhận nhƣ vậy đối với những bất công mà những ngƣời tàn tật hay ngƣời có chỉ số IQ thấp đang phải gánh chịu? Quan niệm về công bằng trong nhiều học thuyết chính trị đƣơng đại đều nhấn mạnh quyền lựa chọn và quyết định cuộc sống của chính các cá nhân dựa trên sự bình đẳng về cơ hội. Nhƣng chính bản thân những ngƣời tàn tật lại không có cơ hội để nhận đƣợc lợi ích xã hội (xuất phát điểm) và do vậy việc thành đạt trong cuộc sống này liên quan gì đến lựa chọn và quyết định của họ?
Nói cách khác, theo Rawls, các học thuyết nhấn mạnh về bình đẳng cơ hội đã nhận ra những điểm khác biệt trong đời sống xã hội nhƣng lại không chú ý đến những khác biệt về yếu tố tự nhiên sinh học. Và để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên tổ chức lại hệ thống xã hội để không ai đƣợc hay mất gì từ bất kỳ vị trí nào trong việc phân phối tài sản tự nhiên.
Nguyên tắc khác biệt chính là nền tảng cho lập luận của ông về khế ƣớc xã hội. Cũng nhƣ Hobbes, Locke, Rousseau, Kant, Rawls cũng sử dụng công cụ khế ƣớc để biện giải học thuyết công bằng của mình. Nhiều học giả phê phán lập luận khế ƣớc bởi họ cho rằng lập luận này dựa trên giả thuyết không hợp lý, yêu cầu chúng ta tƣởng tƣợng ra một trạng thái tự nhiên trƣớc khi xuất hiện bất kỳ thể chế chính trị nào. Trên thực tế, các nhà triết học chính trị viện dẫn đến tƣ tƣởng này không nhằm mục đích tìm hiểu về nguồn gốc xã hội, hay là nghĩa vụ mang tính lịch sử của các cá nhân, chính phủ mà nhằm mô hình hóa tƣ tƣởng bình đẳng của con ngƣời. Một phần của tƣ tƣởng bình đẳng đó là tƣ tƣởng con ngƣời sinh ra ai cũng tự do, bình đẳng.
Và trong học thuyết công bằng của Rawls, quan niệm về khế ƣớc xã hội giữ vị trí quan trọng. Với công cụ truyền thống này, ông hy vọng sẽ trình bày quan niệm về công bằng khái quát và sâu sắc hơn lý thuyết khế ƣớc của Locke, Rousseau và Kant. Trạng thái tự nhiên đƣợc xem là vị trí khởi thủy của bình đẳng trong quan niệm khế ƣớc truyền thống. Còn trong quan niệm khế ƣớc của Rawls, trạng thái tự nhiên thông thƣờng không đƣợc xem là vị trí khởi thủy của quyền bình đẳng. Bởi ở đó, một số ngƣời có quyền lực hơn những ngƣời bị khuyết tật và “trò chơi xổ số của tự nhiên” sẽ giúp họ có vị trí tốt hơn trong khi những ngƣời kém may mắn phải nhƣợng bộ. Và điều này, theo Rawls, là không công bằng. Từ đây, ông đƣa ra quan niệm về vị trí khởi thủy mà tại đó con ngƣời đứng sau “bức màn của sự vô tri”. Ông yêu cầu chúng ta hình dung những nguyên tắc sẽ chọn nếu chúng ta không biết mình thuộc kiểu ngƣời nào, lƣời biếng hay siêng năng, thông minh hay ngu ngốc, bị khuyết tật hay khoẻ mạnh, nam hay nữ… và cả việc chúng ta không biết mình có vị trí nào trong xã hội, hoàn cảnh xã hội cụ thể chúng ta sống, đó là xã hội thịnh vƣợng hay không? Con ngƣời trong quan niệm của Rawls là những cá nhân duy lý và vị kỷ nhƣng phải thỏa mãn hai giả thuyết quan trọng. Thứ nhất, đó phải là những cá nhân không ích kỷ. Điều này có nghĩa là họ quan tâm tới việc tối đa hóa tài sản ban đầu của họ nhƣng không làm ảnh hƣởng tới vị thế của ngƣời khác. Thứ hai, họ là những ngƣời có lập trƣờng thận trọng đối với rủi ro bởi tất cả họ đều đứng sau bức màn của sự vô tri nên không thể biết đƣợc “số phận” [xem 30; 176]. Do tất cả mọi ngƣời đều bị đặt vào cùng một tình huống và không ai có thể đƣa ra những nguyên tắc nhằm thỏa mãn các điều kiện riêng của mình nên các nguyên tắc bình đẳng là kết quả của sự thỏa thuận mang tính công bằng.
Rawls tin rằng nếu tƣ tƣởng này đƣợc thử nghiệm thì sẽ tạo nên học thuyết công bằng đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận bởi nó không bị “vấy bẩn” bởi bất kỳ định kiến nào về những niềm tin cụ thể trong cuộc sống. Và Rawls đã đƣa ra hai nguyên tắc công bằng. “Nguyên tắc đầu tiên đó là mỗi ngƣời phải
có quyền bình đẳng đối với toàn bộ hệ thống mở rộng nhất những quyền tự do bình đẳng cơ bản phù hợp với hệ thống tƣơng tự về quyền tự do dành cho tất cả mọi ngƣời. Nguyên tắc thứ hai là những bất bình đẳng kinh tế xã hội phải đƣợc sắp xếp sao cho vừa đem lại lợi ích lớn nhất cho những ngƣời kém may mắn nhất, vừa gắn với vị thế và vị trí đƣợc mở rộng cho tất cả mọi ngƣời dƣới những điều kiện của quyền bình đẳng công bằng về cơ hội” [66; 266]. Thậm chí, cần phải có chính sách đánh thuế lũy tiến đối với tầng lớp giàu có hơn để tạo ra lợi ích cho những ngƣời ở đáy xã hội. Những quyền tự do bình đẳng đƣợc Rawls nói đến trong nguyên tắc thứ nhất có thể đƣợc hiểu là những quyền phổ biến gắn liền với những chế độ dân chủ tự do. Đó là các quyền nhƣ quyền tự do tham gia hoạt động chính trị, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, bình đẳng trƣớc pháp luật…
Đối với nguyên tắc thứ hai, Rawls giả định rằng quyền bình đẳng ban đầu bắt nguồn từ nguyên tắc khác biệt chỉ có thể đƣợc chứng minh khi chúng mang tới những lợi ích rõ ràng. Hiển nhiên, những bất bình đẳng về thu nhập trong hệ thống thị trƣờng làm gia tăng sự thịnh vƣợng bằng cách thúc đẩy lao động năng suất nhất. Do đó, về lý thuyết tất cả mọi ngƣời đều đạt đƣợc lợi ích. Rawls cũng lý giải nhận định cho rằng bất bình đẳng kinh tế - xã hội vẫn có thể chấp nhận đƣợc miễn là chúng mang lại lợi ích nhiều nhất cho những ngƣời kém may mắn trong xã hội dựa trên việc bổ sung cho nguyên tắc hiệu năng. Ông tin rằng, nguyên tắc hiệu năng là tiêu chuẩn cho sự phân phối hiệu quả các nguồn lực xã hội. Trong trạng thái thiếu vắng những nhân tố bên ngoài, trao đổi tự do sẽ tạo ra sự phân phối hiệu quả nhƣng không có sự thay đổi nào diễn ra mà không làm cho một số ngƣời trở nên nghèo khó. Nhƣng Rawls cho rằng sự phân phối tài sản đang tồn tại có khả năng bị quyết định bởi quyền lực chính trị và những bất công trong quá khứ, do đó nguyên tắc hiệu năng không thể trở thành tiêu chuẩn phù hợp cho công lý. Do đó, thị trƣờng cạnh tranh phải đƣợc điều chỉnh bằng nguyên tắc bình đẳng về cơ hội. Nguyên tắc này chấp nhận những chính sách xã hội làm giảm những tác động
của tính ngẫu nhiên xã hội mang tới những mối lợi không công bằng cho những cá nhân và nhóm ngƣời so với ngƣời khác.
Tóm lại, với quan niệm công bằng, Rawls đề cao việc tôn trọng quyền bình đẳng của mọi ngƣời, giảm bớt sự bất lợi mang tính ngẫu nhiên thuộc về tự nhiên, xã hội trong khi vẫn đảm bảo trách nhiệm của cá nhân đối với các kết quả do sự lựa chọn của cá nhân đó mang lại (không phải do hoàn cảnh). Nhƣng nguyên tắc khác biệt của Rawls lại mâu thuẫn với kỳ vọng của lý luận công bằng ở chỗ: một mặt, nguyên tắc khác biệt loại trừ những khác biệt về quyền lợi tự nhiên của cá nhân và trên thực tế không có sự đền bù cho những ngƣời phải hứng chịu những bất lợi về tự nhiên không đáng có. Nguyên tắc khác biệt chỉ đảm bảo rằng những ngƣời có khả năng cũng phải hƣởng cùng lợi ích nhƣ những ngƣời khuyết tật. Nhƣng ngƣời khuyết tật vẫn phải đối mặt với những phụ phí về chăm sóc y tế, giao thông… Nói cách khác, họ phải đƣơng đầu với những gánh nặng đƣợc gây ra bởi hoàn cảnh chứ không phải do sự lựa chọn của họ.
Mặt khác, nguyên tắc bình đẳng yêu cầu cá nhân nên có trách nhiệm với những chi phí thuộc về sự lựa chọn của họ, số phận con ngƣời phụ thuộc vào hoài bão của họ (với nghĩa rộng là mục tiêu và kế hoạch cuộc đời), không nên phụ thuộc vào những gì có sẵn về mặt tự nhiên và xã hội của họ (hoàn cảnh), nhƣng lại yêu cầu một số ngƣời phải trợ cấp chi phí cho sự lựa chọn của những ngƣời khác? Điều này liên quan cụ thể tới phạm trù ngƣời chịu thiệt thòi mà Rawls xác định. Trong “Primary goods reconsidered” (Cần xem xét lại quan niệm về tài sản chính yếu) [29], Richard Arneson cho rằng Rawls xác định phạm trù này dựa trên tiêu chí tài sản chính yếu (primary goods) mà cá nhân đó sở hữu. Và do đó lập luận này không phù hợp với trực giác của chúng ta bởi nhƣ đã nói ở trên có những cá nhân (trong ví dụ của Anerson là Johnson và Smith) là những ngƣời chịu thiệt thòi bởi vì họ có mức sống thấp với thu nhập tối thiểu,… Tuy nhiên, Johnson là ngƣời nghèo “chính đáng” bởi vì anh ta không có sự lựa chọn nào khác trong khi Smith có nhiều lựa chọn
nhƣng lại lựa chọn một cuộc sống nhàn hạ với đồng lƣơng còm cõi. Công lý không nên yêu cầu chúng ta đền bù cho những cá nhân vì những bất bình đẳng mà họ tự nguyện lựa chọn.
Giống nhƣ lập luận của Arneson, John Harsyani cũng không tán thành chiến lƣợc tối đa hóa cái tối thiểu của Rawls (maximin projects) [47]. Rõ ràng, có sự khác biệt giữa những ngƣời ít đƣợc hƣởng lợi hơn bởi kết quả của hoàn cảnh vƣợt quá sự kiểm soát của họ (ví dụ sinh ra đã là ngƣời khuyết tật) và một số ngƣời ít lợi thế hơn do kết quả của sự lựa chọn của họ (ví dụ, lựa chọn cuộc sống dựa vào tiền phúc lợi xã hội thay vì làm việc kiếm tiền). Do đó, nguyên tắc tối đa hóa cái tối thiểu thực chất không giảm thiểu đƣợc những bất lợi mang tính ngẫu nhiên về tự nhiên và xã hội một cách công bằng cho con ngƣời.
Khiếm khuyết trong lý thuyết về công lý của Rawls đã đƣợc Dworkin khắc phục phần nào trong lý thuyết về bình đẳng các nguồn lực. Cũng nhƣ Rawls, Dworkin giả định các cá nhân đều xuất phát từ khả năng tự nhiên nhƣ nhau. Ông yêu cầu chúng ta hình dung tất cả nguồn lực xã hội đều đƣợc trƣng bày để bán trong một phiên đấu giá mà tại đó mọi ngƣời tham dự với cùng một khả năng mua bán – 100 vỏ sò. Và trong phiên đấu giá này, mọi ngƣời sẽ dùng 100 vỏ sò này để trả giá cho những gói lợi ích họ muốn, khi trả giá nhƣ vậy cũng có nghĩa họ thích gói lợi ích của mình hơn gói lợi ích của ngƣời khác. Ông gọi đây là “bài kiểm tra sự đố kị”. Nếu bài kiểm tra sự đố kị này đƣợc đáp ứng thì có nghĩa mọi ngƣời đƣợc đối xử bình đẳng, bởi vì những khác biệt giữa họ đơn giản chỉ phản ánh những mong muốn, những niềm tin khác nhau về giá trị cuộc sống. Một phiên đấu giá thành công chính là đáp ứng đƣợc bài kiểm tra tính đố kỵ, và khiến mỗi ngƣời tự chi trả cho phí tổn thuộc về lựa chọn của họ.
Tuy nhiên, phiên đấu giá sẽ thất bại trong trƣờng hợp những ngƣời khuyết tật cùng thích một gói lợi ích với ngƣời bình thƣờng, và 100 vỏ sò thực sự đem lại lợi ích cho anh ta sẽ ít hơn so với ngƣời kia. Để giải quyết vấn đề này, Dworkin cho rằng, chúng ta nên sử dụng nguồn lực để cân bằng hoàn cảnh
trƣớc khi phiên đấu giá bắt đầu. Mỗi ngƣời đều đƣợc nhận 100 vỏ sò, và đƣợc hỏi xem họ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền bảo hiểm nếu họ có thể bị khuyết tật, hay bất lợi trong phân chia các yếu tố tự nhiên. Nếu thị trƣờng bảo hiểm mang tính giả định này đƣợc triển khai đồng nghĩa với việc có câu trả lời cụ thể xem mọi ngƣời sẽ mua loại bảo hiểm nào thì chúng ta có thể sử dụng hệ thống thuế để mang lại kết quả trên. Thuế thu nhập sẽ là khoản tiền mọi ngƣời chấp nhận đóng bảo hiểm theo giả thuyết, và hàng loạt kế hoạch phúc lợi, chăm sóc y tế và giải quyết việc làm sẽ là cách thức chi trả cho những ngƣời không may mắn phải hứng chịu những bất lợi tự nhiên.
Trên thực tế, quan niệm của Dworkin không tiến xa hơn là mấy so với quan niệm của Rawls. Quan niệm của ông bị đánh giá là quá trừu tƣợng và khó thực thi trong thực tiễn. Tiêu chuẩn để phân biệt bất lợi về hoàn cảnh và bất lợi do lựa chọn không rõ ràng. Tuy nhiên, thành công của Dworkin chính là ở chỗ quan niệm của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà hoạch định chính sách khi cố gắng áp dụng học thuyết của ông: quan niệm xã hội cổ phần hóa của Bruce Ackerdam, thu nhập cơ bản của Phillippe Van Parijs, giáo dục đền bù, kế hoạch quân bình của John Roemer…
Quan niệm của Rawls và Dworkin đƣợc xem là sự biện hộ về mặt triết học cho thể chế phúc lợi. Nhƣng bản thân Rawls, Dworkin lại không tán thành luận điểm này. Lập luận về công bằng của Rawls ủng hộ thể chế mà ông gọi là thể chế dân chủ tƣ hữu. Và thể chế này khác với chế độ tƣ bản nhà nƣớc phúc lợi ở điểm: chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc phúc lợi chấp nhận bất bình đẳng giữa các giai tầng trong việc phân chia các nguồn lực vật chất và vốn con ngƣời, và tìm cách giảm thiểu sự bất bình đẳng đối với đầu ra của thị trƣờng thông qua chƣơng trình thuế phân phối và chuyển đổi. Ngƣợc lại, nền dân chủ tƣ hữu hƣớng tới việc giảm những bất bình đẳng trong phân phối các nguồn lực và tạo ra nhiều bình đẳng cơ hội trong quá trình đầu tƣ vốn con