Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, cuộc tranh luận đƣợc nhiều ngƣời xem là một trong những đặc trƣng của triết học chính trị phƣơng Tây đƣơng đại là cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa cộng đồng và chủ nghĩa tự do. “Trên thực tế, đặc trƣng nổi bật của triết học chính trị trong 20 năm gần đây chính là sự trỗi dậy mạnh mẽ của một hình thức chống chủ nghĩa tự do – chủ nghĩa cộng đồng” [30; 25]. Tuy nhiên, nhƣ Magaret More đã chỉ ra: những vấn đề chủ đạo trong cuộc tranh luận chủ nghĩa tự do – cộng đồng luận vẫn chƣa đƣợc xác định cụ thể, một phần do có quá nhiều lý thuyết tự do khác nhau, đồng thời cũng có nhiều lý thuyết khác nhau tập trung dƣới ngọn cờ của
cộng đồng luận, và phần nữa bởi vì một số nhận định trong cuộc tranh luận này không đƣợc trình bày một cách rõ ràng. Công cuộc phê phán của cộng đồng luận đối với chủ nghĩa tự do đã thể hiện chủ yếu qua các tác phẩm của Alasdair MacIntyre (1929 - ) – nhà triết học chính trị ngƣời Anh, Charles Taylor (1948 - ), Michael Sandel (1953 - ) và phần nào trong tác phẩm của Michael Walzer (1935 - ). Nhìn chung, các đại diện của chủ nghĩa cộng đồng đã phê phán chủ nghĩa tự do dƣới hai phƣơng diện. Thứ nhất, chủ nghĩa cộng đồng phê phán bản chất cá nhân trừu tƣợng mà những đại diện của chủ nghĩa tự do nhấn mạnh. Thứ hai, chủ nghĩa cộng đồng phê phán lập trƣờng trung lập đối với giá trị của chủ nghĩa tự do hay đúng hơn là việc duy trì tín điều này cho thấy nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tự do. Cộng đồng luận cho rằng chủ nghĩa tự do đã làm giảm giá trị, lãng quên hoặc làm xói mòn tính cộng đồng vốn là một thành phần quan trọng trong cuộc sống tốt đẹp. Nói cách khác, chủ nghĩa tự do đã giả định một khái niệm về cái tôi đậm chất cá nhân và khiếm khuyết, hơn nữa điều này cho thấy học thuyết đó không mang tính trung lập về nhận thức giá trị.
Một trong những phê bình thƣờng xuyên đƣợc lặp lại nhất bởi những ngƣời theo thuyết cộng đồng là chủ nghĩa tự do giả định “một cái tôi trừu tƣợng”. Mặc dù các nhà cộng đồng luận tiêu biểu hiện tại không mang nợ gì với chủ nghĩa Mác nhƣng học thuyết họ tán thành lại cùng chung với chủ nghĩa Mác một vài điểm phê bình đối với chủ nghĩa cá nhân trừu tƣợng. Sandel đã phê phán chủ nghĩa cá nhân trừu tƣợng của chủ nghĩa tự do khi bàn luận về vị thế khởi thuỷ mang tính ẩn dụ trong học thuyết của Rawls. Sandel cho rằng phép ẩn dụ của Rawls về vị thế khởi thuỷ có xu hƣớng hình thành nên tất cả giá trị, cam kết về nhận thức giá trị nhƣ là khách thể chủ đạo của sự lựa chọn – đến mức mà vì nó, cá nhân hoặc ngƣời lựa chọn phải đƣợc hình dung một cách riêng biệt và có trƣớc nó. Theo Sandel, điều này mâu thuẫn từ bên trong, bởi vì nguyên tắc khác biệt của Rawls dựa trên nền tảng “không thể biện minh đƣợc”.
Một sự phê phán khác đƣợc Charles Taylor phát triển trong tiểu luận “Thuyết nguyên tử” [xem 78] - đó là quan niệm của chủ nghĩa tự do về cái tôi đã thất bại trong việc xem xét môi trƣờng xã hội một cách đúng đắn, trong đó, xã hội là nơi cung cấp những lựa chọn có ý nghĩa và thúc đẩy việc áp dụng tính tự trị. Ông chỉ rõ rằng những ngƣời theo chủ nghĩa tự do là những ngƣời tán thành lý tƣởng về tính tự trị cá nhân (có nghĩa là lý tƣởng mà cá nhân tự lựa chọn, tự tạo ra, bao gồm khả năng đánh giá cái gì là có giá trị và đây đƣợc xem là nền tảng của chủ nghĩa tự do). Ông khẳng định, để phát triển tính tự trị cá nhân, đòi hỏi phải có một môi trƣờng nhất định: cá nhân tự do của phƣơng Tây chỉ tồn tại với nghĩa này là do anh ta sinh ra và đƣợc nuôi dƣỡng trong chính xã hội và nền văn minh phƣơng Tây nhất định. Mỗi cá nhân tự do chỉ có thể duy trì bản sắc trong một xã hội hay nền văn hóa theo một kiểu nhất định cho nên anh ta phải đƣợc quan tâm về trạng thái xã hội/văn hóa của anh ta nhƣ một thể thống nhất. Nói cách khác, một cá nhân chỉ quan tâm tới sự thỏa mãn của bản thân thì không phải là công dân đúng nghĩa bởi công dân tự nó phải bao gồm những vai trò mang tính xã hội đƣợc định nghĩa một cách độc lập với sự lựa chọn. Nhiều ngƣời cho rằng những nền kinh tế thị trƣờng thành công nhất (ví dụ Nhật Bản), thực sự phát triển bởi vì thị trƣờng của nƣớc này đƣợc thực thi trong những hệ thống xã hội mà những quy tắc của chúng yêu cầu sự hài lòng cá nhân phải phụ thuộc đáng kể vào những mục đích mang tính cộng đồng. Thậm chí, những nhà kinh tế tự do mang tính quyết định luận nhất cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích làm cách nào những tài sản công có thể nảy sinh từ sự lựa chọn cá nhân, hoặc tại sao con ngƣời lại tiêu tốn công sức để bỏ phiếu và theo đuổi những thỏa thuận và thực hành một cách tự nguyện. Quả thật, chủ nghĩa cộng đồng chủ yếu phê phán chủ nghĩa tự do bởi những khái niệm về cá nhân của chủ nghĩa này đều bắt rễ sâu xa trong việc tối đa hóa tính vị lợi, đồng thời chủ nghĩa cộng đồng cũng phê phán kịch liệt chủ nghĩa quân bình đã làm giảm hiệu năng của thị trƣờng.
Liên quan tới việc phê phán bản chất trừu tƣợng của cá nhân tự do ở trên là phƣơng hƣớng phê phán thứ hai của chủ nghĩa cộng đồng về những thiên kiến có sự liên hệ chặt chẽ với chủ nghĩa tự do. Theo quan điểm này, chủ nghĩa tự do không giữ vững lập trƣờng trung lập; tức là, nó có thành kiến không tốt với những phƣơng thức sống cụ thể và cộng đồng riêng biệt. Những nguyên tắc của chủ nghĩa tự do về công bằng thƣờng cho thấy nhận thức về cá nhân là ngƣời lựa chọn có tính tự trị và điều này đƣợc giải thích dƣới lý luận của Sandel là “ƣu tiên cái đúng vƣợt lên trên cái thiện”, tức là trên thực tế, các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do mang tính quyết định trong lĩnh vực chính trị và cũng là ngƣời quan tòa có thẩm quyền trong việc xem xét những khái niệm đối lập nhau về giá trị (đƣợc đƣa ra bởi những cá nhân riêng biệt). Sandel đã đƣa ra ví dụ về nạn phá thai, một vấn đề chia rẽ sâu sắc cộng đồng ngƣời Mỹ. Cho dù các quyết định liên quan tới nạn phá thai mà chính phủ đƣa ra nhƣ thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể trung lập đối với những luận điểm còn gây tranh luận về tôn giáo và đạo đức ẩn dƣới nó. Lấy ví dụ, nếu chính phủ cho phép phụ nữ có quyền phá thai có nghĩa là chính phủ đang “phán xét” nhận định về giá trị của những ngƣời theo tín ngƣỡng tôn giáo bởi họ cho rằng nạn phá thai chẳng khác nào việc giết ngƣời về phƣơng diện đạo đức.
Còn Alasdair MacIntyre lại đặt cơ sở cho chủ nghĩa cộng đồng bằng cách phê phán một hình thức của chủ nghĩa vô chính phủ về đạo đức do chủ nghĩa chủ quan theo lập trƣờng tự do tạo ra. Ông cho rằng, việc loại bỏ những tiêu chuẩn khách quan giữa tốt và xấu, đúng và sai… có nghĩa là xã hội phƣơng Tây đã buông thả đạo đức chân thực vào việc thỏa mãn những mong ƣớc cá nhân. Tất nhiên, một số hình thức của chủ nghĩa tự do cũng cho thấy niềm tin vào những giá trị mang tính khách quan nhƣng thƣờng bị giới hạn đối với những quy tắc về thực tiễn xã hội, và tính khả thi của những khế ƣớc. Nhiều ngƣời cho rằng, mục đích của việc thực hành không thể hiện bất kỳ phẩm chất đạo đức nào trong đó bởi vì những giả định từ trƣớc nhƣ vậy sẽ ngụ ý rằng một hình thức của giá trị có tính khả thi sẽ vƣợt lên trên sự lựa
chọn cá nhân. Chủ nghĩa tự do về thị trƣờng tự do và chủ nghĩa tự do mang tính quân bình về cơ bản đều giống nhau ở điểm loại bỏ những đòi hỏi đối với tính vƣợt trội về đạo đức của cộng đồng mang tính trật tự đang phát triển.
MacIntyre đã lần theo dấu vết làm phát sinh sự vô trật tự này từ Hume và những nhà sáng lập ra học thuyết tự do. Theo MacIntyre, họ đã nhầm lẫn những đặc tính ngẫu nhiên của con ngƣời vốn gắn liền với kiểu chủ nghĩa cá nhân tự do từng phát triển hƣng thịnh vào cuối thế kỷ XVIII với bản tính cố hữu của con ngƣời. Do vậy, bản chất thực sự của xã hội tự do đã bị giấu mặt và tính vô mục đích có chủ đích từ trƣớc đƣợc cho là hình thức phù hợp của đời sống xã hội bởi vì hầu hết mỗi ngƣời đều có đặc tính riêng, một hình thức sống có mối liên hệ mật thiết với tầng lớp cụ thể trong xã hội [xem 53; 214 – 217]. Hơn thế, khi chủ nghĩa tự do hiện đại giả định một kiểu hoạt động chính trị dựa trên các quyền cá nhân thì nó sẽ phá hủy tính đạo đức bởi vì mô hình giả hiệu có tính pháp lý này sẽ tách rời cá nhân ra khỏi cộng đồng.
Mối quan tâm chính của chủ nghĩa cộng đồng chính là thiết lập bản sắc cá nhân và điều này không thể đạt đƣợc một cách thỏa đáng thông qua chủ nghĩa cá nhân, cả lý thuyết đòi hỏi về quyền cũng nhƣ lý thuyết tối đa hóa tính vị lợi vốn bị tách rời khỏi các mô hình xã hội. Tri thức về cái tôi đƣợc khám phá thông qua việc nhận thức toàn bộ mối quan hệ cộng đồng mang tính xã hội quyết định đặc điểm cá nhân, và điều này đến lƣợt nó lại phụ thuộc vào sự nhận thức rõ ràng diễn biến của đời sống xã hội. MacIntyre cho rằng, bản sắc cá nhân chính xác là bản sắc đƣợc giả định trƣớc bởi tính thống nhất của các đặc điểm, đó là tính thống nhất của các yêu cầu mang tính mô tả [xem 53; 140]. Nói cách khác, cấu trúc giá trị mang tính khách quan phải đƣợc tìm thấy trong các hình thức xã hội cung cấp những nghĩa, hiện tƣợng chung nhƣng lại hoàn toàn vắng mặt trong xã hội giả tạo của các nhà lý luận theo chủ nghĩa tự do.
Từ quan điểm này, những thể chế xã hội tƣơng tự nhƣ xã hội hay pháp luật có thể không bao giờ mang tính trung lập đối với những phƣơng thức sống
mang tính cạnh tranh nhƣng phải bảo vệ hình thức sống mà trong đó các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nó. Các cá nhân không có trƣớc mà đƣợc tạo nên bởi các hình thức tổ chức xã hội. Cách tiếp cận này rõ ràng đã bác bỏ nguyên tắc phổ quát đƣợc nói đến ở trên vốn là đặc trƣng của học thuyết tự do, tối thiểu là ở mô hình chuẩn tắc của nó, và dƣờng nhƣ giới hạn sự phê phán về mặt xã hội đối với việc khảo sát ý nghĩa của các hình thức sống. Tính tự trị cá nhân không đƣợc tạo nên từ việc thoát khỏi sự kìm chế của xã hội để cái tôi cá nhân đó nhận ra mục đích mang tính quyết định về phƣơng diện cá nhân mà nhận thức đó phải đạt đƣợc thông qua sự tham gia đầy đủ vào trật tự dân sự…
Cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng đồng là nét nổi bật của học thuyết chính trị cả về khía cạnh thể chế và chuẩn tắc. Đối với những ngƣời theo chủ nghĩa tự do, luật và nhà nƣớc hóa ra là tiện nghi cần thiết cho những ngƣời quá lo sợ cho vấn đề an toàn bản thân (với nghĩa mà Hobbes ngụ ý), hay trong quan điểm hiện đại mang tính lạc quan hơn là có những lập luận mang tính đạo đức hợp pháp chống lại chính quyền. Do vậy, luật pháp cần có sự dung hòa giữa tính đạo đức và tính pháp lý. Một luật pháp nhƣ vậy chắc chắn sẽ có rất nhiều biến thể trong các xã hội khác nhau nhƣng vẫn cùng chia sẻ những động lực thúc đẩy con ngƣời một cách có chủ đích.
Đối với những ngƣời theo chủ nghĩa cộng đồng, sự cần thiết đƣợc nói đến ở trên thực tế mang tính tầm thƣờng, chìa khóa để hiểu đƣợc trật tự xã hội là sự hiểu biết sâu sắc về những đặc trƣng đã làm khác biệt các hình thức chính trị xã hội và chú trọng vào bản sắc cá nhân và tính trung thành. Các thể chế do vậy phải có những giá trị bên trong. Kỳ thực, một trong những đặc điểm đáng lo ngại của xã hội tự do đối với chủ nghĩa cộng đồng là việc tuân thủ pháp luật có khuynh hƣớng truyền cảm hứng, tạo ra xu hƣớng đƣợc nhận thức là tình trạng chú trọng hiện thời vào quyền cá nhân có thể chống lại nhà nƣớc và xã hội: một quá trình tất yếu phá hoại những giá trị bên trong và làm mục ruỗng đạo đức dân sự.
Nói cách khác, những ngƣời theo thuyết cộng đồng nhấn mạnh sự bình ổn xã hội dựa trên lợi ích chung (cái thiện chung) vốn bị những nhà lý luận theo chủ nghĩa tự do loại bỏ. Việc loại trừ lợi ích chung hay phúc lợi chung này thể hiện rõ ràng trong lập luận của Rawls trong “Lý thuyết về công lý”, bằng cách đó mà những cái tôi ở vị thế khởi thuỷ phải suy luận phía sau bức màn của sự vô tri và tính cả sau tấm màn đó là những quan niệm về lợi ích (không chỉ là nhận thức chính xác phƣơng thức tìm kiếm lợi ích theo phƣơng diện cá nhân, mà còn là lợi ích chung). Phê phán của những ngƣời theo chủ nghĩa cộng đồng thƣờng không rõ ràng triệt để, bởi nhƣ đã nói ở trên có nhiều khuynh hƣớng chủ nghĩa tự do khác nhau và đôi khi chính trong nội tại chủ nghĩa cộng đồng cũng cho thấy những khác biệt nhất định.
Sự thiếu rõ ràng này đã khuyến khích những ngƣời theo chủ nghĩa tự do bảo vệ những giá trị tự do nền tảng bằng cách tranh luận rằng chúng hoàn toàn tƣơng thích với chủ nghĩa cộng đồng ôn hòa, rằng chủ nghĩa tự do không cổ xuý cho tính ích kỷ, có khả năng bao chứa cộng đồng và giải thích nguyên nhân cho những nghĩa vụ không đƣợc lựa chọn… [xem 58; 324 – 325]. Cả Raz và Kymlicka đều cho rằng thật không đúng khi khẳng định chủ nghĩa tự do mang tính cá nhân trừu tƣợng về cơ bản; và họ chứng minh luận điểm bằng cách bào chữa những nguyên tắc chính trị tự do dƣới dạng nhận thức về đời sống có giá trị, bao gồm những giá trị (trọng yếu) khác. Raz cho rằng học thuyết tự do của ông tránh đƣợc lời buộc tội là mang tính cá nhân bởi vì lợi ích chung và giá trị cộng đồng đã cấu thành nên nhận thức khách quan của ông về đời sống tốt đẹp. Phiên bản phê phán cái tôi trừu tƣợng của Sandel dễ dàng đƣợc bác bỏ theo cách sau: chủ nghĩa tự do không giả định về một cái tôi “trống rỗng”, trên thực tế, nó hoàn toàn phù hợp với quan điểm cho rằng cái tôi thƣờng bị gắn vào một loạt những hoạt động thực tiễn xã hội. Lập luận của Taylor về những điều kiện xã hội của tính tự trị cá nhân nói chung cho thấy đó là lập luận trực tiếp chống lại chủ nghĩa tự do kiểu Nozick, nhƣng đó là những điều kiện xã hội mà chủ nghĩa phê phán không áp dụng đƣợc cho
nhiều phiên bản chủ nghĩa tự do nhạy cảm về phƣơng diện xã hội. Trên thực tế, Kymlicka cho rằng chủ nghĩa tự do không thể dựa trên chủ nghĩa cá nhân trừu tƣợng nếu chủ nghĩa cá nhân trừu tƣợng là tiền đề cơ bản của chủ nghĩa tự do, nhƣ vậy không có lý do gì để khẳng định con ngƣời đang bị làm cho nghèo khổ hơn trƣớc bằng cách phủ định những điều kiện xã hội cần thiết cho