Chủ nghĩa Mác phân tích

Một phần của tài liệu Triết học chính trị phương Tây hiện đại (Trang 80)

Chủ nghĩa Mác phân tích là dòng triết học ra đời sau hai xu hƣớng triết học kể trên. Có thể khẳng định chủ nghĩa Mác phân tích ra đời phần nào dựa trên sự phê phán chủ nghĩa Mác khoa học mà Althusser theo đuổi và quan niệm về công bằng của nhiều đại diện thuộc chủ nghĩa tự do. Nói cách khác, cái chết của “chủ nghĩa Mác khoa học” với tƣ cách là học thuyết về tính tất yếu của lịch sử đã đƣa đến sự ra đời của chủ nghĩa Mác với tƣ cách là học thuyết chính trị mang tính chuẩn tắc. Và mục đích cơ bản của chủ nghĩa Mác mới (phân tích) là đƣa ra sự phê phán và phƣơng án thay thế cho học thuyết về tự do, công bằng. Phong trào này đƣợc biết đến nhƣ là “chủ nghĩa Mác phân tích”, bởi vì những ngƣời đề xƣớng nó có mục đích tái tạo chủ nghĩa

Mác từ bên trong bằng cách sử dụng các công cụ và phƣơng pháp của khoa học xã hội và triết học Anh – Mỹ đƣơng đại” [50; 167].

Những đại diện của xu hƣớng này bác bỏ hoàn toàn nhiều tiên đoán và niềm tin của Mác vốn bị xem là đã lỗi thời. Cụ thể, rất ít ngƣời theo chủ nghĩa Mác phân tích muốn bảo vệ quan niệm của Mác về lịch sử, thƣờng đƣợc biết đến nhƣ là “chủ nghĩa duy vật lịch sử”. Theo học thuyết này, sự phát triển của các xã hội đƣợc xác định bởi cuộc đấu tranh giai cấp nhƣng thực chất nó lại bị quyết định bởi sự phát triển của phƣơng thức sản xuất, và kết quả tất yếu của sự phát triển này chính là sự lật đổ chủ nghĩa tƣ bản bằng cách mạng do những ngƣời vô sản lãnh đạo. Chủ nghĩa tƣ bản sẽ bị thay thế đầu tiên bởi chủ nghĩa xã hội và rốt cuộc một khi đạt đƣợc sự phát triển thì sẽ chuyển hoàn toàn lên chủ nghĩa cộng sản.

Rất ít những ngƣời Mác-xít theo lập trƣờng phân tích tin tƣởng vào cuộc cách mạng tất yếu của giai cấp vô sản. Tuy nhiên, cũng vì thế mà những ngƣời theo lập trƣờng chủ nghĩa Mác buộc phải tìm nền tảng khác cho chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản. Những ngƣời Mác-xít tin rằng chủ nghĩa xã hội mang tính tất yếu, không cần phải giải thích tại sao nó lại đáng khao khát, đơn giản đó là điểm cuối cùng trong dãy phát triển tiền định của lịch sử. Chủ nghĩa tƣ bản sẽ tự phá hủy do mâu thuẫn nội tại, và tình trạng khốn cùng của những ngƣời công nhân ngày càng gia tăng khiến họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc lật đổ chủ nghĩa tƣ bản. Chính những mâu thuẫn về kinh tế, chứ không phải các lập luận về đạo đức, sẽ là nền tảng của cuộc cách mạng. Tuy nhiên, ngày nay, những ngƣời Mác-xít nhận ra, nếu những lý tƣởng xã hội chủ nghĩa hay chủ nghĩa cộng sản phải đƣợc triển khai, thì cần phải thuyết phục mọi ngƣời đây là những lý tƣởng hợp pháp về mặt đạo đức và xứng đáng để theo đuổi. Thực tế ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa những năm gần đây cho thấy, bất chấp những khủng hoảng kinh tế - tài chính lớn nhỏ này hay khác, nhiều công nhân đã và vẫn sống với chất lƣợng khá cao và thƣờng xuyên bỏ phiếu cho đảng chính trị trung thành với chủ nghĩa tƣ bản. Nếu các đảng xã hội chủ

nghĩa muốn thành công, thì phải chỉ ra nguyên do tại sao xã hội chủ nghĩa đáng mơ ƣớc hơn, nhiều tự do, công bằng và dân chủ hơn kiểu chủ nghĩa tƣ bản dựa trên mô hình nhà nƣớc phúc lợi nhƣ chúng ta đang thấy. Và thực sự nhiều công trình thuộc chủ nghĩa Mác phân tích đƣơng đại có liên quan mật thiết với sự phát triển của khuynh hƣớng dựa trên những lập luận mang tính chuẩn tắc.

Nhƣ đã nói ở trên, chủ nghĩa Mác phân tích mong muốn thay thế quan niệm về tự do công bằng của chủ nghĩa tự do đang thịnh hành ở phƣơng Tây bằng cách bổ sung quan niệm về công bằng của chủ nghĩa Mác truyền thống. Quan niệm về công bằng của trào lƣu này có thể đƣợc khái quát theo hai xu hƣớng, trong đó xu hƣớng thứ hai đƣợc xem là có sức sống và tầm ảnh hƣởng hơn so với xu hƣớng thứ nhất. Xu hƣớng thứ nhất là chủ nghĩa cộng sản vƣợt lên trên công bằng. Theo quan niệm này, công bằng là một phẩm chất mang tính chữa trị, là sự phản ứng lại những thiếu sót trong đời sống xã hội. Chủ nghĩa cộng sản vƣợt qua điều này và vì vậy mà vƣợt qua nhu cầu về công bằng. Xu hƣớng thứ hai chia sẻ với chủ nghĩa tự do nói chung một số nhận định về công bằng nhƣng bác bỏ niềm tin của thứ chủ nghĩa này (cho rằng công bằng tƣơng thích với sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất). Và sự phê phán này của những ngƣời Mác-xít phân tích lại tiếp tục phân tách thành hai nhóm, đó là những ngƣời phê phán sở hữu tƣ nhân dựa trên nền tảng lý thuyết bóc lột và những ngƣời phê phán sở hữu tƣ nhân dựa trên nền tảng lý luận về tha hóa. Tuy nhiên, trong cả hai trƣờng hợp, công bằng của chủ nghĩa Mác đều đòi hỏi xã hội hóa tƣ liệu sản xuất để tài sản do sản xuất tạo ra là của cải của cộng đồng nói chung, hoặc là của các công nhân trong một doanh nghiệp.

Mô hình bất công bằng đối với chủ nghĩa Mác là sự bóc lột và trong xã hội của chúng ta là sự bóc lột của những ngƣời tƣ sản đối với giai cấp công nhân. Những ngƣời theo chủ nghĩa Mác cho rằng thiếu sót căn bản của công bằng theo chủ nghĩa tự do là nó cho phép tiếp diễn sự bóc lột này bởi vì nó cho phép mua và bán lao động. Nhƣng liệu công bằng theo lập trƣờng tự do có cho phép một số ngƣời bóc lột số đông những ngƣời khác không? Tất

nhiên nó lại phụ thuộc vào việc chúng ta định nghĩa về bóc lột nhƣ thế nào. Theo cách hiểu thông thƣờng, bóc lột có nghĩa là “tƣớc đoạt sản phẩm lao động của ngƣời khác một cách bất công bằng”. Do đó, tất cả học thuyết về công bằng đều có lý luận về bóc lột, bởi vì tất cả học thuyết đều có quan niệm về cách thức mà nó đƣợc phép hay không đƣợc phép hƣởng lợi từ ngƣời khác. Ví dụ, theo học thuyết của Rawls, một ngƣời có khả năng lấy mối lợi của ngƣời không có khả năng là bất công nếu anh ta lợi dụng vị trí thƣơng lƣợng kém của họ để làm chủ một sự phân chia bất công nguồn lực mà không đƣợc chứng minh bằng nguyên tắc khác biệt. Tuy nhiên, nó sẽ không mang tính bóc lột đối với những ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ những ngƣời khác nếu nó tối đa hóa lợi ích của những ngƣời thiệt thòi nhất.

Tuy nhiên, những ngƣời Mác-xít lại đƣa ra một định nghĩa quy tắc hơn về bóc lột. Theo nghĩa này, “bóc lột” chỉ hiện tƣợng những ngƣời tƣ sản bòn rút lao động của công nhân (dƣới dạng những hàng hóa đƣợc sản xuất) nhiều hơn tiền công họ trả cho công nhân vì lao động đó. Theo học thuyết Mác-xít quan phƣơng, giai cấp tƣ sản chỉ thuê công nhân khi họ có thể bòn rút giá trị thặng dƣ này và vì vậy sự chuyển giá trị thặng dƣ bóc lột này từ công nhân sang nhà tƣ sản đƣợc tìm thấy trong tất cả các mối quan hệ tiền công. Những lỗ hổng trong lý luận bóc lột dựa trên mối quan hệ tiền công – lƣơng này đƣợc nhiều nhà lý luận chỉ ra trên phƣơng diện kinh tế. Tuy nhiên, những ngƣời theo chủ nghĩa Mác phân tích đặc biệt nhấn mạnh rằng quan niệm về bóc lột này của chủ nghĩa Mác đã loại trừ nhiều sự bất công, cách tiếp cận không công bằng với nhiều phƣơng tiện sản xuất. Những ngƣời phụ nữ không có quyền công dân, ngƣời thất nghiệp, ngƣời làm công trong xã hội đều phải trải qua sự bất công đó, sự bóc lột của giai cấp tƣ sản với công nhân chỉ là một trong số những bất công về phân phối. Những ngƣời không có cơ hội tiếp cận với tài sản và buộc phải bán sức lao động có lẽ còn tốt hơn những ngƣời bị ép buộc không đƣợc bán sức lao động (phụ nữ) hoặc không thể bán sức lao động (ngƣời thất nghiệp)…

Do vậy, bóc lột theo nghĩa này không chiếm vị trí quan trọng trong học thuyết của John Roemer – nhà triết học, kinh tế học ngƣời Mỹ, một đại biểu của chủ nghĩa Mác phân tích đƣơng đại (1945 - ). Roemer cho rằng việc chuyển đổi giá trị thặng dƣ sẽ là hợp pháp nếu nó không bị ảnh hƣởng xấu bởi sự bất bình đẳng về phân phối hoặc khi có việc đền bù cho sự bất bình đẳng đó. Ví dụ, nhà nƣớc có nhiệm vụ hỗ trợ những ngƣời phụ nữ bị phân biệt đối xử, giảm tỉ lệ những ngƣời thất nghiệp thay vì chống lại sự bóc lột, bởi vì nhà nƣớc giúp cho việc sửa chữa những thiệt thòi mà họ phải chịu nhƣ là sự phân phối bất bình đẳng ban đầu về nguồn lực. Đối với Roemer, “mệnh lệnh đạo đức” của học thuyết về bóc lột do vậy không xóa bỏ việc chuyển đổi giá trị thặng dƣ mà xóa bỏ quyền sở hữu khác nhau về phƣơng tiện sản xuất có thể chuyển nhƣợng đƣợc.

Tuy nhiên, quan niệm của Roemer về bóc lột cho thấy ông vẫn cho rằng việc hỗ trợ bắt buộc với những ngƣời ốm yếu (hoặc trẻ em) cũng là bóc lột, bởi vì nó đƣa đến cho họ nhiều hơn cái mà họ đƣợc đảm bảo với việc chia sẻ bình quân đầu ngƣời về nguồn lực. Cụ thể, ông cho rằng, những bất bình đẳng do sự không ngang bằng về khả năng bẩm sinh không đƣợc xem là bóc lột. Do vậy, mệnh lệnh đạo đức của Roemer vẫn đƣợc xem là ít quân bình hơn so với những học thuyết chủ trƣơng đền bù cho bất bình đẳng tự nhiên.

Ông cho rằng, bƣớc chuyển từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản nên bao gồm việc xóa bỏ những quyền khác nhau đối với nguồn lực do sự khác nhau về khả năng bẩm sinh. Ông khẳng định, sự bất bình đẳng do khác biệt về khả năng bẩm sinh nên đƣợc xem là một hình thức bóc lột của xã hội xã hội chủ nghĩa, điều này có nghĩa là hình thức này vẫn tồn tại trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa nhƣng sẽ bị xóa bỏ trong chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù ủng hộ tính hợp pháp của việc giới hạn quyền sở hữu chính mình để giảm bớt bất công do khả năng bẩm sinh, nhƣng ông lại cho rằng đây là vấn đề tách bạch với nhận thức Mác-xít truyền thống về cách thức những ngƣời công nhân bị giai cấp tƣ sản bóc lột, nếu giả định rằng con ngƣời có quyền với thành quả

lao động của chính họ. Học thuyết Mác-xít về bóc lột theo lập trƣờng này mang tính bảo thủ hơn khi đƣa ra tiền đề cho rằng con ngƣời có quyền sở hữu chính mình với mục đích sự bình đẳng về nguồn lực sẽ không bao gồm bất kỳ bất bình đẳng về năng lực phải đƣợc đền bù nào.

R.Anerson cũng đƣa ra lập luận tƣơng tự. Giống nhƣ Roemer, ông cho rằng nếu muốn đánh giá về sự bóc lột mang tính bất công thì phải so sánh với sự phân phối quân bình theo giả thuyết, mặc dù quan niệm của ông về phân phối công bằng ngăn ngừa sự khác biệt nảy sinh từ sự không ngang bằng về khả năng bẩm sinh và nguồn lực bên ngoài. Ông tin rằng, hầu hết công nhân dƣới chế độ tƣ bản đều bị bóc lột theo đúng bài kiểm tra này bởi vì họ chịu đựng những bất bình đẳng không xứng đáng về cả tài sản lẫn khả năng, cho phép ngƣời khác lợi dụng chúng. Do đó, chuyển đổi giá trị thặng dƣ là bất công nếu nó là kết quả của sự phân phối bất công, nhƣng là hợp pháp nếu nó nảy sinh độc lập hoặc đƣợc sử dụng để đền bù cho những khác biệt không thỏa đáng về mặt tài sản lẫn khả năng… Và hầu hết giá trị thặng dƣ đƣợc lấy từ lao động của công nhân dƣới chủ nghĩa tƣ bản vẫn không hợp pháp vì nó kết thúc trong tay những ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ sự phân phối không bình đẳng về nguồn lực và khả năng.

Quan niệm của Roemer và Anerson về bóc lột đƣợc đặt vào trong mô hình rộng hơn quan niệm Mác-xít truyền thống. Với quan niệm này, giai cấp công nhân trong chế độ tƣ bản nhà nƣớc phúc lợi vẫn bị bóc lột, cho dù có bị cƣỡng ép làm việc cho nhà tƣ bản hay không bởi vì họ bị ngăn cản, không đƣợc tiếp cận một cách công bằng với phƣơng tiện sản xuất. Quan niệm này cũng đã bao quát đƣợc những trƣờng hợp nằm ngoài mối quan hệ tiền công – lao động.

Và theo Kymlicka, quan niệm về bóc lột này khác quan niệm bóc lột của chủ nghĩa Mác truyền thống ở các điểm sau: Một là, quan niệm bóc lột hiện nay xuất phát từ nguyên tắc rộng hơn và có trƣớc về sự bất bình đẳng

trong phân phối. Để biết đƣợc cái gì là bóc lột, chúng ta đầu tiên phải biết đƣợc con ngƣời có quyền gì thông qua các quyền đối với họ và các nguồn lực bên ngoài. Khi đó, bóc lột đơn giản là một trong nhiều hình thức của sự bất công trong phân phối chứ không phải là mô hình về bất công. Thứ hai, quan niệm về bóc lột của những nhà Mác-xít phân tích tiến gần tới quan niệm của Rawls hơn là chủ nghĩa Mác truyền thống bởi vì họ phân tích bóc lột trên bình diện xã hội rộng hơn và cố gắng tránh tiền đề của chủ nghĩa tự do, thấp thoáng bóng hình của chủ nghĩa Mác đó là luận điểm cho rằng con ngƣời có quyền đối với sản phẩm lao động của chính anh ta. Và cuối cùng, đó là quan niệm về bóc lột này đã từ bỏ lẽ sống của những ngƣời Mác-xít truyền thống vốn khẳng định luôn có một sự bất công cố hữu trong mối quan hệ tiền công – lao động [xem 50; 184 – 185].

Trong quan niệm về bóc lột của những ngƣời Mác-xít phân tích này, sự khác biệt rõ ràng giữa họ và những ngƣời theo lập trƣờng của Rawls là không rõ. Điều này đƣợc chính Roemer chỉ ra đó là “những ranh giới ngăn cách chủ nghĩa Mác phân tích đƣơng đại với triết học chính trị cánh tả dựa trên lập trƣờng chủ nghĩa tự do là rất khó phân định” [68; 200]. Tuy nhiên, đây chỉ là một nhánh trong quan niệm về công bằng của chủ nghĩa cộng sản, nhánh còn lại – chủ nghĩa cộng sản về công bằng dựa trên lý luận tha hóa - lại cho thấy sự ngăn cách rõ ràng hơn. Theo Steven Lukes (1941 - ), sự phê phán của Mác đối với chủ nghĩa tƣ bản không chỉ giả định từ trƣớc quan niệm của Kant về tha hóa mà còn là quan niệm của chủ nghĩa cầu toàn về vấn đề này. Trong khi Kant nhấn mạnh phƣơng thức mà sở hữu tƣ này biến con ngƣời thành công cụ cho lợi ích của ngƣời khác (nhà tƣ bản), thì những ngƣời theo lập trƣờng cầu toàn chú trọng cách thức mà sở hữu tƣ này ngăn cản sự phát triển của những năng lực quan trọng nhất của chúng ta. Theo quan niệm của những ngƣời theo lập trƣờng này, vấn đề đối với sở hữu tƣ đó không chỉ mang tính bóc lột, mà thậm chí những ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ chính sự bóc lột đó cũng bị tha hóa từ chính năng lực mang bản chất ngƣời của họ.

Bất kỳ lập trƣờng cầu toàn nào cũng đều phải giải thích năng lực vƣợt trội mang tính phân biệt của con ngƣời là gì? Và cách thức sự phân phối nguồn lực đƣợc tiến hành để thúc đẩy chúng? Đối với chủ nghĩa Mác, năng lực vƣợt trội của con ngƣời đƣợc xem là khả năng của họ trong việc sản xuất mang tính hợp tác sáng tạo một cách tự do. Chính vì vậy, việc hoạt động sản xuất làm xói mòn khả năng này của con ngƣời cũng đồng nghĩa với việc làm

Một phần của tài liệu Triết học chính trị phương Tây hiện đại (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)